Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini, tạp hóa | Nguyễn Văn Thịnh

Chia sẻ toàn bộ kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa bởi chuyên gia bán lẻ Nguyễn Văn Thịnh, người có nhiều năm nghiên cứu và đào tạo kinh doanh mô hình siêu thị, siêu thị mini tại Việt Nam.

Kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa hiệu quả.

1. Tổng quan

Để kinh doanh mô hình siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa hiệu quả thì người kinh doanh cần phải tối ưu toàn bộ quá trình xây dựng mô hình kinh doanh của mình từ lúc chuẩn bị, tới quá trình setup siêu thị và quản trị vận hành kinh doanh của mình.

Các bạn nhớ nhé, phải tối ưu từng li từng tí một mới mong có hiệu quả. Bản chất mô hình này hàng hóa đa phần là phổ thông nên tỷ suất lợi nhuận không cao, chưa nói là thấp, nên việc không tối ưu chắc chắn cửa hàng sẽ kém hiệu quả, thậm trí tình trạng lỗ có thể kéo dài mà không biết cách khắc phục, dần dần bào mòn vào vốn đầu tư kinh doanh và dẫn tới việc phải thanh lý cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini.
Kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa 

2. Những lỗi thường gặp có thể dẫn đến thanh lý

2.1 Thuê mặt bằng
Chúng ta phải thừa nhận một điều, chắc chắn những người phải đi thuê mặt bằng kinh doanh sẽ rủi ro hơn so với những người có sẵn mặt bằng rất nhiều. Nên đa phần những cửa hàng siêu thị mini, tạp hóa thanh lý hầu hết là những cửa hàng mà phải thuê mặt bằng kinh doanh, chứ những người họ kinh doanh trên mặt bằng của họ có mấy khi phải giải tán, thanh lý đâu.

Điều đó minh chứng cho hai vế riêng biệt. Nếu bạn phải thuê mặt bằng để mở siêu thị mini thì cần phải tìm hiểu thật kỹ, đặc biệt là nâng cao kiến thức, kinh nghiệm trước khi khởi nghiệp đầu tư vốn kinh doanh mô hình này, ngược lại, nếu bạn có mặt bằng thì đó là điều kiện không thể tốt hơn để bạn có thể đầu tư kinh doanh nó, nhưng không ngoại trừ khả năng vẫn phải nâng cao kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa lên bởi có sẵn mặt bằng cũng chỉ là một trong những lợi thế trong kinh doanh mà thôi, phần nhiều những người kinh doanh thành công mô hình này vẫn là những người phải thuê mặt bằng kinh doanh mà.

Quay trở lại chủ đề chính, vấn đề phải thuê mặt bằng kinh doanh siêu thị, tạp hóa nó khá rủi ro đối với những người mới, nếu bạn biết được những thông tin sau đây, chắc chắn phần nào bạn có thể có sự chuẩn bị tốt hơn, nhất là vấn đề tài chính. 

* Đóng tiền đặt cọc
Hầu hết các chủ nhà đều bắt người thuê mặt bằng kinh doanh phải đóng một khoản tiền đặt cọc, thông thường là từ 1-3 tháng tiền đặt cọc, đoạn này bạn cũng phải mất một số tiền nho nhỏ rồi.

* Đóng tiền nhà đợt một
Sau tiền đặt cọc thì khoản tiền tiếp theo liên quan tới chi phí thuê mặt bằng chính là tiền đóng đợt một, thông thường các cửa hàng có mặt bằng quy mô nhỏ thì đóng từ 3-6 tháng, còn các cửa hàng có diện tích lớn thì sẽ phải đóng tiền nhà đợt một từ 6 đến 1 năm. Đoạn này thường cũng chiến tối thiểu 10% vốn đầu tư kinh doanh rồi. 

Vấn đề liên quan tới tiền nhà còn có một câu chuyện cực kỳ đau đầu mà những người mới chưa có kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa có thể mường tượng được, đó chính là đợt đóng tiền nhà thứ hai. 

Đa phần những người mới, chưa có kinh nghiệm thường rất chủ quan không lập bản kế hoạch kinh doanh siêu thị chi tiết, và setup siêu thị một cách tự do, và đương nhiên kéo theo đó cũng là kinh doanh cửa hàng theo tình trạng đến đâu thì hay đến đó, nhưng một chút chủ quan chắc chắn dẫn đến hậu quả cực kỳ khôn lường.

