Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

Tư duy kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini truyền thống

Đa phần các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini có cách thức kinh doanh thuần truyền thống, và rất khó để phân tích hiệu quả kinh doanh. Liệu tư duy kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini truyền thống còn có phù hợp với xu hướng thị trường.
Tư duy kinh doanh tạp hóa truyền thống

Đã qua rồi cái thời bán hàng tạp hóa kiểu các bà các thế hệ phụ huynh của chúng ta, phương thức thanh toán bằng cách tính tiền lẩm nhẩm trong đầu một cách thuần túy, “hiện đại” hơn là dùng máy tính bấm bấm rồi đưa cho khách mẩu giấy ghi tiền hàng…

Nếu bạn đang muốn xây dựng mô hình siêu thị mini bài bản vẫn còn bán hàng kiểu cũ rích đó sẽ khiến khách hàng chán nản và dần dời bỏ bạn đi vì bán hàng thiếu chuyên nghiệp, hoặc khó chịu vì phải đợi chờ quá lâu trong quá trình thanh toán, và chắc chắn là mất khách trong trường hợp hàng hết mà không kịp nhập về vì khó kiểm soát dữ liệu hàng tồn kho. Nhất là khi hàng hóa nhiều, đầu óc thì quên quên nhớ nhớ, sẽ khó mà duy trì và phát triển việc kinh doanh buôn bán được.

Bây giờ đã là thời đại 4.0, bán hàng cũng phải hiện đại và chuyên nghiệp và từ bỏ tư duy kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa truyền thống thì mới mong kiếm được khách hàng. 

Chính vì vậy, nhiều cửa hàng tạp hóa đã chuyển sang mô hình cửa hàng tiện lợi, mang đến cho khách hàng trải nghiệm hiện đại, thuận tiện. Các shop kinh doanh trong mọi lĩnh vực đều đang hướng đến chuyên nghiệp hóa việc bán hàng và quản lý bán hàng. 

Vậy làm thế nào để bán hàng tại cửa hàng một cách nhanh chóng? Làm thế nào chỉ cần dùng máy quét mã vạch “tít” 1 cái là tính được tiền? Bấm 1 cái là in ra hóa đơn? Phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa nào phù hợp? Làm sao để quản lý hàng hóa tồn kho không để bị hết hàng? Đâu là những khó khăn khi quản lý cửa hàng tạp hóa và giải pháp cho những vấn đề đó là gì?

1. Quá nhiều mặt hàng, khó kiểm soát

Đã là mô hình kinh doanh tạp hóa thì chắc chắn phải có rất nhiều mặt hàng, mỗi cửa hàng tạp hóa có đến hàng ngàn loại hàng tạp hóa khác nhau, thậm chí cửa hàng nào có quy mô lớn lớn 1 chút, số lượng có thể lên đến cả chục nghìn sản phẩm là chuyện bình thường. Vậy người kinh doanh tạp hóa truyền thống làm sao có thể nhớ hết được bằng ấy sản phẩm đây?

Giải pháp cho vấn đề này rất đơn giản, chỉ cần 1 phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa là mọi thứ đều nằm trong lòng bàn tay bạn.

Với những sản phẩm có mã vạch: Bạn dùng máy quét mã vạch hoặc đơn giản chỉ cần 1 chiếc smartphone để đọc mã rồi nhập thông tin sản phẩm, sau đó khi bán hàng bạn chỉ cần quét mã vạch, thông tin chi tiết của sản phẩm sẽ hiển thị trên màn hình bán hàng.
Với những sản phẩm không có mã vạch: Bạn có thể tự tạo mã vạch và in ra với máy in mã vạch hoặc in bằng 1 máy in bình thường với tính năng In mã vạch trên các phần mềm bán hàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể quản lý sản phẩm theo mã SKU bằng cách đặt cho mỗi sản phẩm 1 mã quản lý hàng hóa nội bộ, khi bán hàng chỉ cần nhập mã, thông tin kèm giá bán sẽ hiện ra, bạn khỏi đau đầu với việc nhớ đến cả trăm thứ.

