Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2018

Phương pháp quản lý siêu thị mini, hàng ngàn cửa hàng áp dụng hiệu quả

Phương pháp quản lý siêu thị mini, hàng ngàn cửa hàng áp dụng hiệu quả

Quản lý siêu thị mini, cửa hàng bán lẻ là một công việc, nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà bất kỳ siêu thị, hệ thống siêu thị mini, cửa hàng bán lẻ nào cũng cần phải có trách nhiệm quan tâm đặc biệt. 

Quản lý siêu thị mini là gì?

Trong mô hình kinh doanh siêu thị, hệ thống siêu thị thì quản lý siêu thị nói chung được mô tả cho nhiều vị trí, công việc tùy thuộc vào quy mô cũng như hệ thống vận hành tại mỗi tổ chức bán lẻ. 

Quản lý siêu thị có thể áp dụng chung cho nhiều vị trí từ vị trí quản lý kho, quản lý công nợ, quản lý bán hàng cửa hàng, tới giám đốc siêu thị. Nhưng chung quy lại thì để siêu thị, hệ thống siêu thị mini hoạt động kinh doanh hiệu quả thì cần phải thực hiện tốt các công việc sau.

Xem thêm: Cách xây dựng siêu thị mini hiệu quả

Kinh nghiệm quản lý siêu thị mini, cửa hàng bán lẻ

1. Xây dựng nội quy quy định 

Một tổ chức bắt buộc phải được thiết quân luật, đưa hoạt động của doanh nghiệp theo những quy định nhất định phù hợp với mô hình, môi trường của doanh nghiệp đó.

Việc xây dựng nội quy quy định đối với doanh nghiệp bán lẻ, mô hình siêu thị mini là điều bắt buộc phải có. Từ nội quy quy định cho các vị trí, công việc, tới các phòng ban.
Kinh nghiệm quản lý siêu thị mini

2. Quy trình hoạt động siêu thị, hệ thống siêu thị mini

Cũng giống như nội quy, quy định cho từng vị trí, công việc, phòng ban thì quy trình hoạt động siêu thị cũng vậy, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng bộ máy quản trị vận hành hoạt động tại siêu thị.

Người đứng đầu hoặc các cấp độ quản lý siêu thị cần chủ động hoặc nghiên cứu để xây dựng quy trình hoạt động siêu thị cho phòng ban của mình do mình phụ trách. 


3. Huấn luyện, nâng cao chất lượng nhân sự

Chất lượng nhân sự đóng vai trò, xúc tác chính tác động trực tiếp tới doanh thu tại siêu thị. Việc nâng cao chất lượng nhân sự với các khóa huấn luyện đào tạo nghiệp vụ siêu thị cho các nhân viên, quản lý siêu thị là điều cần thiết, và nên được tổ chức thường xuyên. 

Mỗi vị trí nhân sự từ nhân viên tới các cấp độ quản lý siêu thị cần được đào tạo từ cơ bản tới nâng cao nhằm để đảm bảo hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ mình được giao. 

4. Công thức hóa quản trị vận hành siêu thị

Điều khó khăn đối với mô hình siêu thị mini, hệ thống siêu thị đó chính là mức độ gắn bó, hay nói cách khác chính là tuổi thọ gắn bó giữa nhân sự hoạt động siêu thị thường ngắn. Đồng nghĩa với việc xáo trộn nhân sự thường xuyên xảy ra. 

Nên mỗi khi nhân sự mới vào làm việc là sẽ rất khó khăn để nhân sự đó hòa nhập với công việc, cũng như môi trường hoạt động kinh doanh siêu thị, đặc biệt với các vị trí quản lý, những vị trí mà có sự ảnh hưởng lớn tới hiệu quả làm việc tại phòng ban, bộ phận. 

Nên siêu thị, hệ thống siêu thị mini cần phải công thức hóa hệ thống quản trị vận hành tại siêu thị, để nhanh chóng nhân sự có thể tiếp cận với công việc mới, và hoàn thành nhiệm vụ được giao, đây cũng chính là việc áp dụng quy trình hoạt động siêu thị một cách triệt để, cùng với việc xây dựng các tài liệu quản lý vận hành một cách công thức hóa, để có thể lắp ghép nhân sự đơn giản hơn. 

5. Nghiên cứu, phân tích dữ liệu, kết quả kinh doanh

Cấp độ quản lý siêu thị càng cao thì việc nghiên cứu, phân tích kết quả kinh doanh tại siêu thị càng cần phải đi sâu. 

 Đối với quản lý siêu thị kho hàng thì cần phải nghiên cứu sâu liên quan tới hàng hóa, tối ưu vốn hàng hóa, hạn chế hàng hóa cận date, luân chuyển, đổi trả.

 Đối với quản lý ngành hàng siêu thị cần nghiên cứu tới các chương trình khuyến mại từ các nhà cung cấp, hoặc siêu thị tổ chức, lắng nghe phản hồi từ khách hàng, nghiên cứu giá thành sản phẩm bán ra so  với thị trường, đối thủ trực tiếp. 

 Đối với quản lý công nợ siêu thị: Cần nghiên cứu tối ưu các chính sách liên quan tới công nợ từ các nhà cung cấp với siêu thị, tối ưu dòng tiền cho siêu thị, kết hợp với bộ phận thu mua một cách triệt để.

 Đối với vị trí quản lý siêu thị là giám đốc siêu thị, hoặc giám đốc điều hành thì cần có tầm nhìn bao quát, hoạt động tại siêu thị để tối ưu, gắn kết, liên kết giữa các bộ phận với nhau, giữa khách hàng, nhà cung cấp. 

6. Dùng phần mềm quản lý siêu thị

Áp dụng công nghệ trong kinh doanh là điều bắt buộc để tồn tại cũng như phát triển trong bối cảnh hiện nay.

Trong kinh doanh siêu thị thì việc áp dụng phần mềm bán hàng siêu thị trong việc quản lý hoạt động kinh doanh là điều không thể thiếu.

Nhưng không chỉ đơn thuần áp dụng phần mềm quản lý bán hàng trong việc xuất bán, nhập hàng đơn thuần, nơi mà tại các cửa hàng tạp hóa áp dụng.

Việc khai thác tối đa tính năng, chức năng trong phần mềm quản lý bán hàng trong việc phân tích dữ liệu chính là điều tạo sự khác biệt giữa các mô hình siêu thị quy mô lớn với các cửa hàng bán lẻ, tạp hóa truyền thống. 

✅ Xem thêm: Dịch vụ setup siêu thị mini


Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

Top 10 thương hiệu lớn tại cửa hàng tap hóa - ISAAC

Top 10 thương hiệu lớn tại cửa hàng tap hóa - ISAAC

Kinh doanh tạp hóa, siêu thị hiệu quả cần tập trung bán các sản phẩm thương hiệu lớn, đây chính là nhóm hàng tạp hóa bán chạy nhất để tập trung kinh doanh, đây là những thương hiệu lón mang lại doanh thu tốt cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini. Trong quá trình tìm kiếm nguồn hàng tạp hóa không thể thiếu những thương hiệu lớn này.

10 thương hiệu hàng tạp hóa bán chạy nhất

1. Vinamilk: Đại diện ngành hàng sữa tươi, sữa bột

Vinamilk là thương hiệu lớn tại Việt Nam cho ngành hàng sữa bao gồm: Sữa tươi, sữa chua, sữa bột và có hệ thống phân phối rộng khắp tại Việt Nam. 

Có thể các dòng sản phẩm sữa tươi, chua, sữa bột xét ở góc độ tỷ lệ % lợi nhuận không cao nhưng đổi lại là nhóm sản phẩm thiết yếu và có tốc độ quay vòng nhanh. Nên tổng lại thì đây chính là nhóm sản phẩm kinh doanh hiệu quả. 

Để có được nguồn hàng tạp hóa giá sỉ thì người kinh doanh có thể lấy đơn hàng lớn, hoặc nhập hàng từ các đơn vị bỏ sỉ hàng tạp hóa để được giá nhập tốt hơn. 

Ngoài thương hiệu lớn trong ngành hàng sữa là Vinamilk thì trên thị trường cũng có một số các thương hiệu sữa khác bán tốt như: Th true milk, Mộc châu, Ba Vì... 

Đối với các mô hình kinh doanh quy mô nhỏ thì nên tập trung vào kinh doanh sữa của Vinamilk và đa dạng thêm một số các thương hiệu khác ở mức độ vừa phải, phù hợp với quy mô của cửa hàng mình. 

Còn đối với các mô hình siêu thị quy mô lớn thì đương nhiên sẽ mở rộng hầu hết các đơn vị cung cấp sữa trên thị trường, nhưng Vinamilk vẫn là thương hiệu được coi là hàng tạp hóa bán chạy nhất tại cửa hàng, siêu thị cũng như trên thị trường.
Vinamilk hàng tạp hóa bán chạy nhất

2. Cocacola, Pepsi: Hai ông lớn ngành đồ uống

Không lại gì với hai thương hiệu đồ uống thương hiệu quốc tế này, rõ ràng tại một cửa hàng tạp hóa thì trong nhóm ngành hàng đồ uống thì Coca, pepsi cũng chiếm tới 70% các sản phẩm đồ uống được bày bán trên kệ. 

Với hệ thống phân phối hàng tạp hóa đồ uống toàn quốc và list sản phẩm đa dạng cũng đáp ứng được cơ bản cho nhóm đồ uống kinh doanh tại cửa hàng.

Ngoài ra trên thị trường còn có một số hãng đồ uống thương hiệu khác như: Dr Thanh, URC, Lavi... 

3. Thuốc lá

Thuốc lá có nhiều thương hiệu, nhà máy sản xuất lớn và khá đa dạng, nhưng điểm qua một số thương hiệu, sản phẩm thuốc lá đang bán tốt trên thị trường như:

  •      Thăng long: Thăng long cứng, mềm, dẹt....
  •      Vinataba: Vina phổ thông, vina nhỏ...
  •      Manboro: Man trắng, man đỏ...
  •      Ken: Ken bạc hà (ken bấm), ken đen...


Thuốc lá là ngành hàng kinh doanh hiệu quả, có tốc độ quay vòng sản phẩm nhanh, đặc thù cửa hàng có thể kinh doanh những loại thuốc lá mở rộng và đa dạng.

Tâm lý người tiêu dùng thuốc lá có thói quen dùng loại nào là duy trì loại đó, nên cửa hàng kinh doanh hạn chế để hết hàng, khách hàng không đợi bạn bổ sung hàng rồi mới quay lại mua đâu.

Thuốc là là một trong những nhóm sản phẩm thuộc nhóm hàng tạp hóa bán chạy nhất tại cửa hàng. Hãy lưu ý vấn đề đó nhé. Vì có thể bán lẻ, bán cây.

4. Mì tôm: ACECOOK vẫn là một thế lực

Trước đây thì Acecook là một thương hiệu có thể nói là ông trùm trong nhóm mì tôm, chiếm thị phần lớn trên thị trường, nhưng sau này nhiều ông lớn khác cũng nhìn thấy thị trường mì tôm là thị trường màu mỡ, và dựa vào phân tích được mì tôm là nhóm ngành hàng thuộc nhóm hàng tạp hóa bán chạy nhất nên cũng tập trung mở rộng ngành hàng sản xuất và phân phối tại Việt Nam.

Các thương hiệu cung cấp, phân phối mì tôm nổi tiếng trên thị trường phải kể đến như:

  • Acecook: Các loại mì tôm Hảo Hảo
  • Omachi: Các thương hiệu mì tôm omachi của tập đoàn Masan
  • Cung Đình: Các loại mì tôm thương hiệu cung đình

5. Masan: Tập đoàn phân phối hàng tiêu dùng khủng long

Masan là ông trùm trong phân phối hàng tiêu dùng, gần như bất kể gia đình nào cũng có ít nhất tiêu dùng sản phẩm của tập đoàn Masan.

Với ngành hàng thương hiệu, nổi tiếng và đa dạng như: Mì tôm, nước mắm Nam Ngư, Chin Su, bia ... đều là những sản phẩm bán tốt trong cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini.
Masan hàng tạp hóa bán chạy nhất

6. Dầu ăn cái lân, ông trùm trong ngành hàng dầu ăn

Trong các loại dầu ăn được tiêu dùng cũng như kinh doanh tại cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini thì thương hiệu dầu ăn cái lân bao gồm: Mezan, Cái Lân, Neptune, Simply, Đậu Nành... chiếm tỷ trọng rất lớn, sự khác biệt lớn với các thương hiệu dầu ăn khác như: Vạn Thọ, đại gia đình của Kido...

Dầu ăn là nhóm sản phẩm mà người tiêu dùng ngại thay đổi nên với các sản phẩm thương hiệu của dầu ăn Cái Lân (calofic) luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.

Đối với các cửa hàng quy mô nhỏ thì kinh doanh nhóm dầu ăn cũng không quá cần thiết phải mở rộng các thương hiệu.

7. Unilever ông trùm ngành hàng hóa phẩm

Cũng như Masan, thì Unilever là thương hiệu lớn với các thương hiệu sản phẩm con như: Omo, Dove, Sunlight... nhà bếp, phòng tắm của mọi gia đình đều có sản phẩm của thương hiệu Unilever.

Trên thị trường có thương hiệu P&G cũng là thương hiệu lớn nhưng so về list danh sách sản phẩm cung cấp thì P&G có số lượng ít hơn và sản phẩm bán cũng không tốt như Unilever. 

Nên cửa hàng kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini nên chọn tập trung các sản phẩm của Unilever và mở rộng hàng tạp hóa bán chạy nhất của cả hai hãng unilever và P&G

8. Boby lựa chọn Bỉm số 1 người tiêu dùng

Thị trường Bỉm có không quá nhiều nhãn thương hiệu, chủ yếu các thương hiệu lớn như: Bỉm Boby, bỉm huggies, bỉm Pamper, Bỉm Goon, bỉm merries của Nhật... ngoài ra một số thương hiệu bỉm sản xuất tại Việt Nam khác ít tên tuổi hơn.

Bán tốt nhất vẫn là bỉm boby của công ty Diani Unicharm với hai dòng chủ lực là băng vệ sinh Diana và Bỉm Boby là hai thương hiệu lớn tại Việt Nam trong ngành hàng bỉm và băng vệ sinh.

Tất nhiên cửa hàng kinh doanh thì cần phải đa dạng các thương hiệu nhưng bỉm Boby là thương hiệu lớn nhất và cũng là dòng sản phẩm được nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn, nên cửa hàng cần phải tập trung hơn.

9. Diana, Kotex hai hãng băng vệ sinh lớn

Diana và Kotex là hai thương hiệu băng vệ sinh lớn và là nhóm băng vệ sinh bán chạy nhất tại cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini. 

Ngoài ra trên thị trường có một số thương hiệu khác cũng bán tốt là băng vệ sinh: Laurier, docter care...

Ngoài ra người kinh doanh cần lưu ý trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất nhái, giả hàng băng vệ sinh. Nên trong quá trình nhập hàng cần lựa chọn đơn vị cung cấp, sales trên thị trường phải đúng thuộc hệ thống phân phối của công ty để tránh gặp phải lừa đảo. 

10. Romano, Xmen, Nivea ngành hóa mỹ phẩm lớn

Đây là 3 ông trùm ngành hàng hóa mỹ phẩm chủ yếu đối tượng tiêu dùng, sản phẩm dành cho nam giới. 

Tuy đây là nhóm sản phẩm có tốc độ quay vòng chậm, nhưng bù lại kinh doanh nhóm sản phẩm này lợi nhuận khá cao, và đặc biệt các cửa hàng có vị trí đông dân cư, có nhóm đối tượng tiêu dùng nhiều là sinh viên bán và kinh doanh tốt. 



Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

Chiến lược xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị mini THÀNH CÔNG

Chiến lược xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị mini THÀNH CÔNG

Xu hướng xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị mini đang là chiến lược đầu tư không chỉ của nhiều doanh nghiệp tập đoàn kinh tế lớn tại Việt Nam, mà bên cạnh đó cũng của nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ khác. 

Bí quyết xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị mini kinh doanh thành công

1. Xác định nguồn lực đầu tư

Xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị mini là cả một chiến lược lớn nếu doanh nghiệp bán lẻ muốn tham gia vào game bán lẻ này, nó đòi hỏi nguồn lực đủ lớn để có thể tồn tại hoặc thực hiện được kế hoạch chiếm được bao nhiêu thị phần trong hệ thống chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam. 

Đương nhiên đối với các doanh nghiệp có kế hoạch xây dựng chuỗi siêu thị mini đều phải có nguồn lực nào đó đủ mạnh, đặc biệt là tài chính. Nhưng việc quan trọng vẫn cần phải xác định lượng vốn cần có để xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp. 

Trong trường hợp với tiềm lực tài chính "hạn hẹp" nào đó thì cần phải xây dựng kế hoạch phù hợp, đừng nghĩ với việc xây dựng hệ thống siêu thị mini để cạnh tranh với chuỗi vinmart, Coopmart.... Các chuỗi đó thuộc dạng khủng long tại Việt Nam rồi, và kế hoạch của họ còn mở rộng hơn nữa, liệu lượng tài chính doanh nghiệp đang có kế hoạch triển khai có được bao phần bằng họ?

Trong trường hợp không xác định chiến lược kinh doanh của mình không cạnh tranh đối đầu trực tiếp với các ông lớn thì cũng cần có một chiến lược xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị mini theo hướng cạnh tranh gián tiếp, tức là xây dựng mô hình kinh doanh có lợi thế cạnh tranh khác, và số lượng chuỗi siêu thị có quy mô nhỏ hơn, kinh doanh theo kiểu tinh mà nhuệ.

Điểm nữa cần xác định trên thị trường bán lẻ tại Việt Nam, không phải chuỗi nào càng lớn cũng đã có lãi, với việc vận hành chuỗi số lượng lớn thì tỷ lệ với nó là chi phí duy trì hoạt động cũng rất khủng khiếp, và với các chuỗi cửa hàng số lượng lớn (có thể lên tới con số nghìn hoặc vài nghìn cửa hàng) thì rất có thể trong chiến lược của họ hoàn toàn "lỗ chủ động" trong vài năm. 

Điều này để nhấn mạnh, các mô hình chuỗi quy mô lớn họ không xây dựng cách kinh doanh theo hình thức lấy lãi từ các cửa hàng đang hoạt động kinh doanh để mở mới, mà dùng vốn tự có hoặc từ các nhà đầu tư. 
Hệ thống chuỗi siêu thị mini

2. Xây dựng chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh hệ thống chuỗi siêu thị

Nếu bạn để ý có thấy các chuỗi bán lẻ của các hệ thống chuỗi siêu thị mini tại Việt Nam, rất ít có những mô hình, thương hiệu họ cạnh tranh trực tiếp với nhau, đồng nghĩa với việc họ đang có được một chiến lược kinh doanh theo quản trị cạnh tranh đã được định sẵn.

Một số chiến lược cạnh tranh phổ biến trong bán lẻ:

✅ Cạnh tranh về mô hình kinh doanh
✅ Cạnh tranh về quy mô siêu thị
✅ Cạnh tranh về giá
✅ Cạnh tranh về dịch vụ
✅ Cạnh tranh về lợi thế nguồn lực
....

Vậy các chuỗi siêu thị mini thuộc hệ thống cửa hàng bán lẻ của các chuỗi đang "tránh" nhau như thế nào?

* Mô hình chuỗi cửa hàng tiện ích 
Đa phần các chuỗi cửa hàng tiện ích được đầu tư từ nước ngoài như" Circle k, Family mart ... kinh doanh theo mô hình cửa hàng tiện ích (cạnh tranh về mô hình kinh doanh) tập trung đối tượng khách hàng là nhóm lứa tuổi từ 15-35, tức là nhóm đối tượng thanh thiếu niên +.

* Cạnh tranh về quy mô
✅  Vingroup với chiến lược kinh doanh hệ thống hình siêu thị theo chiến lược tập trung:
Mô hình siêu thị mini (không phải cửa hàng tiện ích) với hai quy mô khác nhau: Vinmart plus (hay còn gọi là vinmart+) với quy mô từ 80-150m2, và siêu thị Vinmart với quy mô từ 1000 - 3000m2 đối tượng khách hàng tập trung là các bà mẹ bỉm sữa, dân văn phòng, phụ nữ nội trợ. 

✅  Bách hóa xanh: Với chiến lược kinh doanh tập trung vào quy mô siêu thị mini từ 250m2 - 500m2, tức là so về góc độ cạnh tranh về quy mô thì không đụng với Vinmart. 

* Hệ thống siêu thị giá rẻ
Ngoài ra có một số chuỗi siêu thị tập trung vào cạnh tranh về giá rẻ như: Lan Chi mart, Đức Thành, Thành Đô, Tmart... 

Vậy doanh nghiệp mới để tránh hạn chế với các ông lớn để tránh cạnh tranh trực diện thì có thể lựa chọn một trong những chiến lược cạnh tranh phù hợp với mình để có thể tồn tại cũng như phát triển. 

3. Nghiên cứu kỹ mô hình kinh doanh

Xây dựng chuỗi hệ thống siêu thị mini vốn là mô hình kinh doanh cần đầu tư lớn, và đương nhiên đối với các doanh nghiệp còn non trẻ thì khó tránh được những hậu quả do sự thiếu kinh nghiệm đó. Vì vậy mà để tránh được những thiệt hại về tài chính khởi nghiệp thì cần phải nghiên cứu thật kỹ về mô hình kinh doanh của mình.

Nghiên cứu kỹ mô hình kinh doanh cần phải làm gì?

✅ Xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả
✅ Tối ưu vốn đầu tư kinh doanh
✅ Tối ưu chi phí hoạt động 
✅ Xây dựng hệ thống quản trị vận hành
✅  Chiến lược marketing hiệu quả
...........

4. Xây dựng quản trị vận hành chuỗi siêu thị tốt

Mô hình chuỗi siêu thị mini càng lớn thì vấn đề quản trị vận hành hoạt động kinh doanh càng dễ khủng hoảng nhiều và dễ "loạn".

Doanh nghiệp bán lẻ cần bỏ ngay tư tưởng có vốn, rồi mở hàng loạt cửa hàng là có được chuỗi siêu thị mini kinh doanh hiệu quả. Điều đó không bao giờ xảy ra. Đã có quá nhiều nhà đầu tư gánh hậu quả nặng nề về tư duy đó rồi. 

Để xây dựng quản trị vận hành cần đồng bộ một chuỗi công việc mà doanh nghiệp bán lẻ cần phải làm, từ con người, tài liệu, quy trình, cách thức hoạt động kinh doanh. 

5. Đẩy mạnh marketing bán lẻ

Marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh siêu thị, đã qua thời kinh doanh một cách thụ động chờ khách mua hàng.

Để kinh doanh chuỗi siêu thị mini thành công cần phải tập trung vào 3 bộ phận:

✅ Bộ phận thu mua
✅ Bộ phận vận hành
✅ Bộ phận marketing

Mỗi bộ phận đóng vai trò quan trọng khác nhau, nhưng để đẩy mạnh doanh thu, nhận diện thương hiệu thì cần phải có hệ thống marketing hiệu quả.

6. Kết hợp kinh doanh online và offline

Đa phần các hệ thống chuỗi siêu thị mini đều cực kỳ yếu về marketing và đặc biệt là kinh doanh online. Nếu biết khai thác tốt thì việc kết hợp giữa kinh doanh Online và chuỗi cửa hàng tạo thành một lợi thế vô cùng lớn. 

Kinh doanh online không chỉ đơn thuần tạo thêm một kênh bán hàng vô cùng hiệu quả cho siêu thị mà bên cạnh đó gia tăng thương hiệu một cách mạnh mẽ tới người tiêu dùng. 

Cách xây dựng mô hình kinh doanh online có thể bao gồm: 

✅ Website
✅ Facebook: Fanpage, profile, Group

Công cụ khác hỗ trợ để thực hiện:

✅ Seo google
✅  Youtube
✅ Google adsword, ads facebok



Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Làm thế nào để siêu thị bạn thu hút khách hàng, các cách triển khai

Làm thế nào để siêu thị bạn thu hút khách hàng, các cách triển khai

Kinh doanh mở siêu thị mini khách hàng kéo đến càng đông càng minh chứng cho việc bạn đang biết tối ưu hiệu quả kinh doanh với những chiến lược kinh doanh bài bản cũng như triển khai các kế hoạch marketing hiệu quả. 


I. Chiến lược thu hút khách hàng từ tâm lý mua hàng siêu thị, minimart

Tâm lý tiêu dùng đa dạng nhưng chung quy lại để người mua hàng tới ghé thăm và mua sắm tại siêu thị của bạn thì cũng từ các nguyên nhân chính sau đây:

1. Giá rẻ

Giá thành sản phẩm luôn là yếu tố quan trọng nhất tác động mạnh mẽ tới tâm lý mua hàng, rõ ràng việc cùng một sản phẩm có nguồn gốc, chất lượng giống hệt nhau thì việc giá thành sản phẩm rẻ hơn sẽ là một lợi thế không nhỏ để có thể thu hút khách hàng tới cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini mua sắm. 

Xây dựng chiến lược cạnh tranh giá rẻ trong kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini cũng là một chiến lược kinh doanh siêu thị mà nhiều người kinh doanh áp dụng, thậm trí việc đó được thể hiện ngay trên biển chính của cửa hàng "giá rẻ" để nhấn mạnh cho tâm lý tiêu dùng là mô hình kinh doanh theo hình thức cung cấp hàng hóa giá rẻ cho khách hàng. 

Cũng chính bởi vậy mà trong các dịp tổ chức khai trương siêu thị, hay sự kiện khuyến mại, tri ân khách hàng mà khách hàng dễ dàng vào thăm quan và mua sắm tại siêu thị. 
Cách thu hút khách hàng tới siêu thị

2. Sự tiện lợi trong quá trình mua sắm

Bên cạnh việc giá thành thì sự tiện lợi trong trải nghiệm mua sắm là yếu tố tiếp theo cực kỳ quan trọng để thu hút khách hàng tới mua sắm tại cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini. 

Chính bởi vậy mà các cửa hàng có địa điểm kinh doanh tốt, tức là mô hình được đặt tại vị trí kinh doanh đắc địa, có đông dân cư, giao thông thuận tiện mặc nhiên hoàn toàn có thể dễ dàng có lượng khách hàng đông đúc mà không cần phải có những chiến lược, chiến thuật, hay cách lôi kéo khách hàng nào cao siêu.

Cũng chính vì đó mà các mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa nhỏ, siêu thị mini cá nhân vẫn tồn tại và có lượng khách hàng ổn định dưới sự cạnh tranh khốc liệt từ các mô hình kinh doanh cửa hàng tiện ích, tự chọn nước ngoài hay các chuỗi thương hiệu lớn tại Việt Nam như Vinmart, Tmart...

3. Thương hiệu siêu thị, chuỗi siêu thị mini

Thương hiệu là sự đảm bảo tới người tiêu dùng về tính cam kết, hỗ trợ tới người tiêu dùng, là lợi thế kinh doanh không nhỏ tác động tới tâm lý người tiêu dùng. 

Đặc thù đối với mô hình kinh doanh siêu thị, tác động từ thương hiệu sẽ có phần hạn chế hơn so với thương hiệu sản phẩm nhưng cũng đủ để tạo niềm tin đối với người tiêu dùng, khách hàng. 

Sự hiện diện về hình ảnh, truyền thông lớn như chuỗi siêu thị mini Vinmart+ đang triển khai chắc chắn ngày càng ghim vào tâm trí tiêu dùng của khách hàng một cách mạnh mẽ.

4. Tính cam kết, minh bạch

Người tiêu dùng ngày càng có ít thời gian hơn để đi chợ, mua sắm, nên thường lựa chọn các siêu thị mini, siêu thị quy mô lớn để lựa chọn nói mình mua sắm cho những nhu cầu cơ bản, gia đình mình.

Cùng với đó người tiêu dùng cần sự minh bạch về giá thành sản phẩm, cũng như các chính sách khuyến mại, điều mà các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini cá nhân khó lòng đáp ứng được. 

Nhiều cửa hàng có cách bán hàng khá đặc thù là các khách hàng mới, lạ thường hay bán giá cao hơn so với khách quen hàng ngày. Điều đó phần nào giảm niềm tin mua sắm của người tiêu dùng với các cửa hàng nhỏ. 

5. Các chương trình khuyến mại, giảm giá

Thường chỉ các chuỗi siêu thị mini, siêu thị quy mô lớn mới hay tổ chức các chương trình khuyến mại, marketing sản phẩm, dịch vụ, còn đối với các cửa hàng quy mô nhỏ đa phần kinh doanh theo cách thuần túy. 

Người tiêu dùng dần có thói quen mua sắm tại các siêu thị lớn để có thể được những sản phẩm trong đợt khuyến mại, giảm giá. 

Từ đó để biết được rằng các siêu thị quy mô lớn mà không biết thực hiện các kế hoạch marketing để có thể thu hút khách hàng là điều lãng phí và thể hiện năng lực yếu kém của doanh nghiệp bán lẻ mình. 

II. Các cách để thu hút khách hàng mua sắm tại Siêu Thị

Có rất nhiều cách để thu hút khách hàng tới mua sắm tại siêu thị của mình, nhưng đa phần các siêu thị chưa biết cách triển khai và thực hiện để có thể lôi kéo, thu hút khách hàng một cách hiệu quả. 

1. Tận dụng lợi thế về quy mô

Trong kinh doanh mô hình siêu thị có nhiều mô hình cũng như quy mô khác nhau, nhưng mỗi mô hình dù ở quy mô nào cũng đều có những ưu và nhược điểm riêng của nó. 

✅ Đối với mô hình quy mô nhỏ
Mô hình quy mô nhỏ thì cần phải biết ưu nhược điểm của mình là gì, rõ ràng nhược điểm lớn nhất của mình chính là quy mô nhỏ, nên không thể cạnh tranh với các mô hình siêu thị khác có quy mô lớn hơn về sự đa dạng hàng hóa, ngành hàng được, mà chỉ nên tập trung vào một số kye chính về sản phẩm và ngành hàng. 

Nhược điểm của mô hình quy mô nhỏ là rất khó để có thể triển khai về marketing, hay các chương trình khuyến mại vì ngân quỹ đầu tư cho các chương trình khuyến mại không nhiều cũng như tính hiệu quả sẽ thấp hơn so với các mô hình quy mô lớn. 

Nên các mô hình cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini quy mô nhỏ chỉ nên tập trung vào các yếu tố sau:

- Tập trung vào hàng tiêu dùng thiết yếu, phổ thông.

- Mở rộng đa dạng ngành hàng, sản phẩm nhưng có giới hạn.

- Tập trung vào khai thác và chăm sóc tệp khách hàng nhất định ở phạm vi vừa đủ. 

- Tập trung chăm sóc, gia tăng mối quan hệ với nhóm đối tượng khách hàng thân thiết.

Việc mở rộng quá nhiều sẽ dẫn đến việc sa đà vào cạnh tranh quy mô, và chắc chắn dính vào bẫy cạnh tranh của các cửa hàng có quy mô lớn hơn bên cạnh.

✅ Đối với mô hình quy mô lớn
Tập trung vào khai thác lợi thế về quy mô, cần phải đạp giá một số sản phẩm theo chiến lược cạnh tranh giá rẻ để thu hút khách hàng tới mua sắm theo tiêu chí giá rẻ. 

Đặc điểm nhận diện một số nhóm sản phẩm có thể đạp giá để thu hút khách hàng là các sản phẩm thiết yếu, phổ thông, quen mắt mà người tiêu dùng hay để ý như: Dầu ăn, nước mắm, mì tôm, bỉm ... 

Các nhóm sản phẩm này thường lợi nhuận thấp, nên việc giảm giá một số nhóm sản phẩm sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi nhuận chung của toàn mô hình kinh doanh, nhưng đó sẽ giúp cho cửa hàng có thể dễ dàng hơn trong việc thu hút, và kéo khách hàng tới mua sắm và gắn bó thành khách hàng thân thiết. 
Marketing siêu thị ngày càng đóng vai trò quan trọng


2. Tổ chức các chương trình khuyến mại để thu hút khách

Như đã nói ở trên, các cửa hàng quy mô nhỏ khó tổ chức các chương trình khuyến mại, sự kiện hơn so với các siêu thị quy mô lớn. 

Đối với các siêu thị để kinh doanh hiệu quả, thành công thì cần phải thường xuyên lên kế hoạch triển khai các chương trình marketing khuyến mại sản phẩm để đánh mạnh vào tâm lý ham giá rẻ, khuyến mại của người tiêu dùng. 

Chắc chắn có thể các sản phẩm khuyến mại sẽ không mang lại lợi nhuận nhiều, thậm trí có thể là lỗ, nhưng bù lại lượng khách hàng đến mua sắm trong những ngày đó sẽ đông một cách đột biến, và doanh thu siêu thị những ngày tổ chức chương trình khuyến mại sẽ tăng cao đáng kể. 

3. Chăm sóc khách hàng ngày càng tốt hơn

Tìm kiếm khách hàng mới đã khó, nhưng việc giữ chân khách hàng còn quan trọng hơn, đặc biệt đối với mô hình kinh doanh siêu thị. Vì thông thường đây là mô hình kinh doanh địa điểm, nên tệp khách hàng chỉ gói gọn trong phạm vi nhất định, chính bởi vậy mà việc giữ khách hàng thường xuyên ghé thăm mua sắm là điều cực kỳ quan trọng và cần luôn phải quan tâm tới.

Đồng nghĩa với đó là việc luôn gia tăng về dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn, quan tâm tới khách hàng nhiều hơn, luôn gia tăng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, và triển khai công việc đó tốt chắc chắn siêu thị sẽ có lượng khách hàng mới được những khách hàng cũ giới thiệu. 

4. Dịch vụ bán hàng tốt hơn

Mô hình siêu thị là mô hình kinh doanh hiện đại, bài bản và chuyên nghiệp hơn, từ khâu setup siêu thị tới quá trình vận hành kinh doanh mô hình siêu thị. 

Nên để kinh doanh siêu thị thành công, cũng như khai thác và thu hút được khách hàng ngày càng đông hơn thì ngay từ quá trình bắt đầu lên kế hoạch kinh doanh, setup siêu thị cần phải xác định xây dựng một siêu thị hoạt động chuyên nghiệp, bài bản bằng dịch vụ bán hàng hiệu quả. 


Luôn nâng cao chất lượng nhân sự, gia tăng dịch vụ bán hàng tốt nhất tới người tiêu dùng, mang lại trải nghiệm mua sắm tích cực nhất tới khách hàng, chắc chắn người tiêu dùng sẽ có sự đánh giá và so sánh với các mô hình kinh doanh truyền thống khác. 


5. Marketing siêu thị hiệu quả hơn

Đa phần các siêu thị đang không biết hoặc không thực hiện marketing siêu thị một cách bài bản, hiệu quả. Vốn dĩ marketing siêu thị ít có đơn vị có nghiệp vụ triển khai, và đòi hỏi người kinh doanh cần phải hiểu biết cũng như quản lý, hoặc thuê đơn vị ngoài. 

Marketing siêu thị hiệu quả giúp cho doanh nghiệp ngày càng có thương hiệu tốt hơn trong mắt người tiêu dùng, bên cạnh đó có thể triển khai các chương trình khuyến mại, truyền thông thông tin tới người tiêu dùng hiệu quả hơn, ít tốn chi phí hơn. 

Việc marketing siêu thị là điều quan trọng, và nó quyết định phần lớn tới hiệu quả kinh doanh siêu thị, đa phần các mô hình siêu thị đang yếu nên cần phải tập trung và nâng cấp hệ thống marketing của mình lên để có thể thu hút khách hàng cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh siêu thị.



Hàng tiêu dùng Thái Lan, Mô hình kinh doanh còn xu hướng?

Hàng tiêu dùng Thái Lan, Mô hình kinh doanh còn xu hướng?

Xu hướng mô hình kinh doanh hàng tiêu dùng Thái Lan đang có những thay đổi mạnh mẽ vài năm trở lại đây, từ tâm lý tiêu dùng tới mô hình kinh doanh. 

1. Mô hình kinh doanh hàng tiêu dùng Thái Lan là gì?

Tên gọi của mô hình kinh doanh hàng tiêu dùng Thái Lan đã nói lên phần nào bản chất của mô hình kinh doanh này, là mô hình kinh doanh chuyên biệt hàng nhập khẩu từ Thái Lan, là đất nước thuộc Đông Nam Á với đa dạng hàng hóa được người tiêu dùng tại Việt Nam tin cậy sử dụng, mua sắm. 

Mô hình kinh doanh hàng tiêu dùng Thái Lan 


2. Lịch sử và xu hướng hàng tiêu dùng Thái Lan

Từ những năm 2000 khi đất nước mở cửa, hàng hóa nhập khẩu nói chung và hàng tiêu dùng Thái Lan nói riêng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn tại các kệ hàng của các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, và dần được người tiêu dùng đón nhận. 

Hòa chung xu hướng mua sắm và kinh doanh hàng nhập khẩu thì hàng Thái Lan nổi lên như một ngôi sao bởi những lợi thế lớn hơn so với các nước khác thuộc Đông Nam Á cũng như quốc tế. 

Cùng làn sóng hàng nhập khẩu được tràn về Việt Nam mạnh mẽ, điển hình từ các nước thuộc khối Asean như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia và từ những năm 2000 tập trung là các mặt hàng tiêu thái lan dùng phổ thông thuộc nhóm ngành hàng bánh kẹo. 

Nhưng từ những năm 2007 trở lại đây thì hàng tiêu dùng Thái Lan bắt đầu bứt tốc với lợi thế ngành hàng mới, là ngành hàng hóa phẩm. Điển hình các sản phẩm thương hiệu lớn đã được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận và sử dụng rộng rãi tạo thành thương hiệu lớn như: Nước tăng lực bò húc, nước xả vải Dnee, Care For... 

Chính những sản phẩm thương hiệu đó tạo tâm lý tiêu dùng cho người dân Việt Nam hàng Thái Lan nổi bật hơn cả so với các sản phẩm khác từ các nước Đông Nam Á. 

Cũng chính từ đó mà tạo được xu hướng tiêu dùng cũng như kinh doanh hàng Thái Lan, từ kênh truyền thống là các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini tới mô hình kinh doanh online cũng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt hình thành các mô hình kinh doanh hàng tiêu dùng Thái Lan chuyên biệt. 

Từ những năm 2009 - 2014 là giai đoạn thịnh vượng, phát triển nhất của mô hình kinh doanh hàng tiêu dùng Thái Lan tại Việt Nam khi nhu cầu tiêu dùng, cũng như mô hình kinh doanh được đẩy lên nhanh chóng. 

Đón được làn sóng đó rất nhiều doanh nghiệp tập trung nhập khẩu và phân phối hàng tiêu dùng Thái Lan tại Việt Nam và đến nay cũng rất thành công như công ty THT Việt Nam, với hệ thống phân phối trải rộng toàn quốc. 

Giai đoạn từ 2015 trở đi thì mô hình kinh doanh chuyên hàng Thái Lan cũng như hệ thống phân phối cũng thay đổi rất nhiều bởi tâm lý tiêu dùng cũng như sự thay đổi thị trường cả về phân phối lẫn bán lẻ. 

3. Phân tích mô hình kinh doanh hàng Thái Lan

* Ưu điểm
Hàng tiêu dùng Thái Lan đã được người tiêu dùng nói riếng và thị trường Việt Nam nói chung chấp nhận một cách mạnh mẽ. Rõ ràng một mô hình chuyên biệt thì rất nhanh chóng ghim cho khách hàng và định vị với người tiêu dùng đây là mô hình chỉ tập trung kinh doanh hàng Thái Lan, tạo được niềm tin cũng như khai thác tối đa khách hàng khi có ý định và nhu cầu mua sắm hàng Thái Lan.

Hàng tiêu dùng Thái Lan có lợi thế hơn so với các nước Đông Nam Á khác bởi sự đa dạng ngành hàng, sản phẩm được sản xuất tại Thái Lan như: Bánh kẹo, hóa mỹ phẩm, thời trang... 

* Nhược điểm
Nhu cầu tiêu dùng hàng Thái Lan cao, nhưng nếu xét góc độ dạng mô hình kinh doanh hàng tiêu dùng Thái Lan thì thị trường lại khá hẹp. 

Nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng khá đa dạng, và rộng, nên thường một mô hình kinh doanh quy mô nhỏ và chỉ riêng hàng Thái thì sẽ khó đáp ứng được tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Đó chính là điểm yếu của mô hình chuyên hàng Thái. 

4. Có nên kinh doanh mô hình chuyên hàng tiêu dùng Thái Lan

Hàng tiêu dùng Thái Lan có sức tiêu thụ lớn, tuy nhiên để có thể khẳng định là có nên hay không nên kinh doanh mô hình hàng tiêu dùng Thái Lan hay không thì chỉ có người trong cuộc mới có thể khẳng định được. 

Nhưng trước khi đưa ra quyết định kinh doanh mô hình chuyên hàng tiêu dùng Thái Lan, hoặc tham gia hợp tác Franchise nhượng quyền siêu thị mini hàng Thái Lan thì bạn có thể tham khảo một số thông tin sau đây:

4.1 Lợi nhuận kinh doanh hàng tiêu dùng Thái Lan

Với việc hàng tiêu dùng Thái Lan được kinh doanh rộng rãi và người tiêu dùng dễ dàng có thể khảo giá, tham khảo từ các hộ kinh doanh một cách đơn giản thì việc các cửa hàng kinh doanh không còn đảm bảo được lợi nhuận kinh doanh khủng như trước.

Giai đoạn trước nhưng năm 2010-2013 có thể một sản phẩm nước xả vải Thái Lan Dnee lợi nhuận 30% là chuyện bình thường, nhưng tại thời điểm này, những năm 2018, 2019 thì lợi nhuận sản phẩm hàng tiêu dùng Thái Lan đó cũng chỉ từ 8-13% là phổ thông. 

Với lợi nhuận đó thì nó cũng chỉ tương đương với rất nhiều hàng hóa phổ thông, có tốc độ bán tốt khác trên thị trường, điều đó chứng tỏ về cơ hội kinh doanh sản phẩm lợi nhuận cao cũng không còn như trước. Hay nói cách khác hàng tiêu dùng Thái Lan ngày nay lợi nhuận không phải là tốt. 

4.2 Nếu người tiêu dùng muốn mua hàng thiết yếu, phổ thông thì sao?

Bạn hình dung cửa hàng chuyên hàng hàng tiêu dùng Thái Lan nằm tại chân chung cư tòa nhà, hoặc ở một con phố nào đó, và cách đơn giản đây là mô hình kinh doanh địa điểm, bạn sẽ phục vụ một lượng khách hàng, người tiêu dùng sinh sống quanh đó. 

Nếu người tiêu dùng, khách hàng của bạn có nhu cầu mua các sản phẩm hàng tiêu dùng thiết yếu, phổ thông như: Dầu ăn, nước mắm, gia vị, mì tôm, sữa tươi... thì bạn sẽ đáp ứng họ như nào? Liệu có các sản phẩm hàng tiêu dùng Thái Lan đó hay không? hoặc liệu có đi chăng nữa, người tiêu dùng liệu có chấp nhận mua và sử dụng trải nghiệm. 

Nên tại sao trên thị trường có rất nhiều cửa hàng chuyên hàng tiêu dùng Thái Lan nhưng lại đang bày bán nhiều sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, phổ thông được sản xuất tại Việt Nam. Không biết nguyên nhân là để phục vụ khách hàng, hay tự người kinh doanh phá vỡ sự chuyên biệt của mô hình kinh doanh. 

4.3 Hiểu bản chất mô hình kinh doanh địa điểm

Cũng như các mô hình khác tương đồng như: Cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, thì mô hình kinh doanh chuyên hàng tiêu dùng Thái cũng chính là mô hình kinh doanh địa điểm, tức là tập trung bán hàng cung cấp cho một lượng dân cư nhất định. 

Từ đó để người kinh doanh có thể hình dung được rằng, tệp khách hàng của cửa hàng mình tập trung trong phạm vi bán kính từ 500-700m xung quanh cửa hàng. 

Trong kinh doanh thì người kinh doanh cần phải đo được dung lượng thị trường, cũng như quy mô tệp khách hàng, từ đó để người kinh doanh dễ dàng có suy luận một cách logic, trong bán kính xung quanh cửa hàng thì có được bao nhiêu người có nhu cầu sử dụng hàng tiêu dùng Thái Lan, liệu thị trường có đủ lớn, sức mua có đủ lớn để duy trì hoạt động kinh doanh tại cửa hàng mình. 

4.4 Có nên hợp tác Franchise mô hình kinh doanh hàng Thái

Mô hình hợp tác franchise chuyên hàng tiêu dùng Thái Lan cũng giống như xây dựng mô hình chuyên kinh doanh hàng Thái, chỉ khác là tập trung từ một nhà cung cấp, và kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương hiệu. 

Nhưng trước khi tham gia hợp tác kinh doanh siêu thị mini theo hình thức nhượng quyền siêu thị (Franchise) thì cũng cần phải tham khảo, tìm hiểu đối tác: 

* Thương hiệu đó có đủ lớn

* Mô hình kinh doanh đó liệu có thành công

* Bạn nhận gì khi hợp tác kinh doanh nhượng quyền siêu thị

Trên đây ISaac chia sẻ nội dung kiến thức liên quan tới dòng sản phẩm hàng tiêu dùng Thái Lan, cũng như mô hình kinh doanh hàng tiêu dùng Thái Lan.




Mô hình kinh doanh sữa bột, cách kinh doanh lợi nhuận tốt

Mô hình kinh doanh sữa bột, cách kinh doanh lợi nhuận tốt

Mô hình kinh doanh sữa bột vài năm gần đây có nhiều thay đổi về cách thức kinh doanh cũng như lợi nhuận từ mô hình này, đòi hỏi người kinh doanh có tính thích nghi cao hơn với xu hướng cạnh tranh trong kinh doanh sữa.

1. Lịch sử mô hình kinh doanh sữa bột

Rõ ràng, sữa bột là hàng tiêu dùng thiết yếu đối với đối tượng tiêu dùng trẻ em, đặc biệt khi thu nhập người dân càng lên cao thì việc đầu tư cho con nhỏ bởi các hộ gia đình càng tăng đáng kể.

Chính bởi vậy mà những mô hình kinh doanh sữa bột dạng chuyên biệt mọc lên như nấm, đặc biệt từ những năm 2005 trở ra, với nhưng quy mô lớn. 

Họ nắm bắt được xu hướng tiêu dùng, cũng như làn sóng các dòng sữa nhập khẩu được nhập về Việt Nam nhiều hơn, mang lại nhiều hơn sự lựa chọn đối với người tiêu dùng, và có thể đó là mô hình kinh doanh mang lại lợi nhuận tốt, đáng để đầu tư kinh doanh.

Mô hình kinh doanh sữa bột phát triển mạnh từ những năm 2005 đến 2012, giai đoạn các cửa hàng sữa quy mô lớn ra đời nhiều, cùng với đó là các mô hình cửa hàng quy mô nhỏ chuyên sữa bỉm cũng lan tỏa theo, đan xen là một số chuỗi siêu thị mẹ và bé họ cũng bắt đầu đầu tư mạnh xây dựng chuỗi cửa hàng mẹ và bé kết hợp với kinh doanh online, thương mại điện tử.
Mô hình kinh doanh sữa bột

2. Xu hướng kinh doanh mô hình sữa bỉm

Cũng chính bởi sự gia tăng về số lượng các cửa hàng kinh doanh chuyên sữa bỉm, mẹ và bé tăng lên đột biến, cùng với các chuỗi siêu thị mẹ và bé, kết hợp kinh doanh online nhiều mà cạnh tranh trong kinh doanh mô hình bán lẻ này ngày càng khó khăn.

Tâm lý tiêu dùng cũng thay đổi nhiều vài năm trở lại đây, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn mua hàng hơn, đặc biệt từ các chuỗi siêu thị mẹ và bé và mua sắm online mà các cửa hàng bán lẻ sữa bỉm truyền thống sức mua ngày càng teo tóp.

Cùng với đó, lợi nhuận các sản phẩm bán tốt tại cửa hàng sữa bỉm ngày càng giảm, đối với các sản phẩm sữa bột, bỉm thương hiệu lợi nhuận thông thường dịch chuyển từ 3-5%, rất thấp để có thể tồn tại được, cũng như khai thác tối đa lợi nhuận kinh doanh. 

Những năm gần đây, mô hình chuyên sữa bỉm gần như rất khó tồn tại bởi vốn đầu tư lớn trong khi lợi nhuận kinh doanh thấp, nên dần dần những mô hình này chuyển đổi mô hình kinh doanh sang siêu thị mini hoặc nâng cấp mô hình thành mẹ và bé. 

3. Cách kinh doanh mô hình sữa bột hiệu quả, lợi nhuận

3.1 Chuyên sữa bỉm rất khó tồn tại

Đầu tiên cần nghiên cứu kỹ về cơ hội kinh doanh mô hình chuyên sữa bỉm, đó là mô hình vốn đầu tư nhiều, nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp, nên đối với những cửa hàng mà phải thuê mặt bằng hoặc nhân sự sẽ khó tồn tại được, chứ đừng nghĩ đến lợi nhuận. 

Hiện nay trên thị trường rất ít cửa hàng mà chuyên sữa bỉm tồn tại được, đó chính là mình chứng rõ ràng nhất dành cho những người đang có ý tưởng lập kế hoạch kinh doanh mô hình chuyên sữa bỉm. 