Các cửa hàng siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa mở ra, chắc chắn giai đoạn 6 tháng đầu sẽ cực kỳ vắng khách, phải mất vài tháng thì doanh thu cửa hàng mới có thể đạt điểm hòa vốn, đồng nghĩa với đó là bạn sẽ phải lỗ trong vài tháng đầu kinh doanh. 

Vậy đến đợt đóng tiền nhà thứ hai, bạn đã có nguồn tài chính để chủ động cho việc này chưa? Chắc chắn bạn không nghĩ đến, vậy cần phải nhớ rằng chủ động một khoản cho đợt đóng tiền nhà thứ hai nhé. 
Mặt bằng kinh doanh siêu thị mini, tạp hóa

2.2 Quản trị tài chính kém, thanh lý vì thiếu vốn
Tiếp theo câu chuyện liên quan tới quản trị tài chính cửa hàng siêu thị mini, tạp hóa. Người kinh doanh cần phải lên chi tiết bản dự trù tài chính cho cửa hàng, tất nhiên, nói thì dễ nhưng chắc chắn người mới chưa có kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa sẽ cực kỳ khó có thể tự mình làm được. Nên cách tốt nhất là có thể tham khảo từ những người đi trước, hoặc đầu tư thuê dịch vụ tư vấn siêu thị mini.

Cũng chính bởi sự non nớt, chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh siêu thị đó mà chúng ta đều không hoặc có bản dự toán tài chính sai bét, cực kỳ xa rời thực tế. Ngay cả những người có nhiều năm làm việc trong môi trường, mô hình siêu thị, hệ thống chuỗi siêu thị mini có thương hiệu ra tự mở siêu thị mini cho mình cũng chưa chắc đủ kiến thức, kinh nghiệm để có thể lập bản dự toán tài chính phù hợp thực tế, và cuối cùng cũng không tránh được việc lâm vào hoàn cảnh đói vốn. 

Vậy, sơ lược cho những người mới kinh doanh nắm bắt được những vấn đề liên quan tới tài chính hoạt động giai đoạn đầu cửa hàng để có thể chủ động được.

a. Chi phí mặt bằng
* Chi phí mặt bằng: Đã nói ở phía trên, nhưng xin tóm tắt lại để những người phải thuê mặt bằng chưa có kinh nghiệm có thể có cái nhìn tổng quan hơn.

* Chi phí đặt cọc tiền nhà

* Chi phí đóng tiền đợt một: Thường là 3 - 8 - 12 tháng tùy theo giao kèo với chủ nhà, đương nhiên đàm phán đóng càng ngắn tháng thì càng tốt, và nên như vậy. 

* Chi phí đóng tiền đợt 2: Có thể phần trên, và đoạn này tôi đã nhắc lại nhưng chắc chắn vẫn sẽ có rất nhiều người chủ quan không bận tâm tới khoản tiền này. Nếu không có khoản dự trù cho đợt đóng tiền nhà thứ hai chắc chắc sau này bạn sẽ phải đau đầu xoay tiền hàng kinh doanh siêu thị mini, tạp hóa của mình.

b. Người kinh doanh mất khoản thu nhập trước đây
Chắc chắn trước khi kinh doanh thì người kinh doanh phải có một công việc nào đó, và công việc đó sẽ tạo ra một nguồn thu nhất định.

Và giờ đây, bạn đã mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa ra kinh doanh thì bắt buộc phải tập trung vào cửa hàng mới mong kết quả kinh doanh khả quan được. 

Đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi khoản thu nhập trước đây, việc này bạn cũng cần phải lưu ý nhé, khoản thu nhập này nhân với thời gian 6 tháng, 1 năm không phải là nhỏ.

c. Chi phí setup siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa
Đa phần những người mới, chưa có kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa thường chỉ tập trung vào khoản này, mà thiếu đi sự chuẩn bị cho các hạng mục khác, nên đa phần sau này mới dễ bị loạn, loay hoay với các tình huống phát sinh.

Để hiểu rõ nội dung về vốn để mở siêu thị mini thì xem thêm tại bài viết này.

d. Khoản lỗ thời gian đầu kinh doanh
Mô hình kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa chắc chắn ai cũng sẽ phải lỗ trong thời gian đầu kinh doanh, thời gian lỗ này có thể là ngắn hoặc dài tùy thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm, tư duy kinh doanh của mồi người, đương nhiên yếu tố địa điểm kinh doanh cũng đóng vai trò quan trọng.

Thông thường thì các cửa hàng sẽ lỗ trong thời gian đầu (thường 6 tháng) bằng tiền nhà, hoặc tiền chi phí nhân sự. 

e. Chi phí cho hàng hóa cận, hết date
Chắc chắn 100% cửa hàng mở ra sau thời gian ngắn đều bị dính hàng cận, hết date hết. Không ai là tránh được chỉ có điều chi phí cho hàng cận, hoặc hết date là nhiều hay ít mà thôi, tùy thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh siêu thị của người đó như thế nào? Quy mô càng lớn thì hậu quả càng cao, chính bởi vậy mà các mô hình siêu thị quy mô lớn họ thường thuê các đơn vị cung cấp dịch vụ setup siêu thị. 

Thông thường thì chi phí hàng cận, hết date này sau thời gian kinh doanh từ 6- 12 tháng dịch chuyển từ 5-10% vốn tiền hàng tồn kho. 

d. Tồn hàng tết 
Hầu hết mọi người đều thích và có xu hướng mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini vào dịp cuối năm để tranh thủ "kiếm" vụ tết, nhưng điều đó lại thực sự là sai lầm, bởi thời điểm ưa thích của những người có kinh nghiệm siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa để mở cửa hàng vào thời điểm qua tết, và thường vào tháng 3- 5 dương lịch. 

Trong trường hợp cửa hàng mở cửa hàng vào dịp cuối năm sẽ vấp phải một vấn đề mà đa phần những người mới sẽ có thể phải đối mặt chính là hàng tết còn tồn lại sau vụ tết kinh doanh đầu tiên. 

Vẫn giữ nguyên tắc giai đoạn đầu cửa hàng sẽ cực vắng khách, và nguyên tắc tiếp theo người kinh doanh cần phải biết được rằng khách hàng ngày tết cũng chính từ ngày thường mà ra. Nên cửa hàng mới kinh doanh vụ tết đầu thường cũng sẽ không hiệu quả, bên cạnh đó cũng chưa có kinh nghiệm nhập hàng tết khiến cho hàng hóa kinh doanh tết còn tồn lại sẽ khá nhiều. 

e. Chi phí khởi nghiệp
Chắc chắn những người chưa có kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa sẽ khó tránh được những vấp ngã trong quá trình setup siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa của mình, bao gồm cả quá trình nhập hàng và đầu tư các hạng mục cơ sở vật chất. 

Việc thiếu kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa sẽ khiến cho người kinh doanh bị đầu tư một số các hạng mục bị lỗi hoặc chưa biết cách tối ưu nó dẫn đến việc gây lãng phí, dư thừa.
Nguyễn Văn Thịnh - Người có nhiều năm kinh doanh kinh doanh siêu thị, hệ thống chỗi siêu thị mini

 2.3 Yếu kém trong khâu chuẩn bị
Quá trình chuẩn bị để khởi đầu cho một công việc nào đó rất quan trọng, đặc biệt là đầu tư một mô hình kinh doanh, tại đó người kinh doanh phải đầu tư một khoản tiền vốn không hề nhỏ, thậm trí nhiều người phải vay mượn ngược xuôi mới đủ đáp ứng được tiêu chí về tài chính.

Vậy chuẩn bị gì để có thể mở được một siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa hoàn chỉnh.

* Kiến thức, kinh nghiệm: Chính kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa mới là thứ cần phải chuẩn bị đầu tiên mà người kinh doanh cần phải có sự chuẩn bị tốt nhất, chu đáo nhất. 

Thời gian chuẩn bị này có những người lên đến vài năm trời, chứ không hẳn như một số nhóm đối tượng kinh doanh sẵn sang vung cả đống tiền ra đâu tư mở siêu thị mà trong đầu như tờ giấy trắng. 

* Vốn: Tiếp theo trong khâu chuẩn bị mới là vốn, chủ động tài chính để mở cửa hàng một cách thật chi tiết và chủ động. Đừng "chết" vì đói vốn, nó không chỉ đơn thuần là vốn đầu tư kinh doanh siêu thị, mà còn phải có những khoản dự trù khác đã được nêu ở phía trên. 