2. Thanh toán chậm, dễ nhầm lẫn

Không chỉ đa dạng về loại sản phẩm, mỗi mặt hàng lại có vài mẫu mã, chủng loại khác nhau, giá mỗi loại 1 khác, nếu không có giải pháp quản lý hàng hóa hiệu quả thì rất dễ nhầm lẫn, gây tổn thất về kinh tế. 

Ví dụ: Chỉ 1 mặt hàng bim bim thôi cũng có đến cả chục hãng, nào là O’Star, Poca, Oishi, Lay’s… Chưa kể mỗi hãng lại có vài loại bim bim khác nhau, và giá thì chênh lệch nhau rất nhiều. Giả sử 1 gói bim bim có giá 12.000đ mà bạn lại bán nhầm với loại 6.000đ thì coi như đi tong tiền lãi của mấy gói bim rồi.

Nếu có phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa, bạn chỉ cần dùng máy quét mã vạch “tít” 1 cái là có sẵn thông tin hàng hóa, giá bán sản phẩm. Thậm chí không cần đầu tư máy quét, chỉ với 1 chiếc smartphone bạn cũng có thể quét mã vạch, bán hàng, in hóa đơn chuyên nghiệp như siêu thị.

Với các sản phẩm không có mã vạch thì nhập mã SKU, giá sản phẩm thì đã có sẵn trong phần mềm bán hàng tạp hóa. Tổng số tiền cũng sẽ được tự động tính và in ra hóa đơn chi tiết, bạn không cần bấm máy tính để cộng cộng trừ trừ rồi viết ra giấy nữa. Khách hàng thì khỏi phải chờ lâu, bạn thì rảnh tay bán hàng hơn.

Ngoài ra, khi kinh doanh tạp hóa sẽ có nhiều sản phẩm vừa bán theo lố nhưng cũng có thể bán lẻ từng cái. Bạn muốn cài đặt giá riêng khi mua cả thùng thì có thể sử dụng tính năng thêm đơn vị quy đổi.

Ví dụ sản phẩm bia lon, bạn muốn bán theo lốc hoặc theo thùng thì khi thêm sản phẩm vào phần mềm, bạn tích chọn ô Sản phẩm có nhiều đơn vị quy đổi trong phần Quy đổi đơn vị.

3. Tồn kho không biết, dễ thất thoát

Chính vì có quá nhiều sản phẩm, danh mục hàng hóa nên việc nắm được số lượng hàng tồn kho của mỗi sản phẩm trong quá trình kinh doanh tạp hóa thực sự là 1 bài toán vô cùng khó khăn. Nhiều chủ shop còn có tư duy là thấy hàng nào hết thì lấy thôi, khách đến hỏi hết thì bảo nay có, mai có, như thế cũng chả sao. Điều đó đúng nếu bạn không có ý định phát triển việc kinh doanh mà chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, còn nếu muốn làm ăn lớn hơn thì bạn nên bỏ ngay suy nghĩ đó.

Không quản lý được hàng tồn kho không chỉ làm giảm doanh thu do mất khách, mà bên cạnh đó, nhiều mặt hàng trong cửa hàng tạp hóa rất nhỏ (như bánh xà bông, cái bút, gói tăm…), chuyện thất thoát 1 vài cái do gián nhấm chuột gặm, hay khách “tiện tay” bỏ túi, nhân viên “tiện tay” lấy dùng… bạn cũng chẳng thể nào mà kiểm soát được.

Chính bởi vậy mà phần mềm bán hàng tạp hóa sẽ giúp cho cửa hàng quản lý được tất cả tồn kho trên từng mặt hàng bạn sẽ nắm trong lòng bàn tay. Số lượng tồn kho của từng sản phẩm đều hiển thị trong quản trị phần mềm Pos. Khi nhập hàng, số lượng hàng hóa sẽ được cộng vào số lượng hàng tồn kho, khi bán hàng, số lượng hàng tồn kho sẽ tự động trừ trong phần mềm.

Ngoài ra, tính năng Kiểm hàng sẽ giúp bạn nắm được số lượng hàng hóa chênh lệch, thừa thiếu bao nhiêu, đồng thời quản lý các nhóm nguyên nhân gây thất thoát để có các biện pháp xử lý kịp thời.

4. Khó thoát ra được khỏi cửa hàng của chính mình

Có thể nhiều người sẽ nói là nhiều hàng hóa cũng chẳng sao, bán quen rồi sẽ nhớ hết. Nhưng bạn sẽ sớm nhận ra vấn đề vào 1 ngày đẹp trời nào đó bạn có việc bận, phải đi ra ngoài, bạn bị ốm không thể bán hàng… Lúc đó, ngoài bạn ra thì chẳng ai “bán quen” để mà thay bạn đứng ở cửa hàng và bạn thì chỉ có nước tạm đóng cửa hàng nghỉ 1 vài hôm thôi.

Ngoài ra, nếu bạn muốn mở rộng kinh doanh và cần thuê nhân viên thì để đào tạo 1 nhân viên mới có thể nhớ hết giá cả hàng hóa, quen với vị trí sắp xếp trong cửa hàng thì thời gian phải tính bằng cả tháng trời.

Nếu muốn rảnh rang để chăm sóc bản thân, gia đình, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa để hỗ trợ bạn. Có phần mềm rồi thì chi tiết sản phẩm, giá bán, số lượng hàng còn trong kho đều nằm ở đấy. 

Bên cạnh đó, tính năng ghi chú Điểm lưu kho sẽ giúp bạn ghi lại vị trí đặt các sản phẩm. Ví dụ sản phẩm A bạn đánh dấu lại Điểm lưu kho là ở “Kệ B1” hoặc đơn giản là “Thùng carton trong góc gần cửa sổ” thì dù là bạn hay ai bán hàng cũng có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm.

5. Không có thống kê doanh số, lời lỗ kinh doanh

Bán hàng tạp hóa thường có rất nhiều khách mua lẻ 1 vài món đồ nên số tiền thu về rất vụn vặt nên nếu không tính toán thì nhiều khi người chủ cũng chẳng biết doanh thu là bao nhiêu, lãi lỗ ra sao, mặt hàng nào bán chạy…

Với hệ thống hơn 20 loại báo cáo chi tiết sẽ giúp chủ shop nắm được tình hình kinh doanh ngay lập tức, không cần dùng đến sổ sách hay phải đau đầu tính toán nữa. Bạn sẽ quản lý được:

* Doanh thu của cửa hàng, tiền thực thu
* Chi phí, lãi lỗ của cửa hàng
* Luồng tiền có tại cửa hàng
* Xuất nhập tồn
* Gợi ý nhập hàng
* Hiệu quả làm việc của từng nhân viên
* 

6. Quản lý công nợ với các nhà cung cấp

Quản lý tiền hàng với các nhà cung cấp cũng là vấn đề khiến các chủ cửa hàng tạp hóa phải tốn không ít công sức. Nhập những mặt hàng nào? Số lượng bao nhiêu? Đơn giá nhập hàng? Đơn nhập hàng nào đã thanh toán? Đơn nào chưa?… Nếu không có phương pháp quản lý thì rất dễ xảy ra nhầm lẫn, gây thiệt hại về tài chính.

Với phần mềm bán hàng, bạn có thể tạo đơn nhập hàng, theo dõi công nợ với nhà cung cấp. Trong phần quản trị của phần mềm, bạn vào Báo cáo > Báo cáo công nợ phải trả. Tại đây bạn có thể tổng hợp công nợ của nhà cung cấp trong kỳ thanh toán.

Trên đây là 6 khó khăn, tư duy kinh doanh truyền thống phổ biến nhất mà 1 cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini hay gặp phải theo tư duy kinh doanh cực kỳ cũ kỹ. Để kinh doanh và quản lý bán hàng hiệu quả, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa giúp bạn bán hàng hiệu quả hơn. 

SHARE THIS

Chuyên Gia:

Người đầu tiên đưa nền tảng giáo dục kinh doanh siêu thị, với những khóa học quản lý siêu thị và cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini đầu tiên tại Việt Nam với thương hiệu ISAAC. ISAAC là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ setup hệ thống chuỗi minimart, trung tâm thương mại với quy trình setup và quản lý vận hành 4.0

0 nhận xét: