Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

Làm thế nào khiến kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa hiệu quả hơn

Làm thế nào khiến kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa hiệu quả hơn

Theo thống kê từ phần mềm bán hàng thì người vào cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini thường có xu hướng tiêu dùng 69% người tiêu tiền từ mức 60.000đ trở lên, 7% người tiêu từ 130.000đ trở lên, số người còn lại tiêu vượt quá 300.000đ.
  NÊN ĐỌC 

Kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa hiệu quả hơn

Một số bí quyết khác bạn sẽ được chia sẻ cho độc giả tìm hiểu trong phần kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa này. Kỳ thực thì mấy năm gần đây kinh doanh bán lẻ nói chung và siêu thị mini, hàng tạp hóa nói riêng trở thành xu hướng của nhiều người, kể cả ở vùng quê nông thôn hay thành phố thì mô hình kinh doanh này cũng đều phát triển rất mạnh.

Từ số liệu lúc đầu mà các bạn đã thấy rõ tiềm năng thu lãi lớn từ mô hình kinh doanh một siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa , nhưng có 1 điểm then chốt nếu muốn kinh doanh thành công, hiệu quả từ mô hình này thì phải bắt đầu từ 1 cửa hàng quy mô nhỏ cho đến khi thu lãi ổn định mỗi ngày, mỗi tháng.

Kinh doanh nhỏ trong thời gian ban đầu không có nghĩa rằng bạn không đủ khả năng nguồn lực để mở lớn mà là vì các mặt hàng của 1 siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa  có tính phổ thông, thường là đồ gia dụng, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, bánh kẹo, sữa tươi, nước ngọt,… Muốn thuyết phục được người dân tại khu vực đó mua hàng thì cần phải tiếp cận dần dần với người dân tại đó.

Người mua thường có tâm thái thu mình lại, đề phòng, quan sát và phán đoán xem siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa  của bạn có làm ăn “tử tế” hay không, có bán hàng giả hàng kém chất lượng không, giá cả có phù hợp và người bán hàng có nhiệt tình chào đón họ không…Một siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa  với quy mô lớn thường rơi vào tầm ngắm đó của khách hàng, bởi vì vậy mà chúng ta cần xuất phát điểm từ 1 cửa hàng kinh doanh nhỏ.

Để thu hút và giữ chân được nhiều khách hàng, chúng ta sẽ cung cấp thêm cho người mua một số dịch vụ miễn phí khi đến cửa hàng của bạn: Uống nước miễn phí, hỗ trợ người già hoặc trẻ em , người bệnh giao hàng tới nhà xung quanh khu vực địa lý đó, chở những người có sức khỏe yếu từ cửa hàng về đến nhà của họ, giảm giá thẻ điện thoại xuống mức thấp nhất đối với 1 loại thẻ có mệnh giá nhất định ( 20k, 10k…), hỗ trợ bơm hơi miễn phí cho xe máy, xe ô tô, xe đạp, xe đạp điện, hỗ trợ in ảnh, hỗ trợ đặt hoa tươi, hỗ trợ giặt quần áo, hỗ trợ đặt vé tàu, vé xe…

Nói tóm lại khi khách đến cửa hàng của bạn muốn mua cái gì là có thử đó, nếu ở cửa hàng của bạn không có thì chúng ta miễn phí hoặc hỗ trợ họ mua hàng. Mục đích của chính sách kinh doanh và bán hàng như vậy nhằm thu hút càng nhiều khách hàng đến siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa  của bạn, chẳng có lẽ họ đến để nhờ cậy chúng ta mà lại không mua món đồ nào như nước uống, sữa, đồ ăn vặt, chút bánh kẹo…

Ngoài ra, kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa  còn phải chú trọng tới đối tượng khách hàng có độ tuổi dưới 30, họ thường là những người đi làm văn phòng, công nhân, làm thuê hoặc là học sinh, sinh viên. Những đối tượng khách hàng đó rất dễ chấp sự xuất hiện của 1 cửa hàng kinh mới, mà nếu nhân viên bán hàng niềm nở và xinh xắn thì sớm muộn cửa hàng của chúng ta cũng sẽ hút hết khách hàng của những cửa hàng cạnh tranh khác.

Hơn nữa sức mua của những người có độ tuổi dưới 30 rất lớn, nhu cầu nhiều, tính quay vòng của nhu cầu mua hàng diễn ra trong thời gian ngắn, vì vậy bán hàng cho những vị khách hàng trong độ tuổi đó rất nhàn.

Chọn vị trí để kinh doanh cửa hàng tạp hóa/siêu thị mini là 1 bí quyết quan trọng của người làm dịch vụ này, có thể nói đây là điểm then chốt nhất khi mở 1 siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa . Tiêu chí chọn vị trí địa điểm bán hàng là những nơi mong muốn sự “tiện lợi”, những nơi như vậy có thể là khu chung cư , khu tập thể, khu biệt thự liền kề, trường học ( đại học, trường cấp 3), thị trấn, thị xã, trung tâm huyện, khu sinh sống của dân văn phòng…

Cách tìm nhà cung cấp hàng tạp hóa, siêu thị mini truyền thống

Cách tìm nhà cung cấp hàng tạp hóa, siêu thị mini truyền thống

Đối với người mới bắt đầu chưa có kinh nghiệm để mở tiệm tạp hóa, siêu thị mini thì việc tìm nguồn hàng cũng như xác định được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng luôn là rất khó khăn.
  NÊN ĐỌC 
Là người mới bắt đầu kinh doanh sẽ không tránh được những bỡ ngỡ, muốn bán được nhiều hàng muốn nhanh có lợi nhuận và giữ chân được khách hàng thì bạn cần tìm được nguồn hàng chất lượng, giá thành cạnh tranh. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lấy hàng thì có thể tham khảo một số nguồn hàng dưới đây.
Nhà cung cấp hàng tạp hóa


1.Chợ đầu mối lớn tại tỉnh thành

Tùy vào từng khu vực bạn sinh sống sẽ có một vài khu chợ đầu mối quy mô lớn, nơi mà tập trung đủ các loại mặt hàng chủ yếu là bán buôn số lượng lớn vì thế bạn có thể tìm đến các địa điểm này để tham khảo và nhập hàng. Ở khu vực phía Bắc nhất là ở Hà Nội và các tỉnh lân cận bạn có thể tìm đến phố Mạc Thị Bưởi, phố chợ Hàng Buồm, hàng giầy chợ Đồng Xuân, làng La Phù, Thổ Tang (Vĩnh Phúc).

Nếu bạn mở cửa hàng tạp hóa và có nhu cầu tìm nhà cung cấp hàng tạp hóa, siêu thị mini ở trong miền Nam thì chợ đầu mối Kim Biên, chợ Lớn là những địa điểm cung cấp nguồn hàng quy mô lớn, đa dạng gần như thứ gì cũng được bày bán. Nhưng có một đặc điểm, ở những khu vực chợ này thường xuất hiện nhiều hàng nhái, hàng giả, hàng cận date vì thế hãy cẩn thận trong quá trình mua hàng để không mua phải hàng giả giá cao, vừa tốn kém chi phí lại dễ mất khách.

2. Tìm kiếm thông tin qua Internet

Ngày nay xu hướng marketing online phổ biến, mọi thứ đều có thể được tìm thấy được trên internet vì thế đừng bỏ qua một kênh thông tin tiện ích này. Hãy bắt đầu tra cứu tìm thông tin qua mạng để tìm được nhà phân phối cho các loại mặt hàng mình sẽ bán: nhà phân phối/đại lý/cửa hàng bán buôn + tên mặt hàng + tên địa bàn. Ví dụ Nhà phân phối/đại lý bột giặt ở Hà Nội, nhà phân phối/đại lý bia Sài Gòn ở quận Long Biên..

Khi tìm kiếm thông tìn thì cần sự cụ thể, sau khi google trả về kết quả, bạn có thể hỏi trực tiếp qua điện thoại tổng đài, hotline hoặc có thể đến tận nơi để xem hàng cũng như trao đổi việc mua bán, nên ưu tiên tìm hiểu thật ký thông tin đối tác trước khi giao dịch tiền bạc. Cần có sự so sánh giữa các nơi bán để chọn được địa chỉ tốt nhất.Thêm nữa, hiện nay các thương hiệu lớn nhỏ đều có riêng một fanpage, địa chỉ website, đường dây nóng vì thế bạn có thể vào page và hỏi trực tiếp nhà phân phối ở khu vực của bạn là ai và nhờ họ cho thông tin để liên hệ.

3.Lấy hàng từ cửa hàng tạp hóa, siêu thị lớn khác

Với những tiệm tạp hóa mới mở có số vốn hoặc quy mô nhỏ, khi chưa đủ điều kiện nhập đơn hàng lớn thì có thể lựa chọn nguồn hàng này lấy giá sỉ ở những cửa hàng tạp hóa, siêu thị quy mô lớn. Bạn nên so sánh ở nhiều điểm bán để mua được với giá rẻ nhất, không nhất thiết phải lấy một chỗ. 

Thường khi mua hàng ở đây, bạn sẽ mua với giá cao hơn nhưng đây là lựa chọn an toàn vì cửa hàng của bạn mới mở, chưa biết nhu cầu của khách hàng thế nào. Khi đã có khách hàng ổn định, biết được nhu cầu của họ thì bạn có thể lấy hàng trực tiếp từ các đại lý, nhà phân phối trực tiếp.

4. Các siêu thị bán buôn

Có khá nhiều người tìm đến các siêu thị bán buôn, bán lẻ có quy mô lớn để nhập hàng về bán như Big C, Metro giá bán cũng rất cạnh tranh. Đặc biệt, lại có nhiều chương trình tặng quà khuyến mãi, giao hàng miễn phí số lượng lớn. Vì thế bạn chỉ đến chọn hàng mà không lo khâu vận chuyển.

5. Nhập hàng trực tiếp từ nhà phân phối

Khi bạn mở cửa hàng, các nhân viên tiếp thị của các nhà phân phối hàng tạp hóa trong vùng hoặc các nhãn hàng sẽ đi chào mời bạn lấy hàng với giá cạnh tranh cùng nhiều chương trình khuyến mại từ công ty. Nếu bạn thấy mặt hàng đó cửa hàng mình đang bán được thì có thể lấy hàng trực tiếp qua đây. Khi cần đổi hàng, hết hàng gọi điện là sẽ có người mang đến, tiết kiệm được thời gian công sức, điều quan trọng là bạn đang được nhập hàng từ công ty phân phối hàng tạp hóa chính hãng, nó sẽ ít rủi ro hơn trong quá trình nhập hàng.

Thời gian đầu bạn nên tập trung lấy hàng từ một số nguồn hàng uy tín nhưng khi việc buôn bán đã vào nhịp và bạn đã tích lũy được một lượng kiến thức, kinh nghiệm nhất định thì bạn nên chọn kết hợp từ nhiều nguồn khác nhau để có được sự đa dạng về nhóm hàng và lựa chọn được nơi cung cấp có giá bán tốt nhất. 

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

Tập trung kinh doanh các mặt hàng tạp hóa bán chạy để tối ưu hiệu quả

Tập trung kinh doanh các mặt hàng tạp hóa bán chạy để tối ưu hiệu quả

Các dòng sản phẩm nhu yếu phẩm, các mặt hàng tạp hóa được sử dụng hằng ngày là những mặt hàng không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Chúng ta luôn cần sử dụng số lượng mặt hàng này trong một thời gian và khi dùng hết nhất định phải mua. 
  NÊN ĐỌC 

Điều đó cho thấy nhu cầu sử dụng các mặt hàng tạp hóa này một cách đều đặn và với số lượng nhiều. Khai thác điểm này, nhiều cửa hàng tạp hóa đã được mở ra để kinh doanh kiếm lời, thu lợi nhuận từ các sản phẩm tạp hóa bán chạy đó.
Các mặt hàng tạp hóa bán chạy

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tự chọn là gì? Mở tiệm tạp hóa lấy hàng ở đâu? Cửa hàng tạp hóa bao gồm những mặt hàng gì? Bán tạp hóa có giàu không? Có nên mở cửa hàng tạp hóa không? Có lẽ là những câu hỏi mà chúng ta thường gặp khi nhắc về việc mở cửa hàng tạp hóa. Bạn đã có câu trả lời cho những câu hỏi này chưa? Nếu chưa hãy cùng Isaac phân tích và tìm hiểu thêm trong bài viết liên quan tới việc tập trung kinh doanh các mặt hàng tạp hóa bán chạy để tối ưu hiệu quả kinh doanh mô hình này nhé.

Cửa hàng tạp hóa gồm những gì? Danh mục các mặt hàng tạp hóa bán chạy

Cửa hàng tạp hóa có nghĩa là nơi lưu trữ và bày bán rất nhiều loại hàng hóa, sản phẩm khác nhau, tập trung đa phần là những sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày. Một cửa hàng tạp hóa sẽ kinh doanh rất nhiều các mặt hàng khác nhau như thực phẩm, bánh kẹo, nước uống, đồ gia dụng, đồ sinh hoạt cá nhân, và những mặt hàng thiết yếu phổ thông khác.

Khi bước chân vào một cửa hàng tạp hóa bất kỳ, chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều kệ để hàng các sản phẩm khác nhau. Nhu cầu khách hàng ghé thăm đến những cửa hàng tạp hóa ngày càng nhiều hơn so với việc lựa chọn đến các siêu thị lớn. Vì tại cửa hàng tạp hóa đã có đầy đủ những sản phẩm thiết yếu hàng ngày mà khách hàng cần, gần nhà và có khi giá còn rẻ hơn so với mua ở siêu thị, đồng nghĩa với đó là sự tiện lợi, thuận tiện trong quá trình mua sắm.

Có những loại hàng hóa nào bán chạy trong các cửa hàng tạp hóa

Những mặt hàng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày sẽ được bày bán ở đây như:

Đầu tiên không thể không kể đến là thẻ điện thoại

Gần như với độ tuổi trên 15 ai cũng có thể sở hữu cho mình tối thiểu một chiếc điện thoại. Điện thoại đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Thẻ cào điện thoại là cách để người dùng có thể duy trì sự liên lạc qua điện thoại. Do vậy, bán thẻ cào luôn là mặt hàng có trong các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini bất kỳ, dù là cửa hàng quy mô nhỏ đến mấy. Có rất nhiều loại thẻ cào với các mệnh giá và của các đơn vị cung cấp khác nhau. Thường thì các cửa hàng tạp hóa nên nhập các thẻ cào mệnh giá từ 20.000đ đến 100.000đ để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Hàng tạp hóa gồm những gì? tiếp theo là nhóm sản phẩm mặt hàng tạp hóa hóa mỹ phẩm

Các mặt hàng hóa mỹ phẩm thường có ở cửa hàng tạp hóa như: sữa tắm, dầu gội, xà phòng, nước lau nhà, nước rửa chén, nước xả vãi.. Đây cũng chính là những mặt hàng cần dùng hàng ngày cho mỗi người, hay nói cách khác chính là sản phẩm sinh hoạt cá nhân. Đối với những sản phẩm này, chúng ta cần lưu ý đến chất lượng và thương hiệu để kinh doanh. Ví dụ như dầu gội, khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn những loại dầu gội có thương hiệu uy tín và được nhiều người sử dụng hơn là những thương hiệu mới ít được biết tới như của Unilever hay P&G. Giá bán cũng là một vấn đề cần lưu ý, vì khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn những mặt hàng có giá rẻ hơn để dùng.

Các mặt hàng liên quan tới thực phẩm

+ Đồ ăn, thực phẩm khô không thể thiếu như mì tôm, bún khô, các loại phở ăn liền, cá khô, mực khô, dầu ăn…,

+ Các nguyên liệu, gia vị để nấu ăn như: nước nắm, hành tỏi, bột ngọt, hạt nêm, dầu ăn,…

+ Các loại nước uống giải khát như bia, rượu, nước ngọt, nước khoáng

+ Các loại sữa: sữa tươi, sữa bột, sữa chua

+ Đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt như snack, bim bim, bánh kẹo, bánh tráng,…

+ Các loại đồ lạnh như kem, sinh tố, đá, sữa chua đông lạnh

+ Các thực phẩm đóng hộp như: cá đóng hộp, thịt đóng hộp, xúc xích, …

+ Các loại lương thực như: gạo, các loại hạt

Lưu ý đối với các mặt hàng về thực phẩm thường có hạn sử dụng và cần phải quan tâm đến cách bảo quản, và thời gian còn sử dụng. Do vậy, chúng ta cần thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi bán cho khách hàng để đảm bảo uy tín và lòng tin nơi khách hàng một cách bền vững.

Những đồ dùng cá nhân

Những đồ dùng cá nhân được bán tại các cửa hàng tạp hóa như bàn chải đánh răng, kem đánh răng, dầu gội, sữa tắm, dao cạo râu…

Văn phòng phẩm cũng là các mặt hàng tạp hóa bán chạy

Đa phần các đồ dùng học sinh cơ bản thì phụ huynh thường có xu hướng mua sắm tại các cửa hàng có bày bán gần nhà. Những mặt hàng văn phòng phẩm nên kinh doanh như là: vở, bút, dụng cụ học tập, nhãn vở, bì bao…

Các sản phẩm chuyên dùng cho trẻ em, cửa hàng tạp hóa nên tập trung

Ngoài việc cung cấp và đáp ứng những mặt hàng thiết yếu hằng ngày, một số cửa hàng tạp hóa lớn cũng có kinh doanh thêm các loại sản phẩm dùng cho trẻ em như: tả lót, sữa, khăn giấy, sữa tắm dành cho trẻ em, bình sữa… Tâm lý khách hàng thường chọn mua sữa cho con ở những cửa hàng chuyên về sữa nhiều hơn, nên nếu nhập mặt hàng này chúng ta cần lưu ý đến số lượng và thời gian sử dụng nếu không bán được hàng.

LÀM GIÀU TỪ CỬA HÀNG TẠP HÓA? BÁN TẠP HÓA CÓ GIÀU KHÔNG?

Kinh doanh các mặt hàng tạp hóa tiền lời trên mỗi sản phẩm chỉ khoảng vài nghìn đồng. Với con số nhỏ như vậy có thể làm giàu từ cửa hàng tạp hóa?

Mặc dù số tiền lời trên mỗi sản phẩm rất ít, nhưng nếu gom lại với số lượng lớn thì số tiền lời thu được hàng tháng rất nhiều, hay nói cách khác là tốc độ quay vòng sản phẩm nhanh. Ngoài việc thu được lợi nhuận từ việc bán hàng, ăn chênh lệch giá, các chủ cửa hàng tạp hóa còn làm giàu, kiếm thêm thu nhập từ việc nhận tiền trưng bày sản phẩm của các nhãn hàng, thương hiệu sản phẩm khác nhau. Rất dễ dàng để nhận ra điều này, khi chúng ta bước vào một cửa hàng tạp hóa, thấy sản phẩm nào được trưng bày ở vị trí đẹp mắt, dễ tiếp cận với khách hàng, cách sắp xếp thiết kế cũng đẹp có nghĩa là nhà phân phối đã trả thêm tiền để chủ cửa hàng trưng bày sản phẩm của họ. Nhiều chủ cửa hàng chia sẻ rằng mức lợi nhuận từ việc trưng bày sản phẩm còn nhiều hơn tiền lời từ việc bán sản phẩm, ví dụ như nhãn hàng bỉm, có khi lợi nhuận trên từng bịch bỉm bán ra chỉ được từ 3-5%, nhưng tiền trưng bày có thể lên tới 10% doanh số bán loại bỉm này. chính bởi vậy mà các cửa hàng có quy mô lớn hơn là có lợi thế trong việc khai thác tối đa tiền trưng bày của các nhãn hàng, thương hiệu.

Khi tham gia nhận hàng từ các nhà phân phối, các cửa hàng tạp hóa hiển nhiên trở thành các đại lý cấp 2, cấp 3, hay cửa hàng bán lẻ trong hệ thống bán hàng của sản phẩm đó. Điều đó đồng nghĩa với việc cửa hàng tạp hóa sẽ nhận được hỗ trợ từ các nhà phân phối, các chương trình hỗ trợ giá, tặng quà hoặc chiết khấu sản phẩm để nhằm tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.

Ngoài ra, một trong những cách kiếm thêm lợi nhuận mà các cửa hàng tạp hóa hay áp dụng đó chính là trữ hàng chờ giá cao và bán. Với việc hợp tác với các nhà phân phối, đại lý, các chủ cửa hàng sẽ được thông báo thời gian tăng giá sản phẩm trước một thời gian. Để kiếm thêm lợi nhuận, các chủ cửa hàng sẽ bắt đầu gom hàng và trữ hàng để bán khi giá tăng lên. Vì sao các chủ cửa hàng tạp hóa lại sử dụng cách này thường xuyên? Đó là vì nếu hàng không bán được họ cũng có thể trả lại mà không sợ bị tồn. Những sản phẩm hết hạn sử dụng sẽ được nhà phân phối hỗ trợ đổi trả. Nên có thể xem đây là một thuận lợi rất lớn cho các cửa hàng kinh doanh hàng tạp hóa.

Mặc dù có thể kiếm được rất nhiều lợi nhuận từ nhiều cách nhưng không phải dễ dàng để đạt được mức lợi nhuận mong muốn đó. Nếu không biết cách kinh doanh và tính toán cẩn thận thì sẽ gặp nhiều rủi ro và sự cố trong quá trình kinh doanh cửa hàng tạp hóa. Mong rằng với những thông tin trên, bạn có thể rút ra cho mình một số kinh nghiệm bổ ích để bắt đầu kinh doanh cửa hàng tạp hóa nhé!
  NÊN ĐỌC


Mở cửa hàng tạp hóa ở quê, mô hình kinh doanh nhỏ tại nhà

Mở cửa hàng tạp hóa ở quê, mô hình kinh doanh nhỏ tại nhà

Bạn đang có nhu cầu mở cửa hàng tạp hóa ở quê, nhưng không biết mình phải cần bao nhiêu vốn để có thể bắt đầu công việc kinh doanh của mình. Xu hướng đầu tư kinh doanh mô hình cửa hàng tạp hóa ở quê đang ngày càng phát triển bạn liệu có đang nắm bắt được cơ hội kinh doanh đó.
  NÊN ĐỌC 
Mở cửa hàng tạp hóa ở quê

MỞ CỬA HÀNG TẠP HÓA Ở QUÊ LÀ GÌ

Mở cửa hàng tạp hóa ở quên là mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa truyền thống, với số vốn đầu tư nhỏ, chủ yếu tập trung kinh doanh, buôn bán các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu.

Mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa nhỏ ở quê là mô hình kinh doanh được nhiều đối tượng đầu tư, và đa phần dưới dạng là mô hình kinh doanh nhỏ tại nhà.

ĐIỀU KIỆN MỞ CỬA HÀNG TẠP HÓA NHỎ Ở QUÊ, NÔNG THÔN

Không như các vùng phát triển, đô thị hóa, các khu vực trung tâm, tại các vùng nông thôn, quê sức mua tiêu dùng hàng hóa khá thấp, nên việc thuê mặt bằng mở cửa hàng tạp hóa nhỏ ở quê là điều ít diễn ra.

Mà đa phần những người mở cửa hàng tạp hóa ở quê, kinh doanh nhỏ tại nhà, thông thường doanh số bán hàng của các cửa hàng quy mô nhỏ này thường thấp, nên tận dụng mặt bằng sẵn có tại nhà là điều kiện tiên quyết, có vậy chỉ cần số vốn nhỏ là bạn hoàn toàn có thể khởi nghiệp kinh doanh mô hình này.

DIỆN TÍCH VÀ VỐN ĐẦU TƯ

Phổ biến kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa ở quên thường có diện tích kinh doanh nhỏ, dịch chuyển từ 20-40m2, và đương nhiên vốn đầu tư cũng thấp và tùy thuộc vào khả năng tài chính của mỗi hộ kinh doanh để có thể bắt đầu.

Trong trường hợp mục đích kinh doanh chỉ thuần túy là gia tăng thêm nguồn thu nhập thì để bắt đầu mở cửa hàng tạp hóa ở quê có thể khởi đầu tư 50 triệu, tuy nhiên nếu coi đó như là một công việc, một mô hình đầu tư kinh doanh đúng nghĩa thì chúng ta nên mạnh dạn đầu tư với số vốn từ 200 triệu trở lên.

SẢN PHẨM KINH DOANH TẠP HÓA Ở QUÊ

Chúng ta không lạ lẫm với mô hình kinh doanh tạp hóa nhỏ ở quê, đa phần với diện tích nhỏ nên hàng hóa, sản phẩm kinh doanh cũng chỉ tập trung vào các sản phẩm thương hiệu, hàng tạp hóa bán chạy nhất mà thôi. 

Đa phần sản phẩm kinh doanh cửa hàng tạp hóa nhỏ tại nhà chủ yếu các dòng sản phẩm chính như sau:

* Mì tôm: Hảo hảo, cung đình, omachi..

* Hóa mỹ phẩm: Chủ yếu của thương hiệu Unilever và P&G

* Sữa: Sữa tươi, chua, và sữa bột của các thương hiệu Vinamilk, Abboot, TH Truemilk...

* Dầu ăn: Cái lân, neptune, Simply, Tường An...

* Gia vị: Nước mắm, muối, gia vị...

* Thuốc lá

* Thẻ điện thoại

Tổng kết:

Trên đây là thông tin cơ bản về mô hình kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa ở quê phù hợp với người kinh doanh nhỏ tại nhà. 
  NÊN ĐỌC

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

Top 9 thương hiệu bánh kẹo bán chạy nhất tại cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Top 9 thương hiệu bánh kẹo bán chạy nhất tại cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Chia sẻ thông tin Top 9 thương hiệu bánh kẹo bán chạy nhất tại cửu hàng tạp hóa, siêu thị mini. Giúp ích không nhỏ cho những người kinh doanh mô hình cửa hàng bán lẻ mô hình này.
  NÊN ĐỌC 

1. Bánh kẹo Kinh Đô


Kinh Đô sau khi được Mondelez mua lại  tuy là một doanh nghiệp non trẻ nhưng sở hữu bề dày lịch sử vốn của của tập đoàn Kinh Đô lâu đời. Ra mắt vào tháng 7 năm 2015, Mondelez Kinh Đô là sự kết hợp giữa hai tên tuổi dẫn đầu ngành bánh kẹo trong cùng mục tiêu mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam những thương hiệu được yêu thích. Mondelez Kinh Đô ra mắt sau khi Mondelēz International hoàn tất thương vụ mua lại 100% cổ phần mảng bánh kẹo Kinh Đô, vốn là mảng kinh doanh dẫn đầu thị trường của Tập đoàn Kinh Đô trước đây.
Bánh kẹo Kinh Đô



Có chung chiến lược tạo nên những thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam yêu mến, Mondelez Kinh Đô đang sở hữu một danh mục các thương hiệu bánh kẹo hàng đầu của Việt Nam và thế giới bao gồm bánh trung thu và bánh quy Kinh Đô, bánh quy Cosy, bánh bông lan Solite, bánh quy giòn AFC, bánh quy LU, bánh LU cookies, bánh quy Oreo, bánh quy giòn Ritz và chocolate Cadbury.

Mondelez Kinh Đô duy trì và phát triển hệ thống phân phối bánh kẹo rộng khắp trên toàn bộ các tỉnh thành lãnh thổ Việt Nam. có lẽ Kinh Đô là một trong những đơn vị có hệ thống phân phối lớn nhất thuộc nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG.

2, Bánh kẹo ORION Việt Nam

Người tiêu dùng đã quá quen thuộc với thương hiệu Choco Pie, bởi Orion là chủ sở hữu thương hiệu được mệnh danh là “Ông vua bánh Choco Pie Việt Nam” khi dòng sản phẩm bánh bông lan này của công ty liên tục chiếm thị phần dẫn đầu tại Việt Nam trong nhiều năm qua.

- Vào thập niên 1990, Tập đoàn bánh kẹo hàng đầu Hàn Quốc – Orion đã thành lập văn phòng đại diện tại TP. HCM và bắt đầu đưa các sản phẩm của mình vào thị trường Việt Nam. Đến năm 2005, Orion chính thức mở chi nhánh tại Việt Nam, thành lập công ty TNHH Orion Food Vina với 100% vốn từ tập đoàn mẹ Orion.
- Theo Orion cho biết, hiện nay công ty đang chiếm tới 58% thị phần bánh chế biến công nghiệp tại Việt Nam. 

- Orion Food Vina đạt nhiều giải thưởng, chứng nhận do người tiêu dùng bình chọn và các tổ chức uy tín trao tặng như “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”…

- Các sản phẩm của công ty Orion được phân phối khắp 64 tỉnh thành Việt Nam và một số sản phẩm xuất khẩu sang nước ngoài.
Tập đoàn sản xuất bánh kẹo Orion của Hàn Quốc mới đây cho biết, doanh thu tại thị trường Việt Nam năm qua đạt 174,5 triệu USD (tương đương gần 4.000 tỷ đồng), tăng trưởng 24,1% so với năm trước.

Theo Orion, tốc độ tăng trưởng doanh thu ở Việt Nam hiện nay tương đương tốc độ tăng trưởng của tập đoàn này tại Trung Quốc cách đây 10 năm.

Tờ Pulsenews (Hàn Quốc) nhận định, chiến dịch quảng cáo với thông điệp "Tình yêu" đã đưa nhà sản xuất bánh kẹo này giành được sự ủng hộ của người tiêu dùng Việt Nam cho sản phẩm bánh Choco Pie. Đây là chiến lược đã từng đem lại thành công cho Orion chính tại sân nhà Hàn Quốc, giúp sản phẩm Choco-Pie trở thành thương hiệu có uy tín tại xứ sở kim chi.

Với hệ thống phân phối rộng khắp tại Việt Nam, cùng với việc gần như 100% các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini có kinh doanh dòng sản phẩm thương hiệu Orion tại điểm bán, không khó khăn gì khi Orion là thương hiệu bánh kẹo bán chạy nhất tại Việt Nam.
Danh sách sản phẩm bánh kẹo Orion phân phối tại Việt Nam.

3. Bánh kẹo Bibica

Ngày 16/01/1999, Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa với thương hiệu Bibica được thành lập từ việc cổ phần hóa ba phân xưởng: bánh, kẹo và mạch nha của Công ty Đường Biên Hoà. Trụ sở của công ty đặt tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai.
Ngành nghề chính của Công ty là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm: Bánh, kẹo, mạch nha.
Bánh kẹo Bibica

Bắt đầu từ năm 2000 Công ty phát triển hệ thống phân phối theo mô hình mới. Các chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ lần lượt được thành lập để kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng trong cả nước.

 Bước vào năm 2006, Công ty triển khai xây dựng nhà máy mới trên diện tích 4 ha tại khu công nghiệp Mỹ Phước I, tỉnh Bình Dương. Giai đoạn 1 Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh bông lan kem Hura cao cấp nguồn gốc châu Âu công suất 10 tấn/ngày.

Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa chính thức đổi tên thành "Công Ty Cổ Phần Bibica" kể từ ngày 17/1/2007.

Với tầm nhìn trở thành công ty sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam, với doanh số 2.300 tỉ và chiếm thị phần 14% vào năm 2018, trong năm 2011 Công ty đã cải tổ toàn diện hệ thống bán hàng, mở thêm nhà phân phối, tăng số lương nhân sự bán hàng và đầu tư phần mềm quản lý hệ thống bán hàng. Kết quả doanh số năm 2011 của Công ty đạt con số trên 1.000 tỉ.

Năm 2012 Công ty tiếp tục đầu tư hệ thống quản lý bán hàng DMS (quản lý online) và hoàn thiện hệ thống đánh giá cho lực lượng bán hàng và nhà phân phối.

Cũng trong năm 2012 Công ty nâng cấp hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp ERP lên phiên bản ERP R12 với kinh phí 4 tỉ đồng và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2012.

Năm 2014, với mục tiêu tăng độ phủ và doanh số, Công ty đầu tư công cụ hỗ trợ bán hàng bằng thiết bị PDA, nhằm kiểm soát, thúc đẩy nhân viên viếng thăm cửa hàng trên tuyến và chuyển đơn hàng về Nhà phân phối tức thời.

Năm 2014 đầu tư hệ thống an toàn công nghệ thông tin đưa vào sử dụng từ tháng 9/2014 đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin khi xảy sự cố mất điện, cháy nổ.

Năm 2015 Áp dụng thành công MFCA trong sản xuất, kiểm soát lãng phí trong sản xuất có hiệu quả và triệt để hơn.

Cho tới nay, Công ty CP Bibica đã được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt nam chất lượng cao suốt 20 năm liên tục.

4. Bánh kẹo Hải Hà

Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà (HAIHACO ) là một trong những doanh nghiệp chuyên sản xuất bánh kẹo lớn nhất tại Việt Nam.
Thương hiệu bánh kẹo Hải Hà

Công ty được thành lập từ năm 1960 trải qua hơn 50 năm phấn đấu và trưởng thành Công ty đã không ngừng lớn mạnh, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh tốt, đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên ngành có năng lực và lực lượng công nhân giỏi tay nghề Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã tiến bước vững chắc và phát triển liên tục để giữ vững uy tín và chất lượng xứng đáng với niềm tin yêu của người tiêu dùng.

Năm 2003 Công ty thực hiện cổ phần hóa theo quyết định số 191/2003/QĐ-BCN ngày 14/11/2003 của Bộ Công nghiệp.

Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần từ ngày 20/01/2004 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003614 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp và thay đổi lần thứ tư ngày 07/05/2012. Các hoạt động sản xuất kinh doanh chính bao gồm:
- Sản xuất, kinh doanh bánh kẹo và chế biến thực phẩm.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, sản phẩm chuyên ngành, hàng hoá tiêu dùng và các sản phẩm hàng hoá khác. 
- Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại.
- Kinh doanh các ngành nghề khác không bị cấm theo các quy định của pháp luật.

5. Bánh kẹo Hữu Nghị

Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị (HUUNGHI FOOD), tiền thân là Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, được thành lập và chính thức hoạt động vào ngày 8/12/1997. Đến năm 2006, sau 9 năm hoạt động, Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị được cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. Cùng năm đó, Hữu Nghị triển khai xây dựng hệ thống phân phối tại miền Bắc theo mô hình hiện đại - chuyên nghiệp.
Bánh kẹo hữu nghị

Sau 1 năm triển khai, năm 2007, Hữu Nghị cơ bản xây dựng xong hệ thống phân phối tại 32 tỉnh thành từ Huế trở ra phía Bắc.

Năm 2008 đánh dấu mốc Hữu Nghị Nam tiến, triển khai hệ thống phân phối ở miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam. Tháng 6/2009, để vận động theo xu hướng phát triển của thị trường và mở rộng ngành nghề kinh doanh, Công ty Cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị. Cùng với đó, Hữu Nghị chính thức triển khai xây dựng hệ t
Tháng 5/2015, Hữu Nghị thành lập phòng kinh doanh kênh MT và kênh Horeca.
Năm 2016, Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị chính thức tham gia phân phối ngành nước chấm, gia vị.

Sau 20 năm đồng hành với Hữu Nghị, tháng 4/2017, Tổng Công ty TNHH một thành viên thuốc lá Việt Nam đã thực hiện thoái vốn thành công khỏi Công ty CPTP Hữu Nghị. Từ năm 2013 đến nay, doanh thu và lợi nhuận của Hữu Nghị liên tục tăng so với các năm.

Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị hiện có 2 chi nhánh, 3 nhà máy tại Hà Nội, Hà Nam, Bình Dương và mạng lưới phân phối phát triển mạnh với hàng trăm nhà phân phối, hơn 140.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.

Sản phẩm của Hữu Nghị bao gồm nhiều loại bánh kẹo như bánh trứng Tipo, kem xốp Kexo, Bolero, bánh layer Salsa, Arita, kẹo Suri và Joli, bánh trung thu, bánh ngọt, mứt, các thực phẩm chế biến khác...

Hiện nay, Công ty CPTP Hữu Nghị đang phát triển các dòng sản phẩm bánh khô nhằm đáp ứng thị hiếu của khách hàng. Các dòng sản phẩm bánh khô tiêu biểu của Hữu Nghị như nhãn hàng Tipo với dòng bánh kem trứng Tipo kem sữa 250g, 220g và 48g; bánh Tipo matcha cookies 180g và 90g; nhãn hàng Salsa với dòng bánh cakes Salsa cốm, dâu, sữa 360g; nhãn hàng Kexo với dòng bánh kem xốp Kexo cốm, sữa, khoai môn 145g. Song hành với các sản phẩm bánh khô đã tồn tại từ lâu, các sản phẩm bánh tươi mang thương hiệu Hữu Nghị đã đang tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường với các sản phẩm chiến lược như Lucky, Staff, Braha, Sandwich. Năm 2006, bánh ruốc Staff của Hữu Nghị là sản phẩm đầu tiên trên thị trường đánh vào phân khúc bánh mặn. Trải qua 12 năm với nhiều thay đổi, bánh tươi Hữu Nghị hiện nay vẫn luôn là sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng.

Luôn nỗ lực hết mình vì sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam cho mỗi bước đi của Hữu Nghị. Không dừng lại ở các sản phẩm bánh truyền thống, Hữu Nghị tiếp tục mở rộng mô hình kinh doanh ở các sản phẩm kẹo. Năm 2018, Công ty CPTP Hữu Nghị bắt đầu triển khai mô hình nhập khẩu kẹo, được sản xuất theo công nghệ châu Âu. Đây là bước đi táo bạo, thể hiện tầm nhìn của Ban lãnh đạo trong việc đưa Hữu Nghị trở thành một trong những nhà sản xuất, cung ứng bánh kẹo lớn nhất tại Việt Nam.

6. Công ty  liwayway việt nam - Thương hiệu Oishi

- Công ty Liwayway của Philippines vào năm 1974, cho ra đời sản phẩm snack Tôm Oishi đầu tiên, dựa vào công nghệ sản xuất snack hiện đại của Nhật Bản.

- Khi các sản phẩm snack Oishi du nhập vào thị trường Việt Nam, chúng cũng nhanh chóng trở thành một hiện tượng lớn. Sản phẩm Oishi được người tiêu dùng Việt ở khắp mọi miền đất nước, ở mọi lứa tuổi yêu thích và thậm chí ở Việt Nam từ "Oishi" còn được sử dụng thay thế cho từ "snack". 

Bánh kẹo Oishi

- Với tiềm năng phát triển ở mảng thức ăn nhẹ lớn như vậy, Liwayway đã quyết định thành lập công ty công nghiệp thực phẩm Liwayway Việt Nam vào năm 1997.

- Liwayway Việt Nam cung ứng cho thị trường không chỉ các sản phẩm snack mà còn cả những sản phẩm bánh kẹo, đồ uống mang tên thương hiệu Oishi. Một số sản phẩm nổi tiếng và quen thuộc với người tiêu dùng như nước ngọt Oishi C+, kẹo Oishi hương me, vải thiều, thập cẩm… 

- Nhiều năm liền công ty và thương hiệu Oishi được các tổ chức uy tín bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao, sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt nhiều giải thưởng cao quý khác.

7. Bánh kẹo Lotte

Lotte Việt Nam hiện nay được biết đến là một tập đoàn lớn mạnh trong nhiều lĩnh vực thương mại, bán lẻ, bất động sản, hóa phẩm... Tập đoàn Lotte được thành lập năm 1948 tại Nhật Bản với khởi đầu là kẹo sing-gum, sau đó Lotte phát triển mạnh mẽ sang Hàn Quốc. Mặc dù bánh kẹo chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các lĩnh vực mà Lotte đầu tư vào Việt Nam nhưng nó đã góp phần không nhỏ mang thương hiệu Lotte đến gần hơn với người Việt. Bánh kẹo Lotte được biết đến rộng rãi qua các sản phẩm sing-gum Xylitol, gum thổi, bánh gấu Koala, bánh thanh Toppo.
Bánh kẹo Lotte

8. Công ty bánh kẹo Hoàng Mai

2001: Thành lập Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai - thương hiệu RICHY, tiên phong nhập khẩu Bánh kẹo về Việt Nam.
2005: Phát triển thêm 21 Nhãn hàng trên tổng số nhãn hàng của 08 công ty, RICHY trở thành nhà phân phối độc quyền của các hãng Montresor, Apollo, Lambertz, Rinda...
2010: Xây dựng & Hoạt động nhà máy RICHY Miền Bắc tại KCN Phùng, Hà Nội
Xây dựng & Hoạt động nhà máy RICHY Miền Nam tại Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh
Khánh thành RICHY TOWER 35 Mạc Thái Tổ, Hà Nội và đi vào hoạt động, là trung tâm đầu não của RICHY Hoàng Mai.
2011: Xuất khẩu bánh gạo sang 15 quốc gia như: Mỹ, Hàn, Nhật Singapore.v.v..
Kỉ niệm chặng đường 10 năm phát triển RICHY Hoàng Mai
2016: Nhận được nhiều giải thưởng: Hàng Việt nam chất lượng cao 2016, Nhãn hàng nổi tiếng năm 2016, Thương hiệu thực phẩm an toàn tin dùng năm 2016
2017: Xuất khẩu bánh RICHY đến 30 Quốc Gia toàn thế giới.
Đồng hành cùng hãng hàng không quốc gia Vietnam Airline , cung cấp bữa ăn nhẹ trên các chuyến bay.
2018: Liên tục phát triển, cải tiến công nghệ, xây dựng và đi vào hoạt động thêm 1 nhà máy tại KCN Phùng.
Khẳng định vị trí trên thị trường trong nước và trên thế giới, là nhà sản xuất và phân phối bánh kẹo hàng đầu Việt Nam.
Thương hiệu bánh kẹo Hoàng Mai nhập khẩu và phân phối

9. Bánh Danisa 

Thương hiệu Bánh Danisa quá đỗi nổi tiếng với người tiêu dùng tại Việt Nam. 
Bánh Kẹo thương hiệu Mayora - Danisa

10 định hướng giúp doanh nghiệp bán lẻ thành công năm 2019

10 định hướng giúp doanh nghiệp bán lẻ thành công năm 2019

Cho dù hiệu suất của năm ngoái có thể sử dụng nhiều cải tiến hay bạn đã làm rất tốt và muốn phá vỡ kỷ lục của chính mình, những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn khởi đầu năm mạnh mẽ:
Định hướng doanh nghiệp bán lẻ 2019

1. Nâng cấp phần cứng, phần mềm và quy trình lỗi thời

Mùa lễ có thể đã thử nghiệm thiết bị và phần mềm bán lẻ của bạn, vì vậy bây giờ là thời điểm hoàn hảo để đánh giá chúng. Như Richard Keever, Giám đốc bán hàng tại Infinite Per ngoại vi cho biết, [đây là thời điểm tuyệt vời để] đánh giá công nghệ của bạn. Nó có giúp cải thiện chuyển đổi bán hàng không? Cải thiện trải nghiệm của khách hàng? Có phải sự vắng mặt của công nghệ phù hợp chi phí bán hàng và sự thất vọng với người mua sắm và nhân viên?

Câu trả lời cho những câu hỏi này có thể giúp định hướng chiến lược công nghệ cho năm sau, anh ấy tiếp tục. Bạn có thể xác định rằng cần nhiều thiết bị di động hơn để chặn đường.  Có lẽ máy tính bảng là cần thiết trong một số bộ phận có kích thước màn hình lớn hơn được yêu cầu. Có lẽ việc thiếu các công cụ bán thân đã khiến một số khách hàng bỏ đi mà không mua. Đánh giá vào cuối năm trong khi dữ liệu còn mới có thể đưa bạn đi đúng hướng.

Vì vậy, hãy xem các công nghệ bạn có trong doanh nghiệp của bạn và xem liệu bất kỳ trong số chúng có thể sử dụng một bản nâng cấp. Nếu bạn thấy rằng các công cụ của mình đã lỗi thời, hãy thực hiện các bước để đảm bảo bạn có sẵn phiên bản mới nhất. Điều này có thể có nghĩa là tải xuống bản cập nhật phần mềm mới nhất hoặc mua thiết bị mới.

Nâng cấp chương trình của bạn không phải là có các công cụ mới nhất và thú vị nhất. Đó là về hợp lý hóa hoạt động của bạn và cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

Ví dụ: nếu bạn vẫn đang sử dụng thẻ khách hàng thân thiết, bạn có thể muốn nâng cấp lên chương trình khách hàng thân thiết kỹ thuật số, vì vậy khách hàng sẽ không phải mang theo thẻ nữa. Vẫn đang sử dụng bảng tính hoặc bút và giấy để theo dõi tài chính của bạn? Xem xét nâng cấp lên một phần mềm kế toán hiện đại.

Ngoài ra, lưu ý rằng việc nâng cấp hệ thống của bạn là rất quan trọng để duy trì bảo mật. Các chương trình cũ hơn có thể dễ dàng xâm nhập hơn, vì vậy hãy kiểm tra các cập nhật đó để đảm bảo rằng bạn có các biện pháp bảo mật mới nhất.

Dưới đây là danh sách nhanh những thứ có thể cần nâng cấp trong doanh nghiệp của bạn:

Điểm bán hàng - Nếu bạn vẫn có một máy tính tiền khổng lồ, bạn nên xem xét việc tăng cấp cho hệ thống POS trên nền tảng đám mây nhanh hơn, đẹp hơn và mạnh hơn. Hầu hết các hệ thống POS hiện đại đều đi kèm với hàng tồn kho, lòng trung thành và các tính năng thương mại điện tử để bạn có thể điều hành nhiều khía cạnh của doanh nghiệp của mình từ một nơi.

Lòng trung thành - Người tiêu dùng hiện đại không phải là người hâm mộ lớn của thẻ khách hàng thân thiết làm lộn xộn ví của họ. Giải quyết vấn đề này bằng cách triển khai chương trình khách hàng thân thiết được tích hợp trong POS của bạn hoặc có thể chạy trên thiết bị di động.

Tài chính - Bỏ bút và giấy hoặc bảng tính. Lên cấp cho một hệ thống kế toán có thể tự động đồng bộ hóa doanh số, đối chiếu tài khoản và hơn thế nữa.

Trang web - Trang web của bạn có thân thiện với thiết bị di động không? Bạn đang thực hiện các biện pháp bảo mật dữ liệu mới nhất? Đánh giá các nỗ lực bán hàng trực tuyến của bạn và xem nếu bạn cần cập nhật bất cứ điều gì.

Hàng tồn kho - Sử dụng bút và giấy để theo dõi hàng tồn kho? Nâng cấp lên một phần mềm kiểm kê hiện đại giúp sắp xếp hợp lý số lượng mặt hàng, đặt hàng và hơn thế nữa.

Thanh toán - Hãy xem rằng thiết bị xử lý thanh toán của bạn tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật mới nhất. Và nếu nó có ý nghĩa đối với doanh nghiệp của bạn, hãy xem xét nâng cấp lên hệ thống có thể chấp nhận thanh toán di động như Apple Pay.

Đánh giá các quy trình của bạn

Ngoài công nghệ, hãy dành thời gian để đánh giá lại công việc hiện tại của bạn. Jessica Thiele, Giám đốc Tiếp thị tại  Virtual Logistics Inc. , cung cấp thủ thuật tiện dụng này mà các nhà bán lẻ có thể sử dụng để đánh giá quy trình của họ và các chiến lược:

Lấy một quả bóng sợi hoặc chuỗi. Tập hợp tất cả mọi người trong doanh nghiệp 'chạm' vào một đơn đặt hàng khi nó đến và có điểm chạm đầu tiên chuyền bóng cho người tiếp theo, và người tiếp theo, và cứ thế cho đến khi đơn hàng được 'hoàn thành'. Nếu bạn có nhiều hơn ba - có, ba - người chạm vào một đơn đặt hàng, đã đến lúc cập nhật chiến lược kinh doanh của bạn.

Một cách dễ dàng để giảm số lượng điểm tiếp xúc là tự động hóa các chuyển động dữ liệu của bạn giữa các ứng dụng cốt lõi, theo Jessica Jessica. Nhiều ứng dụng đám mây đi kèm với tích hợp một-một-một được xây dựng sẵn cho các ứng dụng lớn khác. Nếu bạn có các ứng dụng hoặc trường dữ liệu tùy chỉnh, bạn có thể cần xem xét việc thuê đối tác tích hợp. Trong cả hai trường hợp, bạn có thể tự động hóa các luồng dữ liệu quan trọng và lưu lại những cơn đau đầu đáng kể cho doanh nghiệp của bạn cho kỳ nghỉ bán lẻ lớn tiếp theo.

2. Cá nhân hơn với khách hàng

Hy vọng sự cạnh tranh trên thị trường sẽ trở nên khốc liệt hơn vào năm 2010, khi các thương nhân nỗ lực nhiều hơn để ganh đua sự chú ý của người tiêu dùng và đô la. Các nhà bán lẻ tiên tiến đang nâng cao trò chơi của họ mặc dù mua sắm đa kênh, thực hiện đơn hàng nhanh hơn và giá cả cạnh tranh.

Và mặc dù bạn chắc chắn nên xem xét việc thực hiện những điều tương tự trong cửa hàng của mình, đừng quên rằng kết nối với khách hàng theo cách cá nhân và có liên quan sẽ tiếp tục là cách tốt nhất để họ biết, thích và tin tưởng bạn.

Năm nay, phấn đấu để có được nhiều cá nhân hơn với người mua sắm và đối xử với họ như những cá nhân mà họ đang có. Dưới đây là một vài ý tưởng:

Chuyển đổi người mua và người nhận quà tặng thành khách hàng thân thiết

Bạn có thể đã bán cho nhiều khách hàng lần đầu tiên vào năm 2018 (đặc biệt là trong mùa lễ khi mọi người mua hoặc nhận sản phẩm của bạn làm quà tặng). Xem cho nó rằng bạn có một kế hoạch để đưa những khách hàng này quay trở lại. Chad Rubin, Giám đốc điều hành tại Skubana khuyên các nhà bán lẻ nên thiết lập các chiến dịch nuôi dưỡng email cho những người mua lần đầu tiên để bạn có thể nhúng lại vào ví của họ.

Đảm bảo việc bán hàng từ những người mua trước sẽ tương đối dễ dàng vì họ đã mua từ bạn trong quá khứ. Như Chad lưu ý, việc bắt ai đó mở ví là phần khó nhất trong bán lẻ, vì vậy bước đến với người mua lần thứ hai dễ dàng hơn nhiều.

Ông cũng khuyến nghị sử dụng thư trực tiếp để thu hút lại khách hàng. Tiếp thị trực tiếp đã được sử dụng rất nhiều vì các công ty đang chuyển sang email, vì vậy bạn có thể coi bưu thiếp trong thư như một cách để nhắm mục tiêu lại người mua lần 2.

Phân khúc khách hàng

Loại bỏ các thông điệp một kích cỡ phù hợp với tất cả (còn gọi là hàng loạt) và phân khúc khách hàng theo nhân khẩu học, vị trí và lịch sử mua hàng của họ. Điều này sẽ cho phép bạn gửi thông tin liên lạc phù hợp hơn và tăng tỷ lệ mở và bán hàng của bạn.

Kiểm tra cửa hàng vape Canada VapeMeet đang làm gì. Nhà bán lẻ phân khúc khách hàng theo vị trí và điều này cho phép họ điều chỉnh các chiến dịch email của họ.

Chúng tôi chia khách hàng thành các bộ sưu tập khác nhau, Charlie Pisano, người đồng sáng lập cổ phiếu. Vì vậy, nếu chúng tôi muốn nhắm mục tiêu chỉ khách hàng Ontario của chúng tôi, chúng tôi có thể. Hoặc, nếu chúng tôi muốn làm một điều đặc biệt ở Quebec và gửi email bằng tiếng Pháp, chúng tôi cũng có thể thực hiện điều đó một cách dễ dàng.

