Hiển thị các bài đăng có nhãn top. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn top. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

Top 6 siêu thị, chuỗi siêu thị đình đám bị thâu tóm

Top 6 siêu thị, chuỗi siêu thị đình đám bị thâu tóm

Bán lẻ đúng là xu hướng, tuy nhiên kèm theo đó là mức độ cạnh tranh ngày càng tăng cao, nên việc một số siêu thị, chuỗi siêu thị phải dừng hoạt động là điều không quá bất ngờ.

Danh sách 6 siêu thị, chuỗi siêu thị bị thâu tóm, mua lại

1. BigC: Đang ở top 3, về tay tỷ phú Thái liền xuống dốc

Cuối tháng 4/2016, Central Group hoàn tất giao dịch mua lại hệ thống siêu thị Big C từ tập đoàn Casino của Pháp với giá 920 triệu Euro (tương đương 1,05 tỷ USD).
Siêu thị BigC giờ đã được thay đổi chủ nhân của nó

Thời điểm ấy, BigC là chuỗi bán lẻ hiện đại lớn thứ 2 ở Việt Nam chỉ sau chuỗi Co.opMart và có vị trí đắc địa.

Một lợi thế khác của Big C là bán lẻ trực tiếp đến tay người tiêu dùng với chuỗi kinh doanh phủ nhiều tỉnh thành, đón hơn 50 triệu lượt khách mua sắm mỗi năm, trong đó, 2,8 triệu khách hàng thành viên cùng đội ngũ hơn 9.000 nhân viên trên cả nước là “tài sản” rất lớn cho bất cứ nhà bán lẻ nào. Năm 2015, doanh thu của chuỗi Big C tại Việt Nam là 586 triệu euro.

Do đó có đến 20 công ty trong và ngoài nước với những tên tuổi lớn như Aeon (Nhật), Lotte (Hàn Quốc), BJC (Thái Lan) và doanh nghiệp Việt Nam là Saigon Coop, Masan,... cũng tham gia đấu thầu mua lại chuỗi siêu thị này.

Song, dốt cuộc chỉ có Central Group là thâu tóm thành công chuỗi Big C với 33 siêu thị cùng 10 cửa hàng thực phẩm tiện lợi và trang thương mại điện tử Cdiscount.vn.

Được biết Central Group đã tham gia đấu thầu nhằm mua lại Big C kể từ đầu tháng 3 và điều này hoàn toàn nằm trong kế hoạch chiến lược của tập đoàn nhằm mở rộng mạng lưới phát triển trong khu vực ASEAN.

Central Group là một trong những tập đoàn mẹ lớn nhất tại Thái Lan, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, chuỗi cửa hàng bán lẻ, khách sạn và nhà hàng.

Hiện tại Central Group đã chính thức mở rộng sang lĩnh vực bán lẻ điện máy ở thị trường Việt Nam sau khi mua lại 49% cổ phần của điện máy Nguyễn Kim vào đầu năm 2015, phát triển hệ thống trung tâm thương mại thời trang gồm hai trung tâm Robins.

Lại nói về BigC, năm 2012, thương hiệu này từng nằm trong top 3 của thị trường với doanh thu trên 10.000 tỷ đồng một năm. Tuy nhiên từ khi về tay tỷ phú Thái thì doanh thu lại đồng loạt đi xuống.

Big C Thăng Long - chuỗi siêu thị lớn nhất của hệ thống Big C - đạt mức doanh thu 3.500 tỷ vào năm 2012 sau đó sụt giảm xuống còn quanh mức 2.700 tỷ đồng trong 2 năm 2016, 2017.

Tương tự, doanh thu của Big C An Lạc cũng rơi từ mức 2.600 tỷ năm 2012 xuống còn 1.300 tỷ trong năm 2017, tức giảm tới 50%. Do đó, lợi nhuận của Big C Thăng Long giảm từ 211 tỷ đồng năm 2015 xuống còn 131 tỷ đồng năm 2016.

Còn Big C An Lạc, lợi nhuận trước thuế 2015 đạt 184 tỷ đồng nhưng đến 2017 còn 92 tỷ. Ba chuỗi Big C Hải Phòng, Bình Dương và Đồng Nai cũng không còn tăng trưởng nổi bật.

2. Metro: Đổi tên nhưng vận không đổi

Ngày 7/1/2016, tập đoàn Metro Cash & Carry vừa công bố hoàn tất thương vụ chuyển giao hệ thống siêu thị Metro Cash & Carry Việt Nam cho TCC Holdings, công ty do tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi làm chủ.

TCC Holding là công ty do tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi nắm quyền kiểm soát. Công ty này hiện nắm 73,7% cổ phần tại Tập đoàn Berli Jucker PCL (BJC).

Tập đoàn Metro của người Đức có mặt tại Việt Nam từ năm 2002 với lĩnh vực kinh doanh bán sỉ. Vào Việt Nam khá sớm, tuy nhiên, trong 12 năm có mặt trên thị trường Metro luôn báo lỗ.

Doanh thu của công ty tăng trưởng đều đặn qua các năm, từ 608 tỷ đồng trong năm 2002 lên 14,7 nghìn tỷ đồng trong năm 2013. Một báo cáo ngành thuế công bố năm 2013 cho thấy Metro Cash & Carry trong hơn 12 năm hoạt động tại Việt Nam, duy nhất năm 2010, công ty báo lãi 116 tỷ đồng. Các năm còn lại, Metro lỗ từ 89 đến 160 tỷ đồng.

Lý giải nguyên nhân khiến doanh nghiệp này thua lỗ kéo dài, đại diện của Metro đã cho rằng do phải tập trung mở rộng đầu tư. Cụ thể là, Metro phải bỏ ra khoản chi phí khá lớn như đầu tư cho trang thiết bị, tiền thuê đất, đền bù, giải tỏa, quản lý… mới có thể xây dựng được một trung tâm bán sỉ, con số đó tương đương với khoảng 300 - 400 tỷ đồng.

Sau một năm về tay ông chủ mới, thương hiệu này vẫn giữ nguyên số lượng điểm kinh doanh. Đến đầu năm 2017, hệ thống này đổi tên thành MM Maga Market và thương hiệu Metro không còn trên thị trường. Vốn điều lệ của công ty tăng 1.911 tỷ đồng lên 3.620 tỷ đồng, với 100% vốn nước ngoài.

Đổi tên nhưng vận không đổi. Cuối năm 2016, doanh thu của chuỗi này chỉ đạt 11,7 nghìn tỷ đồng, giảm 20% so với thời điểm trước khi Metro Cash & Carry chuyển giao lại vào năm 2013. Mức doanh thu này chỉ tương đương với doanh thu năm 2010 khi số trung tâm Metro chỉ bằng một nửa năm 2016.

Doanh thu giảm mạnh, công ty cũng tiếp tục hành trình thua lỗ của Metro. Trong năm 2016, MM Mega Market báo lỗ 110 tỷ đồng, tương đương mức lỗ hàng năm của Metro trong giai đoạn trước đó.

Metro là một trong những tập đoàn bán lẻ quốc tế lớn có trụ sở tại Đức. Trong năm tài chính 2012-2013, tập đoàn tạo doanh thu khoảng 66 tỷ euro (khoảng 88,5 tỷ USD) với 2.200 cửa hàng ở 31 quốc gia và khoảng 250.000 nhân viên.

Tập đoàn hoạt động dựa trên các thương hiệu độc lập trong các phân khúc thị trường tương ứng gồm Metro/Makro Cash&Carry chuyên về bán buôn, Media Markt và Satum - chuyên về thiết bị điện tử bán lẻ, Real - hệ thống đại siêu thị và Galeria Kaufhof - cửa hàng bách hóa.

Trong khi đó Berli Jucker là tập đoàn đầu tư phân phối, tiếp thị và sản xuất của Thái Lan với giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán nước này thời điểm đầu tháng 8/2014 là khoảng 88 tỷ Baht (khoảng 2,8 tỷ USD).
Thương hiệu Metro dần chìm trong dĩ vãng
Hoạt động kinh doanh của BJC được phân thành 5 chuỗi cung ứng chính gồm bao bì, tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe, kỹ thuật, bán lẻ và chuỗi cung ứng khác. Tập đoàn có 6 văn phòng tại Đông Nam Á với tổng doanh thu trong năm 2013 khoảng 1,3 tỷ USD.

3. Fivimart: Từ tay đại gia Nhật về tay đại gia Việt

Ngày 28/9/2018, công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại VinCommerce (thành viên của tập đoàn Vingroup), công bố chính thức hoàn tất thương vụ mua lại toàn bộ chuỗi siêu thị Fivimart từ công ty Cổ phần Nhất Nam.

Được biết, sau khi hoàn tất việc sáp nhập, hệ thống siêu thị Fivimart sẽ được đổi tên thành VinMart.

Sau sáp nhập, VinCommerce sở hữu hệ thống bán lẻ quy mô lớn nhất Việt Nam với khoảng 100 siêu thị VinMart và 1.400 cửa hàng tiện lợi VinMart+ trên toàn quốc. Mục tiêu của hệ thống tới 2020 sẽ đạt tới 200 siêu thị VinMart và 4.000 cửa hàng VinMart+.
Chuỗi siêu thị Fivimart thuộc Công ty Cổ phần Nhất Nam thành lập ngày 17/2/1997, trụ sở tại số 2 đường Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Người đại diện là bà Đặng Thị Đan Tâm.

Thương hiệu Fivimart từng nhiều lần được công nhận là thương hiệu nổi tiếng do người tiêu dùng bình chọn.

Đầu năm 2015, tập đoàn bán lẻ Aeon của Nhật Bản tuyên bố mua lại 30% cổ phần của Fivimart. Tuy nhiên thương vụ hợp tác này sau 3 năm đã không đạt được kết quả như đại gia Nhật kỳ vọng.

Báo cáo tài chính của Fivimart cho thấy, thời điểm Aeon bắt đầu hợp tác năm 2015, doanh thu của FiviMart trong năm này là 1.075 tỷ đồng, lỗ 60 tỷ đồng. Năm 2016 lỗ tiếp 96 tỷ đồng.

Năm 2017, doanh thu tăng lên 1.269 tỷ đồng, đồng thời báo lỗ 23 tỷ đồng, kéo theo số lỗ lũy kế lên tới 197 tỷ đồng.

Nguyên nhân chính khiến Fivimart thua lỗ là do chi phí quản lý doanh nghiệp rất lớn, cao hơn cả lợi nhuận gộp từ bán hàng hóa trong siêu thị. Cụ thể, năm 2016, chi phí quản lý doanh nghiệp lên tới 280 tỷ đồng trong khi lãi gộp chỉ là 183 tỷ đồng.

Các khoản chi phí như chi phí quản lý doanh nghiệp cũng lên đến gần 272 tỷ đồng và chi phí tài chính hơn 11,8 tỷ đồng trong năm 2017.

Đến cuối năm 2016, tổng nợ và thuê tài chính của Fivimart là gần 700 tỷ đồng.

4. Vingroup mua lại hệ thống Shop&Go chỉ với ... 1 USD

Ngày 2/4/2019, Công ty VinCommerce - đơn vị thành viên của Tập đoàn VinGroup đang quản lý hệ thống bán lẻ VinMart và VinMart+ công bố việc sẽ nhận chuyển nhượng chuỗi 87 cửa hàng Shop&Govới giá… 1 USD.

Được biết, công ty Cổ phần Cửa hiệu và Sức sống - Chủ sở hữu chuỗi cửa hàng tiện lợi Shop&Go - đã chủ động đề nghị được nhượng lại toàn bộ chuỗi gồm 87 cửa hàng tiện lợi đang hoạt động cho Công ty VinCommerce với giá 1USD.
Công ty Cửa hiệu và Sức sống thành lập năm 2015, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng. Cửa hàng đầu tiên của Shop&Go đi vào hoạt động năm 2006 tại TP.HCM. Sau 14 năm thành lập, hiện tại Shop&Go đang vận hành 87 cửa hàng, trong đó có 70 cửa hàng tại TP.HCM và 17 cửa hàng tại Hà Nội nằm tập trung ở trong các quận nội thành.

Shop&Go đi theo mô hình cửa hàng tiện lợi với đặc trưng hoạt động 24/24h mỗi ngày, kinh doanh hàng hóa tiêu dùng, đồ ăn nhanh, thức uống pha chế, các dịch vụ tiện ích như máy rút tiền tự động ATM, bán thẻ nạp điện thoại, thẻ gọi điện thoại đường dài IDD card...

Chia sẻ về thương vụ trị giá 1 USD này, đại diện Công ty Cổ phần Cửa hiệu và Sức sống cho biết, tuy đã đầu tư vào hệ thống rất nhiều nhưng kết quả kinh doanh không như kỳ vọng. Thị trường bán lẻ Việt Nam rất tiềm năng nhưng cạnh tranh cũng vô cùng khốc liệt, vì vậy đơn vị quyết định rút lui.

Báo cáo tài chính của Shop&Go cho thấy năm 2016, hệ thống này đạt 267 tỷ đồng doanh thu và lỗ gần 40 tỷ đồng. Với việc một thời gian dài không có lãi, đến cuối năm 2016, Shop&Go đã lỗ lũy kế 205 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ chỉ có vỏn vẹn 1,27 tỷ đồng. Đến tháng 10/2018, vốn điều lệ của công ty này được tăng mạnh lên 207,27 tỷ đồng.

Sau khi nhận sáp nhập Shop&Go, VinCommerce tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu thị trường bán lẻ với 108 siêu thị VinMart và khoảng 1.900 cửa hàng tiện lợi VinMart+ trên toàn quốc.

Hệ thống trên 2.000 điểm bán, hệ thống của Vincommerce hiện vượt khá xa các doanh nghiệp cùng ngành như Saigon Co.op (khoảng 650 điểm), Bách Hóa Xanh của Thế giới Di động (gần 500 cửa hàng) hay Circle K (khoảng 300 cửa hàng).

5. Vingroup mua Oceanmart

Tháng 10/2014, Tập đoàn Vingroup mua lại 70% cổ phần Công ty Ocean Retail (ORC) - một thành viên của OceanGroup sở hữu chuỗi siêu thị Oceanmart. Thương vụ diễn ra cùng thời điểm Vingroup công bố hai thương hiệu mới VinMart và Vinmart+ với kế hoạch xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ gồm 100 siêu thị và chuỗi 1.000 cửa hàng tiện ích trên khắp Việt Nam trong vòng 3 năm. Sau giao dịch này, Oceanmart được đổi tên thành Vinmart. 
Với việc nhận chuyển nhượng 70% cổ phần từ Công ty Ocean Retail, Vingroup đã trở thành chủ sở hữu mới chi phối hệ thống TTTM – siêu thị Ocean Mart của tập đoàn Đại Dương – Ocean Group. Hệ thống này bao gồm 13 siêu thị hiện hữu cùng kế hoạch xây dựng hơn 40 siêu thị trên khắp cả nước.

Theo kế hoạch, sau khi thương vụ M&A của Ocean Retail hoàn tất các thủ tục, toàn bộ hệ thống OceanMart sẽ được cải tiến, nâng cấp cả về hàng hóa lẫn chất lượng dịch vụ trong thời gian nhanh nhất và đổi tên thành hệ thống VinMart. Tất cả nhân viên của OceanMart có nguyện vọng ở lại làm việc và có đủ năng lực sẽ được tham gia một chương trình huấn luyện riêng để trở thành những nhân viên tài năng và chuyên nghiệp, cũng như có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp cùng tập đoàn Vingroup.


Trong thời gian này, Vingroup cũng công bố Chiến lược phát triển hệ thống phân phối bán lẻ của Tập đoàn với thương hiệu VinMart. Theo đó, hệ thống VinMart sẽ là các siêu thị có diện tích từ 3.000m2 đến 15.000m2 và chuỗi VinMart+ là các cửa hàng tiện ích có diện tích từ 150 đến 300m2. Dự kiến đến năm 2017, VinMart sẽ có khoảng 100 siêu thị và 1.000 cửa hàng tiện ích trên cả nước từ đầu tư xây dựng mới hoặc mua lại thông qua các giao dịch M&A.

Chiến lược phát triển hệ thống phân phối bán lẻ của tập đoàn Vingroup ra đời với mục tiêu xây dựng VinMart và VinMart+ thành thương hiệu Việt đẳng cấp quốc tế, mang đến cho người dân những hàng hóa chất lượng cao với giá thành phù hợp, góp phần tạo nên phong cách mua sắm theo xu hướng mới với sự phong phú về thương hiệu đi kèm dịch vụ hoàn hảo cùng nhiều tiện ích gia tăng.

6. Một tập đoàn trong nước mua lại chuỗi siêu thị Auchan

Danh tính đối tác này vẫn chưa được tiết lộ, nhưng hệ thống của siêu thị Auchan sẽ chuyển đổi từ đầu tháng 6.

Đây là hãng phân phối phương Tây cuối cùng ở Việt Nam.Năm 2016, Metro AG của Đức hoàn tất bán lại hệ thống Metro Cash & Carry cho TCC Group vàCasinoGroup của Pháp bán lại Big C Việt Nam cho Central Group. Trong cả 2 thương vụ này, bên mua đều là nhàđầu tưThái Lan.

Quyết định bán 18 cửa hàng tại Việt Nam được đưa ra sau khi đạt doanh thu 45 triệu euro (50,4 triệu USD) năm ngoái và vẫn đang thua lỗ.

Hệ thống siêu thị này bắt đầu vào Việt Nam từ năm 2015 với tuyên bố đầu tư 500 triệu USD. Đó cũng là lần thứ 2 nhà bán lẻ này quay trở lại thị trường Việt Nam sau sự thất bại trước đó.

Hiện hệ thống này có 18 siêu thị tại Hà Nội, TP HCM và Tây Ninh, trong đó 13 siêu thị tại TPHCM, 4 siêu thị đặt tại Hà Nội và 1 ở Tây Ninh.

Ông Antoine Pernod, Giám đốc truyền thông tập đoàn Auchan, quyết định rút lui này được đưa ra do không tìm được mô hình kinh tế đạt lợi nhuận.

Đầu tuần này, họ cũng bán gần như toàn bộ hoạt động của Auchan Retail Italia cho Conad – một tập đoàn bán lẻ Italy. Hồi tháng 3, Auchan đã thông báo đang xem xét lại các thị trường thua lỗ do điều kiện kinh doanh khó khăn, như Việt Nam và Italy.

Trong thời gian qua thị trường đã chứng kiến rất nhiềudoanh nghiệpquyết định rút lui như Maximark, Fivimart hay Shop&Go được bán lại cho Vingroup. Jardine Matheson Group cũng đóng cửa siêu thị Giant.

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

Top 5 loại kem bán tốt nhất cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Top 5 loại kem bán tốt nhất cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Kem là một trong những list sản phẩm bán chạy nhất tại cửa hàng tạp hóa, tuy nhiên trên thị trường cũng có rất nhiều hãng thương hiệu, sản phẩm kem trong khi đó người kinh doanh không phải ai cũng biết để lựa chọn các loại kem bán tốt trên thị trường để nhập về kinh doanh, đặc biệt là những người mới chưa có kinh nghiệm.
Các loại kem bán tốt nhất

TOP 5 LOẠI KEM BÁN TỐT NHẤT 

1. Kem Celano

Kem Celano là thương hiệu kem của tập đoàn KiDo, là thương hiệu có thị phần kem lớn nhất tại Việt Nam. 
Các loại kem phổ biến của Celano

- Kem túi

- Kem ốc quế

- Kem que

- Kem hộp 

Phân khúc loại kem này trên thị trường bán ra chỉ từ 6k trở lên, phù hợp với hầu hết nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, cả từ nông thôn tới thành thị.

2. Kem Merino
Cũng là thương hiệu kem thuộc tập đoàn Kido, là dòng kem phổ biến và bán chạy nhất trên thị trường.
Kem merino của KIDO

Các loại kem phổ biến của Merino

- Kem túi

- Kem ốc quế

- Kem que

- Kem hộp 


Phân khúc loại kem này trên thị trường bán ra chỉ từ 8k trở lên, phù hợp với hầu hết nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, cả từ nông thôn tới thành thị.


3. Kem Wall's

Kem Wall's là thương hiệu kem thuộc tập đoàn Unilever, sau khi bán lại nhà máy và thương hiệu cho tập đoàn Kinh Đô trước đây, nay là Kido và với cam kết 10 năm không kinh doanh kem. 

Thì đến năm 2017 dòng kem thương hiệu Wall's này tái xuất giang hồ với việc đầu tư mạnh mẽ hệ thống phân phối kem trên toàn quốc. 

Về cơ bản thì các chủng loại kem, cũng như chất lượng thì kem Wall's có những nét tương đồng với thương hiệu kem của Kido, tuy nhiên thị phần loại kem này vẫn khá nhỏ so với thương hiệu Kido. 

Nhưng với chất lượng và phân khúc giá bán hợp khẩu vị cũng như ngân quỹ chi trả của người tiêu dùng thì loại kem này cũng nhanh chóng phủ rộng và được người tiêu dùng đón nhận một cách tích cực
Kem Wall's

3. Kem Vinamilk

Thương hiệu Vinamilk quá nổi tiếng với ngành hàng sữa tươi, chua, tuy nhiên thị phần kem Vinamilk cũng chỉ đứng sau thương hiệu kem Kido.

Các loại kem bán tốt của Vinamilk cũng tập trung vào các dòng như: Kem sữa chua, kem túi, kem hộp....
Kem Vinamilk

4. Kem thủy tạ

Thị phần kem thủy tạ xếp thứ 3 trong các thương hiệu kem bán chạy nhất tại Việt Nam.


Kem thủy tạ

5. Kem tràng tiền

Kem tràng tiền tập trung bán tại Hà Nội và các tỉnh thành phía bắc, tuy nhiên là dòng kem lâu đời và với chất lượng tốt, người tiêu dùng sử dụng một cách thường xuyên.
Kem Tràng Tiền

Đặc biệt với phân khúc giá khá rẻ nên sản lượng của loại kem này rất tốt, và thuộc nhóm các loại kem bán tốt nhất trên thị trường của các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini.

Tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều thương hiệu "nhái" kem tràng tiền, nên người kinh doanh cần phải lựa chọn đơn vị cung cấp kem thương hiệu tràng tiền uy tín.

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

Top 9 thương hiệu bánh kẹo bán chạy nhất tại cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Top 9 thương hiệu bánh kẹo bán chạy nhất tại cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Chia sẻ thông tin Top 9 thương hiệu bánh kẹo bán chạy nhất tại cửu hàng tạp hóa, siêu thị mini. Giúp ích không nhỏ cho những người kinh doanh mô hình cửa hàng bán lẻ mô hình này.
  NÊN ĐỌC 

1. Bánh kẹo Kinh Đô


Kinh Đô sau khi được Mondelez mua lại  tuy là một doanh nghiệp non trẻ nhưng sở hữu bề dày lịch sử vốn của của tập đoàn Kinh Đô lâu đời. Ra mắt vào tháng 7 năm 2015, Mondelez Kinh Đô là sự kết hợp giữa hai tên tuổi dẫn đầu ngành bánh kẹo trong cùng mục tiêu mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam những thương hiệu được yêu thích. Mondelez Kinh Đô ra mắt sau khi Mondelēz International hoàn tất thương vụ mua lại 100% cổ phần mảng bánh kẹo Kinh Đô, vốn là mảng kinh doanh dẫn đầu thị trường của Tập đoàn Kinh Đô trước đây.
Bánh kẹo Kinh Đô



Có chung chiến lược tạo nên những thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam yêu mến, Mondelez Kinh Đô đang sở hữu một danh mục các thương hiệu bánh kẹo hàng đầu của Việt Nam và thế giới bao gồm bánh trung thu và bánh quy Kinh Đô, bánh quy Cosy, bánh bông lan Solite, bánh quy giòn AFC, bánh quy LU, bánh LU cookies, bánh quy Oreo, bánh quy giòn Ritz và chocolate Cadbury.

Mondelez Kinh Đô duy trì và phát triển hệ thống phân phối bánh kẹo rộng khắp trên toàn bộ các tỉnh thành lãnh thổ Việt Nam. có lẽ Kinh Đô là một trong những đơn vị có hệ thống phân phối lớn nhất thuộc nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG.

2, Bánh kẹo ORION Việt Nam

Người tiêu dùng đã quá quen thuộc với thương hiệu Choco Pie, bởi Orion là chủ sở hữu thương hiệu được mệnh danh là “Ông vua bánh Choco Pie Việt Nam” khi dòng sản phẩm bánh bông lan này của công ty liên tục chiếm thị phần dẫn đầu tại Việt Nam trong nhiều năm qua.

- Vào thập niên 1990, Tập đoàn bánh kẹo hàng đầu Hàn Quốc – Orion đã thành lập văn phòng đại diện tại TP. HCM và bắt đầu đưa các sản phẩm của mình vào thị trường Việt Nam. Đến năm 2005, Orion chính thức mở chi nhánh tại Việt Nam, thành lập công ty TNHH Orion Food Vina với 100% vốn từ tập đoàn mẹ Orion.
- Theo Orion cho biết, hiện nay công ty đang chiếm tới 58% thị phần bánh chế biến công nghiệp tại Việt Nam. 

- Orion Food Vina đạt nhiều giải thưởng, chứng nhận do người tiêu dùng bình chọn và các tổ chức uy tín trao tặng như “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”…

- Các sản phẩm của công ty Orion được phân phối khắp 64 tỉnh thành Việt Nam và một số sản phẩm xuất khẩu sang nước ngoài.
Tập đoàn sản xuất bánh kẹo Orion của Hàn Quốc mới đây cho biết, doanh thu tại thị trường Việt Nam năm qua đạt 174,5 triệu USD (tương đương gần 4.000 tỷ đồng), tăng trưởng 24,1% so với năm trước.

Theo Orion, tốc độ tăng trưởng doanh thu ở Việt Nam hiện nay tương đương tốc độ tăng trưởng của tập đoàn này tại Trung Quốc cách đây 10 năm.

Tờ Pulsenews (Hàn Quốc) nhận định, chiến dịch quảng cáo với thông điệp "Tình yêu" đã đưa nhà sản xuất bánh kẹo này giành được sự ủng hộ của người tiêu dùng Việt Nam cho sản phẩm bánh Choco Pie. Đây là chiến lược đã từng đem lại thành công cho Orion chính tại sân nhà Hàn Quốc, giúp sản phẩm Choco-Pie trở thành thương hiệu có uy tín tại xứ sở kim chi.

Với hệ thống phân phối rộng khắp tại Việt Nam, cùng với việc gần như 100% các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini có kinh doanh dòng sản phẩm thương hiệu Orion tại điểm bán, không khó khăn gì khi Orion là thương hiệu bánh kẹo bán chạy nhất tại Việt Nam.
Danh sách sản phẩm bánh kẹo Orion phân phối tại Việt Nam.

3. Bánh kẹo Bibica

Ngày 16/01/1999, Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa với thương hiệu Bibica được thành lập từ việc cổ phần hóa ba phân xưởng: bánh, kẹo và mạch nha của Công ty Đường Biên Hoà. Trụ sở của công ty đặt tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai.
Ngành nghề chính của Công ty là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm: Bánh, kẹo, mạch nha.
Bánh kẹo Bibica

Bắt đầu từ năm 2000 Công ty phát triển hệ thống phân phối theo mô hình mới. Các chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ lần lượt được thành lập để kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng trong cả nước.

 Bước vào năm 2006, Công ty triển khai xây dựng nhà máy mới trên diện tích 4 ha tại khu công nghiệp Mỹ Phước I, tỉnh Bình Dương. Giai đoạn 1 Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh bông lan kem Hura cao cấp nguồn gốc châu Âu công suất 10 tấn/ngày.

Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa chính thức đổi tên thành "Công Ty Cổ Phần Bibica" kể từ ngày 17/1/2007.

Với tầm nhìn trở thành công ty sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam, với doanh số 2.300 tỉ và chiếm thị phần 14% vào năm 2018, trong năm 2011 Công ty đã cải tổ toàn diện hệ thống bán hàng, mở thêm nhà phân phối, tăng số lương nhân sự bán hàng và đầu tư phần mềm quản lý hệ thống bán hàng. Kết quả doanh số năm 2011 của Công ty đạt con số trên 1.000 tỉ.

Năm 2012 Công ty tiếp tục đầu tư hệ thống quản lý bán hàng DMS (quản lý online) và hoàn thiện hệ thống đánh giá cho lực lượng bán hàng và nhà phân phối.

Cũng trong năm 2012 Công ty nâng cấp hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp ERP lên phiên bản ERP R12 với kinh phí 4 tỉ đồng và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2012.

Năm 2014, với mục tiêu tăng độ phủ và doanh số, Công ty đầu tư công cụ hỗ trợ bán hàng bằng thiết bị PDA, nhằm kiểm soát, thúc đẩy nhân viên viếng thăm cửa hàng trên tuyến và chuyển đơn hàng về Nhà phân phối tức thời.

Năm 2014 đầu tư hệ thống an toàn công nghệ thông tin đưa vào sử dụng từ tháng 9/2014 đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin khi xảy sự cố mất điện, cháy nổ.

Năm 2015 Áp dụng thành công MFCA trong sản xuất, kiểm soát lãng phí trong sản xuất có hiệu quả và triệt để hơn.

Cho tới nay, Công ty CP Bibica đã được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt nam chất lượng cao suốt 20 năm liên tục.

4. Bánh kẹo Hải Hà

Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà (HAIHACO ) là một trong những doanh nghiệp chuyên sản xuất bánh kẹo lớn nhất tại Việt Nam.
Thương hiệu bánh kẹo Hải Hà

Công ty được thành lập từ năm 1960 trải qua hơn 50 năm phấn đấu và trưởng thành Công ty đã không ngừng lớn mạnh, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh tốt, đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên ngành có năng lực và lực lượng công nhân giỏi tay nghề Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã tiến bước vững chắc và phát triển liên tục để giữ vững uy tín và chất lượng xứng đáng với niềm tin yêu của người tiêu dùng.

Năm 2003 Công ty thực hiện cổ phần hóa theo quyết định số 191/2003/QĐ-BCN ngày 14/11/2003 của Bộ Công nghiệp.

Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần từ ngày 20/01/2004 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003614 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp và thay đổi lần thứ tư ngày 07/05/2012. Các hoạt động sản xuất kinh doanh chính bao gồm:
- Sản xuất, kinh doanh bánh kẹo và chế biến thực phẩm.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, sản phẩm chuyên ngành, hàng hoá tiêu dùng và các sản phẩm hàng hoá khác. 
- Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại.
- Kinh doanh các ngành nghề khác không bị cấm theo các quy định của pháp luật.

5. Bánh kẹo Hữu Nghị

Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị (HUUNGHI FOOD), tiền thân là Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, được thành lập và chính thức hoạt động vào ngày 8/12/1997. Đến năm 2006, sau 9 năm hoạt động, Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị được cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. Cùng năm đó, Hữu Nghị triển khai xây dựng hệ thống phân phối tại miền Bắc theo mô hình hiện đại - chuyên nghiệp.
Bánh kẹo hữu nghị

Sau 1 năm triển khai, năm 2007, Hữu Nghị cơ bản xây dựng xong hệ thống phân phối tại 32 tỉnh thành từ Huế trở ra phía Bắc.

Năm 2008 đánh dấu mốc Hữu Nghị Nam tiến, triển khai hệ thống phân phối ở miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam. Tháng 6/2009, để vận động theo xu hướng phát triển của thị trường và mở rộng ngành nghề kinh doanh, Công ty Cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị. Cùng với đó, Hữu Nghị chính thức triển khai xây dựng hệ t
Tháng 5/2015, Hữu Nghị thành lập phòng kinh doanh kênh MT và kênh Horeca.
Năm 2016, Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị chính thức tham gia phân phối ngành nước chấm, gia vị.

Sau 20 năm đồng hành với Hữu Nghị, tháng 4/2017, Tổng Công ty TNHH một thành viên thuốc lá Việt Nam đã thực hiện thoái vốn thành công khỏi Công ty CPTP Hữu Nghị. Từ năm 2013 đến nay, doanh thu và lợi nhuận của Hữu Nghị liên tục tăng so với các năm.

Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị hiện có 2 chi nhánh, 3 nhà máy tại Hà Nội, Hà Nam, Bình Dương và mạng lưới phân phối phát triển mạnh với hàng trăm nhà phân phối, hơn 140.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.

Sản phẩm của Hữu Nghị bao gồm nhiều loại bánh kẹo như bánh trứng Tipo, kem xốp Kexo, Bolero, bánh layer Salsa, Arita, kẹo Suri và Joli, bánh trung thu, bánh ngọt, mứt, các thực phẩm chế biến khác...

Hiện nay, Công ty CPTP Hữu Nghị đang phát triển các dòng sản phẩm bánh khô nhằm đáp ứng thị hiếu của khách hàng. Các dòng sản phẩm bánh khô tiêu biểu của Hữu Nghị như nhãn hàng Tipo với dòng bánh kem trứng Tipo kem sữa 250g, 220g và 48g; bánh Tipo matcha cookies 180g và 90g; nhãn hàng Salsa với dòng bánh cakes Salsa cốm, dâu, sữa 360g; nhãn hàng Kexo với dòng bánh kem xốp Kexo cốm, sữa, khoai môn 145g. Song hành với các sản phẩm bánh khô đã tồn tại từ lâu, các sản phẩm bánh tươi mang thương hiệu Hữu Nghị đã đang tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường với các sản phẩm chiến lược như Lucky, Staff, Braha, Sandwich. Năm 2006, bánh ruốc Staff của Hữu Nghị là sản phẩm đầu tiên trên thị trường đánh vào phân khúc bánh mặn. Trải qua 12 năm với nhiều thay đổi, bánh tươi Hữu Nghị hiện nay vẫn luôn là sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng.

Luôn nỗ lực hết mình vì sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam cho mỗi bước đi của Hữu Nghị. Không dừng lại ở các sản phẩm bánh truyền thống, Hữu Nghị tiếp tục mở rộng mô hình kinh doanh ở các sản phẩm kẹo. Năm 2018, Công ty CPTP Hữu Nghị bắt đầu triển khai mô hình nhập khẩu kẹo, được sản xuất theo công nghệ châu Âu. Đây là bước đi táo bạo, thể hiện tầm nhìn của Ban lãnh đạo trong việc đưa Hữu Nghị trở thành một trong những nhà sản xuất, cung ứng bánh kẹo lớn nhất tại Việt Nam.

6. Công ty  liwayway việt nam - Thương hiệu Oishi

- Công ty Liwayway của Philippines vào năm 1974, cho ra đời sản phẩm snack Tôm Oishi đầu tiên, dựa vào công nghệ sản xuất snack hiện đại của Nhật Bản.

- Khi các sản phẩm snack Oishi du nhập vào thị trường Việt Nam, chúng cũng nhanh chóng trở thành một hiện tượng lớn. Sản phẩm Oishi được người tiêu dùng Việt ở khắp mọi miền đất nước, ở mọi lứa tuổi yêu thích và thậm chí ở Việt Nam từ "Oishi" còn được sử dụng thay thế cho từ "snack". 

Bánh kẹo Oishi

- Với tiềm năng phát triển ở mảng thức ăn nhẹ lớn như vậy, Liwayway đã quyết định thành lập công ty công nghiệp thực phẩm Liwayway Việt Nam vào năm 1997.

- Liwayway Việt Nam cung ứng cho thị trường không chỉ các sản phẩm snack mà còn cả những sản phẩm bánh kẹo, đồ uống mang tên thương hiệu Oishi. Một số sản phẩm nổi tiếng và quen thuộc với người tiêu dùng như nước ngọt Oishi C+, kẹo Oishi hương me, vải thiều, thập cẩm… 

- Nhiều năm liền công ty và thương hiệu Oishi được các tổ chức uy tín bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao, sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt nhiều giải thưởng cao quý khác.

7. Bánh kẹo Lotte

Lotte Việt Nam hiện nay được biết đến là một tập đoàn lớn mạnh trong nhiều lĩnh vực thương mại, bán lẻ, bất động sản, hóa phẩm... Tập đoàn Lotte được thành lập năm 1948 tại Nhật Bản với khởi đầu là kẹo sing-gum, sau đó Lotte phát triển mạnh mẽ sang Hàn Quốc. Mặc dù bánh kẹo chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các lĩnh vực mà Lotte đầu tư vào Việt Nam nhưng nó đã góp phần không nhỏ mang thương hiệu Lotte đến gần hơn với người Việt. Bánh kẹo Lotte được biết đến rộng rãi qua các sản phẩm sing-gum Xylitol, gum thổi, bánh gấu Koala, bánh thanh Toppo.
Bánh kẹo Lotte

8. Công ty bánh kẹo Hoàng Mai

2001: Thành lập Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai - thương hiệu RICHY, tiên phong nhập khẩu Bánh kẹo về Việt Nam.
2005: Phát triển thêm 21 Nhãn hàng trên tổng số nhãn hàng của 08 công ty, RICHY trở thành nhà phân phối độc quyền của các hãng Montresor, Apollo, Lambertz, Rinda...
2010: Xây dựng & Hoạt động nhà máy RICHY Miền Bắc tại KCN Phùng, Hà Nội
Xây dựng & Hoạt động nhà máy RICHY Miền Nam tại Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh
Khánh thành RICHY TOWER 35 Mạc Thái Tổ, Hà Nội và đi vào hoạt động, là trung tâm đầu não của RICHY Hoàng Mai.
2011: Xuất khẩu bánh gạo sang 15 quốc gia như: Mỹ, Hàn, Nhật Singapore.v.v..
Kỉ niệm chặng đường 10 năm phát triển RICHY Hoàng Mai
2016: Nhận được nhiều giải thưởng: Hàng Việt nam chất lượng cao 2016, Nhãn hàng nổi tiếng năm 2016, Thương hiệu thực phẩm an toàn tin dùng năm 2016
2017: Xuất khẩu bánh RICHY đến 30 Quốc Gia toàn thế giới.
Đồng hành cùng hãng hàng không quốc gia Vietnam Airline , cung cấp bữa ăn nhẹ trên các chuyến bay.
2018: Liên tục phát triển, cải tiến công nghệ, xây dựng và đi vào hoạt động thêm 1 nhà máy tại KCN Phùng.
Khẳng định vị trí trên thị trường trong nước và trên thế giới, là nhà sản xuất và phân phối bánh kẹo hàng đầu Việt Nam.
Thương hiệu bánh kẹo Hoàng Mai nhập khẩu và phân phối

9. Bánh Danisa 

Thương hiệu Bánh Danisa quá đỗi nổi tiếng với người tiêu dùng tại Việt Nam. 
Bánh Kẹo thương hiệu Mayora - Danisa

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Top 8 loại đồ uống bán tốt nhất tại cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Top 8 loại đồ uống bán tốt nhất tại cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Người kinh doanh mô hình cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini đều mong muốn có được list danh sách các loại đồ uống bán tốt, đặc biệt là những người mở mới chưa có kinh nghiệm.
Top các loại đồ uống bán tốt tại Việt Nam

TOP 8 LOẠI ĐỒ UỐNG BÁN TỐT NHẤT TẠI THỊ TRƯỜNG

1. ĐỒ UỐNG NƯỚC TINH KHIẾT LAVIE

Nước tinh khiết Lavie là sản phẩm thương hiệu của tập đoàn Nestle, mặc dù chỉ có vài Skus kinh doanh tuy nhiên đây là loại đồ uống không ga bán tốt nhất trên thị trường, rõ ràng sản phẩm này quá đỗi quen thuộc với người tiêu dùng chúng ta, và đương nhiên đứng đầu top loại đồ uống bán tốt nhất trên thị trường, và người tiêu dùng thường có thể mua ở bất kỳ hàng quán nào tại Việt Nam.

2. NƯỚC NGỌT COCACOLA

Coca là loại đồ uống có ga mà không nhỉ nhóm lứa tuổi trẻ em mới thích, mà ngay với những người lớn cũng sử dụng thường xuyên. 

Chính bởi tệp khách hàng quá lớn như vậy mà các dòng sản phẩm thương hiệu cocacola có số lượng bán ra rất khủng khiếp. 

Ngoài đồ uống thương hiệu chính cocacola ra thì tập đoàn này cũng đang sở hữu những thương hiệu khác bán cũng cực khủng là: Fanta, Sprite..

3. NƯỚC NGỌT PEPSI

Đối thủ trực tiếp của cocacola trên thị trường chính là Pepsi, không khác gì nước và lựa (màu xanh và màu đỏ). Hai ông lớn này luôn có những cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất trên thị trường đồ uống không chỉ tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini mà ngay với các kênh khác như buôn, Horeca...

Có thể thị phần cũng như sản lượng bán ra giữa hai thương hiệu này tại hai vùng miền nam bắc khá khác nhau, với thị trường miền bắc thì Cocacola đang chiếm thế thượng phong, trong khi đó thì thị trường miền nam thì Pepsi lại chiếm ưu thế.

4. Bò húc

Mặc dù chỉ có 01 Skus duy nhất tuy nhiên doanh thu của bò húc tại thị trường Việt Nam vô cùng khủng khiếp, số lượng người tiêu dùng sản phẩm này đa phần nhóm đối tượng thanh thiếu niên, nước tăng lực bò húc thực sự là một sản phẩm đặc biệt khi lop top 8 loại đồ uống bán tốt nhất tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini. 

Red Bull được ví như “nước uống dành cho thể thao”
Nước tăng lực Red Bull được rất nhiều vận động viên trên thế giới tin tưởng và sử dụng cho mỗi lần tập hoặc trước mỗi trận đấu quan trọng. Lindsey Vonn, vận động viên trượt tuyết người Mỹ chia sẻ: "Tôi thường uống nước tăng lực 30 phút trước mỗi trận đấu. Đây là cách tôi nạp năng lượng cần thiết". Cô cho biết, Red Bull là cách giúp cô tăng cường sự tỉnh táo và sức mạnh cần thiết cho trận đấu.

5. Bia Heineken

Tiếp theo trong danh sách các loại đồ uống bán tốt nhất tại Việt Nam chính là thương hiệu bia Heineken. 

Với việc sở hữu tới 2 thương hiệu lớn thị trường bia tại Việt Nam bao gồm: Heineken, Tiger và Hành trình 140 năm đã đưa giá trị thương hiệu bia Heineken vượt ra khỏi biên giới Hà Lan, trở thành thương hiệu bia cao cấp hàng đầu có mặt ở hơn 170 quốc gia trên thế giới. Tại Tập đoàn bia Heineken, giá trị thương hiệu được xây dựng dựa trên nền tảng vững chắc về chất lượng sản phẩm: thượng hạng và luôn đồng nhất.

6. SABECO - Bia Sài Gòn

Sabeco đã tổ chức cuộc họp công ty lần đầu tiên (12/01) sau thương vụ thâu tóm trị giá 4,8 tỷ USD của Thaibev. Các lãnh đạo của Tập đoàn từ Thái Lan đã có bài phát biểu chính thức đầu tiên trước các nhân viên của Sabeco.

Lãnh đạo của Thaibev cho biết Sabeco hướng đến tăng thị phần từ khoảng 40% như hiện tại lên mức 50% nhờ mạng lưới bán lẻ của Thaibev. Thaibev là công ty hàng đầu của tập đoàn TCC Holdings thuộc sở hữu của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi (Thái Lan).

Ông Koh Poh Tiong, Chủ tịch HĐQT của công ty Fraser & Neave (công ty con của TCC Holdings), phát biểu trong cuộc họp rằng sản phẩm của Sabeco sẽ được phân phối khắp Việt Nam nhờ vào hệ thống bán lẻ gồm các siêu thị và các cửa hàng tiện lợi của Tập đoàn TCC Holdings.

SABECO - BIA SÀI GÒN đang sở hữu các loại bia thương hiệu: Bia sài gòn và 333. 

7. HABECO - Bia Hà Nội

Với bề dày lịch sử 60 năm khôi phục, xây dựng và phát triển, Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO) với thương hiệu Bia Hà Nội đã trở thành một thương hiệu rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Các dòng sản phẩm mang thương hiệu Bia Hà Nội của HABECO như Bia Trúc Bạch, Hanoi Beer Premium, Bia chai Hà Nội 450ml, Bia lon Hà Nội, Bia hơi Hà Nội… đã nhận được sự tin yêu của người tiêu dùng về cả chất lượng và phong cách, chinh phục những người sành bia trong và ngoài nước.

Habeco - Bia Hà Nội sở hữu các thương hiệu bia nổi tiếng như: Bia Hà Nội, bia trúc bạch, và Bia Thanh Hóa.

8. Tân Hiệp Phát

Được thành lập năm 1994, Tân Hiệp Phát là một trong những tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng nhanh lớn nhất Việt Nam. Nổi lên nhờ Trà thảo mộc Dr.Thanh, Tân Hiệp Phát đã phát triển rất thành công trong giai đoạn những năm 2010, nhờ vào các dòng sản phẩm chủ lưc là trà Dr.Thanh, trà xanh 0 độ và nước tăng lực Number 1. Đến năm 2014, Tân Hiệp Phát vẫn tăng trưởng đều đặn và đạt doanh thu khoảng 7.000 tỷ đồng. 

Để tăng quy mô sản xuất, Tân Hiệp Phát xây dựng nhà máy tại Hà Nam, Chu Lai và Hậu Giang với tổng mức đầu tư trên 300 triệu USD để nâng công suất lên hơn 2,4 tỷ lít/năm. Công ty lạc quan đặt mục tiêu tới năm 2018 sẽ đạt doanh thu 1 tỷ USD.

Đang đà đi lên, ‘vận đen’ bất ngờ ập tới Tân Hiệp Phát. Cuối năm 2015, dư luận cả nước nóng lên trước sự kiện con ruồi trong chai Number 1. Cách xử lý khủng hoảng truyền thông thiếu thiện cảm của công ty và bản án tù 7 năm dành cho người phát hiện ra con ruồi đã khiến người tiêu dùng đồng loạt lên tiếng kêu gọi tẩy chay các sản phẩm của Tân Hiệp Phát.

Hệ quả, doanh số của Tân Hiệp Phát bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ban lãnh đạo công ty cho biết, sự việc làm công ty thiệt hại khoảng 2.000 tỷ đồng. Đó mới chỉ là ước tính tức thời, còn xem xét trong một khoảng thời gian dài, thiệt hại của Tân Hiệp Phát còn lớn hơn con số này.

Trên thực tế, tổng doanh thu của Tân Hiệp Phát từ 2 nhà máy tại Bình Dương và Hà Nam chỉ đạt hơn 6.100 tỷ đồng trong năm 2016. Mức doanh thu này còn cách rất xa so với mục tiêu 1 tỷ USD công ty đặt ra cho năm 2018.

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

Top 5 Danh Sách Chuỗi siêu thị lớn tại Hà Nội

Top 5 Danh Sách Chuỗi siêu thị lớn tại Hà Nội

Danh sách chuỗi siêu thị lớn tại Hà Nội ngày càng được lối dài khi giới đầu tư cả trong nước lẫn quốc tế ngày càng đổ tiền xây dựng mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội nói riêng và toàn quốc nói chung.

DANH SÁCH CHUỖI SIÊU THỊ LỚN TẠI HÀ NỘI 

Danh sách chuỗi siêu thị lớn tại Hà Nội được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố như thương hiệu, số lượng cửa hàng, doanh thu, chất lượng phục vụ người tiêu dùng.

Từ người kinh doanh đang có ý định mở siêu thị mini, hay với người tiêu dùng đều có thể tham khảo list danh sách này với mục đích cá nhân của mình.
Danh Sách Chuỗi siêu thị lớn tại Hà Nội


1. CHUỖI SIÊU THỊ VINMART

Đầu bảng trong list danh sách chuỗi siêu thị lớn tại Hà Nội không thể không nhắc đến hệ thống chuỗi siêu thị Vinmart. Người tiêu dùng đã quá quen thuộc với thương hiệu và sự hiện diện của Vinmart tại Hà Nội.

