Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

Tư duy kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini truyền thống

Tư duy kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini truyền thống

Đa phần các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini có cách thức kinh doanh thuần truyền thống, và rất khó để phân tích hiệu quả kinh doanh. Liệu tư duy kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini truyền thống còn có phù hợp với xu hướng thị trường.
Tư duy kinh doanh tạp hóa truyền thống

Đã qua rồi cái thời bán hàng tạp hóa kiểu các bà các thế hệ phụ huynh của chúng ta, phương thức thanh toán bằng cách tính tiền lẩm nhẩm trong đầu một cách thuần túy, “hiện đại” hơn là dùng máy tính bấm bấm rồi đưa cho khách mẩu giấy ghi tiền hàng…

Nếu bạn đang muốn xây dựng mô hình siêu thị mini bài bản vẫn còn bán hàng kiểu cũ rích đó sẽ khiến khách hàng chán nản và dần dời bỏ bạn đi vì bán hàng thiếu chuyên nghiệp, hoặc khó chịu vì phải đợi chờ quá lâu trong quá trình thanh toán, và chắc chắn là mất khách trong trường hợp hàng hết mà không kịp nhập về vì khó kiểm soát dữ liệu hàng tồn kho. Nhất là khi hàng hóa nhiều, đầu óc thì quên quên nhớ nhớ, sẽ khó mà duy trì và phát triển việc kinh doanh buôn bán được.

Bây giờ đã là thời đại 4.0, bán hàng cũng phải hiện đại và chuyên nghiệp và từ bỏ tư duy kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa truyền thống thì mới mong kiếm được khách hàng. 

Chính vì vậy, nhiều cửa hàng tạp hóa đã chuyển sang mô hình cửa hàng tiện lợi, mang đến cho khách hàng trải nghiệm hiện đại, thuận tiện. Các shop kinh doanh trong mọi lĩnh vực đều đang hướng đến chuyên nghiệp hóa việc bán hàng và quản lý bán hàng. 

Vậy làm thế nào để bán hàng tại cửa hàng một cách nhanh chóng? Làm thế nào chỉ cần dùng máy quét mã vạch “tít” 1 cái là tính được tiền? Bấm 1 cái là in ra hóa đơn? Phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa nào phù hợp? Làm sao để quản lý hàng hóa tồn kho không để bị hết hàng? Đâu là những khó khăn khi quản lý cửa hàng tạp hóa và giải pháp cho những vấn đề đó là gì?

1. Quá nhiều mặt hàng, khó kiểm soát

Đã là mô hình kinh doanh tạp hóa thì chắc chắn phải có rất nhiều mặt hàng, mỗi cửa hàng tạp hóa có đến hàng ngàn loại hàng tạp hóa khác nhau, thậm chí cửa hàng nào có quy mô lớn lớn 1 chút, số lượng có thể lên đến cả chục nghìn sản phẩm là chuyện bình thường. Vậy người kinh doanh tạp hóa truyền thống làm sao có thể nhớ hết được bằng ấy sản phẩm đây?

Giải pháp cho vấn đề này rất đơn giản, chỉ cần 1 phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa là mọi thứ đều nằm trong lòng bàn tay bạn.

Với những sản phẩm có mã vạch: Bạn dùng máy quét mã vạch hoặc đơn giản chỉ cần 1 chiếc smartphone để đọc mã rồi nhập thông tin sản phẩm, sau đó khi bán hàng bạn chỉ cần quét mã vạch, thông tin chi tiết của sản phẩm sẽ hiển thị trên màn hình bán hàng.
Với những sản phẩm không có mã vạch: Bạn có thể tự tạo mã vạch và in ra với máy in mã vạch hoặc in bằng 1 máy in bình thường với tính năng In mã vạch trên các phần mềm bán hàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể quản lý sản phẩm theo mã SKU bằng cách đặt cho mỗi sản phẩm 1 mã quản lý hàng hóa nội bộ, khi bán hàng chỉ cần nhập mã, thông tin kèm giá bán sẽ hiện ra, bạn khỏi đau đầu với việc nhớ đến cả trăm thứ.

2. Thanh toán chậm, dễ nhầm lẫn

Không chỉ đa dạng về loại sản phẩm, mỗi mặt hàng lại có vài mẫu mã, chủng loại khác nhau, giá mỗi loại 1 khác, nếu không có giải pháp quản lý hàng hóa hiệu quả thì rất dễ nhầm lẫn, gây tổn thất về kinh tế. 

Ví dụ: Chỉ 1 mặt hàng bim bim thôi cũng có đến cả chục hãng, nào là O’Star, Poca, Oishi, Lay’s… Chưa kể mỗi hãng lại có vài loại bim bim khác nhau, và giá thì chênh lệch nhau rất nhiều. Giả sử 1 gói bim bim có giá 12.000đ mà bạn lại bán nhầm với loại 6.000đ thì coi như đi tong tiền lãi của mấy gói bim rồi.

Nếu có phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa, bạn chỉ cần dùng máy quét mã vạch “tít” 1 cái là có sẵn thông tin hàng hóa, giá bán sản phẩm. Thậm chí không cần đầu tư máy quét, chỉ với 1 chiếc smartphone bạn cũng có thể quét mã vạch, bán hàng, in hóa đơn chuyên nghiệp như siêu thị.

Với các sản phẩm không có mã vạch thì nhập mã SKU, giá sản phẩm thì đã có sẵn trong phần mềm bán hàng tạp hóa. Tổng số tiền cũng sẽ được tự động tính và in ra hóa đơn chi tiết, bạn không cần bấm máy tính để cộng cộng trừ trừ rồi viết ra giấy nữa. Khách hàng thì khỏi phải chờ lâu, bạn thì rảnh tay bán hàng hơn.

Ngoài ra, khi kinh doanh tạp hóa sẽ có nhiều sản phẩm vừa bán theo lố nhưng cũng có thể bán lẻ từng cái. Bạn muốn cài đặt giá riêng khi mua cả thùng thì có thể sử dụng tính năng thêm đơn vị quy đổi.

Ví dụ sản phẩm bia lon, bạn muốn bán theo lốc hoặc theo thùng thì khi thêm sản phẩm vào phần mềm, bạn tích chọn ô Sản phẩm có nhiều đơn vị quy đổi trong phần Quy đổi đơn vị.

3. Tồn kho không biết, dễ thất thoát

Chính vì có quá nhiều sản phẩm, danh mục hàng hóa nên việc nắm được số lượng hàng tồn kho của mỗi sản phẩm trong quá trình kinh doanh tạp hóa thực sự là 1 bài toán vô cùng khó khăn. Nhiều chủ shop còn có tư duy là thấy hàng nào hết thì lấy thôi, khách đến hỏi hết thì bảo nay có, mai có, như thế cũng chả sao. Điều đó đúng nếu bạn không có ý định phát triển việc kinh doanh mà chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, còn nếu muốn làm ăn lớn hơn thì bạn nên bỏ ngay suy nghĩ đó.

Không quản lý được hàng tồn kho không chỉ làm giảm doanh thu do mất khách, mà bên cạnh đó, nhiều mặt hàng trong cửa hàng tạp hóa rất nhỏ (như bánh xà bông, cái bút, gói tăm…), chuyện thất thoát 1 vài cái do gián nhấm chuột gặm, hay khách “tiện tay” bỏ túi, nhân viên “tiện tay” lấy dùng… bạn cũng chẳng thể nào mà kiểm soát được.

Chính bởi vậy mà phần mềm bán hàng tạp hóa sẽ giúp cho cửa hàng quản lý được tất cả tồn kho trên từng mặt hàng bạn sẽ nắm trong lòng bàn tay. Số lượng tồn kho của từng sản phẩm đều hiển thị trong quản trị phần mềm Pos. Khi nhập hàng, số lượng hàng hóa sẽ được cộng vào số lượng hàng tồn kho, khi bán hàng, số lượng hàng tồn kho sẽ tự động trừ trong phần mềm.