* Lập bản kế hoạch kinh doanh: Đây cũng là điểm yếu của hầu hết những người đầu tư kinh doanh mô hình siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa. Đa phần chẳng mấy ai quan tâm tới công việc này, mặc dù nó rất quan trọng.


3. Xây dựng mô hình kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa hiệu quả

3.1 Tối ưu mô hình kinh doanh hiệu quả
a. Tối ưu mặt bằng kinh doanh
Việc đầu tiên cần nghĩ đến trong các yếu tố chính là phải tối ưu chi phí mặt bằng kinh doanh. Bạn có thể dễ dàng hình dung, việc bạn tiết kiệm được 20% chi phí mặt bằng so với người khác đó là một khoản chi phí có thể tiết kiệm không hề nhỏ. 

Ví dụ: Thay vì mỗi tháng bạn phải trả chi phí mặt bằng 15 triệu/ tháng, thay vào đó thì bạn tiết kiệm được 20% tương đương 3 triệu/ tháng. Nếu nhân số tiền đó với 5 năm tương đương số tiền tiết kiệm = 3 triệu x 60 tháng = 180 triệu. Đó không phải là số tiền nhỏ phải không?

Vậy để tối ưu chi phí mặt bằng kinh doanh thì phải làm như thế nào?

* Lựa chọn mặt bằng theo vốn đầu tư kinh doanh
Người kinh doanh cần phải nghiên cứu thật kỹ, với số vốn mình đầu tư ra thì cần diện tích kinh doanh là bao nhiêu m2, và nên chỉ tập trung tìm kiếm mặt bằng kinh doanh trong khoảng diện tích đó mà thôi. 

Thông thường ở các khu vực phát triển như thành phố, trung tâm thì số vốn đầu tư để mở siêu thị mini tầm 10 triệu/ m2, tức là nếu bạn có số vốn đầu tư là 600 triệu thì chỉ nên thuê mặt bằng kinh doanh tầm 60 m2 mà thôi. Không nên thuê mặt bằng có diện tích rộng quá 10% so với dự kiến, vì vẫn phải kết hợp với các cách khác để tối ưu mặt bằng diện tích kinh doanh. 

* Không cần mặt bằng phải có kho bãi quá rộng 
Mô hình kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa là mô hình kinh doanh bán lẻ, đồng nghĩa với việc hàng hóa kinh doanh tập trung chủ yếu được bày bán hết trên kệ, nhu cầu sử dụng kho bãi để tích hàng sẽ không quá thực sự cần thiết, đương nhiên nếu có vài m2 làm kho hàng thì cũng là điều tuyệt với. 

Nội dung nhấn mạnh ở đây là không quá cần thiết phải gồng gánh khoản chi phí mặt bằng quá cao để thuê mặt bằng có kho bãi rộng làm gì cả. 

* Sử dụng kệ hàng cao hơn so với giá kệ siêu thị chung
Một trong những cách cực kỳ tối ưu để cắt giảm được chi phí thuê mặt bằng chính là cách nâng cao giá kệ siêu thị tại cửa hàng hơn so với các loại kệ phổ thông.

Ví dụ: 
Thông thường kệ đơn áp tường thường là loại kệ đơn cao 1,8m thì bạn muốn tối ưu hơn nữa thì có thể mua loại kệ đơn cao 2,2m, rõ ràng việc nâng cao chiều cao của kệ thêm 40m2 sẽ giúp cho sức chứa hàng hóa tại cửa hàng được nâng lên đáng kể, khoảng nâng lên đó có thể làm kho hàng.

Hoặc loại kệ đôi tại siêu thị, cửa hàng thường chỉ có chiều cao là 1,5m thì thay vào đó bạn hoàn toàn có thể nâng cao loại kệ này lên thành 1,8m hoặc thậm trí 2,2m .

Ví dụ điển hình nhất là bạn có thể tham khảo các hệ thống chuỗi siêu thị mini tại Hà Nội như: Thành Đô, Tmart... đó là cách họ tối ưu diện tích kinh doanh. 


b. Tối ưu chi phí đầu tư hạng mục cơ sở vật chất
Như đã nói ở trên, một trong các khoản chi phí khởi nghiệp đó chính là việc người mới kinh doanh chưa có kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa bao giờ rất hay mắc phải lỗi đầu tư quá nhiều các hạng mục lỗi, chủ yếu là hạng mục cơ sở vật chất và hàng hóa.

Tại các hạng mục đầu tư cơ sở vật chất, nên hạn chế đầu tư một số các hạng mục không thực sự cần thiết, hoặc chưa phù hợp tại thời điểm đó. 

Ví dụ như:

Nếu bạn đầu tư mở mới siêu thị, cửa hàng vào dịp áp tết, tức là thời tết tại thời điểm đó lạnh, thì bạn chưa nhất thiết phải mua điều hòa, và lắp đặt ngay làm gì? Hạng mục này có thể lắp đặt sau, dùng số tiền đó vào công việc nhập hàng sẽ tốt hơn. Thậm trí trong trường hợp tiết kiệm cả vốn đầu tư, lẫn tiền điện thì hoàn toàn có thể không nhất thiết phải lắp điều hòa, mà thay vào đó có thể thay thế bằng các biện pháp làm mát khác.

c. Tối ưu vốn tiền hàng
Vốn hàng hóa dành cho việc nhập hàng chiếm tỷ trọng liên quan tới vốn đầu tư là lớn nhất, nên việc tối ưu vốn tiền hàng nhập hàng hóa tốt cũng giúp cho người kinh doanh có thể tiết kiệm, hoặc đầu tư hiệu quả hơn so với người chưa có kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini một khoản không hề nhỏ. 

Nguyên tắc tối ưu vốn tiền hàng trong kinh doanh siêu thị

Nguyên tắc 1: Tập trung hàng phổ thông
Nguyên tắc này thì đa phần ai cũng có thể dễ dàng biết được, nhưng vẫn cần phải lưu ý ở đây là sự tập trung. Tức là thà mở rộng, đa dạng hàng phổ thông, thiết yếu còn hơn là việc mở rộng sang các nhóm sản phẩm mà rủi ro trong kinh doanh cao. 

Nguyên tắc 2: Cực kỳ hạn chế nhóm sản phẩm quay vòng chậm
Giai đoạn đầu kinh doanh cửa hàng, lượng khách hàng sẽ rất thấp, ngay cả với các dòng sản phẩm phổ thông chưa chắc cửa hàng đã bán tốt chứ đừng nói tới các dòng sản phẩm mới, lạ, có tốc độ quay vòng chậm.

Các nhóm sản phẩm cần phải lưu ý quay vòng chậm như: Chất tẩy rửa, hóa phẩm dành cho nam .... thoạt nghe có vẻ thấy các thương hiệu lớn như Romano, Xmen, Nivea... nhưng thực chất thì đây đều là nhóm sản phẩm quay vòng chậm, và không phải cửa hàng nào cũng phù hợp để kinh doanh nó. Đương nhiên là vẫn phải nhập về bán nhưng chỉ nên nhập số lượng vừa đủ, thậm trí ít để kinh doanh, sau này tùy thuộc vào sức mua của khách hàng rồi cân đối tiếp. 

Nguyên tắc 3: Tập trung các sản phẩm có phân khúc giá thấp
Đương nhiên là các sản phẩm có phân khúc giá thấp thì cùng một số vốn đầu tư cho một đơn hàng, thì số lượng sản phẩm có phân khúc giá nhập thấp hơn sẽ cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm có giá thành nhập vào cao hơn.

Ví dụ: Bạn bỏ ra 10 triệu để nhập đơn hàng đồ uống, hoặc mì tôm thì số lượng sản phẩm, thùng sẽ nhiều hơn rất nhiều so với việc dùng 10 triệu đó để nhập đơn hàng về mỹ phẩm.

d. Tối ưu tiền trưng bày hàng hóa
Một số nhà cung cấp trên thị trường có trả thưởng hàng tháng cho đại lý, cửa hàng có tham gia chương trình và đủ điều kiện trả thưởng. 

Cửa hàng kinh doanh cần phải khai thác tối đa tiền trưng bày này từ các hãng, đây là khoản không nhỏ sẽ giúp cho cửa hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn rất nhiều so với cửa hàng khác. 

Một số thương hiệu có thể tham gia trưng bày như: Unilever, P&G, Các loại bỉm, hóa mỹ phẩm romano, Xmen, Nivea, ... Và một số nhãn hàng trả thưởng trưng bày theo vụ mùa như: Thuốc lá, sữa tươi, chua, kem, đồ uống.... 

e. Tối ưu chi phí hoạt động kinh doanh
Để tối ưu chi phí hoạt động kinh doanh thì người kinh doanh cần phải hiểu được, và nắm chắc các khoản chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh tại cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini bao gồm những gì?

Chi phí hoạt động cửa hàng bao gồm:

* Chi phí thuê mặt bằng

* Chi phí thuê nhân sự

* Chi phí điện nước mạng

* Chi phí khấu hao tài sản cố định

* Chi phí lãi ngân hàng

* Chi phí các loại thuế

Vậy để tối ưu chi phí hoạt động kinh doanh thì đồng nghĩa với việc phải tối ưu chi phí từng các hạng mục phía trên. Thì trong 6 loại chi phí này thì chúng ta chỉ có thể tối ưu được các hạng mục:

* Chi phí mặt bằng: Đã hướng dẫn ở nội dung phía trên

* Chi phí nhân sự: Tối ưu bằng cách cơ cấu nhân sự phù hợp với nhu cầu sử dụng, trong trường hợp tại các khu vực có thể tuyển nhân viên là sinh viên, sinh viên mới tốt nghiệp thì nên khai thác nhóm đối tượng này chi phí nhân sự sẽ giảm đi một cách đáng kể. 

* Chi phí điện nước mạng: Chủ yếu là chi phí tiền điện, cũng cần phải tối ưu, việc tối ưu chi phí tiền điện trong hoạt động siêu thị không quá khó, bạn chỉ cần sử dụng các hạng mục sử dụng điện năng thực sự cần thiết, bên cạnh đó có thể thay thế một số thiết bị khác nhau giúp cho điện năng tiêu thụ giảm đi.

* Tối ưu chi phí khấu hao tài sản cố định: Như đã nói ở trên, việc tối ưu vốn đầu tư cho các hạng mục cơ sở vật chất chính là tối ưu cho việc giảm chi phí khấu hao tài sản cố định rồi đó, nó không quá khó để thực hiện phải không nào?

3.2 Xây dựng quy trình quản trị kinh doanh siêu thị
Một siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa hoạt động hiệu quả không thể bỏ qua công việc cực kỳ quan trọng, đó chính là xây dựng quy trình hoạt động siêu thị, cửa hàng bán lẻ. 

Nhưng ngay cả với những người có kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa cũng khó có thể tự viết cho cửa hàng mình một bộ quy trình hoạt động siêu thị hoàn chỉnh được chứ đừng nói đến những người mới, chưa có kinh nghiệm, đó là thực trạng tại thị trường kinh doanh siêu thị, tạp hóa. 

3.3 Nâng cao chất lượng nhân sự
Luôn luôn cần phải hiểu được vai trò của đội ngũ nhân viên bán hàng nói riêng và đội ngũ nhân sự trong hoạt động kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa nói chung là rất quan trọng. 

Luôn luôn cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ bán hàng, nhân sự với những khóa đào tạo nội bộ, những buổi họp nội bộ để chia sẻ về kiến thức, kinh nghiệm trong kinh doanh bán lẻ. 

Nhân sự cần phải nắm rõ được quy trình làm việc, kinh nghiệm xử lý các tình huống trong bán hàng cũng như trong hoạt động quản trị vận hành siêu thị.

3.4 Triển khai marketing

Marketing bán lẻ ngày càng đóng vai trò quan trọng tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh. Khi mức độ cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng được đẩy cao thì doanh nghiệp càng cần phải khai thác và nâng cao lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. 

Bên cạnh việc xây dựng mô hình hiệu quả,  tối ưu vốn đầu tư, quy trình hoạt động,  nâng cao chất lượng nhân sự, quản trị vận hành kinh doanh hiệu quả, thì marketing chính là xu hướng để tạo lợi thế trong thời buổi cạnh tranh như ngày nay.
Tác giả: Nguyễn Văn Thịnh






SHARE THIS

Chuyên Gia:

Người đầu tiên đưa nền tảng giáo dục kinh doanh siêu thị, với những khóa học quản lý siêu thị và cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini đầu tiên tại Việt Nam với thương hiệu ISAAC. ISAAC là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ setup hệ thống chuỗi minimart, trung tâm thương mại với quy trình setup và quản lý vận hành 4.0

0 nhận xét: