Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

TOP 10 website thieết kế logo online miễn phí

TOP 10 website thieết kế logo online miễn phí

Một doanh nghiệp nhỏ chưa có ngân quỹ tài chính để có thể thuê dịch vụ thieết kế logo, nhưng bạn bạn vẫn muốn có cho mình một logo thật ấn tượng, nhưng lại không sử dụng thành thạo phần mềm đồ họa như Photoshop hay Illustrator? Hôm nay mình sẽ giới thiệu với bạn 10 website thieết kế logo trực tuyến miễn phí nhưng không kém phần đẹp mắt và chuyên nghiệp. Tất cả các dịch vụ trực tuyến này chứa hàng ngàn logo miễn phí được thiết kế sẵn cho bạn lựa chọn, bên cạnh đó bạn có thể chỉnh sửa theo ý tưởng sáng tạo của mình, chỉ trong một vài phút.
10 website thieết kế logo online miễn phí

TOP 10 WEBSITE THIẾT KẾ LOGO ONLINE MIỄN PHÍ

1. Phần mềm thieết kế Logo Maker

LogoMaker là một công cụ trực tuyến miễn phí thieết kế logo cho phép bạn tạo ra 6 logo miễn phí chỉ với vài cú nhấp chuột. Với kho logo được thiết kế rất chuyên nghiệp, bạn có thể được sử dụng cho bất kỳ loại dự án như kinh doanh hoặc sử dụng cho trang web của mình. Họ được cung cấp dịch vụ của họ trong một thời gian dài và họ đã chứng minh mình là một trong những công cụ thiết kế trực tuyến hàng đầu trong lĩnh vực này.

2. Phần mềm thieết kế Logo Garden

Logo Garden là một dịch vụ miễn phí cho phép bạn tạo các logo với độ nét cao miễn phí. Bạn có thể chọn một trong rất nhiều logo từ thư viện của họ và có thể chỉnh sửa nó vào dưới mọi hình thức. Chỉ sau vài bước đơn giản bạn sẽ có một logo đẹp và tải nó về.

3. Phần mềm thieết kế logo Flaming Text

Với công cụ trực tuyến Flaming Text, bạn có thể nhận được biểu tượng cho sản phẩm, các công ty hay thương hiệu. Thư viện của họ có chứa hàng ngàn biểu tượng đẹp được cập nhật mỗi tuần. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng công cụ này để tạo ra logo mang phong cách riêng.

4. Phần mềm thieết kế Shopify Logo Maker

Công cụ của Shopify cho phép bạn tạo ra một logo chỉ trong vài giây mà không cần bất kỳ chuyên môn cũng như bằng cấp về thiết kế.

Các công ty nhỏ và những người kinh doanh online có thể sử dụng kho hình ảnh cũng như biểu tượng của Shopify để thieết kế logo. Có vô vàn sự lựa chọn về hình ảnh trong thư viện của Shopify, và nó luôn được cập nhật thường xuyên.

Nhược điểm duy nhất của công cụ này đó là các ý tưởng của bạn rất có thể bị trùng với người khác. Nhưng nếu mục đích dùng cho các trang phụ, vệ tinh thì công cụ này rất phù hợp

5. Phần mềm thieết kế logo Cool Text

Với kho dữ liệu template, hình ảnh và style phong phú có sẵn, tất cả những gì bạn cần làm trên Cool Text là chọn hình ảnh hay style yêu thích, sau đó điền vào mẫu, thêm ảnh, chọn font chữ và chờ đợi trong giây lát, Cool Text sẽ giúp bạn có ngay 1 logo chuyên nghiệp mà không cần thao tác trên bất cứ phần mềm đồ họa cao cấp nào. Dịch vụ mà Cool Text đem lại hoàn toàn miễn phí và không yêu cầu người dùng phải đăng ký. Sau khi tạo xong logo, hình ảnh chỉ được lưu trữ trong vòng 1 giờ vì vậy bạn cần tải logo về máy (định dạng PNG) hoặc nhấn vào đường link Get HTML Code để lấy địa chỉ ảnh và nhúng vào bất cứ đâu bạn muốn.
Website: cooltext.com

6. Phần mềm thieết kế logo Graphic Spring

Graphic Spring có giao diện thieết kế logo rất thân thiện với người sử dụng. Bạn có thể chọn bất kỳ logo được thiết kế sẳn từ thư viện của họ, ta có thể thêm văn bản, font chữ, thay đổi màu sắc và nhiều chức năng hơn nữa…

7. Phần mềm thieết kế CoolArchive Logo Maker

CoolArchive cung cấp nhiều logo đẹp website của bạn, có thể thêm màu sắc, font chữ, kích cở dễ dàng. Bên cạnh đó nó còn tích hợp rất nhiều nguyên liệu để bạn thieết kế logo như: icon, texture, graphics, button…

8. Phần mềm thieết kế LogoSnap

LogoSnap giúp tạo ra logo và name card khác nhau để bạn chọn lựa. Bạn có thể save logo lại trên server của nó khi thiết kế. Với rất nhiều định dạng đầu ra cho việc phục vụ website của bạn.

9. Phần mềm thieết kế Logo Ease

LogoEase là một trong những công cụ trực tuyến giúp bạn tạo mẫu logo miễn phí chỉ trong vài phút. Sau khi thiết kế xong, nó cho phép bạn save logo lại với nhiều định dạng khác nhau như PNG, JPG… Thư viện có sẵn rất nhiều hình ảnh, font chữ để bạn lựa chọn và sử dụng một cách khá dễ dàng.
Website: logoease.com

10. Phần mềm thieết kế OnlineLogo Maker

OnlineLogo Maker rất dễ sử dụng, bạn không cần kỹ năng nào, nó rất phù hợp với những chủ doanh nghiệp nhỏ hay các trang web nhỏ không muốn bỏ nhiều tiền vào việc thieết kế logo.

Trên đây là những website giúp bạn nhanh chóng tạo được một Logo như mình mong muốn, cả 10 website đều miễn phí giúp bạn thoải mái hơn trong việc tạo thêm, làm mới Logo của mình.

Nguon: top10tphcm.com

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

Bán hàng tạp hóa lấy hàng ở đâu, cách lấy hàng tạp hóa giá sỉ

Bán hàng tạp hóa lấy hàng ở đâu, cách lấy hàng tạp hóa giá sỉ

Mở cửa hàng buôn bán hàng tạp hóa cần phải biết cách tối ưu đầu vào để có thể nhập được giá sỉ, giá rẻ nhất có thể, nhằm cách tối ưu lợi nhuận trên từng sản phẩm nói riêng và mô hình kinh doanh nói chung.


Bán hàng tạp hóa lấy hàng ở đâu?