3.2 Mở rộng mô hình sữa bỉm

Có hai hình thức để tồn tại và phát triển mô hình kinh doanh này:

* Mẹ và bé: Với niềm đam mế kinh doanh sữa bỉm, nhưng để tồn tại và phát triển thì nhiều người đầu tư mở rộng mô hình kinh doanh và phát triển thành mô hình kinh doanh mẹ và bé. 

Nhằm gia tăng hơn về ngành hàng kinh doanh, mở rộng hơn những nhóm sản phẩm có lợi nhuận cao như: Phụ kiện mẹ và bé, thời trang, đồ chơi... để tối ưu hơn hiệu quả và lợi nhuận kinh doanh.

* Siêu thị mini: Cách mở rộng thứ hai là mở rộng mô hình sữa bỉm thành mô hình siêu thị mini. Việc setup siêu thị mini theo cách mở rộng này không quá khó, tất nhiên điều kiện vấn cần phải có là vốn và diện tích kinh doanh.

Với cách thức này thì nó giống như là mô hình siêu thị mini phổ thông và có ngành hàng sữa bỉm (hoặc mẹ và bé) là chủ lực và thế mạnh so với đối thủ. 


Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

Vì sao hoạt động kinh doanh siêu thị của bạn kém hiệu quả

Vì sao hoạt động kinh doanh siêu thị của bạn kém hiệu quả

Nguyên nhân hoạt động kinh doanh siêu thị kém hiệu quả, không có lãi thậm trí là lỗ có thể đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng chung quy lại một số nguyên nhân phổ biến sau đây, bạn có thể khắc phục được để có thể cải thiện kết quả kinh doanh siêu thị của mình tốt hơn.
Hoạt động kinh doanh siêu thị kém hiệu quả

Nguyên nhân hoạt động kinh doanh siêu thị kém hiệu quả

1. Chi phí hoạt động kinh doanh siêu thị quá cao 

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến siêu thị làm ăn kinh doanh không hiệu quả rất có thể mô hình đó đang phải gánh một khoản chi phí hoạt động quá cao. 

Trong kinh doanh siêu thị có rất nhiều khoản chi phí cấu thành, nhưng nếu bạn gặp phải dấu hiệu sau đây thì chứng tỏ chi phí hoạt động của mô hình siêu thị bạn đang có vấn đề.

✅ Nhân viên có nhiều thời gian rảnh
Điều đó chứng minh là có thể bạn đang bị độn một khoản bởi số lượng lớn nhân sự đang bị dư thừa so với nhu cầu sử dụng thực tế.

Cách khắc phục là tăng vai trò, công việc của nhân sự lên, và có thể cắt giảm một, hoặc vài nhân sự tùy thuộc quy mô của mình lại để cho phù hợp. 

Tiền điện hàng tháng quá cao
Tiền điện không phải là một khoản chi phí hoạt động quá lớn, nhưng nếu không biết cách tối ưu thì cũng độn thêm khoản chi phí cho nó không phải nhỏ. 

Cách khắc phục bằng cách bạn có thể sử dụng tiết kiệm hơn với những thiết bị mà không thực sự có nhu cầu, hoặc kiểm tra lại các thiết bị xem có để chế độ dùng điện ở mức cao nhất hay không?

✅ Chi phí mặt bằng quá cao so với nhu cầu sử dụng
Một nguyên nhân phổ biến là trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, hoặc setup siêu thị, bạn không biết cách tối ưu mặt bằng kinh doanh phù hợp với nguồn vốn, mô hình kinh doanh của mình, nên có thể đang thuê mặt bằng quá rộng so với nhu cầu sử dụng, và đương nhiên là bạn đang phải chịu tăng khoảng 10-30% chi phí mặt bằng. 

Cách khắc phục: Bổ sung hàng hóa (nếu còn vốn) vào các khoảng trống mà trong siêu thị của bạn đang kinh doanh với những mặt hàng phù hợp với sức tiêu thụ, nhu cầu tại siêu thị.

2. Chất lượng nhân sự kém

Hoạt động kinh doanh siêu thị tốt cần phải đồng bộ rất nhiều yếu tố, và chất lượng nhân sự làm việc tại siêu thị đóng vai trò tiên quyết tới việc thành công hay thất bại của siêu thị đó. Chính bởi vậy mà nhân viên làm việc tại siêu thị, cửa hàng bán lẻ luôn cần được nâng cao nghiệp vụ bán hàng, quản lý, điều hành. 

Hầu hết những người mở siêu thị ra kinh doanh đều nghĩ kinh doanh mô hình này đơn giản nên chủ quan và không bận tâm gì tới kiến thức kinh doanh của siêu thị và tìm cách để làm thế nào đó cải thiện được kiến thức, nâng cao kinh nghiệm kinh doanh siêu thị của mình. 

3. Tối ưu nhà cung cấp, giá nhập đầu vào

Có thể một nguyên nhân nhỏ là bạn chưa biết cách tối ưu giá đầu vào sản phẩm. 
Việc bạn đang phải nhập với giá thành cao hơn so với cửa hàng khác cũng rất có thể dẫn tới hoạt động kinh doanh siêu thị kém hiệu quả. 

Bằng cách bạn cần nghiên cứu kỹ đối thủ, và các chương trình khuyến mại từ các nhà cung cấp để tối ưu lại hàng hóa nhập của mình sao cho phù hợp nhất.

4. Không biết khai thác tiền trưng bày siêu thị

Tiền trưng bày siêu thị cũng là một khoản kha khá đối với các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, nhưng không nhiều cửa hàng có thể biết cách làm thế nào để mình có thể được tiền trưng bày hàng tháng từ các hãng. 

Bằng cách hỏi trực tiếp sales, nhà cung cấp để có thể tham gia được các gói trưng bày (phù hợp) với mô hình của mình. Nếu bạn chưa biết khai thác tức là bạn đang bị mất một khoản không nhỏ trong kinh doanh siêu thị.

5. Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh siêu thị thấp

Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh siêu thị, hay còn gọi là biên lợi nhuận kinh doanh siêu thị thấp đồng nghĩa lãi gộp hàng tháng trên doanh thu bán hàng của bạn cũng thấp. 

Bạn cần lựa chọn nhiều hơn những sản phẩm mang lại lợi nhuận cao, tập trung bán lẻ để gia tăng lợi nhuận trên từng sản phẩm.

6. Thất thoát hàng hóa nhiều

Thất thoát hàng hóa bao gồm từ nhiều góc độ như: Hàng cận hết date phải bỏ đi, hay còn gọi là hàng hủy, thất thoát từ góc độ nhân viên nội bộ, từ khách hàng, từ nhà cung cấp, từ ngoại cảnh khác...

Nên bạn cần phải nghĩ cách giảm thiểu tối đa các vấn đề liên quan tới thất thoát hàng hóa, bằng việc xây dựng quy trình hoạt động và gia tăng các công cụ thiết bị an ninh, kiểm tra.

Để hoạt động kinh doanh siêu thị hiệu quả cần đồng bộ và thực hiện rất nhiều yếu tố, người kinh doanh siêu thị cần trang bị cho mình lượng kiến thức không hề nhỏ, đặc biệt các mô hình quy mô lớn hoạt động càng phức tạp hơn và hậu quả càng nặng nề hơn.