Ngoài ra, tính năng Kiểm hàng sẽ giúp bạn nắm được số lượng hàng hóa chênh lệch, thừa thiếu bao nhiêu, đồng thời quản lý các nhóm nguyên nhân gây thất thoát để có các biện pháp xử lý kịp thời.

4. Khó thoát ra được khỏi cửa hàng của chính mình

Có thể nhiều người sẽ nói là nhiều hàng hóa cũng chẳng sao, bán quen rồi sẽ nhớ hết. Nhưng bạn sẽ sớm nhận ra vấn đề vào 1 ngày đẹp trời nào đó bạn có việc bận, phải đi ra ngoài, bạn bị ốm không thể bán hàng… Lúc đó, ngoài bạn ra thì chẳng ai “bán quen” để mà thay bạn đứng ở cửa hàng và bạn thì chỉ có nước tạm đóng cửa hàng nghỉ 1 vài hôm thôi.

Ngoài ra, nếu bạn muốn mở rộng kinh doanh và cần thuê nhân viên thì để đào tạo 1 nhân viên mới có thể nhớ hết giá cả hàng hóa, quen với vị trí sắp xếp trong cửa hàng thì thời gian phải tính bằng cả tháng trời.

Nếu muốn rảnh rang để chăm sóc bản thân, gia đình, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa để hỗ trợ bạn. Có phần mềm rồi thì chi tiết sản phẩm, giá bán, số lượng hàng còn trong kho đều nằm ở đấy. 

Bên cạnh đó, tính năng ghi chú Điểm lưu kho sẽ giúp bạn ghi lại vị trí đặt các sản phẩm. Ví dụ sản phẩm A bạn đánh dấu lại Điểm lưu kho là ở “Kệ B1” hoặc đơn giản là “Thùng carton trong góc gần cửa sổ” thì dù là bạn hay ai bán hàng cũng có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm.

5. Không có thống kê doanh số, lời lỗ kinh doanh

Bán hàng tạp hóa thường có rất nhiều khách mua lẻ 1 vài món đồ nên số tiền thu về rất vụn vặt nên nếu không tính toán thì nhiều khi người chủ cũng chẳng biết doanh thu là bao nhiêu, lãi lỗ ra sao, mặt hàng nào bán chạy…

Với hệ thống hơn 20 loại báo cáo chi tiết sẽ giúp chủ shop nắm được tình hình kinh doanh ngay lập tức, không cần dùng đến sổ sách hay phải đau đầu tính toán nữa. Bạn sẽ quản lý được:

* Doanh thu của cửa hàng, tiền thực thu
* Chi phí, lãi lỗ của cửa hàng
* Luồng tiền có tại cửa hàng
* Xuất nhập tồn
* Gợi ý nhập hàng
* Hiệu quả làm việc của từng nhân viên
* 

6. Quản lý công nợ với các nhà cung cấp

Quản lý tiền hàng với các nhà cung cấp cũng là vấn đề khiến các chủ cửa hàng tạp hóa phải tốn không ít công sức. Nhập những mặt hàng nào? Số lượng bao nhiêu? Đơn giá nhập hàng? Đơn nhập hàng nào đã thanh toán? Đơn nào chưa?… Nếu không có phương pháp quản lý thì rất dễ xảy ra nhầm lẫn, gây thiệt hại về tài chính.

Với phần mềm bán hàng, bạn có thể tạo đơn nhập hàng, theo dõi công nợ với nhà cung cấp. Trong phần quản trị của phần mềm, bạn vào Báo cáo > Báo cáo công nợ phải trả. Tại đây bạn có thể tổng hợp công nợ của nhà cung cấp trong kỳ thanh toán.