Cá nhân hóa các nỗ lực trung thành của bạn

Nhà bán lẻ kẹo United Sweets cá nhân hóa nội dung và ưu đãi của họ bằng cách tích hợp hệ thống quản lý khách hàng và POS (Vend) của họ với phần mềm khách hàng thân thiết (Thu thập).

Làm như vậy cho phép họ thu thập dữ liệu về khách hàng của họ và tùy chỉnh nội dung và cung cấp phù hợp.

Chúng tôi biết ai là [khách hàng của mình], chúng tôi biết họ đang mua gì và chúng tôi có thể tiếp cận với họ và tiếp thị với họ theo cách thực sự phù hợp, Fin chia sẻ Finn Puklowski của United Sweets. Ông cho rằng hệ thống khách hàng thân thiết của họ cho phép họ nhận ra khách hàng tốt nhất của mình để họ có thể cung cấp các đặc quyền như giá cả và phần thưởng tốt hơn.

Gửi ghi chú cá nhân lỗi thời

Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của những cử chỉ chu đáo như những chú thích của thời xưa. Ngày nay, người tiêu dùng thấy rất mới mẻ khi nhận được thư viết tay thay vì email.

Hãy nhìn vào những gì T-We Tea ở San Francisco đã làm. Tôi đã đặt hàng qua trang web của họ, và thật ngạc nhiên (và rất vui), tôi thấy một ghi chú viết tay có trong gói.

3. Nói chuyện với nhân viên

Sẽ rất khó khăn để đạt được thành công phá kỷ lục nếu bạn không có nhân viên của mình hỗ trợ bạn, vì vậy hãy dành thời gian cho một bài phát biểu đầy động lực. Nhận ra những điều tuyệt vời mà mọi người đạt được trong năm 2018 và khuyến khích giáo dục hoặc thậm chí khuyến khích họ làm tốt hơn. Tại sao không cung cấp phần thưởng cho các cộng sự của bạn, những người mang lại niềm vui nhất cho khách hàng?

Và nếu bạn có bất kỳ kế hoạch nào về cách tăng hiệu suất trong năm 2019 (nghĩa là nâng cấp, sáng kiến ​​mới), hãy đảm bảo nhóm của bạn đang trong vòng lặp. Bạn cũng có thể muốn nhận đề xuất và nhận ý kiến ​​của mọi người về cách cải thiện kết quả.

4. Nhận lịch quảng cáo bán lẻ

Thiếu kế hoạch và tổ chức là một trong những lý do hàng đầu khiến các chương trình khuyến mãi bán lẻ thất bại. Năm nay, ngăn chặn điều đó xảy ra bằng cách trang bị cho mình một lịch quảng cáo.

Lật qua lịch năm 2019 của bạn và đánh dấu các ngày lễ và sự kiện mua sắm thiết yếu. Điều này sẽ cho phép bạn lên kế hoạch trước và đảm bảo rằng các chương trình khuyến mãi của bạn chạy trơn tru. Cần cảm hứng? Một tìm kiếm nhanh trên Google về lịch quảng cáo bán lẻ của Cameron, sẽ cung cấp cho bạn một số ý tưởng.

5. Giới thiệu các kênh bán hàng bổ sung

Nhận tất cả các kênh bán hàng của bạn được bảo hiểm bằng cách đảm bảo rằng người mua hàng có thể mua hàng của bạn cho dù họ đang ở đâu hoặc đang sử dụng thiết bị nào.

Đối với nhiều nhà bán lẻ, điều này có thể có nghĩa là thiết lập các trang web thương mại điện tử và di động. Nếu bạn chưa làm như vậy, hãy bắt đầu bán hàng trực tuyến và trên đường đi thông qua một giải pháp thương mại điện tử được lưu trữ. Tại sao không xem xét các tích hợp của Vend với Shopify hoặc WooC Commerce,  cho phép các nhà bán lẻ trực tiếp dễ dàng thiết lập cửa hàng trên web?

Nếu bạn đã có bảo hiểm trực tuyến, thương mại điện tử và điện thoại di động, điều đó có thể khiến bạn bắt đầu bán hàng trên phương tiện truyền thông xã hội. Nhiều nhà bán lẻ, đặc biệt là những người trong ngành may mặc, đang chuyển sang các trang web như Instagram và Facebook để bán hàng hóa của họ.

Nếu bạn đang ở trên Instagram, hãy khám phá các bài đăng có thể mua được của nền tảng để bắt đầu bán hàng. Hãy lưu ý rằng Instagram có một số yêu cầu phê duyệt trước khi bạn có thể tạo bài đăng. Bao gồm các:

Chủ yếu bán sản phẩm vật chất

Hồ sơ doanh nghiệp của bạn được kết nối với Danh mục Facebook
Khi bạn đã thiết lập xong, bạn có thể bắt đầu gắn thẻ các sản phẩm của mình trên Instagram. Một ví dụ tuyệt vời về một nhà bán lẻ sử dụng tốt các bài đăng có thể mua được trên Instagram là Away , một thương hiệu du lịch. Một số ảnh của họ chứa các thẻ cho phép mọi người tìm hiểu về - và hy vọng - mua các mặt hàng có trong nguồn cấp dữ liệu của Away.

Đảm bảo các kênh bán hàng của bạn được kết nối

Nếu bạn đang bán hàng trên các kênh khác nhau, bây giờ là thời gian để đảm bảo rằng chúng được kết nối và có thể hoạt động cùng nhau. Ví dụ: nếu bạn bán hàng trực tuyến và ngoại tuyến, bạn có thể muốn triển khai dịch vụ lấy hàng tại cửa hàng (còn gọi là nhấp và thu thập) , vì vậy khách hàng trực tuyến của bạn có thể chỉ cần đến cửa hàng của bạn để nhận đơn đặt hàng.

6. Làm hàng tồn kho của bạn

Nếu bạn không đứng đầu hàng tồn kho của mình vào năm 2018, thì tháng 1 là thời điểm hoàn hảo để thực hiện kiểm kê vật lý. Tại sao? Đầu năm thường là khoảng thời gian SKU của bạn ở mức thấp nhất.

Lên lịch đếm hàng tồn kho sớm và cập nhật mức tồn kho của bạn. Để có kết quả tốt nhất, hãy tổ chức bằng cách lập bản đồ cửa hàng của bạn và sử dụng hệ thống kiểm kê kỹ thuật số khi đếm các mặt hàng.

Và bạn có thể muốn thực hiện đếm chu kỳ , đó là quá trình đếm một phần các mặt hàng một cách liên tục. Điều này giúp bạn luôn đứng đầu trong kho của bạn mà không phải đóng cửa hàng của bạn hoặc dành quá nhiều thời gian để đếm toàn bộ danh mục chứng khoán của bạn.

7. Cập nhật thông tin công ty, danh sách và bios nếu cần thiết

Bạn đã nhận được bất kỳ giải thưởng hoặc được giới thiệu trên các phương tiện truyền thông vào năm 2018? Hoặc có lẽ doanh nghiệp của bạn đã giới thiệu một cái gì đó lớn vào năm ngoái (ví dụ, mở cửa hàng mới, sản phẩm mới, v.v.). Nếu vậy, hãy chắc chắn cập nhật trang web, tài khoản xã hội và tài sản thế chấp tiếp thị phù hợp.

Ví dụ, nếu bạn nêu các thương hiệu mà bạn bán trên trang web của mình, hãy xem thương hiệu đó được bao gồm. Hoặc nếu bạn có một bài viết hay trong một ấn phẩm chính, hãy hiển thị nó trên trang web và cửa hàng vật lý của bạn.

Bạn cũng nên xem lại danh sách doanh nghiệp của mình trên Google, Yelp và các trang web khác để đảm bảo rằng thông tin của bạn là chính xác và được cập nhật. Một lần nữa, đây là thời điểm tuyệt vời để cập nhật những hồ sơ đó bằng cách thêm / chỉnh sửa thông tin doanh nghiệp của bạn và tải lên ảnh mới.

8. Nấu những kinh nghiệm hấp dẫn trong cửa hàng

Giống như chúng tôi đã nói trong báo cáo Dự đoán và xu hướng bán lẻ mới nhất của chúng tôi , việc mua hàng hóa sẽ được sắp xếp hợp lý hơn rất nhiều (nhờ những người chơi như Amazon) trong năm nay. Tuy nhiên, khía cạnh kinh nghiệm của bán lẻ - phần liên quan đến việc khám phá các sản phẩm tuyệt vời và giao tiếp với những người khác - sẽ không còn nữa.

Mọi người vẫn sẽ tìm đường đến các cửa hàng thực tế, không phải vì họ muốn mua đồ, mà vì họ muốn có được trải nghiệm mà họ sẽ không tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác.

Điều đó có ý nghĩa gì với bạn? Nếu bạn đang điều hành một cửa hàng trực tiếp, bạn cần đảm bảo rằng những người bước vào không gian của bạn tìm thấy những trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn.

Bây giờ, trải nghiệm đúng đắn của người khác sẽ khác nhau, tùy thuộc vào doanh nghiệp của bạn. Nhưng một số nhà bán lẻ đang tìm thấy thành công với những điều sau đây:

Cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời. Nhân viên bán lẻ ấm áp, chào đón và thông minh rất khó tìm. Đó là lý do tại sao nếu bạn có thể truyền cảm hứng cho nhân viên của mình để mang lại những bản thân tốt nhất để làm việc và vượt lên trên cả khách hàng, bạn sẽ đưa trải nghiệm cửa hàng của bạn lên một tầm hiệu quả. Bây giờ, làm tất cả những gì bắt đầu với việc đầu tư vào lực lượng lao động của bạn. Phấn đấu trở thành một nơi hấp dẫn để làm việc bằng cách tạo ra một môi trường cửa hàng tuyệt vời và bằng cách đối xử tốt (và trả tiền) cho nhân viên của bạn.

Mang lại ý thức cộng đồng thông qua các sự kiện và các lớp học. Chẳng hạn, Lululemon tổ chức các lớp yoga trong cửa hàng.

Cung cấp trải nghiệm săn tìm kho báu của người Viking, trong đó bạn cho phép người mua sắm khám phá các sản phẩm thú vị với giá cả tuyệt vời. TJX làm điều này thực sự tốt. Các cửa hàng bán lẻ luôn luôn thay đổi các loại của họ trong khi cung cấp các giao dịch hấp dẫn cùng một lúc.

Nhân đôi xuống cá nhân hóa. Cá nhân hóa sẽ là một xu hướng bán lẻ quan trọng trong năm 2019 và hơn thế nữa. Chúng ta không chỉ nói về việc đặt tên của ai đó trong dòng tiêu đề email hoặc để khách hàng đặt tên viết tắt của họ lên sản phẩm. 

Chúng tôi đang đề cập đến cá nhân hóa cho phép người mua sắm xây dựng sản phẩm và tùy chỉnh chúng đến chi tiết cuối cùng. Kiểm tra những gì Dresden đang làm cho một ví dụ tốt về cá nhân hóa bán lẻ trong hành động .

Bán sản phẩm không có sẵn ở khắp mọi nơi. Khác biệt bản thân bằng cách lưu trữ các mặt hàng độc đáo và chất lượng cao. Mọi người sẽ tiếp tục ghé thăm (và trả tiền) các nhà bán lẻ cung cấp các loại thú vị. Hãy xem xét Trader Joe's. Giá của nhà bán lẻ cao hơn một chút, nhưng mọi người vẫn tiếp tục đổ về các cửa hàng TJ. Tại sao? Bên cạnh dịch vụ khách hàng tuyệt vời, TJ không ngừng pha trộn các loại, cung cấp các sản phẩm có thương hiệu chỉ có thể tìm thấy trong các cửa hàng của mình.  

9. Hiện đại hóa hàng hóa của bạn

Vẫn sử dụng cùng một định dạng cửa hàng cũ hoặc cửa sổ hiển thị mệt mỏi? Hãy dành thời gian vào đầu năm 2019 để chuyển đổi mọi thứ. Bán lẻ sẽ cạnh tranh hơn rất nhiều trong năm tới. Bạn muốn đảm bảo rằng giao diện cửa hàng của bạn là độc đáo và đủ hấp dẫn để lôi kéo mọi người bước vào và nán lại.

Nếu bạn chưa làm như vậy, hãy thực hiện bài tập thể dục V & Vista của Kizer và Bender để tìm ra khu vực có lợi nhất cho cửa hàng của bạn . Thực hiện bước này sẽ giúp bạn xác định nơi đặt sản phẩm tốt nhất của bạn và những gì bạn có thể làm để giữ cho mọi thứ tươi mới.

10. Tìm các lĩnh vực cải tiến khác bằng cách xem dữ liệu của bạn

Dữ liệu cửa hàng của riêng bạn có thể là một mỏ vàng cho những hiểu biết về cách làm tốt hơn. Dành thời gian để tìm hiểu các con số của bạn cho năm 2018 để tìm các lĩnh vực mà bạn có thể cải thiện vào năm 2019. Dưới đây là một số gợi ý:

Kiểm tra dữ liệu bán hàng và hàng tồn kho của bạn để tìm ra những gì cần lưu trữ
Những sản phẩm bạn nên mang theo nhiều hơn? Những nhà cung cấp bạn nên mua từ? Cách tốt nhất để trả lời đó là nhìn vào dữ liệu của bạn. Xác định người bán hàng hàng đầu của bạn để tìm ra những gì khách hàng của bạn muốn, và sau đó thực hiện các bước để cung cấp cho mọi người nhiều hơn về phía trước.

Một ví dụ về dữ liệu đang hoạt động đến từ Dish the Fish ở Singapore.

Dish The Fish sử dụng nền tảng quản lý bán lẻ và POS dựa trên đám mây để điều hành hoạt động kinh doanh của họ. Hệ thống cho phép họ theo dõi doanh số và hàng tồn kho của mình và Dish The Fish sử dụng dữ liệu đó để đưa ra quyết định thông minh hơn.

Vì thiết lập hiện đại này, Jeffrey Tan, chủ quầy hàng, luôn biết những người bán hàng hàng đầu của mình là gì và mỗi con cá bán hết nhanh như thế nào trong một ngày. Thông tin đó đã được chứng minh là có giá trị trong việc ra quyết định của ông.

Tôi đã từng đặt mua rất nhiều ikan kuning [loại cá] khi tôi ở cảng, vì tôi nghĩ nó được bán rất nhanh, anh ấy nói với United Overseas Bank (UOB) . Nhưng theo UOB, Sinh khi anh rút dữ liệu hàng giờ để theo dõi tần suất bán giữa các loài cá khác nhau, anh đã rất ngạc nhiên khi thấy chiếc áo khoác da, có giá hơi cao so với ikan kuning, là loại bán nhanh hơn.

Nhìn vào doanh số hàng giờ của bạn để xác định các khe thời gian có lợi nhất cho cửa hàng của bạn
Biết doanh số hàng giờ của bạn sẽ giúp bạn thiết lập ca làm việc của nhân viên. Chẳng hạn, nếu bạn biết rằng bạn luôn có được một lượng lớn khách hàng vào buổi chiều, thì bạn có thể lên lịch cho các cộng sự trong khoảng thời gian đó.

Nhìn vào doanh số hàng giờ cũng có thể giúp bạn xác định giờ hoạt động tốt nhất.

Ví dụ, Jon Wakefield, chủ sở hữu của Thú nuôi Sandgate, nhận ra rằng họ sẽ có nhiều lợi nhuận hơn nếu họ điều chỉnh giờ cửa hàng của mình .

Trước đây chúng tôi mở cửa từ 8:30 đến 5:30 mỗi ngày vào các ngày trong tuần; sau đó từ 8:30 đến 5:00 ngày thứ bảy và 10 đến 5 giờ chủ nhật. Nhưng tôi đã đi vào Vend, và tôi đã tìm ra số tiền chúng tôi thực sự kiếm được trong những giờ đó, anh ấy chia sẻ.

Sau đó, hóa ra là từ 8:30 đến 9:00, chúng tôi không kiếm đủ tiền để trang trải tiền lương. Vì vậy, chúng tôi đã thay đổi giờ hoạt động và hiện tại chúng tôi mở cửa từ 9:00 đến 5:30 vào các ngày trong tuần, và sau đó từ 8:30 đến 4 vào thứ Bảy. Sau đó vào Chủ nhật, chúng tôi chỉ mở cửa đến 3 giờ chiều.

Hãy cố gắng làm một cái gì đó tương tự. Kiểm tra doanh số của bạn mỗi giờ để xác định xem doanh thu của bạn trong những thời điểm nhất định có thể bù đắp cho chi phí hay không. Nếu không, bạn có thể muốn xem xét điều chỉnh giờ cửa hàng của mình cho phù hợp.

Tìm hiểu cách mọi người khám phá cửa hàng của bạn để bạn có thể tập trung lại các nỗ lực tiếp thị của mình
Mọi người tìm thấy doanh nghiệp của bạn như thế nào? Nếu bạn không biết câu trả lời cho điều đó, đã đến lúc bạn nên tìm hiểu. Nói chuyện với khách hàng của bạn và xem các kênh tiếp thị mà bạn đang sử dụng, sau đó tìm ra kênh nào đang thúc đẩy lưu lượng truy cập và doanh số.

Có phải mọi người đang khám phá bạn thông qua Google? Có lẽ những nỗ lực trên Facebook và Instagram của bạn đang được đền đáp. Hoặc có thể đó chỉ là lời nói cũ tốt.