Chúng ta cần phải phân biệt giữa hai hệ thống siêu thị thương hiệu Vinmart bao gồm: Siêu thị Vinmart với quy mô, diện tích kinh doanh lớn, và thương hiệu Vinmart + (hoặc Vinmart Plus) là mô hình siêu thị mini quy mô nhỏ diện tích giao động từ 80-150m2. 

Tại nội dung bài viết này chia sẻ thông tin danh sách siêu thị Vinmart (lớn) tại Hà Nội. Bạn đọc quan tâm tới thương hiệu Vinmart + thì có thể tham khảo thêm nội dung bài viết: Danh sách siêu thị vinmart + tại Hà Nội và nhượng quyền siêu thị mini Vnmart

Ở Hà Nội có bao nhiêu Siêu Thị VinMart?

Tính đến thời điểm này thì tại Hà Nội có 16 Vinmart lớn được trải dài tại các quận huyện bao gồm:
  1. VinMart Thăng Long A:  Khu đô thị VinHomes Thăng Long, đại lộ Thăng Long, phố Lê Trọng Tấn, thành phố Hà Nội.
  2. VinMart Bắc Từ Liêm:  Khu B1 Trung tâm thương mại Vincom Plaza Bắc Từ Liêm, CC Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
  3. VinMart Trung Hòa: Tầng hầm B1, N05, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, phường Hoàng Đạo Thúy, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
  4. VinMart Thăng Long: Tòa nhà 28T, làng Quốc tế Thăng Long, Trần Đăng Ninh, thành phố Hà Nội.
  5. VinMart Phạm Ngọc Thạch: Tầng B1 Vincom PNT, số 2 Phạm Ngọc Thạch, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
  6. VinMart Nguyễn Chí Thanh: Tầng B1 VinCom Nguyễn Chí Thanh, 54A Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
  7. VinMart Hà Đông: Tòa nhà CT1B, khu đô thị Xa La, quận Hà Đông, Hà Nội.
  8. VinMart Nguyễn Tuân: Số 47 Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
  9. VinMart Văn Quán: Tầng 1, CT7A khu đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, Hà Đông, thành phố Hà Nội.
  10. VinMart Bà Triệu:  Tầng 4 trung tâm thương mại Vincom, số 191 Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
  11. VinMart Times City: Tầng hầm B1, tòa nhà T8, Trung tâm thương mại Times City, 458 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
  12. VinMart Hoàn Kiếm: Số 25 Bà Triệu, phố hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
  13. VinMart Long Biên: Tầng 1 VinCom Center Long Biên, phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
  14. VinMart Royal City: Tầng hầm B2, Trung tâm thương mại Royal City, 72 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
  15. VinMart Hoài Đức: Tầng 1,2,3 nhà CT1A, khu đô thị Tân Tây Đô, xã Tân Lập, Đan Phượng,  thành phố Hà Nội.
  16. VinMart Đan Phượng: Số 188 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

2. CHUỐI SIÊU THỊ BIG C

Big C là chuỗi siêu thị khủng long, với quy mô cực lớn thuộc dạng đại siêu thị. Big C được coi là lão đại trong danh sách chuỗi siêu thị lớn tại Hà Nội khi xuất hiện rất sớm kinh doanh dưới dạng mô hình siêu thị tại Việt Nam. 

Tại Hà Nội hiện nay Big C có 6 đại siêu thị đang kinh doanh bao gồm:
Big C HÀ ĐÔNG
Đường Trần Phú, Khu đô thị mới Mỗ Lao, Phường Mỗ Lao, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Big C LÊ TRỌNG TẤN
Tầng hầm B1, Tòa nhà Artemis, số 3 Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Big C LONG BIÊN
số 7-9 Nguyễn Văn Linh, Tầng Hầm TTTM Savico Megamall, Quận Long Biên, TP. Hà Nội

Big C MÊ LINH
Tầng 1, TTTM Mê Linh Plaza, KM8 Cao Tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, Phường Quang Minh, Quận Mê Linh, TP. Hà Nội

Big C THĂNG LONG
Số 222 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Big C THE GARDEN
Tầng Hầm B1- TTTM The Garden, Đường Mễ Trì, Phường Mỹ Đình, Quận Từ Liêm, TP. Hà Nội

3. CHUỖI SIÊU THỊ LOTTE MART

Chuỗi siêu thị Lotte Mart tập trung tại các trung tâm thương mại, các tòa nhà cao tầng, thuộc tập đoàn kinh tế lớn Lotte Hàn Quốc. 
Danh sách chuỗi siêu thị Lotte Mart tại Hà Nội bao gồm:
Siêu thị LOTTE Mart Đống Đa
Ngày thành lập: 27/03/2014
Diện tích: 20.000m2
Địa chỉ: Tòa nhà Mipec, 229 Tây Sơn, P. Ngã Tư Sở, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội.
Thời gian hoạt động: Từ 08h – 22h
Điện thoại: (024) 3556 9595
Hotline: 0949 399 706

Siêu thị LOTTE Mart Ba Đình
Ngày thành lập: 02/09/2014
Diện tích: 2.520m2
Địa chỉ: 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Tp. Hà Nội.
Thời gian hoạt động: Từ 08h – 22h
Điện thoại: (024) 3724 7501
Hotline: 0916 222 508

4. CHUỖI SIÊU THỊ LAN CHI MART

Nói đến Lan Chi Mart đa phần người tiêu dùng khu vực nội thành coi chưa phải là thương hiệu lớn, chiến lược phát triển chuỗi siêu thị Lan Chi tập trung phát triển khu vực ngoại thành Hà Nội và các tỉnh phía bắc.

Có lẽ nếu Hà Tây không sáp nhập vào Hà Nội thì Lan Chi Mart sẽ không có trong danh sách chuỗi siêu thị lớn tại Hà Nội này. 

Tuy nhiên hiện giờ thì Lan Chi Mart là ông lớn trong lĩnh vực phân phối và kinh doanh chuỗi siêu thị khi số lượng danh sách siêu thị của thương hiệu này ngày càng được mở rộng một cách nhanh chóng.

5. CHUỐI SIÊU THỊ AEONE

Siêu thị Aeone có lẽ là thương hiệu đơn độc nhất trong list danh sách chuỗi siêu thị lớn tại Hà Nội khi chỉ có duy nhất 01 siêu thị tại trung tâm thương mại đóng trên địa bàn quận Long Bên. 

Tuy nhiên quy mô siêu thị Aeone thuộc dạng khủng khi nằm trong tổ hợp trung tâm thương mại Aeone Long Biên.
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ Aeone Long Biên
Số 27 đường Cổ Linh, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội
0243.269.3000 (ext. 211)
sc.longbien-marketing@aeonmall-vn.com

DANH SÁCH HỆ THỐNG SIÊU THỊ MM MEGA MARKET
1. SIÊU THỊ MM MEGA MARKETThăng Long - Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế, Huyện Từ Liêm, Tp.Hà Nội

2. SIÊU THỊ MM MEGA MARKET Hoàng Mai - Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Tp. Hà Nội

3. SIÊU THỊ MM MEGA MARKET Hà Đông - Tòa Nhà Melinh Plaza, Lô II,P. Hà Cầu, Q. Hà Đông, Hà Nội