VẬY BÁN HÀNG TẠP HÓA LẤY HÀNG Ở ĐÂU

1. Nhập hàng từ các nhà phân phối chính hãng

Các thương hiệu lớn như: Coca, Pepsi, Masan, Kinh Đô, Vinamilk ... đều có hệ thống phân phối hàng tạp hóa phủ khắp toàn quốc thông qua bộ phận bán hàng chính là đội ngũ nhân viên bán hàng thị trường mà thường hay qua chăm sóc các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini trên địa bàn.

Phần lớn các sản phẩm đang được kinh doanh tại cửa hàng hay nói cách khách bán hàng tạp hóa lấy hàng ở đâu thì chính là được lấy bởi kênh phân phối hàng tạp hóa truyền thống này.

Nên khi một cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini có kế hoạch mở cửa hàng thì nên tập trung tìm kiếm và làm việc với kênh này bởi đây chính là list danh sách nhà cung cấp hàng tạp hóa, siêu thị chủ yếu cho cửa hàng.

2. Kênh buôn hàng hóa truyền thống

Một số dòng sản phẩm mà kênh hệ thống phân phối truyền thống (phần 1) không thể phục vụ hết được tất cả các cửa hàng như các dòng sản phẩm liên quan tới: Mì tôm, đồ uống, bia, hóa mỹ phẩm.. thì trên thị trường vẫn tồn tại hệ thống kênh buôn hàng hóa, hay còn được gọi là kênh buôn hàng truyền thống.

Đặc điểm của kênh này là họ nhập đơn hàng với số lượng lớn đó là cách lấy hàng tạp hóa giá sỉ để có giá thành tốt nhất trên thị trường, và họ bán lại cho các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, đa phần là các cửa hàng có quy mô vừa và nhỏ.

Khi nhập hàng từ kênh buôn này thì các cửa hàng nhỏ lẻ không cần phải bận tâm tới chương trình khuyến mại từ công ty, bởi đơn lớn nhỏ cũng không có sự chênh lệch quá nhiều về giá.

3. Nhập hàng lại từ các đại lý cửa hàng lớn

Các cửa hàng, đại lý lớn hay còn gọi là mô hình kinh doanh tạp hóa sỉ lẻ, tức là tại cửa hàng này họ vừa bán buôn và vừa bán nhỏ, tất nhiên là không hoạt động quy mô lớn như kênh buôn hàng tạp hóa truyền thống (phần 2), và đối tượng cung cấp cho các cửa hàng tạp hóa cũng đa phần là các cửa hàng có quy mô nhỏ, quán nước, nhà hàng nhỏ...

Ưu điểm của kênh này là có thể nhập số lượng nhỏ, lẻ, không nhất thiết phải nguyên thùng vẫn được giá có thể chấp nhận được, đặc biệt đối với các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini mới thì nhập hàng từ kênh này cũng là một trong các phương án giải quyết tình thế khi giai đoạn đầu mở thiếu nhà cung cấp hàng hóa.

4. Kênh buôn hàng nhập khẩu

Không phải nhà nhập khẩu nào cũng xây dựng hệ thống phân phối để cung cấp cho các cửa hàng tạp hóa, siêu thị min, bởi chi phí xây dựng hệ thống phân phối này cần phải nguồn lực lớn, và chi phí hoạt động rất cao, đặc biệt là chi phí "nuôi" đội ngũ nhân viên bán hàng thị trường, nên nhiều nhà sản xuất, nhà nhập khẩu họ phát triển kênh marketing online, kết nối trực tiếp với các siêu thị, hoặc cửa hàng. 

5. Kênh nhập hàng online

Một số chủ cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini tập trung kinh doanh hàng nhập khẩu, các sản phẩm đặc thù, việc tìm kiếm hàng hóa để kinh doanh sẽ khá khó khăn nếu chỉ áp dụng các cách tìm kiếm nhà cung cấp truyền thống, mà bắt buộc phải áp dụng cách tìm kiếm Online, thương mại điện tử. 

Trên thị trường có một số kênh có thể tìm kiếm nguồn hàng online giải quyết bài tón bán hàng tạp hóa lấy hàng ở đâu bằng cách tìm trên mạng. Một số website, trang mạng giúp cho người kinh doanh có thể tìm kiếm được như: thitruongsi.com, timnhaphanphoi.vn ....



Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019

Kênh phân phối, hợp đồng tìm nhà phân phối độc quyền hàng tiêu dùng

Kênh phân phối, hợp đồng tìm nhà phân phối độc quyền hàng tiêu dùng

Phân phối thị trường, đặc biệt là các kênh phân phối bán lẻ, hàng tiêu dùng cực phổ biến tại Việt Nam và có những sự thay đổi những năm gần đây khá mạnh mẽ.
Kênh phân phối thị trường

PHÂN PHỐI VÀ PHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN HÀNG HÓA LÀ GÌ

1. Phân phối là gì?

Phân phối sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ (còn được biết đến trong tiếng Anh đơn giản là place hoặc Product distribution) là một trong 4 yếu tố của marketing. Phân phối sản phẩm, hàng hóa là một tiến trình mà cung cấp sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ đến tay người tiêu dùng hoặc người sử dụng cuối cùng thông qua các phối thức phân phối trung gian.

2. Phân phối độc quyền là gì?

Phân phối độc quyền là loại phân phối chỉ có một nhà phân phối được ủy quyền toàn phần bán một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cụ thể trong một vùng lãnh thổ đặc biệt. Tính hợp pháp của một thỏa thuận độc quyền phân phối có thể khác nhau tùy thuộc vào chi tiết cụ thể của từng trường hợp.

Hiện nay, theo Luật thương mại, không tồn tại Nhà phân phối độc quyền, chỉ có Đại lý độc quyền được công nhận. Có rất nhiều tranh cãi xung quanh hình thức nào được công nhận chính thức, theo cách gọi thông thường thì hai hình thức này được coi là giống nhau.

Để trở thành đại lý độc quyền thì giữa Công ty và nhà sản xuất phải ký Hợp đồng phân phối độc quyền sản phẩm với đại lý độc quyền. Khi Công ty độc quyền phân phối bán hàng cho nhà sản xuất nước ngoài có nghĩa là trên một lãnh thổ chỉ có một Công ty được kí hợp đồng được phân phối và bán ra sản phẩm này.

3. Nhà phân phối là gì?

Nhà phân phối là một đơn vị trung gian kết nối sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ từ công ty đi đến các đại lý hoặc người tiêu dùng. Hoặc có thể hiểu đơn giản như sau "nhà phân phối là người mua, tích trữ hàng vào kho và bán lại cho các đại lý hay nhà phân phối nhỏ lẻ. Họ thường cung cấp thông tin kỹ thuật, hay dịch vụ bảo hành nếu có cho các mặt hàng này".

DOANH NGHIỆP CẦN TÌM NHÀ PHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN

Thị trường càng phát triển, xu hướng kênh phân phối cũng phát triển theo, nhu cầu giữa doanh nghiệp và nhà chuyên phân phối tìm kiếm hợp tác với nhau cũng từ đó mà được tăng cao. Hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu có thể tìm các nhà phân phối độc quyền thương mại.

1. Liên hệ với các nhà phân phối đang hoạt động

Chắc chắn với các nhà phân phối đang triển khai kinh doanh thương mại trên thị trường họ đã có sẵn kinh nghiệm, kho bãi, nhân sự hậu cần và là công ty phân phối hàng hóa cho các nhãn hàng khác, và họ cũng rất muốn làm nhà phân phối cho các nhãn hàng khác trên thị trường mà tiềm năng và cùng với tệp khách hàng là đại lý của họ đã sẵn có.

Không khó khăn gì để có thể tìm kiếm và kết nối với các nhà phân phối đang hoạt động trên thị trường. Công ty có thể tìm tới các đại lý của nhà phân phối đó, hoặc nhân viên bán hàng, giao hàng... là có thể có được thông tin chỉ trong thời gian ngắn và hẹn lịch làm việc, giới thiệu.

2. Mở mới nhà phân phối

Không ít người có xuất thân từ sales, quản lý, hoặc có tiềm lực tài chính tốt họ muốn làm nhà phân phối độc quyền của một thương hiệu nào đó. 

Đây cũng chính là thị trường khá tiềm năng khi công ty có nhu cầu tìm đại lý độc quyền. Tất nhiên cách tìm kiếm và tiếp cận đối tượng này sẽ khó khăn hơn là khai thác từ tệp các nhà phân phối đang có sẵn chủ yếu dựa vào từ mối quan hệ sẵn có, tuy nhiên đối tác mở mới này họ cũng có những ưu điểm nhất định. 

3. Tìm kiếm từ các kênh thương mại điện tử

Hiện nay có rất nhiều trang web thương mại điện tử, diễn đàn là nơi giúp cho doanh nghiệp và các đại lý giao lưu, giới thiệu sản phẩm, chính sách hợp đồng phân phối hàng hóa. Và đương nhiên thời đại công nghệ như ngày nay, là doanh nghiệp nhập khẩu, và đang có nhu cầu tìm kiếm các nhà phân phối hoặc mở rộng hệ thống phân phối trên thị trường tại Việt Nam thì không thể không biết tới các trang như vậy.

Ví dụ: Timnhaphanphoi.vn, timdaily.vn ...

4. Từ các Group facebook

Có rất nhiều Group Facebook cũng là các diễn đàn giao lưu giữa các nhà phân phối, sales, doanh nghiệp bán lẻ với nhau, và đương nhiên doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm nhà phân phối độc quyền hoàn toàn có thể khai thác được rất nhiều tệp đối tượng đối tác tiềm năng tại đây.

Ví dụ: Group sales, nhà phân phối... 

KINH NGHIỆM LÀM ĐẠI LÝ NHÀ PHÂN PHỐI

Xu hướng kênh phân phối phát triển là vậy, tuy nhiên cũng chính là cơ hội của nhiều cá nhân, đơn vị lợi dụng vào đó để có thể kiếm lời bất chính, nên người đang mong muốn làm nhà phân phối mà chưa có kinh nghiệm phân phối thị trường cũng rất dễ mắc phải cạm bẫy mà họ đã lên kế hoạch sẵn, nên nếu cá nhân, doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm và hợp tác phân phối sản phẩm, hàng hóa, doanh nghiệp cần phải nắm bắt được những kiến thức, kinh nghiệm cơ bản sau đây.

1. Tìm hiểu kỹ doanh nghiệp 

Việc đầu tiên là phải tìm hiểu thật kỹ thông tin doanh nghiệp cần phải hợp tác, bởi khi ký kết hợp đồng thì nhà phân phối phải chuyển khoản trước tiền hàng cho công ty thì công ty mới giao hàng cho nhà phân phối.

Dựa vào nhiều cách thức khác nhau nhà phân phối cần tỉm hiểu rõ được lịch sử, cách thức hoạt động, và uy tín của doanh nghiệp chủ quản. Tránh trường hợp hợp tác với doanh nghiệp lừa đảo, hoặc là sắp phá sản, hàng hóa bán chậm, cận date...

2. Hợp đồng phân phối độc quyền sản phẩm

Tìm hiểu thất kỹ hợp đồng phân phối độc quyền sản phẩm, ngày nay phân phối độc quyền đang dần bị co hẹp lại, và hiện trạng kinh doanh bắn phá lẫn nhau giữa các nhà phân phối đang diễn ra khá phổ biến. 

Nên nhà phân phối cần tìm hiểu kỹ chính sách độc quyền, hoặc cần phải có chính sách ứng phó với tình trạng bị các nhà phân phối khác bắn phá vào thị trường khu vực mình phân phối.

Hiện nay việc tuyển dụng sales thị trường là khá khó khăn, nên nhà phân phối cần phải rõ ràng với doanh nghiệp về bộ phận kinh doanh đến nhà phân phối hỗ trợ bao gồm: Giám sát bán hàng, nhân viên bán hàng thị trường. Tránh trường hợp hàng về kho mà không có nhân viên ngoài thị trường hỗ trợ.

3. Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ

Các doanh nghiệp lớn có thương hiệu kiểu ví dụ như các thương hiệu lớn hàng tiêu dùng như: Dầu ăn Cái Lân, Unilever, Masan, Vinamilk hay như đồ uống coca, Pepsi... họ thường sẽ tìm các đối tác có đủ tầm tương xứng, hoặc hay nói cách khác là các nhà phân phối đã có thâm niên, tiềm lực tài chính và hậu cần khác tương xứng, nếu bạn là doanh nghiệp nhỏ, chưa có thương hiệu đủ lớn thì rất khó có thể làm nhà phân phối độc quyền những thương hiệu lớn này, tất nhiên là không phải là không thể, nhưng nó sẽ rất khó khăn.

Nên đối với các nhà phân phối nhỏ thì nên lựa chọn các thương hiệu vừa đủ, doanh nghiệp nhập khẩu hoặc sản xuất có quy mô nhỏ phù hợp với mô hình phân phối nhỏ của mình. 

4. Lưu ý về hàng hóa mới

Doanh nghiệp nhập khẩu về cũng như những doanh nghiệp mới khác, tỷ lệ thành công rất thấp, nên cũng cần phải hạn chế làm việc với các sản phẩm, doanh nghiệp mới có trên thị trường phân phối hàng hóa. 

Việc xây dựng hệ thống phân phối không phải đơn giản, và xu hướng chỉ có các tập đoàn lớn có thương hiệu trên thị trường mới duy trì hệ thống phân phối, ngoài ra đa phần các thương hiệu mới đều triển khai hình thức cắt thẳng ngân quỹ cho các nhà phân phối tại các tỉnh thành tự triển khai hệ thống của mình.

CÁC LOẠI KÊNH PHÂN PHỐI

1. Kênh phân phối truyền thống

Kênh phân phối truyền thống hay nói cách khác là xây dựng hệ thống phân phối, kênh mà các thương hiệu lớn đang triển khai và duy trì như: Coca, Pepsi, Masan, Vinamilk... đây chính là điển hình của hình thức nhà phân phối độc quyền.

Tuy nhiên xu hướng tiêu dùng và thị trường phân phối đang thay đổi khá mạnh bởi các kênh phân phối khác sẽ được nêu ở phần dưới, nên kênh hệ thống phân phối này chủ yếu bởi các thương hiệu lớn là còn hoạt động và duy trì.

2. Kênh phân phối độc quyền toàn phần

Khi mà hệ thống phân phối truyền thống có rào cản quá lớn là chi phí duy trì hệ thống, xu hướng nhiều nhà nhập khẩu, sản xuất không đủ tiềm lực để xây dựng hệ thống phân phối, họ sẽ triển khai xây dựng hệ thống phân phối theo hình thức cắt thẳng ngân quỹ cho nhà phân phối tự triển khai tại khu vực được phân chia, chỉ định.

Hay nói cách khác, các nhà phân phối tại các tỉnh thành, họ đã có sẵn nhân viên trực thuộc nhà phân phối, khâu hậu cần để tự mình xây dựng thị trường tại tỉnh, hoặc khu vực đó, họ sẽ kết hợp với nhà sản xuất, nhập khẩu để có chính sách tốt hơn để tự triển khai tại khu vực này, đây là xu hướng đang phát triển tại Việt Nam, đặc biệt phù hợp với các khu vực tỉnh.

3. Kênh phân phối Online

Marketing Online ngày càng phát triển, thay vì phải đầu tư rất nhiều chi phí để xây dựng cũng như duy trì chi phí cho hệ thống nhân viên bán hàng thì các nhà nhập khẩu đẩy mạnh bằng marketing Online.

Họ triển khai mạnh về marketing online tiếp cận với các nhà buôn, nhà phân phối tại tỉnh thành để các đơn vị này nhập hàng và cung cấp lại cho các đại lý khu vực.

Tổng kết
Trên đây là những thông tin liên quan tới kênh phân phối thị trường, rất mong giúp ích cho độc giả.

NHÀ PHÂN PHỐI PHỔ BIẾN ĐƯỢC TÌM KIẾM

1. Nhà phân phối hàng tiêu dùng

Nhà phân phối hàng tiêu dùng đa phần được người kinh doanh mô hình cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, hoặc siêu thị tìm kiếm nhằm tìm kiếm danh sách nhà cung cấp hàng hóa kinh doanh tại cửa hàng.

Tùy thuộc vào mô hình cũng như quy mô của cửa hàng mà nhà phân phối hàng tiêu dùng có thể được mở rộng hoặc co hẹp trong phạm vi nào đó. Tuy nhiên cơ bản hàng hóa mà các nhà phân phối hàng tiêu dùng này cung cấp tập trung vào các dòng sản phẩm thiết yếu, phổ thông như: Thực phẩm, bánh kẹo, hóa mỹ phẩm ... Ví dụ như nhà phân phối Unilever, nhà phân phối vinamilk ... là những thương hiệu lớn mà bất kỳ cửa hàng nào cũng kinh doanh và sẽ được tìm kiếm khá nhiều.

2. Nhà phân phối bánh kẹo

Bánh kẹo là loại hàng hóa được tiêu thụ rất lớn, và đương nhiên bất kỳ tại cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini nào cũng kinh doanh, nên thông tin nhà phân phối bánh kẹo trên thị trường cũng được tìm hiểu rất lớn.

Đặc biệt vào dịp tết Nguyên Đán, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm liên quan tới bánh kẹo tăng lên một cách đột biến, không chỉ đơn thuần người kinh doanh có nhu cầu tìm kiếm thông tin công ty nhà phân phối bánh kẹo, mà ngay với người tiêu dùng, đặc biệt khối doanh nghiệp có nhu cầu mua số lượng lớn cũng tìm kiếm thông tin và có nhu cầu mua hàng hóa trực tiếp với nhà phân phối bánh kẹo trên thị trường.

3. Nhà phân phối hóa mỹ phẩm

Hóa mỹ phẩm là ngành hàng khá phổ biến, là nhóm sản phẩm được tiêu dùng hàng ngày tại mỗi hộ gia đình, nên thông tin nhà phân phối hóa mỹ phẩm cũng được những người kinh doanh mô hình cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini cũng tìm kiếm một cách rất phổ biến. 


Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

Xu hướng FMCG cần chú ý trong năm 2019

Xu hướng FMCG cần chú ý trong năm 2019

Nếu bạn xem truyền hình, sử dụng internet hoặc đi siêu thị, có lẽ bạn đã nhận thấy một số xu hướng nhất định đang ảnh hưởng đến việc sản xuất, tiếp thị và bán hàng tiêu dùng nhanh, hoặc viết tắt là FMCG. Dưới đây là một số xu hướng FMCG lớn, cũng như các thách thức cho năm 2019 mà chúng tôi đang theo dõi:

Xem thêm: FMCG là gì?
Xu hướng FMCG năm 2019

Xu hướng FMCG 1: Người tiêu dùng đang tìm kiếm sự thuận tiện

Khi người tiêu dùng và gia đình họ có lối sống bận rộn hơn, họ đòi hỏi sự tiện lợi hơn, đặc biệt là khi đi ăn. Đã có sự phát triển của các dịch vụ chuyên cung cấp dịch vụ giao hàng tại nhà hàng, như Uber Eats, Grubhub và Deliveryoo, và các dịch vụ khác, như Blue Apron ở Hoa Kỳ và Les Commis ở Pháp, phân phối bộ dụng cụ ăn uống với công thức và nguyên liệu cho cửa trước của người tiêu dùng '.

Các siêu thị cũng đang tăng cường trò chơi của họ bằng cách cung cấp nhiều lựa chọn bữa ăn sẵn sàng để đi, từ gói trái cây-rau-hạt cắt sẵn đến bữa tối ba món. Các nhà sản xuất FMCG đang đáp ứng mong muốn thuận tiện theo những cách khác nhau. Ví dụ, một số món ăn đang được cải thiện trên các bữa tối TV TV đông lạnh và các món ăn có thể nấu được bằng lò vi sóng bằng cách tung ra nhiều bữa ăn dễ chế biến hơn, tươi hơn và ngon hơn so với người tiền nhiệm.

Xu hướng FMCG 2: Sức khỏe là một sở thích tiêu dùng quan trọng

Dường như các sản phẩm natri thấp, giảm chất béo và không đường tốt cho sức khỏe đã có sẵn trong nhiều thập kỷ. 

Tuy nhiên, các lựa chọn khác trước đây chỉ được tìm thấy trong các cửa hàng thực phẩm sức khỏe đặc biệt đã tìm đường vào các siêu thị của bình thường vì người tiêu dùng muốn thực phẩm và đồ uống mà họ tin rằng sẽ ít gây hại hoặc tích cực cải thiện sức khỏe, hiệu suất hàng ngày, và phúc lợi chung. 

Các sản phẩm như các sản phẩm thay thế sữa protein từ thực vật (như nước đậu nành hoặc hạnh nhân), thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, mocktails và rượu không chứa cồn có thể được chấp nhận rộng rãi hơn. 

Các sản phẩm không chứa chất gây dị ứng cũng đang trở nên phổ biến hơn trong số những người không bị dị ứng. Ví dụ, trong khi trước đây, các sản phẩm như đồ nướng và bia không chứa gluten đã thu hút hầu hết những người mắc bệnh celiac,

Xu hướng FMCG 3: Người tiêu dùng nhận thức được môi trường

Người tiêu dùng đang trở nên ý thức hơn về tác động tiêu cực của sản xuất FMCG và các sản phẩm phụ của nó. Các sản phẩm được dán nhãn là hữu cơ và các địa phương trực tuyến có sức hấp dẫn rộng rãi cũng như việc áp dụng nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật hơn. 

Người tiêu dùng vẫn chọn thịt, sữa, thịt gia cầm, cá, v.v. cũng có thể chọn các sản phẩm không chứa kháng sinh, ăn cỏ, phạm vi miễn phí, phạm, và, không chỉ là sản phẩm, mà còn sản phẩm được đóng gói sẽ tác động đến sự lựa chọn của người tiêu dùng vì ngày càng nhiều người tiêu dùng lựa chọn giải pháp không có nhựa. 

Nhắn tin xung quanh những cải tiến bền vững sẽ giúp người tiêu dùng đưa ra những lựa chọn có đạo đức, tác động tích cực đến phúc lợi động vật, tính bền vững và môi trường cũng như sức khỏe cá nhân của họ.

Xu hướng FMCG 4: Người tiêu dùng muốn có trải nghiệm

Các nhà sản xuất FMCG đã nhận thức được rằng người tiêu dùng - đặc biệt là Millennials và những người thuộc Thế hệ Z - quan tâm đến trải nghiệm nhiều hơn các sản phẩm thực tế. 

Do đó, những người chơi trong ngành đang tìm cách tạo ra trải nghiệm xung quanh các sản phẩm của họ và khuyến khích chia sẻ giữa người tiêu dùng bằng cách đầu tư vào các khả năng kỹ thuật số để cho phép giao tiếp được cá nhân hóa hơn thông qua phương tiện truyền thông xã hội và quản lý cộng đồng.

Hơn nữa, các nhà sản xuất FMCG đang tung ra nhiều sản phẩm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, chẳng hạn như lon Coca-Cola có tên, hoặc đồ ăn nhẹ có hương vị cực đoan hơn, như Doritos Blaze nóng và cay. Những sản phẩm này khuyến khích người tiêu dùng chia sẻ kinh nghiệm trực tuyến và tạo cuộc trò chuyện với các đồng nghiệp của họ để tạo ra lợi tức đầu tư tốt hơn cho tiếp thị, chưa kể đến một kho dữ liệu để tăng tốc hơn nữa và thông báo các nỗ lực tiếp thị.
Tư duy kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini truyền thống

Tư duy kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini truyền thống

Đa phần các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini có cách thức kinh doanh thuần truyền thống, và rất khó để phân tích hiệu quả kinh doanh. Liệu tư duy kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini truyền thống còn có phù hợp với xu hướng thị trường.
Tư duy kinh doanh tạp hóa truyền thống

Đã qua rồi cái thời bán hàng tạp hóa kiểu các bà các thế hệ phụ huynh của chúng ta, phương thức thanh toán bằng cách tính tiền lẩm nhẩm trong đầu một cách thuần túy, “hiện đại” hơn là dùng máy tính bấm bấm rồi đưa cho khách mẩu giấy ghi tiền hàng…

Nếu bạn đang muốn xây dựng mô hình siêu thị mini bài bản vẫn còn bán hàng kiểu cũ rích đó sẽ khiến khách hàng chán nản và dần dời bỏ bạn đi vì bán hàng thiếu chuyên nghiệp, hoặc khó chịu vì phải đợi chờ quá lâu trong quá trình thanh toán, và chắc chắn là mất khách trong trường hợp hàng hết mà không kịp nhập về vì khó kiểm soát dữ liệu hàng tồn kho. Nhất là khi hàng hóa nhiều, đầu óc thì quên quên nhớ nhớ, sẽ khó mà duy trì và phát triển việc kinh doanh buôn bán được.

Bây giờ đã là thời đại 4.0, bán hàng cũng phải hiện đại và chuyên nghiệp và từ bỏ tư duy kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa truyền thống thì mới mong kiếm được khách hàng. 

Chính vì vậy, nhiều cửa hàng tạp hóa đã chuyển sang mô hình cửa hàng tiện lợi, mang đến cho khách hàng trải nghiệm hiện đại, thuận tiện. Các shop kinh doanh trong mọi lĩnh vực đều đang hướng đến chuyên nghiệp hóa việc bán hàng và quản lý bán hàng. 

Vậy làm thế nào để bán hàng tại cửa hàng một cách nhanh chóng? Làm thế nào chỉ cần dùng máy quét mã vạch “tít” 1 cái là tính được tiền? Bấm 1 cái là in ra hóa đơn? Phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa nào phù hợp? Làm sao để quản lý hàng hóa tồn kho không để bị hết hàng? Đâu là những khó khăn khi quản lý cửa hàng tạp hóa và giải pháp cho những vấn đề đó là gì?

1. Quá nhiều mặt hàng, khó kiểm soát

Đã là mô hình kinh doanh tạp hóa thì chắc chắn phải có rất nhiều mặt hàng, mỗi cửa hàng tạp hóa có đến hàng ngàn loại hàng tạp hóa khác nhau, thậm chí cửa hàng nào có quy mô lớn lớn 1 chút, số lượng có thể lên đến cả chục nghìn sản phẩm là chuyện bình thường. Vậy người kinh doanh tạp hóa truyền thống làm sao có thể nhớ hết được bằng ấy sản phẩm đây?

Giải pháp cho vấn đề này rất đơn giản, chỉ cần 1 phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa là mọi thứ đều nằm trong lòng bàn tay bạn.

Với những sản phẩm có mã vạch: Bạn dùng máy quét mã vạch hoặc đơn giản chỉ cần 1 chiếc smartphone để đọc mã rồi nhập thông tin sản phẩm, sau đó khi bán hàng bạn chỉ cần quét mã vạch, thông tin chi tiết của sản phẩm sẽ hiển thị trên màn hình bán hàng.
Với những sản phẩm không có mã vạch: Bạn có thể tự tạo mã vạch và in ra với máy in mã vạch hoặc in bằng 1 máy in bình thường với tính năng In mã vạch trên các phần mềm bán hàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể quản lý sản phẩm theo mã SKU bằng cách đặt cho mỗi sản phẩm 1 mã quản lý hàng hóa nội bộ, khi bán hàng chỉ cần nhập mã, thông tin kèm giá bán sẽ hiện ra, bạn khỏi đau đầu với việc nhớ đến cả trăm thứ.

2. Thanh toán chậm, dễ nhầm lẫn

Không chỉ đa dạng về loại sản phẩm, mỗi mặt hàng lại có vài mẫu mã, chủng loại khác nhau, giá mỗi loại 1 khác, nếu không có giải pháp quản lý hàng hóa hiệu quả thì rất dễ nhầm lẫn, gây tổn thất về kinh tế. 

Ví dụ: Chỉ 1 mặt hàng bim bim thôi cũng có đến cả chục hãng, nào là O’Star, Poca, Oishi, Lay’s… Chưa kể mỗi hãng lại có vài loại bim bim khác nhau, và giá thì chênh lệch nhau rất nhiều. Giả sử 1 gói bim bim có giá 12.000đ mà bạn lại bán nhầm với loại 6.000đ thì coi như đi tong tiền lãi của mấy gói bim rồi.

Nếu có phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa, bạn chỉ cần dùng máy quét mã vạch “tít” 1 cái là có sẵn thông tin hàng hóa, giá bán sản phẩm. Thậm chí không cần đầu tư máy quét, chỉ với 1 chiếc smartphone bạn cũng có thể quét mã vạch, bán hàng, in hóa đơn chuyên nghiệp như siêu thị.

Với các sản phẩm không có mã vạch thì nhập mã SKU, giá sản phẩm thì đã có sẵn trong phần mềm bán hàng tạp hóa. Tổng số tiền cũng sẽ được tự động tính và in ra hóa đơn chi tiết, bạn không cần bấm máy tính để cộng cộng trừ trừ rồi viết ra giấy nữa. Khách hàng thì khỏi phải chờ lâu, bạn thì rảnh tay bán hàng hơn.

Ngoài ra, khi kinh doanh tạp hóa sẽ có nhiều sản phẩm vừa bán theo lố nhưng cũng có thể bán lẻ từng cái. Bạn muốn cài đặt giá riêng khi mua cả thùng thì có thể sử dụng tính năng thêm đơn vị quy đổi.

Ví dụ sản phẩm bia lon, bạn muốn bán theo lốc hoặc theo thùng thì khi thêm sản phẩm vào phần mềm, bạn tích chọn ô Sản phẩm có nhiều đơn vị quy đổi trong phần Quy đổi đơn vị.

3. Tồn kho không biết, dễ thất thoát

Chính vì có quá nhiều sản phẩm, danh mục hàng hóa nên việc nắm được số lượng hàng tồn kho của mỗi sản phẩm trong quá trình kinh doanh tạp hóa thực sự là 1 bài toán vô cùng khó khăn. Nhiều chủ shop còn có tư duy là thấy hàng nào hết thì lấy thôi, khách đến hỏi hết thì bảo nay có, mai có, như thế cũng chả sao. Điều đó đúng nếu bạn không có ý định phát triển việc kinh doanh mà chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, còn nếu muốn làm ăn lớn hơn thì bạn nên bỏ ngay suy nghĩ đó.

Không quản lý được hàng tồn kho không chỉ làm giảm doanh thu do mất khách, mà bên cạnh đó, nhiều mặt hàng trong cửa hàng tạp hóa rất nhỏ (như bánh xà bông, cái bút, gói tăm…), chuyện thất thoát 1 vài cái do gián nhấm chuột gặm, hay khách “tiện tay” bỏ túi, nhân viên “tiện tay” lấy dùng… bạn cũng chẳng thể nào mà kiểm soát được.

Chính bởi vậy mà phần mềm bán hàng tạp hóa sẽ giúp cho cửa hàng quản lý được tất cả tồn kho trên từng mặt hàng bạn sẽ nắm trong lòng bàn tay. Số lượng tồn kho của từng sản phẩm đều hiển thị trong quản trị phần mềm Pos. Khi nhập hàng, số lượng hàng hóa sẽ được cộng vào số lượng hàng tồn kho, khi bán hàng, số lượng hàng tồn kho sẽ tự động trừ trong phần mềm.

Ngoài ra, tính năng Kiểm hàng sẽ giúp bạn nắm được số lượng hàng hóa chênh lệch, thừa thiếu bao nhiêu, đồng thời quản lý các nhóm nguyên nhân gây thất thoát để có các biện pháp xử lý kịp thời.

4. Khó thoát ra được khỏi cửa hàng của chính mình

Có thể nhiều người sẽ nói là nhiều hàng hóa cũng chẳng sao, bán quen rồi sẽ nhớ hết. Nhưng bạn sẽ sớm nhận ra vấn đề vào 1 ngày đẹp trời nào đó bạn có việc bận, phải đi ra ngoài, bạn bị ốm không thể bán hàng… Lúc đó, ngoài bạn ra thì chẳng ai “bán quen” để mà thay bạn đứng ở cửa hàng và bạn thì chỉ có nước tạm đóng cửa hàng nghỉ 1 vài hôm thôi.

Ngoài ra, nếu bạn muốn mở rộng kinh doanh và cần thuê nhân viên thì để đào tạo 1 nhân viên mới có thể nhớ hết giá cả hàng hóa, quen với vị trí sắp xếp trong cửa hàng thì thời gian phải tính bằng cả tháng trời.

Nếu muốn rảnh rang để chăm sóc bản thân, gia đình, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa để hỗ trợ bạn. Có phần mềm rồi thì chi tiết sản phẩm, giá bán, số lượng hàng còn trong kho đều nằm ở đấy. 

Bên cạnh đó, tính năng ghi chú Điểm lưu kho sẽ giúp bạn ghi lại vị trí đặt các sản phẩm. Ví dụ sản phẩm A bạn đánh dấu lại Điểm lưu kho là ở “Kệ B1” hoặc đơn giản là “Thùng carton trong góc gần cửa sổ” thì dù là bạn hay ai bán hàng cũng có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm.

5. Không có thống kê doanh số, lời lỗ kinh doanh

Bán hàng tạp hóa thường có rất nhiều khách mua lẻ 1 vài món đồ nên số tiền thu về rất vụn vặt nên nếu không tính toán thì nhiều khi người chủ cũng chẳng biết doanh thu là bao nhiêu, lãi lỗ ra sao, mặt hàng nào bán chạy…

Với hệ thống hơn 20 loại báo cáo chi tiết sẽ giúp chủ shop nắm được tình hình kinh doanh ngay lập tức, không cần dùng đến sổ sách hay phải đau đầu tính toán nữa. Bạn sẽ quản lý được:

* Doanh thu của cửa hàng, tiền thực thu
* Chi phí, lãi lỗ của cửa hàng
* Luồng tiền có tại cửa hàng
* Xuất nhập tồn
* Gợi ý nhập hàng
* Hiệu quả làm việc của từng nhân viên
* 

6. Quản lý công nợ với các nhà cung cấp

Quản lý tiền hàng với các nhà cung cấp cũng là vấn đề khiến các chủ cửa hàng tạp hóa phải tốn không ít công sức. Nhập những mặt hàng nào? Số lượng bao nhiêu? Đơn giá nhập hàng? Đơn nhập hàng nào đã thanh toán? Đơn nào chưa?… Nếu không có phương pháp quản lý thì rất dễ xảy ra nhầm lẫn, gây thiệt hại về tài chính.

Với phần mềm bán hàng, bạn có thể tạo đơn nhập hàng, theo dõi công nợ với nhà cung cấp. Trong phần quản trị của phần mềm, bạn vào Báo cáo > Báo cáo công nợ phải trả. Tại đây bạn có thể tổng hợp công nợ của nhà cung cấp trong kỳ thanh toán.

Trên đây là 6 khó khăn, tư duy kinh doanh truyền thống phổ biến nhất mà 1 cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini hay gặp phải theo tư duy kinh doanh cực kỳ cũ kỹ. Để kinh doanh và quản lý bán hàng hiệu quả, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa giúp bạn bán hàng hiệu quả hơn. 
Mua hàng tạp hóa online xu hướng cho cả người mua lẫn người bán

Mua hàng tạp hóa online xu hướng cho cả người mua lẫn người bán

Mua hàng tạp hóa online là xu hướng đang rất phát triển tại Việt Nam khi mà thời buổi công nghệ ngày càng trở lên phổ biến hơn bao giờ hết.
Mua hàng tạp hóa online xu hướng cho cả người mua lẫn người bán

MUA HÀNG TẠP HÓA ONLINE LÀ GÌ

Là hình thức mua bán hàng hóa theo hình thức online hay còn gọi là mua sắm trực tuyến, điển hình ở đây chính là các mặt hàng mà cửa hàng tạp hóa đang kinh doanh.

Có hai hình thức mua hàng tạp hóa online dành cho cả đối tượng người tiêu dùng, và cả người kinh doanh mô hình cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini khi có nhu cầu tìm kiếm nguồn hàng tạp hóa bằng hình thức Online.

Mua hàng tạp hóa Online sẽ tác động một cách mạnh mẽ tới thị trường tiêu dùng lẫn kênh phân phối hàng tiêu dùng tạp hóa trong tương lai.

LỢI ÍCH CỦA MUA HÀNG TẠP HÓA ONLINE

Bất kể là người tiêu dùng, hay là các chủ cửa hàng tạp hóa khi có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm mình muốn mua đều không có khăn gì trong việc tìm ra đơn vị sản xuất, phân phối, hoặc cửa hàng đang có kinh doanh buôn bán sản phẩm đó.

Một trong nhưng lợi ích điển hình của việc mua hàng tạp hóa online là việc bạn sẽ không mất thời gian đi tham khảo tại nhiều cửa hàng để biết được thông tin về sản phẩm hoặc đơn thuần là hỏi xem cửa hàng đó có còn hoặc có kinh doanh sản phẩm đó hay không? Tất cả đều có thể thực hiện công việc mua sắm tại nhà được.

PHẦN 1: MUA HÀNG TẠP HÓA ONLINE - NGƯỜI TIÊU DÙNG

Người tiêu dùng ngày nay không khó khăn gì để có thể sử dụng dịch vụ mua sắm hàng tạp hóa online. Chỉ cần một smart phone, hoặc máy tính có kết nối mạng và bằng cách hình thức tìm kiếm hoặc vào các trang website, trang thương mại điện tử là hoàn toàn có thể mua bất kỳ sản phẩm nào mà mình có nhu cầu.

Xu hướng các mô hình cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini ngày nay cũng đều trang bị cho mình một website để hỗ trợ cho công việc kinh doanh online của mình, hoặc trí ít là cũng để cung cấp thông tin sản phẩm tốt hơn tới người tiêu dùng. Nên người tiêu dùng hoàn toàn có thể vào các website của những siêu thị mini đó để xem được danh sách các sản phẩm tạp hóa mà họ kinh doanh.

Hay các siêu thị, hoặc các trang thương mại điện tử thì ngày càng đang tập trung phát triển kênh bán hàng thương mại điện tử với những trang web có nền tảng công nghệ cao. Điển hình là một số các trang thương mại điện tử lớn sau đây mà người tiêu dùng hoàn toàn có thể tìm kiếm cho mình được bất kỳ sản phẩm nào mà tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini đang kinh doanh.

1. Lazada.vn

Đầu bảng phải kể đến trang thương mại điện tử Lazada.vn đây là một trong những trang thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam đã được tập đoàn Alibaba mua lại. 

2. Shopee.vn

Tiếp theo là website thương mại điện tử Shopee.vn cũng là top những trang thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam.

Khách hàng thỏa sức tìm kiếm và mua sắm bất kỳ sản phẩm nào tại trang thương mại điện tử này.

3. Tiki.vn

Khởi đầu là trang web chuyên bán sách nhưng dần dần với sự hậu thuẫn đầu tư từ đơn vị công nghệ hàng đầu Trung Quốc, Tiki đang thuộc top các trang thương mại điện tử lớn hàng đầu tại Việt Nam.

4. Sendo.vn

Là trang web thương mại điện tử thuộc tập đoàn công nghệ FPT. Sendo.vn có phần hơi yếu thế so với các "đại ca" khác trong danh sách các trang thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam.

5. Adayroi.com

Là một sản phẩm của tập đoàn Vingroup, A đây rồi tuy mới nhưng cũng khẳng định được vị thế vững chắc của mình với việc được đầu tư mạnh tay và đánh mạnh vào thị trường sản phẩm công nghệ với mức giá ưu đãi và chính sách chăm sóc khách hàng cực tốt.

PHẦN 2: MUA HÀNG TẠP HÓA ONLINE - NGƯỜI KINH DOANH

Không chỉ có hệ thống thương mại điện tử cho người tiêu dùng, mà thị trường mua hàng tạp hóa online cũng phát triển rất mạnh mẽ với những người kinh doanh, tất nhiên đối với người tiêu dùng là khách hàng đơn lẻ nếu mua số lượng nhiều cũng hoàn toàn có thể được hưởng những chính sách giá bán sỉ, giá bán buôn, hay đơn thuần là giá rẻ các sản phẩm hàng tạp hóa.

1. Thitruongsi.com

Ngay với tên miền website thitruongsi.com đã nói lên website này tập trung bán sỉ các mặt hàng không chỉ là tạp hóa mà rất nhiều các ngành hàng khác như: Mẹ và bé, phụ kiện điện thoại, thời trang... 

2. Shopee.vn

Lại một lần nữa Shopee được nhắc đến, bởi tại website này cũng nổi tiếng giá thành sản phẩm bán rẻ, và người kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị hoàn toàn có thể nhập hàng tại đây về và kinh doanh.

3. timnhaphanphoi.vn

Website timnhaphanphoi.vn là chuyên trang dành cho các nhà phân phối hàng tiêu dùng, hàng tạp hóa giới thiệu và tím đối tác kinh doanh.

Người chủ kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini hoàn toàn có thể tìm kiếm thông tin các nhà cung cấp của mình tại đây.

4. Timdaily.vn

Đây cũng là một trang web hoạt động giống như timnhaphanphoi.vn, là nơi giao lưu, tìm kiếm thông tin đối tác các mặt hàng trên thị trường.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

Đừng mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tiện ích, tiện lợi tại những nơi này

Đừng mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tiện ích, tiện lợi tại những nơi này

siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tiện ích, tiện lợi là những cửa hàng kịp thời cung cấp các dịch vụ tiện lợi và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thế nhưng những cửa hàng này không phải thích mở là mở được. Có rất nhiều bí quyết nhỏ khi mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tiện ích, tiện lợi và dĩ nhiên cũng sẽ có một số điều tối kỵ.
  NÊN ĐỌC 
➡️ Hướng dẫn cách tìm nguồn hàng tạp hóa
➡️ Hàng tạp hóa gồm những gì?
➡️ Kênh GT và MT là gì?
➡️ 11 nhóm hàng tạp hóa bán chạy nhất
➡️ Có nên nhượng quyền siêu thị mini
➡️ 10 bước lập kế hoạch kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa
➡️ Quy trình các bước setup siêu thị mini
➡️ 7 kinh nghiệm setup siêu thị mini hữu ích từ CHUYÊN GIA

Nhằm giúp các nhà đầu tư tránh được một số vấn đề khi mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tiện ích, tiện lợi, hôm nay tôi sẽ chia sẻ tới các bạn một vài điều đại kỵ khi mở cửa hàng, đây là những điều tối kỵ mà các nhà đầu tư cửa hàng bán lẻ không thể không biết.

1, KHÔNG MỞ SIÊU THỊ MINI, TẠP HÓA, TIỆN ÍCH, TIỆN LỢI Ở NHỮNG NƠI KHÁCH HÀNG KHÔNG NHÌN THẤY

Các cửa hàng tiện lợi nổi tiếng như Family Mart, 7-Eleven…nhằm bảo đảm việc khách hàng có thể nhanh chóng tìm được cửa hàng để mua sắm các sản phẩm cần thiết nên họ rất chú trọng trong việc lựa chọn địa điểm cửa hàng, họ sẽ lựa chọn những địa điểm bắt mắt và dễ tìm. Ví dụ khách hàng đang đi trên đường khát nước muốn mua chai nước uống, nhưng nếu cửa hàng siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tiện ích, tiện lợi lại nằm ở ngõ nhỏ mà không ai ngó ngàng tới thì lưu lượng khách qua lại chắc chắn sẽ rất ít.

2, KHÔNG MỞ CỬA HÀNG SIÊU THỊ MINI, CỬA HÀNG TẠP HÓA, TIỆN LỢI, TIỆN ÍCH Ở GIỮA HAI TRẠM XE BUS

Có người hỏi tôi rằng: Mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tiện ích, tiện lợi ở gần bến xe chẳng phải sẽ rất tốt sao? Thực ra điều này chưa chắc đã đúng. Hãy thử tưởng tượng như thế này nhé, nếu bạn đang ngồi chờ xe Bus nhưng chợt phát hiện mình không mang theo thẻ xe Bus hoặc tiền lẻ hoặc là muốn mua một chai nước uống nhưng cửa hàng siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tiện ích, tiện lợi gần nhất lại cách bạn hơi xa, bạn muốn chạy qua mua đồ nhưng sợ đi mất nhiều thời gian lỡ mất xe Bus, với những tình huống như vậy thì khách hàng sẽ khá phân vân.
Bởi vậy siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tiện ích, tiện lợi tốt nhất là nên mở ngay cạnh điểm chờ xe Bus, như vậy sẽ giúp tăng cao lưu lượng khách viếng thăm cửa hàng hơn.

3, KHÔNG MỞ CỬA HÀNG SIÊU THỊ MINI, CỬA HÀNG TẠP HÓA, TIỆN LỢI, TIỆN ÍCH Ở TẦNG TRÊN CỦA MỘT TOÀ NHÀ

Những siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tiện ích, tiện lợi thông thường có quy mô tương đối nhỏ, sản phẩm bày bán chủ yếu là những sản phẩm tiêu dùng thường gặp. Khách hàng đến với cửa hàng bán lẻ sẽ không giống như khi đi siêu thị lớn thong dong chọn đồ mà sẽ chủ yếu là vì tiện lợi.

Nếu bạn mở cửa hàng ở tầng trên, tuy tiền thuê mặt bằng có thể sẽ rẻ hơn các cửa hàng mặt đường nhưng khách hàng phải bước lên cầu thang thực sự rất bất tiện, hơn nữa nếu mở cửa hàng trên tầng, sẽ có rất ít khách hàng nhìn thấy hoặc phát hiện ra nên sẽ rất khó chiêu mộ được đông đảo khách hàng thăm viếng.

Nếu mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tiện ích, tiện lợi, bạn nhất định phải chú ý tới các điều trên, nếu phạm phải một trong những điều trên có nghĩa là bạn đã phạm phải đại kỵ, việc kinh doanh trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng lớn, thậm chí nghiêm trọng hơn còn sẽ phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa.

Bởi vậy những người đầu tư có ý định mở cửa hàng siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tiện ích, tiện lợi phải hết sức thận trọng. Sản phẩm bày bán của đại đa số các cửa hàng bán lẻ hầu hết đều giống nhau thế nên việc nâng cao sức cạnh tranh về các mặt khác như lựa chọn địa điểm, lưu lượng khách là vô cùng quan trọng.
  NÊN ĐỌC
➡️ Các bước mở cửa hàng tạp hóa
➡️ Bí quyết tối ưu vốn đầu tư kinh doanh siêu thị mini
➡️ Kinh nghiệm mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa
➡️ Kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa
➡️ Kinh nghiệm mua, chuyển nhượng siêu thị mini
➡️ Kinh nghiệm tối ưu lãi siêu thị mini, tạp hóa
➡️ Làm thế nào để xây dựng siêu thị mini kinh doanh HIỆU QUẢ 
➡️ Vì sao hoạt động kinh doanh siêu thị của bạn kém hiệu quả
➡️ Làm thế nào để siêu thị bạn thu hút khách hàng