Trên đây là 6 khó khăn, tư duy kinh doanh truyền thống phổ biến nhất mà 1 cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini hay gặp phải theo tư duy kinh doanh cực kỳ cũ kỹ. Để kinh doanh và quản lý bán hàng hiệu quả, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa giúp bạn bán hàng hiệu quả hơn. 
Mua hàng tạp hóa online xu hướng cho cả người mua lẫn người bán

Mua hàng tạp hóa online xu hướng cho cả người mua lẫn người bán

Mua hàng tạp hóa online là xu hướng đang rất phát triển tại Việt Nam khi mà thời buổi công nghệ ngày càng trở lên phổ biến hơn bao giờ hết.
Mua hàng tạp hóa online xu hướng cho cả người mua lẫn người bán

MUA HÀNG TẠP HÓA ONLINE LÀ GÌ

Là hình thức mua bán hàng hóa theo hình thức online hay còn gọi là mua sắm trực tuyến, điển hình ở đây chính là các mặt hàng mà cửa hàng tạp hóa đang kinh doanh.

Có hai hình thức mua hàng tạp hóa online dành cho cả đối tượng người tiêu dùng, và cả người kinh doanh mô hình cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini khi có nhu cầu tìm kiếm nguồn hàng tạp hóa bằng hình thức Online.

Mua hàng tạp hóa Online sẽ tác động một cách mạnh mẽ tới thị trường tiêu dùng lẫn kênh phân phối hàng tiêu dùng tạp hóa trong tương lai.

LỢI ÍCH CỦA MUA HÀNG TẠP HÓA ONLINE

Bất kể là người tiêu dùng, hay là các chủ cửa hàng tạp hóa khi có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm mình muốn mua đều không có khăn gì trong việc tìm ra đơn vị sản xuất, phân phối, hoặc cửa hàng đang có kinh doanh buôn bán sản phẩm đó.

Một trong nhưng lợi ích điển hình của việc mua hàng tạp hóa online là việc bạn sẽ không mất thời gian đi tham khảo tại nhiều cửa hàng để biết được thông tin về sản phẩm hoặc đơn thuần là hỏi xem cửa hàng đó có còn hoặc có kinh doanh sản phẩm đó hay không? Tất cả đều có thể thực hiện công việc mua sắm tại nhà được.

PHẦN 1: MUA HÀNG TẠP HÓA ONLINE - NGƯỜI TIÊU DÙNG

Người tiêu dùng ngày nay không khó khăn gì để có thể sử dụng dịch vụ mua sắm hàng tạp hóa online. Chỉ cần một smart phone, hoặc máy tính có kết nối mạng và bằng cách hình thức tìm kiếm hoặc vào các trang website, trang thương mại điện tử là hoàn toàn có thể mua bất kỳ sản phẩm nào mà mình có nhu cầu.

Xu hướng các mô hình cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini ngày nay cũng đều trang bị cho mình một website để hỗ trợ cho công việc kinh doanh online của mình, hoặc trí ít là cũng để cung cấp thông tin sản phẩm tốt hơn tới người tiêu dùng. Nên người tiêu dùng hoàn toàn có thể vào các website của những siêu thị mini đó để xem được danh sách các sản phẩm tạp hóa mà họ kinh doanh.

Hay các siêu thị, hoặc các trang thương mại điện tử thì ngày càng đang tập trung phát triển kênh bán hàng thương mại điện tử với những trang web có nền tảng công nghệ cao. Điển hình là một số các trang thương mại điện tử lớn sau đây mà người tiêu dùng hoàn toàn có thể tìm kiếm cho mình được bất kỳ sản phẩm nào mà tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini đang kinh doanh.

1. Lazada.vn

Đầu bảng phải kể đến trang thương mại điện tử Lazada.vn đây là một trong những trang thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam đã được tập đoàn Alibaba mua lại. 

2. Shopee.vn

Tiếp theo là website thương mại điện tử Shopee.vn cũng là top những trang thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam.

Khách hàng thỏa sức tìm kiếm và mua sắm bất kỳ sản phẩm nào tại trang thương mại điện tử này.

3. Tiki.vn

Khởi đầu là trang web chuyên bán sách nhưng dần dần với sự hậu thuẫn đầu tư từ đơn vị công nghệ hàng đầu Trung Quốc, Tiki đang thuộc top các trang thương mại điện tử lớn hàng đầu tại Việt Nam.

4. Sendo.vn

Là trang web thương mại điện tử thuộc tập đoàn công nghệ FPT. Sendo.vn có phần hơi yếu thế so với các "đại ca" khác trong danh sách các trang thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam.

5. Adayroi.com

Là một sản phẩm của tập đoàn Vingroup, A đây rồi tuy mới nhưng cũng khẳng định được vị thế vững chắc của mình với việc được đầu tư mạnh tay và đánh mạnh vào thị trường sản phẩm công nghệ với mức giá ưu đãi và chính sách chăm sóc khách hàng cực tốt.

PHẦN 2: MUA HÀNG TẠP HÓA ONLINE - NGƯỜI KINH DOANH

Không chỉ có hệ thống thương mại điện tử cho người tiêu dùng, mà thị trường mua hàng tạp hóa online cũng phát triển rất mạnh mẽ với những người kinh doanh, tất nhiên đối với người tiêu dùng là khách hàng đơn lẻ nếu mua số lượng nhiều cũng hoàn toàn có thể được hưởng những chính sách giá bán sỉ, giá bán buôn, hay đơn thuần là giá rẻ các sản phẩm hàng tạp hóa.

1. Thitruongsi.com

Ngay với tên miền website thitruongsi.com đã nói lên website này tập trung bán sỉ các mặt hàng không chỉ là tạp hóa mà rất nhiều các ngành hàng khác như: Mẹ và bé, phụ kiện điện thoại, thời trang... 

2. Shopee.vn

Lại một lần nữa Shopee được nhắc đến, bởi tại website này cũng nổi tiếng giá thành sản phẩm bán rẻ, và người kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị hoàn toàn có thể nhập hàng tại đây về và kinh doanh.

3. timnhaphanphoi.vn

Website timnhaphanphoi.vn là chuyên trang dành cho các nhà phân phối hàng tiêu dùng, hàng tạp hóa giới thiệu và tím đối tác kinh doanh.

Người chủ kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini hoàn toàn có thể tìm kiếm thông tin các nhà cung cấp của mình tại đây.

4. Timdaily.vn

Đây cũng là một trang web hoạt động giống như timnhaphanphoi.vn, là nơi giao lưu, tìm kiếm thông tin đối tác các mặt hàng trên thị trường.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

Đừng mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tiện ích, tiện lợi tại những nơi này

Đừng mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tiện ích, tiện lợi tại những nơi này

siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tiện ích, tiện lợi là những cửa hàng kịp thời cung cấp các dịch vụ tiện lợi và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thế nhưng những cửa hàng này không phải thích mở là mở được. Có rất nhiều bí quyết nhỏ khi mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tiện ích, tiện lợi và dĩ nhiên cũng sẽ có một số điều tối kỵ.
  NÊN ĐỌC 
➡️ Hướng dẫn cách tìm nguồn hàng tạp hóa
➡️ Hàng tạp hóa gồm những gì?
➡️ Kênh GT và MT là gì?
➡️ 11 nhóm hàng tạp hóa bán chạy nhất
➡️ Có nên nhượng quyền siêu thị mini
➡️ 10 bước lập kế hoạch kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa
➡️ Quy trình các bước setup siêu thị mini
➡️ 7 kinh nghiệm setup siêu thị mini hữu ích từ CHUYÊN GIA

Nhằm giúp các nhà đầu tư tránh được một số vấn đề khi mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tiện ích, tiện lợi, hôm nay tôi sẽ chia sẻ tới các bạn một vài điều đại kỵ khi mở cửa hàng, đây là những điều tối kỵ mà các nhà đầu tư cửa hàng bán lẻ không thể không biết.

1, KHÔNG MỞ SIÊU THỊ MINI, TẠP HÓA, TIỆN ÍCH, TIỆN LỢI Ở NHỮNG NƠI KHÁCH HÀNG KHÔNG NHÌN THẤY

Các cửa hàng tiện lợi nổi tiếng như Family Mart, 7-Eleven…nhằm bảo đảm việc khách hàng có thể nhanh chóng tìm được cửa hàng để mua sắm các sản phẩm cần thiết nên họ rất chú trọng trong việc lựa chọn địa điểm cửa hàng, họ sẽ lựa chọn những địa điểm bắt mắt và dễ tìm. Ví dụ khách hàng đang đi trên đường khát nước muốn mua chai nước uống, nhưng nếu cửa hàng siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tiện ích, tiện lợi lại nằm ở ngõ nhỏ mà không ai ngó ngàng tới thì lưu lượng khách qua lại chắc chắn sẽ rất ít.

2, KHÔNG MỞ CỬA HÀNG SIÊU THỊ MINI, CỬA HÀNG TẠP HÓA, TIỆN LỢI, TIỆN ÍCH Ở GIỮA HAI TRẠM XE BUS

Có người hỏi tôi rằng: Mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tiện ích, tiện lợi ở gần bến xe chẳng phải sẽ rất tốt sao? Thực ra điều này chưa chắc đã đúng. Hãy thử tưởng tượng như thế này nhé, nếu bạn đang ngồi chờ xe Bus nhưng chợt phát hiện mình không mang theo thẻ xe Bus hoặc tiền lẻ hoặc là muốn mua một chai nước uống nhưng cửa hàng siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tiện ích, tiện lợi gần nhất lại cách bạn hơi xa, bạn muốn chạy qua mua đồ nhưng sợ đi mất nhiều thời gian lỡ mất xe Bus, với những tình huống như vậy thì khách hàng sẽ khá phân vân.
Bởi vậy siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tiện ích, tiện lợi tốt nhất là nên mở ngay cạnh điểm chờ xe Bus, như vậy sẽ giúp tăng cao lưu lượng khách viếng thăm cửa hàng hơn.

3, KHÔNG MỞ CỬA HÀNG SIÊU THỊ MINI, CỬA HÀNG TẠP HÓA, TIỆN LỢI, TIỆN ÍCH Ở TẦNG TRÊN CỦA MỘT TOÀ NHÀ

Những siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tiện ích, tiện lợi thông thường có quy mô tương đối nhỏ, sản phẩm bày bán chủ yếu là những sản phẩm tiêu dùng thường gặp. Khách hàng đến với cửa hàng bán lẻ sẽ không giống như khi đi siêu thị lớn thong dong chọn đồ mà sẽ chủ yếu là vì tiện lợi.

Nếu bạn mở cửa hàng ở tầng trên, tuy tiền thuê mặt bằng có thể sẽ rẻ hơn các cửa hàng mặt đường nhưng khách hàng phải bước lên cầu thang thực sự rất bất tiện, hơn nữa nếu mở cửa hàng trên tầng, sẽ có rất ít khách hàng nhìn thấy hoặc phát hiện ra nên sẽ rất khó chiêu mộ được đông đảo khách hàng thăm viếng.

Nếu mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tiện ích, tiện lợi, bạn nhất định phải chú ý tới các điều trên, nếu phạm phải một trong những điều trên có nghĩa là bạn đã phạm phải đại kỵ, việc kinh doanh trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng lớn, thậm chí nghiêm trọng hơn còn sẽ phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa.

