Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

Bí mật thương vụ Saigon coop mua lại siêu thị Auchan

Bí mật thương vụ Saigon coop mua lại siêu thị Auchan

Saigon Coop đã mua lại chuỗi siêu thị Auchan, mục đích vì sao Saigon coop lại đầu tư mua lại toàn bộ chuỗi siêu thị đó, và những bí mật lớn về thương vụ mua bán như thế nào?

1. Tiềm lực của tập đoàn bán lẻ Saigon coop


Hiện tại Saigon Coop đang hoạt động trên các lĩnh vực bán lẻ, đầu tư, xuất nhập khẩu và phân phối. Trong lĩnh vực đầu tư, Saigon Coop có Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Saigon Coop (SCID) là thành viên được thành lập vào tháng 4 năm 2007 và chiếm 85% cổ phần chi phối.
Siêu Thị SANGON COOP

SCID được xem là cánh tay nối dài của Saigon Coop, tập trung tìm kiếm mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng cho hệ thống siêu thị Coopmart, đồng thời tạo giá trị tăng thêm cho cổ đông.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của SCID năm 2018, doanh thu thuần của đơn vị này đạt 202 tỉ đồng, giảm so với năm 2017 là 231 tỉ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này năm 2018 lại tăng gấp rưỡi so với năm 2017 từ 36 tỉ đồng lên 75 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ cũng tăng từ 32 tỉ năm 2017 lên 72 tỉ năm 2018. 

Quý I.2019, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 36 tỉ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ 2018. Lợi nhuận sau thuế tăng từ 11 tỉ đồng quý I.2018 lên 21 tỉ đồng quý I.2019. Lợi nhuận của công ty mẹ đạt 20 tỉ đồng tại thời điểm hết quý I.2019, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. 

Với việc sở hữu Auchan - chuỗi bán lẻ có nhiều vị trí thuận lợi, Saigon Coop được cho là sẽ tận dụng tốt lợi thế này để phát triển trên những nền tảng đã có sẵn. 

2. Thời gian đàm phán mua lại chuỗi siêu thị Auchan


Ngày 27/6/2018, Auchan Retail Việt Nam (Pháp) đã ký kết chuyển giao toàn bộ hệ thống siêu thị Auchan tại Việt Nam cho Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Coop). 

Đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp bán lẻ trong nước sở hữu thương hiệu nước ngoài. Và điều này cũng chứng tỏ vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường vốn được xem là lợi thế của nhà đầu tư ngoại.

Điều đáng nói của thương vụ này là giá bỏ thầu của Saigon Coop thấp hơn đơn vị bỏ giá cao nhất đến 20%. Chia sẻ với Doanh Nhân Sài Gòn, ông Diệp Dũng - Chủ tịch HĐQT Saigon Coop cho biết, đối tác đánh giá cao về năng lực, kinh nghiệm, uy tín của Saigon Coop và đặt niềm tin vào nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam khi quyết định chuyển giao toàn bộ hoạt động tại Việt Nam.
Lễ ký kết Sangon coop mua lại chuỗi siêu thị Auchan

Trước khi thuộc quyền sở hữu của Saigon Coop, vào đầu tháng 6/2019, Auchan đã đóng cửa 15 trong số 18 siêu thị, kết thúc hành trình 4 năm xây dựng và phát triển tại thị trường Việt Nam. 

Lý do mà Auchan đưa ra là tình hình kinh doanh không khả quan từ áp lực của các hình thức bán lẻ hiện đại. Cụ thể, hệ thống này thua lỗ kể từ khi bước chân vào Việt Nam và năm 2018, doanh thu Auchan chỉ đạt 45 triệu USD.

3. Cơ hội lớn khi Saigon Coop mua lại chuỗi siêu thị Auchan


Trước tiên, về năng lực, doanh nghiệp nước ngoài phải lựa chọn đơn vị mua có đủ sức vận hành hệ thống để không ảnh hưởng đến thương hiệu của họ.
Chuỗi siêu thị Auchan

Thứ hai, về thanh toán, thủ tục pháp lý, vận chuyển, doanh nghiệp nước ngoài đưa ra những điều kiện khiến Saigon Coop rơi vào thế khó và không thực hiện được. Đây chính là lý do khiến Saigon Coop, dù trả giá không kém đối tác ngoại, nhưng vẫn thất bại trong thương vụ này.

Với thương vụ Auchan Việt Nam, giới chuyên gia cho rằng, Saigon Coop có hiệu ứng về mặt thương hiệu và thị trường tốt hơn. Đây là lần đầu tiên, một doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nhận chuyển nhượng một nhà bán lẻ ngoại. Đặc biệt, sau thương vụ này, hai nhà bán lẻ cũng sẵn sàng thảo luận để mở ra cơ hội hợp tác khác trong tương lai.
Nguồn: tổng hợp
Siêu thị đầu tiên tại Việt Nam mở năm bao nhiêu

Siêu thị đầu tiên tại Việt Nam mở năm bao nhiêu

Đa phần chúng ta chưa biết siêu thị mini đầu tiên tại Việt Nam mở năm bao nhiêu, và được thiết kế kinh doanh như thế nào?

Lịch sử siêu thị mini đầu tiên tại Việt Nam

Siêu thị Nguyễn Du là siêu thị mini đầu tiên tại Việt Nam, được mở tại địa chỉ khu siêu thị đầu tiên ở Sài Gòn và có thể nói là toàn cõi Việt Nam mở cửa năm 1967, mang đến cho nhiều gia đình công tư chức ở Sài Gòn những tiện lợi trong chuyện mua sắm mà trước đó không hề có.
Siêu thị mini đầu tiên tại Việt Nam

Một dịp sát tết, tôi được đến siêu thị với anh trai, thấy nó giống một cửa hàng cực lớn, máy lạnh mát rượi và đầy những thứ lạ lẫm. Khách mua hàng toàn những người lớn ăn bận lịch sự, nam với áo chemise bỏ vào quần, những người lính và nhiều phụ nữ bận áo dài. 

Do xe đẩy không có nhiều như bây giờ, khách mua hàng toát mồ hôi xếp hàng tính tiền, tay lủ khủ hàng hóa trong những cái túi lưới.
Siêu thị Nguyễn Du được thiết lập ở góc đường Nguyễn Du và Chu Mạnh Trinh, Sài Gòn (hai con đường này nay thuộc quận 1, tên đường không thay đổi cho đến nay) do Tổng Cuộc Tiếp Tế thành lập. 
Siêu thị mini đầu tiên tại Việt Nam

Theo một số tài liệu, năm 1966, ông Trần Đỗ Cung, đứng đầu cơ quan trên được giao nhiệm vụ quân bình thị trường. Ngoài việc cấp bách như giải quyết những việc cần thiết cho đời sống người dân như nhập xe gắn máy, điều hòa việc phân phối thịt heo, gạo, ông dự tính thiết lập tại Việt Nam các trung tâm bán lẻ để phục vụ đại chúng, nhất là những người có đồng lương ổn định.

Đầu tháng 2.1967, một phái đoàn do ông Cung cử ra đã đến thăm chợ Mỹ (Commissary) ở đường Hùng Vương, Chợ Lớn để quan sát hoạt động cùng cách tổ chức của cơ sở này để lên kế hoạch kinh doanh xây dựng trung tâm thương mại bán lẻ đầu tiên tại Việt Nam. 
Siêu thị mini đầu tiên tại Việt Nam

Sau đó một tuần, ông Trần Đỗ Cung cùng một chuyên viên tài chính lên đường đi Philippines theo lời mời của Tập Đoàn Siêu Thị Makati ở thủ đô Manila để nghiên cứu về quản lý, kiểm soát, tổ chức và sản xuất thực phẩm. 

Họ còn tiếp tục đến Hồng Kông, Singapore để tham quan các siêu thị. Sau đó, tổ chức đào tạo về cách vận hành siêu thị cho nhân viên và tổ chức một khu chợ tết vào tháng 1.1967, vừa để phục vụ việc mua sắm tết vừa tổ chức buôn bán theo hình thức mới để huấn luyện nhân viên của mình.

Theo hồi ký của ông Trần Đỗ Cung xuất bản tại Mỹ năm 2011, một Kiến Trúc Sư người Đức tên Meier đã được thuê vẽ họa đồ xây cất siêu thị, phối hợp với Công ty NCR về trang bị, thiết bị bên trong. Ngày 16.10.1967, siêu thị đầu tiên ở Việt Nam chính thức ra đời, mở đầu một kỷ nguyên mới cho ngành bán lẻ. 
Trung tâm bán lẻ đầu tiên tại Việt Nam

Từ cửa vào, khách đi tay không vô siêu thị bằng một cửa quay, tự lấy một giỏ xách hay xe đẩy và đi lựa chọn hàng đã ghi sẵn giá trên kệ. Chọn xong, họ tính tiền ở các quầy thu ngân có máy tính tự động. Siêu thị này có 6 quầy thu ngân ở cửa ra, trong đó có một “quầy hỏa tốc” dành cho những người mua ít hàng. Còn có một lối ra cho người không mua hàng. 

Cách thức không khác gì siêu thị ngày nay, nhưng khi nó được áp dụng cách nay gần 50 năm thì là một sự ngạc nhiên và kỳ thú đối với khách mua hàng Sài Gòn. Trong hồi ký, tác giả tả không khí lúc đó: “Siêu thị đã hoàn tất trên đường Nguyễn Du, có bãi đậu xe rộng rãi. 

Ngày khai trương cả đoàn xe Honda, Mobylette và Vespa rầm rập kéo đến chở vợ con hí hửng bước vào ngôi chợ tối tân mới mở cửa, phục dịch khách mua hàng một cách niềm nở và lịch sự”.

Sau khi khai trương siêu thị hơn một tháng, siêu thị Nguyễn Du tổ chức một sự kiện đánh dấu sự thành công của mình. Khi người khách thứ 100.000 đến đây và đặt tay vào cửa quay, loa phóng thanh phát to: “Hoan nghênh công dân siêu thị thứ 100.000, là anh Lê Văn Sâm…”. Anh được choàng băng kỷ niệm và được ông quản đốc trao tặng giải thưởng trị giá 10.000 đồng.
Siêu Thị đầu tiên tại Việt Nam

Siêu thị Nguyễn Du nằm trên diện tích 30.000 m2, ở một khu phố còn vắng vẻ không phù hợp cho việc buôn bán lắm nhưng khi siêu thị được lập ra, số khách hàng lui tới được đánh giá là “ngoài mức tưởng tượng”. Trung bình mỗi ngày có khoảng 2.500 người đến mua sắm và doanh thu mỗi ngày tối đa là 1,5 triệu đồng thời đó.

Trước khi siêu thị được thành lập, trong giới doanh thương Sài Gòn, tuy rất nhanh nhạy với cái mới đã có nhiều ý kiến cho rằng đây là việc làm “không tưởng”. 

Tuy nhiên, Tổng cuộc Tiếp tế với ý định sẽ thiết lập các chuỗi dây chuyền siêu thị tư nhân đã không chùn bước. Sau khi siêu thị này hình thành ít lâu, họ nhận được nhiều thư tán thưởng và nhiều tư nhân tấp nập gửi đơn đến đề nghị cộng tác thiết lập siêu thị tư nhân dưới hình thức này hay hình thức khác. 

Đến tháng 12, đã có hai siêu thị tư nhân cỡ nhỏ là An Đông và Đoàn Thị Điểm mở ra. Cái thứ ba ở Biên Hòa được trang bị để mở vào Tết Mậu Thân năm 1968.

Siêu thị này và những siêu thị nhỏ khác ở Sài Gòn và các vùng lân cận hoạt động đến 1975 thì chấm dứt. Sau đó là khoảng thời gian vắng bóng siêu thị cho đến gần 20 năm sau mới xuất hiện trở lại (khoảng 1993). 

Đến nay nhiều người vẫn cho rằng, siêu thị ở Việt Nam bắt đầu quá muộn mà không biết nó đã hình thành từ gần nửa thế kỷ nay và đã được tổ chức hoạt động rất tốt không khác gì các siêu thị bây giờ.

Sau khi siêu thị Nguyễn Du được thành lập không lâu, ông Cung được SMI (Viện Siêu Thị – Super Marketing Institute) mời qua Bangkok (Thái Lan) gặp các nhà buôn Thái để trình bày kinh nghiệm khi hình thành siêu thị đầu tiên này. 

Như vậy, dù đang trong hoàn cảnh chiến tranh, Sài Gòn đã đi trước Bangkok, một thành phố lớn sống trong hòa bình về việc buôn bán lẻ qua hệ thống siêu thị.

Như vậy siêu thị Nguyễn Du là siêu thị đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1967.
Nguồn: trithucvn.net

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2019

24 kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả của người thành công

24 kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả của người thành công

Kỹ năng sử dụng cách quản lý thời gian là điều rất quan trọng đối với những người thành công để có thể tối ưu hiệu quả công việc cũng như tiết kiệm tối đa thời gian hoàn thành dự án.
Cách quản lý thời gian hiệu quả


KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG

1. Cách quản lý thời gian: San bớt ông việc

Người đi làm thường tất cả chúng ta đều phải thực hiện nhiều công việc hơn so với mong muốn. Điều này thường dẫn đến tình trạng mệt mỏi và kiệt sức. Vì vậy để quản lý thời gian tốt cũng như giảm tải công việc thì hãy nhờ bạn bè, đồng nghiệp hay cấp dưới của bạn thực hiện một số những công việc đó.

Đây không phải là chúng ta đang chạy trốn trách nhiệm của bạn mà là một chức năng quan trọng của quản lý thời gian hiệu quả. Tuy nhiên khi bàn giao lại một công việc nào đó cho người khác thì cần phải coixét kĩ những công việc đó có phù hợp với khả năng của họ không nhé.

2. Cách quản lý thời gian: Sắp xếp thứ tự công việc quan trọng

Trước khi bắt đầu một ngày làm việc mới, hãy chủ động lập một list danh sách những việc cần tập trung ngay lập tức tới các việc làm nó không thực sự quan trọng. vì các nhiệm vụ không quá quan trọng, thực sự cần thiết có thể nó sẽ tiêu tốn nhiều thời gian của bạn. Một số nhiệm vụ cần được hoàn thành ngay vào ngày hôm đó trong khi những nhiệm vụ không quan trọng khác có thể được chuyển sang ngày hôm sau. Nói tóm lại, hãy ưu tiên công việc của bạn để tập trung vào những vấn đề quan trọng hơn.

3. Cách quản lý thời gian: Tuyệt đối trì hoãn

Trong quá trình làm việc mà có ý định trì hoãn lại là cách quản lsy thời gian không hiệu quả. Sự trì hoãn là một trong những điều tác động rất xấu đến hiệu quả lao động. Nó có thể dẫn đến sự lãng phí thời gian và năng lượng cần thiết yếu. Bạn cần tránh nó bằng mọi giá. Đó có thể là một vấn đề lớn trong cả sự nghiệp và cuộc sống cá nhân của bạn.

4. Cách quản lý thời gian: Lịch trình nhiệm vụ

Hãy luôn mang theo một cuốn sổ ghi chép và liệt kê tất cả các nhiệm vụ mà bạn nghĩ đến. Lập một “To Do List” không quá phức tạp trước khi bắt đầu một ngày, ưu tiên các nhiệm vụ, và đảm bảo sẽ thực hiện chúng.
Để quản lý tốt hơn các kỹ năng quản lý thời gian của bạn, bạn có thể nghĩ đến việc phân chia ra thành 3 danh sách: công việc, việc gia đình và cá nhân.
kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả

5. Cách quản lý thời gian: Quản lý áp lực công việc

Mệt mỏi thường xảy ra khi chúng ta chấp nhận nhiều công việc hơn so với khả năng của chúng ta. Kết quả là cơ thể chúng ta bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và để lâu dần sẽ thành một thói quen không tốt, điều này có thể tác động đến hiệu quả vì vậy đừng có quá “tham công tiếc việc” nhé. Bạn có thể tự đặt cho mình áp lực vừa đủ để thúc đẩy bản thân nhưng hãy chắc chắn điều này không khiên bạn stress và hãy dành ra cho mình một chút thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục.

6. Cách quản lý thời gian: Tự đặt ra những Deadline

Khi bạn nhận được một nhiệm vụ nào đó hay có ý định làm bất kì công việc gì, hãy đặt ra một deadline và tuân thủ nó bằng mọi giá. Hãy thử đặt một deadline vài ngày trước khi nhiệm vụ bắt đầu để bạn có thể hoàn thành tất cả những nhiệm vụ theo đúng kế hoạch. Hãy thách thức bản thân và hoàn thành đúng deadline. Sau đó, bạn hãy tự thưởng cho bản thân khi vượt qua những nhiệm vụ khó khăn.

7. Cách quản lý thời gian: Hạn chế Multitasking

Hầu hết chúng ta đều cho rằng Multitasking cách hiệu quả để thực hiện công việc nhưng sự thật là chúng ta làm tốt hơn khi chúng ta tập trung vào một việc. Multitasking làm giảm hiệu quả làm việc và nên hạn chế để cải thiện kỹ năng quản lý thời gian. Bạn hoàn toàn có thể nhóm các công việc không quá phức tạp và tương đồng lại với nhau, hoàn thành chúng cùng một lúc để tiết kiệm thời gian nhưng với những công việc độc lập và quan trọng, hãy chắc chắn bạn có thể tập trung và hoàn thành nó trước khi chuyển sang làm bất kì công việc nào khác.

8. Cách quản lý thời gian: Bắt đầu sớm

Hầu hết những người thành công đều có một điểm chung. Họ bắt đầu ngày mới sớm hơn những người khác vì điều này cho họ thời gian để ngồi, suy nghĩ, và lên kế hoạch cho ngày của họ.
Khi bạn thức dậy sớm, bạn bình tĩnh hơn, sáng tạo hơn và tỉnh táo hơn. Khi thời gian trôi đi, năng lượng của bạn bắt đầu đi xuống, tác động đến hiệu quả của bạn và bạn cũng không thể thực hiện tốt công việc được.

9. Cách quản lý thời gian: Nghỉ ngơi

Bất cứ khi nào bạn có thời gian rảnh rỗi trong 10 - 15 phút, hãy nghỉ ngơi. Quá nhiều căng thẳng có thể làm tác động đến cơ thể bạn và tác động đến hiệu quả của bạn. Đi bộ, nghe nhạc hoặc tập một bài thể dục ngắn. Ý tưởng tối ưu nhất là rời khỏi công việc và dành thời gian với bạn bè và gia đình của bạn.
kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả

10. Cách quản lý thời gian: Biết cách nói “Không”

Từ chối các công việc khác nếu bạn nghĩ rằng bạn đã có đủ việc để làm. Hãy coiTo Do List của bạn trước khi đồng ý nhận thêm bất kì công việc nào.

11. Cách quản lý thời gian: Hãy giành thời gian vào việc quan trọng

Một cuộc nghiên cứu cho thấy, mỗi người Mỹ trung bình bỏ ra 30 giờ để coi tivi. Còn những nhà triệu phú thì bỏ ra khoảng 2 giờ một tuần. Sự khác biệt chính là những người thành công đã và đang sử dụng thời gian của mình vào những công việc có ích, chứ không phải cho việc giải trí đơn thuần.

Steven Convey trong cuốn sách First Thing First đã đưa ra một vài nguyên nhân hướng dẫn, chia sẻ tại sao người ta hay phí phạm thời gian. Ông chia cách quản lý thời gian ra làm 4 mục nhỏ, gồm:

• Những việc cấp thiết nhưng không quan trọng
• Những việc quan trọng nhưng không cấp thiết
• Những việc không cấp thiết nhưng quan trọng và
• Những việc không cấp thiết cũng không quan trọng.

Ông hướng dẫn, chia sẻ trong cuốn sách của mình là nhiều người sử dụng quá nhiều thời gian của mình cho những việc cấp thiết nhưng không quan trọng đến mức họ cảm thấy chán nản và bỏ cuộc. Điều này khiến họ bắt đầu dùng thời gian vào những việc vô bổ như hút thuốc, uống rượu, coitivi và nhiều việc tốn thời gian khác.

Convey cho rằng nếu một người biết thực hiện theo một kế hoạch bao gồm những công việc như: đi học, phát huy một khả năng nào đó, theo đuổi một sở thích, tập thể dục, đọc những cuốn sách hay… thì sau này sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Vậy điều này có ý nghĩa gì đối với một người bình thường muốn điều khiển cuộc sống của anh ta? Nó có nghĩa là: hãy dành thời gian cho những việc thật sự quan trọng.
kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả

12. Cách quản lý thời gian: Lên kế hoạch trong tuần

Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho danh sách việc cần làm của bạn, sẽ giúp bạn tập trung và giành nhiều thời gian vào những việc thật sự quan trọng. Đánh giá công việc một cách logic, có trình tự, sự dụng hệ thống thứ tự ABCD được diễn giải trong các khoa học về quản lí thời gian. Một kế họach cụ thể giúp bạn thực hiện công việc dễ dàng.

13. Cách quản lý thời gian: Nhận ra thói quen xấu

Bạn nên lập ra danh sách các thói quen xấu tiêu tốn thời gian của bạn, phá hủy các mục tiêu và hạn chế thành công của bạn, sau khi lập ra danh sách thì bạn hay loại bỏ từng thói quen một ra khỏi cuộc sống của bạn một cách logic. Bạn hãy nhớ rằng cách tối ưu nhất để loại bỏ một thói quen xấu là thay thế bằng những thói quen tốt.

Ví Dụ:Trước khi bật máy tính hãy viết ra những việc cần làm,nếu không bạn se rất lãng phí với facebook hoặc với các trang web vô bổ, mà chẳng làm được gì có ích sau vài giờ lang thang trên internet, vì vậy hãy cố gắng kiểm xoát thời gian khi online bạn nhé.

14. Cách quản lý thời gian: Học cách nói “không”

Là một kỹ năng được nhiều chính trị gia nổi tiếng như Tổng Thống Obama, Bill Gates,… sử dụng thành công. Nhẹ nhàng nói “không” với những thứ không phải là ưu tiên hàng đầu của bạn. Bạn chỉ có chính xác 24h trong một ngày để làm những điều mà bạn cần làm, nếu bạn không học cách từ chối với những điều không quan trọng bạ sẽ ngập đầu với những dự án và công việc mà không mang lại hiểu quả.Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào những dự án, mục tiêu quan trọng của bản thân bạn. Tâp trung thời gian vào những việc quan trong công việc sẽ giúp bạn thành công.

15. Cách quản lý thời gian: Không ngừng nâng cao bản thân

Bạn nên dành nhiều thời gian trong kế hoạch làm việc để học những điều mới và phát triển khả năng tiềm ẩn của bạn. Ví dụ bạn có thể đăng kí một lớp học ngắn hạn, đọc một quyển sách hay hoặc là tham gia một chương trình đào tạo,…Không ngừng nâng cao kiến thức của bạn sẽ tăng khả năng tìm được thành công trong sự nghiệp và là một hướng đi đáng tin cậy để trở thành người độc lập về tài chính.

16. Cách quản lý thời gian: Tạo cho mình tính kỉ luật và thói quen

Thay vì thường xuyên kéo lê cả đống việc, cần xác định hạn chót để hoàn thành công việc. Một mẹo nhỏ là nếu cần hoàn tất một công việc vào 5 giờ chiều thì hãy bắt mình kết thúc vào lúc 12 giờ trưa. Nên giải quyết các việc khó trước, Chúng ta nên tập trung cho mình thói quen làm việc chăm chỉ và có kế hoạch trước đó chính là dấu hiệu của một người thành đạt.
kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả

Nắm giữ thời gian trong tầm tay giúp bạn thành công trong cuộc sống. Để thành công bạn nên giành nhiều thời gian để lập ra một kế hoạch tốt và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của mình, điều chỉnh một cách phù hợp. Như vậy là bạn đã thành công trong việc quản lí thời gian. Chúc bạn thành công trong cuộc sống và công việc.

17. Cách quản lý thời gian: Thức dậy đúng giờ

Trang RealSimple.com tiết lộ, thức dậy mỗi sáng là việc đầu tiên trong ngày có thể làm lãng phí quỹ thời gian của mỗi người. Bất kể bạn cố tình ngủ nướng thêm một lúc hay chẳng may lỡ tay tắt nhầm chuông báo thức để rồi thức dậy trễ mất 30 phút, rời khỏi giường ngủ đúng lúc vào mỗi sáng luôn là một việc khó làm.

Diane Gottsman, một chuyên gia tổ chức đưa ra phương án vô cùng không quá phức tạp là đặt chuông báo thức ra xa khỏi tầm tay bạn. Bằng cách này, nếu muốn tắt chuông báo thức thì bạn sẽ buộc phải thực sự rời khỏi giường và sẽ không trở lại.

18. Cách quản lý thời gian: Chuẩn bị bữa sáng khi nấu bữa tối

Ai cũng vội vàng vào mỗi sáng bởi đây là thời điểm bận rộn nhất trong ngày. Những người đúng giờ thường luôn có kế hoạch cho buổi sáng của bản thân ngay từ tối hôm trước. Giày và chìa khoá của họ sẽ được đặt ngay ngắn gần cửa ra vào. Bữa trưa cho ngày hôm sau được gói cẩn thận và cà phê thì chỉ cần bấm nút là sẽ sẵn sàng.

Một vài người thậm chí còn chuẩn bị trước quần áo cho ngày hôm sau. Việc chuẩn bị cẩn thận sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian, đồng thời giúp chúng ta ra khỏi nhà đúng giờ.

19. Cách quản lý thời gian: Hoàn thành công việc đúng lúc

Nhược điểm phổ biến của những người làm việc kém hiệu quả nói chung và kỹ năng quản lý thời gian yếu có đặc điểm chung, họ thường đặt mình vào trạng thái “việc này chưa xong việc khá đã tới”. Ngược lại, những người sử dụng và biết cách quản lý thời gian hợp lý luôn lên kế hoạch trước cho những việc sẽ làm và nắm rõ họ sẽ giành bao nhiêu thời gian cho từng việc.

Nếu trả lời được câu hỏi “Mất bao lâu để làm việc này?” ngay từ đầu, bạn sẽ thấy việc quản lý thời gian thật không quá phức tạp. 

20. Cách quản lý thời gian: Tạo cho bản thân những thói quen

Nếu bạn luôn phải quay trở vào nhà vì lỡ quên sạc điện thoại, hãy sắm cho mình thêm một chiếc tại cơ quan. Hoặc nếu bạn luôn phải khổ sở đi tìm coichiếc kính râm của mình ở đâu, hãy tạo cho mình thói quen đặt nó gần cửa ra vào. Người đúng giờ biết mình cần làm gì để đảm bảo luôn chuẩn về thời gian. 

21. Cách quản lý thời gian: Tận dụng được thời gian trống

Phần nào tâm lý của những người hay đến trễ có thế được hướng dẫn, chia sẻ bởi việc họ có nỗi sợ về việc phải đợi chờ hoặc không có việc gì để làm. Những người này luôn có tâm lý “hiếu động” và những việc kiểu như ngồi chờ khám bệnh khiến họ cảm thấy không yên.

Julie Morgenstern, là tác giả cuốn sách "Time Management from the Inside Out" (Tất cả những điều cần biết về quản lý thời gian) khuyến khích sử dụng những quãng thời gian như vậy để làm những công việc không quá phức tạp như gửi thư điện tử hay đọc sách. Bằng cách luôn có việc để làm, chúng ta sẽ luôn cảm thấy mình đạt được một điều gì đó.

22.Cách quản lý thời gian:  Không ôm đồm

Sẽ rất hiếm khi bạn nghe được từ những người biết quản lý thời gian những câu đại loại như “thêm một chút nữa” hay cái gì đó tương tự. Ôm đồm sẽ dẫn khiến ta đi chệch khỏi quỹ đạo làm việc. 

23. Cách quản lý thời gian: Thành thục kỹ năng tính toán

Người kiểm soát tốt thời gian CHẮC CHẮN luôn là người có khả năng lên kế hoạch tốt. Họ sắp xếp mọi việc trong ngày chính xác đến từng phút - thậm chí cả thời gian cho việc sử dụng thang máy, đi lại…, nghĩa là họ hiếm khi bị chậm nhịp.

Nếu bạn chưa thể đạt tới độ chính xác kể trên, hãy thử sắp xếp những việc sẽ làm một cách chặt chẽ trong 3 ngày liên tiếp. Theo dõi coibạn mất bao lâu để chuẩn bị cho ngày làm việc mỗi sáng, rồi bao lâu để đi từ nhà tới công sở, tính cả thời gian bạn dừng lại để mua cafe hay đồ ăn sáng. Dần dần, bạn sẽ kiểm soát thời gian của mình một cách hoàn hảo. 

24. Biết rõ thời điểm làm việc hiệu quả nhất trong ngày của bản thân

“Những người giỏi việc sắp xếp thời gian biết cách phân bố sức lực cho từng thời điểm trong ngày”, Morgenstern nhấn mạnh. Những người này nắm rõ thời điểm tối ưu nhất trong ngày cho từng việc một.

Nếu bạn cảm thấy đầu óc mình minh mẫn nhất vào buổi sáng, hãy giành nó cho những công việc khó nhằn nhất. Bằng cách bố trí lịch làm việc để đạt hiệu suất tối đa, bạn sẽ không bị xuống sức hay tốn thời gian cho những việc không thực sự phù hợp.

Trên đây ISaac chia sẻ 24 kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả của người thành công. 

Nguồn: https://www.ihcm.vn
& https://news.zing.vn/


Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019

Quy trình quản lý kho với file Excel đơn giản miễn phí

Quy trình quản lý kho với file Excel đơn giản miễn phí

Hướng dẫn xây dựng tài liệu quy trình quản lý kho một cách đơn giản mà miễn phí, giúp cho doanh nghiệp thương mại, bán lẻ hoặc hệ thống chuỗi siêu thị mini hiệu quả.

I. Quản lý kho tiếng Anh là gì

Trước khi chúng ta tìm hiểu về quản lý kho tiếng anh là gì thì cần phải tìm hiểu về nghiệp vụ khái niệm, định về về quản lý kho trước.

Quản lý kho hàng hay kho vât tư chính là những tác vụ, hoạt động liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức, bảo quán, quản lý số lượng hàng hóa vật tư, mục đích nhằm đảm bảo tính liên tục trong quá trình sản xuất, cung cấp, phân phối hàng hóa, vật tư kịp thời cũng như góp phần giảm chi phí lưu thông và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của kho.

Quản lý kho hàng được dịch ra tiếng Anh  đó là: inventory control.

Một số thuật ngữ nghiệp vụ quản lý kho bổ nghĩa cho câu hỏi quản lý kho tiếng Anh là gì?



  • Một số thuật ngữ tiếng anh trong ngành quản lý kho hàng hóa, vật tư, nguyên liệu, xuất nhập tồn kho mà nhân viên thủ kho, quản lý kho cần nhớ:

    • Kho: Stock/Inventory
    • Inventory có ý nghĩa là cả giá trị và số lượng tồn kho. Còn stock chỉ mang ý nghĩa là tồn kho về mặt số lượng.
    • Nhà kho: warehouse
    • Nhập hàng: Goods receipt
    • Xuất hàng: Goods Issue
    • Nhập hàng lên hệ thống: Post Goods Rêcipt
    • Chi phí bảo dưỡng: Maintenance Cost
    • Vận đơn: Waybill
    • Chi phí bảo hành: Warranty Costs
    • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Certificate of origin: Viết tắt C/O
    • Việc bốc dỡ (hàng): Stevedoring
    • Việc gom hàng: Consolidation or Groupage
    • Phí lưu kho: Detention (DET)
    • Phí lưu bãi: Demurrage (DEM) / Storage Charge
    • Kiểm kê: Stock take
    • Điều chỉnh: Adjust(v)/Adjustment(n)
    • Nguyên vật liệu: Materials
    • Thiết bị: Equipment
    • Đơn hàng: Order
    • Hợp đồng: Contract
    • Vị trí lưu kho: Storage locations
    • Kho ngoại quan: Bonded warehouse
    • Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng hàng hóaCertificate of Inspection
    • Khai báo hải quan Customs declaration
    • Lệnh giao hàng Delivery Order D/O
    • Expired date Ngày hết hạn
    • Thẻ kho: Warehouse card
    • Tổng hợp nhập - xuất - tồn: General account of input - output - inventory
    • Thủ kho: Stockkeeper
    • Báo cáo tồn kho: Inventory Report
    Quy trình quản lý kho hàng

    II. Quy trình quản lý kho và tài liệu theo ISO đơn giản, hiệu quả

    1. Vai trò của quy trình quản lý kho theo ISO

    Bất kể doanh nghiệp nào cũng cần phải lập lên tài liệu quy trình quản lý kho hàng với một phương pháp đơn giản, thông minh và hiệu quả? Bởi trong quá trình quản lý kho mà không có quy trình cụ thể, hệ thống lưu trữ hàng hóa của doanh nghiệp sẽ lộn xộn và không được chặt chẽ, dễ dàng phát sinh nhiều lỗ hổng làm thất thoát hàng, gây ảnh hậu quả khó lường liên quan tới hàng hóa và tài chính công ty. Trong khi đó, với việc xây dựng tài liệu quy trình quản lý kho chuẩn và vận hành theo một phương pháp cách hiệu quả của quy trình quản lý kho theo ISO, công ty sẽ nhận được nhiều lợi ích thấy rõ:

    • Lợi ích đầu tiên của quy trình quản lý kho bãi chính là giúp các hoạt động trong kho vận hành một cách trơn tru, xuyên suốt. Và sau khihi đã có quy trình mẫu chuẩn, được đào tạo, huấn luyện một cách thuần thục thì các bộ phận, phòng ban, nhân sự liên quan tới công việc cách quản lý kho hiệu quả bằng Excel chỉ việc dựa vào đó và tuân thủ và thực hiện theo.
    • Quy trình quản lý kho hàng hóa, vật tư một cách khoa học, logic sẽ giúp người làm chủ bám sát được tình hình quản lý xuất nhập kho, số lượng và chất lượng hàng hóa đang lưu trữ để có những chiến lược phát triển phù hợp.
    • Với góc độ của người chủ doanh nghiệp, nếu có bộ tài liệu quy trình quản lý kho hàng hóa và  được áp dụng một cách thống nhất, nhân viên tuân thủ nghiêm túc sẽ giúp họ có thể yên tâm hơn để tập trung cho các công việc, vấn đề quan trọng khác thúc đẩy, phát triển doanh nghiệp.
    • Mọi hình thức hoạt động trong kho (nhập, xuất, chuyển, tạo nhãn,…) đều được chia ra từng khâu với từng người/bộ phận với vai trò , nhiệm vụ cụ thể. Điều này sẽ giúp, vai trò, trách nhiệm nhân viên của bạn.
    • Quy trình nhập xuất kho hàng hóa chuyên nghiệp sẽ giúp tối ưu tối đa thời gian cho các quá trình thực hiện công việc được rút ngắn, tiết kiệm thời gian, nhân lực và cả chi phí vận hành cho doanh nghiệp.
    • Quy trình quản lý kho theo ISO tạo cho đội ngũ nhân sự quản lý kho một phong cách làm việc chuyên nghiệp, nhanh gọn, tăng sự hài lòng của khách hàng mà doanh nghiêp bạn đang phục vụ, tăng thêm các đơn hàng.

    2. Quy trình quản lý kho theo iso

    Như đã chia sẻ ở trên vai trò của quy trình quản lý kho theo ISO là rất quan trọng, tuy nhiên nhiệm vụ của doanh nghiệp, và cụ thể ở đây chính là bộ phận, quản lý kho hàng phải đóng vai trò quan trọng nhất. 

    Chính vậy mà việc xây dựng quy trình quản lý kho và vẽ lưu đồ giúp cho công việc thực hiện quy trình quản lý kho được dễ dàng và thuận lợi hơn.

    2.1 Quy trình quản lý kho: Mã hàng hóa
    Quản lý mã hàng một yêu cầu bắt buộc nếu bạn muốn chuyên nghiệp hóa quá trình quản lý kho hàng của mình. Mọi mặt hàng đều phải có mã và phải đặt theo một qui ước nhất định.

    Còn qui ước thế nào thì tùy vào mỗi doanh nghiệp hay bởi chính mặt hàng mà doanh nghiệp đang quản lý để đảm bảo sao cho mã hàng:
    • Ngắn gọn
    • Dễ nhớ

    2.2. Giải thích Chi tiết lưu đồ

    Dưới đây là phần giải thích chi tiết về các bước thuộc qui trình quản lý kho – nhập kho – xuất kho tại doanh nghiệp sản xuất.

    Mời các bạn tham khảo xem có áp dụng được vào doanh nghiệp mình không.

    Và nếu thấy hay thì đừng tiếc một like hoặc share để ủng hộ ad nhóe :).

    2.2.1. Qui trình quản lý mã hàng.
    Chức năng quản lý 1 mã hàng có nhiều Size Số-Màu sắc giúp nhân viên nhập kho, in barcode, chuyển kho, xuất bán theo từng size số và màu sắc sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với việc khai báo từng mã hàng thủ công.

    Ngoài ra phần mềm còn có hệ thống báo cáo đầy đủ và thông minh cho phép người quản lý kho biết được mọi thông tin về sản phẩm mà họ muốn quản lý, chi tiết đến từng size và màu.

    Bước 1: Khi phòng kế hoạch hoặc cấp quản lý trực tiếp có nhu cầu thêm mới, thay đổi hoặc xóa bỏ mã hàng, đầu tiên sẽ gửi yêu cầu cụ thể tới bộ phận hoặc người phụ trách mã hàng.

    Bước 2: Bộ phận mã hàng sẽ căn cứ vào thông tin yêu cầu, kiểm tra sự tồn tại của mặt hàng và đối chiếu.

    Bước 3: Thực hiện cập nhật:
    Với yêu cầu cấp mã mới: Áp dụng cho những sản phẩm mới vừa nhập, chưa tồn tại mã hàng trong kho trước đó. Cán bộ phụ trách sẽ dựa vào tính chất hàng hóa, chủng loại để đặt mã hàng theo quy tắc chung, và cập nhật thông tin sản phẩm vào hệ thống.

    Với yêu cầu thay đổi hoặc xóa mã hàng: Xem xét yêu cầu, đánh giá sự cần thiết. Nếu hợp lý sẽ tiến hành xóa hoặc cập nhật mã mới theo tiêu chuẩn, còn không sẽ thông báo từ chối yêu cầu của phòng kế hoạch.

    Bước 4: Thông báo về sự thay đổi mã hàng cho các bộ phận liên quan, sự thống nhất mã hàng sẽ tạo thuận lợi cho quy trình quản lý kho, và bước lưu kho hàng hóa về sau.
    Quy trình quản lý mã hàng hóa

    2.2.2. Quy trình quản lý kho: Xuất kho bán hàng 

    Bước 1: Gửi yêu cầu xuất hàng
    Bộ phận kinh doanh hoặc đơn vị chịu trách nhiệm gửi lệnh xuất hàng cho kế toán kèm theo đơn hàng.

    Bước 2: Kiểm tra tồn kho
    Kế toán kho tiến hành kiểm tra tồn kho. Nếu hàng thiếu cần thông báo ngay lại với đơn vị đề xuất.

    Trường hợp hàng hóa đầy đủ sẽ tiến hành xuất kho.

    Bước 3: Lập phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng
    Theo nghiệp vụ xuất kho hàng hóa, kế toán sẽ căn cứ thông tin trên đơn hàng để lập phiếu xuất xuất kho (hóa đơn bán hàng) và chuyển cho thủ kho để thực hiện xuất kho theo yêu cầu. Phiếu xuất kho này tùy theo cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp mà có thể in thành nhiều liên. Trong đó một liên lưu kế toán giữ, một liên chuyển cho thủ kho thực hiện xuất kho và một liên giao cho bộ phận vận chuyển tiếp nhận hàng.

    Bước 4: Xuất kho
    Thủ kho dựa vào thông tin trên phiếu xuất kho sẽ thực hiện soạn hàng đầy đủ theo yêu cầu. Phiếu này phải có chữ ký xác nhận đầy đủ của các bộ phận (kế toán, thủ kho, nhận hàng)

    Bước 5: Cập nhật thông tin
    Trong khi thủ kho ghi lại thẻ kho thì kế toán cập nhật lại nhật ký xuất kho và số lượng tồn kho còn lại. Hai bên phối hợp để số liệu được chính xác và thống nhất.
    Qui trình xuất kho sản xuất

    2.2.3. Quy trình quản lý kho: Lắp ráp sản phẩm
    Quy trình quản lý kho hàng này áp dụng đối với các doanh nghiệp có mô hình khép kín

    Bước 1: Bộ phận có nhu cầu lắp ráp trình giấy đề nghị xuất kho lắp ráp tới Ban giám đốc hoặc bộ phận phụ trách.

    Bước 2: Ban giám đốc hoặc người được ủy quyền xem xét đề nghị và phê duyệt

    Bước 3: Phòng kế toán nhận thông báo xuất lắp ráp sẽ tiến hành lập phiếu xuất kho chuyển cho thủ kho.

    Bước 4: Thủ kho tiến hành xuất kho các nguyên vật liệu theo như yêu cầu.

    Bước 5: Bộ phận kỹ thuật nhận các mặt hàng từ thủ kho và thực hiện công đoạn lắp ráp, dán mã.

    Bước 6: Kế toán và thủ kho cập nhật lại thông tin.

    Bước 7: Khi thành phẩm được bộ phận kỹ thuật lắp ráp hoàn chỉnh sẽ chuyển về quy trình nhập kho thành phần đã nêu ở trên.

    Lưu ý: Các loại giấy tờ khi xuất kho hoặc chuyển giao giữa các bộ phận đều phải có chữ ký xác nhận của các bên.
    Quy trình lắp ráp sản phẩm

    2.2.4. Quy trình quản lý kho: Qui trình mua hàng
    Quy trình mua hàng

    2.2.5. Qui trình nhập hàng hóa vào hệ thống quản lý kho

    Bước 1: Thông báo kế hoạch nhập nguyên vật liệu
    Bộ phận đề xuất (có thể là phòng kinh doanh, thủ kho,…) khi có yêu cầu nhập nguyên vật liệu phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp sẽ thông báo kế hoạch cho các bộ phận liên quan như Bảo vệ, kế toán, kho, Phòng kế hoạch vật tư, Phòng quản lý chất lượng,…để kịp thời bố trí nhân sự và cập nhật thông tin.

    Bước 2: Kiểm tra hàng và đối chiếu
    Thủ kho căn cứ vào đơn đặt hàng hoặc phiếu đề nghị mua hàng ban đầu, tiến hành đối chiếu với số lượng nguyên vật liệu nhập vào, đồng thời kiểm tra về chất lượng của chúng. Sau đó nhận từ nhà cung cấp hóa đơn (phiếu giao nhận) của mặt hàng.

    Nếu doanh nghiệp của bạn có thêm bộ phận quản lý chất lượng thì cán bộ chịu trách nhiệm sẽ kiểm tra lại nguyên vật liệu một lần nữa nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào. Sau đó theo đúng quy trình, hàng được phát hành phiếu kiểm tra và thử nghiệm có xác nhận đóng dấu của bộ phận quản lý chất lượng và nhà cung cấp.

    Theo đúng thủ tục nhập kho hàng hóa, nếu có bất kỳ hư hỏng hoặc sai lệch nào cần lập biên bản và thông báo lại ngay với đơn vị đề xuất để kịp thời khắc phục hoặc nhập lại đủ nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn.

    Bước 3: Lập phiếu nhập kho
    Khi việc kiểm kê hoàn tất và không có sai lệch, toàn bộ thông tin giấy tờ sẽ được chuyển cho bộ phận kế toán để đối chiếu lại một lần nữa trước khi lập giao dịch mua và in phiếu nhập kho.

    Phiếu nhập kho gồm 3 liên, có chữ ký xác nhận của thủ kho và bên giao hàng (hoặc có thêm kế toán). Một liên thủ kho lưu lại, một liên do kế toán giữ và liên cuối cùng đưa lại cho người giao hàng.

    Ở một số công ty thì việc lập phiếu nhập kho sẽ do thủ kho đảm nhận luôn, tùy quy định của từng đơn vị.

    Bước 4: Hoàn thành nhập kho
    Thủ kho tiến hành nhập kho nguyên vật liệu, sắp xếp vào các khu vực phù hợp, sau đó ghi nhận thông tin vào thẻ kho.

    Tất cả thông tin của hàng hóa sau đó cần cập nhật ngay vào hệ thống quản lý kho hàng (excel hoặc phần mềm quản lý).

    Các bước nhập kho hàng hóa thành phẩm
    Các bước cũng khá giống với quy trình nhập kho nguyên vật liệu, tóm tắt ngắn gọn như sau:

    Bước 1: Các bộ phận có nhu cầu nhập hàng gửi yêu cầu nhập kho

    Bước 2: Thủ kho thực hiện kiểm tra hàng hóa, ký vào phiếu giao nhận sản phẩm.

    Bước 3: Kế toán (hoặc thủ kho) lập phiếu nhập kho và ký nhận

    Bước 4: Nhập kho hàng hóa và cập nhật thông tin vào thẻ kho, phần mềm quản lý kho

    2.2,6. Qui trình điều chuyển hàng hóa giữa các kho của doanh nghiệp
    Quy trình xuất kho hàng hóa chuyển kho áp dụng đối với các doanh nghiệp có đồng thời nhiều kho cùng hoạt động hoặc mong muốn chuyển sang kho khác ngoài hệ thống nhằm mục đích thuận tiện hơn cho việc vận chuyển hoặc kinh doanh, tối ưu hóa hiệu quả trong quá trình lưu trữ và bán hàng.   

    Bước 1: Đơn vị có nhu cầu xuất chuyển kho gửi đề xuất tới Ban giám đốc, trong đó nêu rõ địa điểm chuyển đi/đến, mức độ cần thiết cùng với mục đích của việc chuyển kho.

    Bước 2: Ban giám đốc hoặc người được ủy quyền sẽ xem xét tính cần thiết của đề xuất mà chấp thuận hay từ chối. Nếu từ chối thì thông báo lại và kết thúc quy trình. Nếu đồng ý sẽ chuyển yêu cầu cho kế toán.

    Bước 3: Kế toán thực hiện in phiếu xuất kho. Trước đó kế toán hoặc bộ phận chịu trách nhiệm sẽ liên hệ và thống nhất với kho mới về các chính sách cũng như số lượng và thời gian chuyển kho.

    Bước 4: Thực hiện chuyển kho. Hàng hóa cần được kiểm tra kỹ lưỡng và những người có trách nhiệm phải ký nhận đầy đủ vào các biên nhận cần thiết trước khi xuất hoặc nhập kho.

    Bước 5: Kế toán cập nhật lại thông tin trong hệ thống
    Lưu ý, các quy trình quản lý kho hàng nêu trên là mẫu tiêu chuẩn để bạn tham khảo. Bởi cấu trúc của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau nên quá trình vận hành, tổ chức cũng như phân quyền sẽ có nhiều khác biệt.

    Với doanh nghiệp nhỏ, thủ kho nếu giàu kinh nghiệm, nắm rõ quy trình xuất nhập kho hàng hóa có thể sẽ được tín nhiệm kiêm luôn nhiệm vụ của kế toán. Trong khi đó tại các công ty lớn, có thể có nhiều thủ kho và nhiều kế toán cùng lúc để quản lý các công đoạn nhất định.
    Quy trình luân chuyển hàng hóa
    Quy trình luân chuyển hàng hóa

    III. Cách quản lý kho bằng file excel quản lý kho đơn giản miễn phí

    Xu hướng công nghệ phát triển một cách mạnh mẽ, các doanh nghiệp lớn hầu hết sử dụng phần mềm quản lý kho chuyên nghiệp. Tuy nhiên với những doanh nghiệp quy mô nhỏ, cửa hàng, Shop, hoặc doanh nghiệp thương mại phân phối hàng hóa thì vẫn có thể sử dụng các cách quản lý kho hiệu quả bằng file excel quản lý kho đơn giản, miễn phí.

    1. File Excel quản lý kho miễn phí

    Được viết bằng Excel + VBA, tương thích: Excel 2010 trở lên

    2. Chức năng của File Excel quản lý kho miễn phí mà hiệu quả

    • Tạo phiếu nhập, xuất tự động (Giới hạn 100.000 phiếu nhập; 100.000 phiếu xuất)
    • Tạo mã hàng hóa tự động (giới hạn 10.000 mã )
    • Tạo mã khách hàng, nhà cung cấp tự động (mỗi thứ giới hạn 10.000 mã )
    • Giao diện tìm kiếm thông minh và chính xác.
    • Xem và In ấn hàng loạt phiếu nhập , phiếu xuất
    • Xem và In ấn Bảng kê nhập xuất hàng hóa linh hoạt theo loại phiếu, đối tượng nhập xuất
    • Xem và In ấn Sổ chi tiết vật tư, sổ kho đồng thờ nhiều mặt hàng
    • Xem và In ấn Bảng tổng hợp nhập xuất tồn 1 mặt hàng, nhiều mặt hàng, xem theo kho, theo chủng loại …
    • Nhập liệu đơn giản, thuận tiện, tính giá xuất kho tự động và chính xác
    • Các chức năng bổ sung : Kiểm tra xuất kho âm, Tính lại giá xuất kho, Cập nhật lại số chứng từ. (Dùng các chức năng này bạn nên backup lại dữ liệu trước)

    3. DOWNLOAD file excel quản lý kho miễn phí

    Link download File excel quản lý kho miễn phí TẠI ĐÂY

    Trên đây đơn vị ISAAC chia sẻ kiến thức về quy trình quản lý kho và mẫu File excel quản lý kho hiệu quả theo mẫu miễn phí hiệu quả.
    Nguồn: https://sec-warehouse.vn


    Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019

    Cách giới thiệu bản thân hay và ấn tượng khi phỏng vấn

    Cách giới thiệu bản thân hay và ấn tượng khi phỏng vấn

    Bài giới thiệu bản thân hay nhất và ấn tượng khi đi phỏng vấn đóng vai trò quan trọng tới cơ hội trúng tuyển việc làm của ứng viên. Hãy có cách giới thiệu bản thân ấn tượng và miêu tả mục tiêu nghề nghiệp của bạn một cách ngắn gọn và hay chắc chắn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
    Giới thiệu bản thân

    I. Giới thiệu bản thân là gì?

    Giới thiệu bản thân không chỉ đơn giản như là giới thiệu tên, tuổi của bạn là gì? mà là cả quá trình kết nối giữa hai người xa lạ với nhau, nó được thể hiện bằng nhiều cách thức khác nhau từ ánh mắt, cái bắt tay, nụ cười... hay nói cách khác đó chính là những giao tiếp cơ thể.

    Giới thiệu bản thân là việc khá khó khăn, bởi nó phụ thuộc vào từng bối cảnh, không gian cụ thể, nhất là tính cách của người mà mình muốn giới thiệu bản thân mình với họ.

    Một số ngôn ngữ cơ thể về giới thiệu bản thân

    1. Giao tiếp thông qua ánh mắt

    Ánh mắt là cửa sổ tâm hồn, nó thể hiện một phần thành ý, thiện trí của mình với người đối diện, nên trong quá trình sử dụng cách giới thiệu bản thân ân tượng trước đám đông ánh mắt luôn cần phải thể hiện sự chân thành, thiện cảm. Không một ai có thể dễ dàng chấp nhận với ánh mắt của người khác hình viên đạn nhìn về phía họ.

    Trong quá trình giao tiếp, nguyên tắc giao tiếp bắng ánh mắt luôn cần phải được nhìn một cách trực diện,  nó thể hiện một tính cam kết về tương tác của mình với người đối diện. 

    Đối với một số người thì khi giới thiệu bản thân cũng như giao tiếp việc nhìn thẳng vào mắt người khác tỏ ra e ngại, thì có thể nhìn vào những vị trí khác xung quanh đôi mắt của người đối diện như điểm giữa hai hàng lông mày, mũi. 

    Trong trường hợp cần phải giao tiếp một nhóm người thì cần phải liên tục quan sát, và nhẹ nhà đảo qua lần lượt thể hiện sự tương tác với nhiều người cùng lúc đây là gợi ý để ghi điểm khi giới thiệu bản thân.

    2. Giao tiếp thông qua nụ cười

    Nụ cười cũng như ánh mắt, thể hiện sự cởi mở thân thiện của mình hay không với người đối diện, trong quá trình giới thiệu bản thân hay giao tiếp với người đối diện, luôn cần một nụ cười nhẹ trên môi, thể hiện sự vui mừng của mình với người khác một cách tinh tế, đó cũng là cách thể hiện sự chân thành và ngầm cung cấp nội dung tôi đang rất vui mừng được giao tiếp với bạn, và sẵn sàng lắng nghe những chia sẻ, nội dung mà bạn nói.
    Nụ cười quan trọng trong giới thiệu bản thân

    3. Lưu ý giao tiếp ngôn ngữ cơ thể khác

    Trong giới thiệu bản thân thì ngôn ngữ cơ thể hay nói cách khác thể hiện thần thái của bạn với người đối diện, hãy luôn giữ cho đầu và vai một cách thoải mái nhất có thể, đừng khom người, thõng người xuống. Hãy biết quan sát và học các kỹ năng ngôn ngữ xung quanh mình từ bạn bè, người thân, đồng nghiệp, khách hàng của mình để có được những kỹ năng ngôn ngữ cơ thể tốt nhất.

    II. Cách giới thiệu bản thân hay và ấn tượng về bản thân khi phỏng vấn

    1/ Lễ phép, giới thiệu bản thân rõ ràng

    Trong quá trình giới thiệu bản thân khi phỏng vấn thì chào hỏi là biểu lộ sự thân thiện đối với người đối diện, đồng thời là 1 phương tiện đặc biệt để gây thiện cảm với người khác. Người dưới gặp người trên mà không chào hỏi sẽ là kẻ thiếu lễ độ, không lễ phép.  còn người trên không có hành động đáp lại lời chào của người dưới sẽ bị mang tiếng là kẻ hách dịch, khinh người. Do vậy, khi gặp nhà tuyển dụng phỏng vấn, bạn có thể nói như sau: “Xin chào giám đốc (hoặc chức danh của người tuyển dụng. Ví dụ như nhà tuyển dụng), trước tiên tôi xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn này. Tôi xin giới thiệu về bản thân mình…”

    Khi giới thiệu về bản thân, không chỉ cần nói một cách rõ ràng, rành mạch, bạn cần phải nói đúng vào trọng tâm, không nói về những vấn đề không liên quan cần thiết. Trong quá trình giới thiệu bản thân, bạn nên đảm bảo đầy đủ những thông tin quan trọng như: Tên tuổi, địa chỉ, kiến thức, kinh nghiệm, tính cách, sở thích, năng lực làm việc…

    2/ Khoa trương sẽ rất nguy hiểm trong giới thiệu bản thân

    Trong giao tiếp không một ai có thể dễ dàng chấp nhận được thái độ thiếu cầu thị, và trong quá trình phỏng vấn cũng vậy, nhà tuyển dụng rất không ưu đối với những ứng viên giới thiệu về bản thân mình một cách thái quá, khoa khoang về thành tích, hay nói cách khác có thể đó là chém gió.

    Dẫu biết rằng trong khi bạn giới thiệu bản thân và cần phải giao tiếp với nhà tuyển dụng đây là cơ hội để bạn thể hiện mình thông qua việc giới thiệu bản thân, nhưng cũng đừng vì thế mà quá khoa khoang, phô trương, nếu bạn làm thế, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không có ấn tượng tốt với bạn, Và khi giới thiệu về bản thân mình với những thành tích thì hãy học cách chứng minh tài năng bản thân thông qua bảng thành tích và ví dụ thực tế.

    3/ Đường lui luôn cần phải có

    Chúng tôi khuyên bạn rằng khi giới thiệu về bản thân, bạn luôn cần phải là một còn người thật thà, chia sẻ những thông tin một cách chân thành, nhưng cũng không nhất thiết phải nên nói hết tất cả, nói hết suy nghĩ của mình. 

    Ví dụ 1 câu khẳng định: “Tôi rất thành thạo về công việc này, tôi có thể thay đổi diện mạo của công ty”. Tưởng rằng nói ra câu này, bạn sẽ gây ấn tượng mạnh cho nhà tuyển dụng, thế nhưng đây lại là câu gây phản cảm với người phỏng vấn. Nếu nhà tuyển dụng là người dễ tính, họ sẽ bỏ qua cho bạn, còn nếu là người khó tính, nhất định họ sẽ hỏi: “Vậy bạn nói xem, bạn sẽ dùng cách nào?”, lúc này, bạn sẽ bị rơi vào hoàn cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

    Những điều cấm kỵ về cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

    1/ Cố gắng khoe khoang
    Lời giới thiệu bản thân bất kể ai cũng có cơ hội thể hiện bản thân mình, được chia sẻ, được nói về những thành tích trong quá khứ, nhưng cũng đừng vì thế mà bạn khoe khoang thành tích một cách quá mức. Tự giới thiệu bản thân phải rõ ràng, hợp tình hợp lý, nhất là khi bạn chưa hiểu về tính cách của người tuyển dụng mình như thế nào? khẩu vị ngôn ngữ họ muốn nghe ra sao, nên nói lời nói của bạn đều luôn trong tình trạng bị rủi ro.

    2/ Tỏ ra đắc ý
    Trong quá trình phỏng vấn, những nhà tuyển dụng thường có thủ thuật khơi gợi và đưa ứng viên vào tròng với chiêu họ sẽ dụng sử dụng ngữ điệu cũng như những từ hơi quá để khen bạn đẩy cảm xúc của bạn lên cao, và dễ dàng đưa bạn vào trạng thái hứng phấn bộc lộc đúng bản chất của mình, nên khi giới thiệu bản thân về mình và trả lời câu hỏi phỏng vấn về giới thiệu bản thân của nhà tuyển dụng bạn nhất định phải đề phòng. 

    3/ Ngôn ngữ sáo rỗng
    Ví dụ: Khi đi phỏng vấn xin việc, Hoa trình bày với nhà tuyển dụng mình rằng: “Khi còn ngồi trên ghế giảng đường, tôi là bí thư của lớp, năng lực tổ chức tốt, giao tiếp rộng rãi, xã giao tốt, nhiều bạn bè…” Chắc chắn những từ như “giao tiếp rộng”, “khả năng giao tiếp giỏi” không để lại ấn tượng tốt đối với người phỏng vấn. 

    Bạn nên dùng những từ ngữ thực tế phù hợp khi đánh giá về bản thân mình, không dùng những từ ngữ quá trừu tượng, thiếu tính cụ thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả của việc giới thiệu bản thân. Thay vì nói “Tôi có năng lực tổ chức tốt” thì bạn có thể nói năng lực tổ chức tốt ở đâu, kinh nghiệm mình đã trải qua: “Tôi đã từng tham gia tổ chức giải bóng chuyền ở thành phố và giành được chức vô địch”.

    II. Các câu hỏi phổ biến mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi ứng viên?

    Câu hỏi 1: Hãy giới thiệu bản thân của bạn?
    Câu hỏi 2: Mục tiêu về nghề nghiệp của bạn là gì? 
    Câu hỏi 3: Các thành tích trong công việc mà bạn đã đạt được?
    Câu hỏi 4: Kinh nghiệm mà bạn có trong công việc bạn ứng tuyển?
    Câu hỏi 5: Bạn làm cách nào để giải quyết áp lực trong công việc?
    Câu hỏi 6: Mô tả về cách bạn làm việc mà bạn thường áp dụng?
    Câu hỏi 7: Bạn mong muốn điều gì từ công ty bạn ứng tuyển?
    Câu hỏi 8: Bạn mong muốn và đề xuất mức thu nhập là bao nhiêu?
    Câu hỏi 9: Tại sao không phải công ty khác mà là công ty chúng tôi?
    Câu hỏi 10: Khả năng chịu áp lực trong công việc của bạn như thế nào?
    Câu hỏi 11: Nếu được tuyển dụng vào công ty bạn sẽ làm gì?
    Câu hỏi 12: Bạn nghĩ sao về việc sẽ phải đi công tác thường xuyên?
    Câu hỏi 13: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi? hãy cứ thoải mái đặt câu hỏi?
    Câu hỏi 14: Vì sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này? 
    Câu hỏi 15: Bạn chia sẻ về ưu điểm và nhược điểm của bạn là gì?
    Câu hỏi 16: Bạn sẽ gắn bó với chúng tôi được bao lâu?
    Câu hỏi 17: Bạn nghĩ thế nào nếu phải tăng ca thêm giờ làm?
    Câu hỏi 18: Theo bạn làm việc độc lập hay nhóm sẽ tốt hơn? và cái nào phù hợp với bạn.
    Câu hỏi 19: Trong giới thiệu bản thân thì bạn nghĩ điều gì là quan trọng nhất?
    Câu hỏi 20: Tại sao bạn nghỉ làm việc ở công ty cũ?
    Câu hỏi 21: Điều gì ở đồng nghiệp mà bạn thấy không thích?
    Câu hỏi 22: Bạn hãy kể một chút về công ty cũ và người sếp cũ của mình?
    Câu hỏi 23: Bạn nghĩ vị trí công việc bạn ứng tuyển thì kỹ năng gì quan trọng nhất?
    Câu hỏi 24: Điều gì bạn nhớ nhất ở công ty cũ gần đây bạn nghỉ?
    Câu hỏi 25: Trong công việc bạn quan tâm vấn đề gì nhất? 
    Câu hỏi 26: Điều bạn tự hào nhất trong sự nghiệp của mình là gì?
    Câu hỏi 27: Bạn nghĩ mình sẽ hợp với sếp và đồng nghiệp nào nhất, tại sao?
    Câu hỏi 28: Bạn có phấn đầu trong công việc để sau này mình sẽ trở thành một doanh nhân không?
    Câu hỏi 29: Bạn đã bao giờ bị yêu cầu làm việc ngoài chuyên môn và không liên quan tới mình bởi người quản lý hoặc đồng nghiệp chưa? Hãy kể cho chúng tôi nghe về nó.
    Câu hỏi 30: Đã có khi nào bạn không đồng ý với chính sách của công ty chưa?
    Câu hỏi 31: Nếu cấp trên của bạn sai, hay cần phải góp ý thì bạn sẽ làm gì?

    III. Mẫu bài giới thiệu bản thân trong CV khi ứng tuyển

    ISAAC chia sẻ mẫu giới thiệu bản thân trong CV xin việc để ứng viên gửi tới nhà cung cấp giới thiệu về bản thân cũng như quá trình công tác, kinh nghiệm làm việc. 

    THƯ GIỚI THIỆU BẢN THÂN
    Mẫu giới thiệu bản thân 
    A. THÔNG TIN CÁ NHÂN
    1. Họ và tên: Đinh Thị Hồng Phúc   Ngày sinh: 26/09/1993
    2. Giới tính:         Nữ
    3. CMND số: 132081045   Ngày cấp: 29/10/2007   Nơi cấp: CA Phú Thọ
    4. Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú: Chân Mộng – Đoan Hùng – Phú Thọ
    5. Nơi ở hiện tại: Số 15, ngách 52/53 Thiên Hiền, Nam Từ Liêm, Hà Nội
    6. Emai: Hongphucdt93@gmail.com
    7. ĐT di động: 0169 995 5882

    B. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

    1. Đào tạo chuyên ngành:
    - Là sinh viên ngành Sư phạm - trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa)
    (khóa 2011 - 2015).
    - Tốt nghiệp Đại học sư phạm hệ chính quy - Loại Khá (3.03)

    2. Ngoại ngữ:
    - Tiếng Anh: Thực hiện khá tốt 4 kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết
    3. Trình độ tin học:
    - Sử dụng thành thạo tin học văn phòng Word và Excel
    - Tìm kiếm khai thác tốt các thông tin trên Internet

    C. MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP
    - Mong muốn được làm việc trong môi trường: Chuyên nghiệp, thân thiện,
    năng động, hiệu quả, có cơ hội thăng tiến.

    D. MỘT SỐ PHẨM CHẤT, KĨ NĂNG
    - Có kĩ năng viết tốt
    - Có khả năng tư duy, giao tiếp, kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá vấn đề
    - Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, tinh thần đoàn kết, hòa
    đồng với tập thể
    - Có khả năng sáng tạo, luôn có những ý tưởng mới
    - Trung thực, chịu được áp lực công việc cao
    - Tinh thần trách nhiệm cao.

    E. HOẠT ĐỘNG NGOI KHÓA
    - Tham gia một số đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên tại trường Đại học với vai trò lãnh đạo.
    - Tham gia các hoạt động tình nguyện do Đoàn trường Đại học tổ chức.
    - Thường xuyên  tham gia các chương trình quyên góp, ủng hộ đồng
    bào lũ lụt miền Trung.
    - Tham gia các hoạt động tình nguyện: Hiến máu nhân đạo,…

    F. KHOCH PHÁT TRIN SNGHIP
    - Hoàn thiện và nâng cao kiến thức, đặc biệt là kiến thức thực tế.
    - Thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung.
    - Không ngừng tích lũy kinh nghiệm thực tế để có cái nhìn bao quát và tổng
    thể hơn tới mọi lĩnh vực trong cuộc sống.


    Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2015
    Ứng viên

    Đinh Thị Hồng Phúc

    IV. Cách giới thiệu bản thân trong ngày đầu đi làm

    Sau khi sử dụng kỹ năng giới thiệu bản thân hiệu quả, và vượt qua được các vòng tuyển chọn ứng viên, tức là bạn đã trúng tuyển. Xin chúc mừng bạn. 

    Nhưng đó mới chỉ là giai đoạn đầu tiên mà bạn đã vượt qua, vấn đề tiếp theo đó chính là bạn sẽ được tận hưởng thành quả của mình, nhưng cũng một phần áp lực mà bạn phải chuẩn bị một cách kỹ lưỡng đó chính là việc chuẩn bị cách giới thiệu bản thân trong ngày đầu đi làm. Và để làm tốt thì bạn cần thực hiện theo quy trình giới thiệu bản thân sau đây nhé.

    Cách giới thiệu bản thân trong ngày đầu đi làm

    Bước 1: Chuẩn bị
    Để có được cách giới thiệu bản thân trong ngày đầu đi làm một cách hoàn hảo, thì công việc chuẩn bị của bạn cần phải thực hiện một cách chu đáo. 

    Cách đơn giản là bạn nên viết ra giấy một số nội dung cần nói trước đám đông đẻ có cách giới thiệu bản thân trong ngày đầu đi làm hoàn hảo nhất.

    Bước 2: Đến sớm để có sự chủ động
    Đương nhiên ngày đầu tiên không thể đi muộn, nhưng đi đúng giờ thôi cũng chưa đủ, mà thay vào đó bạn nên đến công ty sớm hơn 15-30' để có thể làm quen dần với không gian, cũng như giảm thiểu sự hồi hộp, đặc biệt với những người chưa từng đi làm ở công ty nào bao giờ.

    Và lưu ý khi ngồi hoặc đứng trong phòng hoặc khu vực lối đi, ít nhất phải đảm bảo rằng bạn là người có ý thức. Đừng để một sự vô ý nhỏ mà toàn bộ cách giới thiệu bản thân trong ngày đầu tiên đi làm của bạn đổ xuống sông xuống bể.

    Bước 3: Ngôn ngữ cơ thể
    Như nói ở trên thì ngôn ngữ cơ thể là công cụ đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu bản thân, và với ngày đầu đi làm cũng không ngoại lệ.

    Cách giới thiệu bản thân ngày đầu đi làm bạn nên tận dụng tối đa ngôn ngữ cơ thể bao gồm: Ánh mắt, nụ cười, dáng đứng, động tác cơ thể... làm sao để đám đông cảm thấy bạn là người chân thành, dễ mến và biết lắng nghe.

    Tuyệt đối không được phép có những hành động đại loại như khoanh tay trước ngực, cho tay vào túi quần... nó dễ khiến cảm giác khó chịu đối với người đối diện.

    Bước 4: Nói ít và chất lượng
    Ngày đầu không cần phải thể hiện và nói quá nhiều, nhất là trong đám đông đó đa phần là những người hơn tuổi, hơn kinh nghiệm và có thâm niên trong công ty hơn.

    Nên giải pháp an toàn đó chính là việc hạn chế những ngôn ngữ thừa, hoặc có thể rủi ro, gây hiểu làm.

    Bạn cần tập trung vào những câu nói chất lượng ngắn gọn, đủ ý trong nội dung giới thiệu bản thân.

    Bước 5: Xin chào và cảm ơn
    Xin chào là câu đầu tiên bạn cần nói và cảm ơn là kết thúc của cách giới thiệu bản thân ngày đầu đi làm. Đừng quên bạn nhé.

    Trên đây ISaac chia sẻ cách giới thiệu bản thân ấn tượng và hay nhất đối với ứng viên khi đi phỏng vấn ứng tuyển, và cách giới thiệu bản thân ngày đầu đi làm sao cho có thể chiếm được cảm tình của đồng nghiệp, cấp trên.

    Chúc các bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ giới thiệu bản thân mình với nhà tuyển dụng và có kết quả tốt.