Bởi vậy những người đầu tư có ý định mở cửa hàng siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tiện ích, tiện lợi phải hết sức thận trọng. Sản phẩm bày bán của đại đa số các cửa hàng bán lẻ hầu hết đều giống nhau thế nên việc nâng cao sức cạnh tranh về các mặt khác như lựa chọn địa điểm, lưu lượng khách là vô cùng quan trọng.
  NÊN ĐỌC
➡️ Các bước mở cửa hàng tạp hóa
➡️ Bí quyết tối ưu vốn đầu tư kinh doanh siêu thị mini
➡️ Kinh nghiệm mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa
➡️ Kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa
➡️ Kinh nghiệm mua, chuyển nhượng siêu thị mini
➡️ Kinh nghiệm tối ưu lãi siêu thị mini, tạp hóa
➡️ Làm thế nào để xây dựng siêu thị mini kinh doanh HIỆU QUẢ 
➡️ Vì sao hoạt động kinh doanh siêu thị của bạn kém hiệu quả
➡️ Làm thế nào để siêu thị bạn thu hút khách hàng

Làm thế nào khiến kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa hiệu quả hơn

Làm thế nào khiến kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa hiệu quả hơn

Theo thống kê từ phần mềm bán hàng thì người vào cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini thường có xu hướng tiêu dùng 69% người tiêu tiền từ mức 60.000đ trở lên, 7% người tiêu từ 130.000đ trở lên, số người còn lại tiêu vượt quá 300.000đ.
  NÊN ĐỌC 

Kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa hiệu quả hơn

Một số bí quyết khác bạn sẽ được chia sẻ cho độc giả tìm hiểu trong phần kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa này. Kỳ thực thì mấy năm gần đây kinh doanh bán lẻ nói chung và siêu thị mini, hàng tạp hóa nói riêng trở thành xu hướng của nhiều người, kể cả ở vùng quê nông thôn hay thành phố thì mô hình kinh doanh này cũng đều phát triển rất mạnh.

Từ số liệu lúc đầu mà các bạn đã thấy rõ tiềm năng thu lãi lớn từ mô hình kinh doanh một siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa , nhưng có 1 điểm then chốt nếu muốn kinh doanh thành công, hiệu quả từ mô hình này thì phải bắt đầu từ 1 cửa hàng quy mô nhỏ cho đến khi thu lãi ổn định mỗi ngày, mỗi tháng.

Kinh doanh nhỏ trong thời gian ban đầu không có nghĩa rằng bạn không đủ khả năng nguồn lực để mở lớn mà là vì các mặt hàng của 1 siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa  có tính phổ thông, thường là đồ gia dụng, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, bánh kẹo, sữa tươi, nước ngọt,… Muốn thuyết phục được người dân tại khu vực đó mua hàng thì cần phải tiếp cận dần dần với người dân tại đó.

Người mua thường có tâm thái thu mình lại, đề phòng, quan sát và phán đoán xem siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa  của bạn có làm ăn “tử tế” hay không, có bán hàng giả hàng kém chất lượng không, giá cả có phù hợp và người bán hàng có nhiệt tình chào đón họ không…Một siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa  với quy mô lớn thường rơi vào tầm ngắm đó của khách hàng, bởi vì vậy mà chúng ta cần xuất phát điểm từ 1 cửa hàng kinh doanh nhỏ.

Để thu hút và giữ chân được nhiều khách hàng, chúng ta sẽ cung cấp thêm cho người mua một số dịch vụ miễn phí khi đến cửa hàng của bạn: Uống nước miễn phí, hỗ trợ người già hoặc trẻ em , người bệnh giao hàng tới nhà xung quanh khu vực địa lý đó, chở những người có sức khỏe yếu từ cửa hàng về đến nhà của họ, giảm giá thẻ điện thoại xuống mức thấp nhất đối với 1 loại thẻ có mệnh giá nhất định ( 20k, 10k…), hỗ trợ bơm hơi miễn phí cho xe máy, xe ô tô, xe đạp, xe đạp điện, hỗ trợ in ảnh, hỗ trợ đặt hoa tươi, hỗ trợ giặt quần áo, hỗ trợ đặt vé tàu, vé xe…

Nói tóm lại khi khách đến cửa hàng của bạn muốn mua cái gì là có thử đó, nếu ở cửa hàng của bạn không có thì chúng ta miễn phí hoặc hỗ trợ họ mua hàng. Mục đích của chính sách kinh doanh và bán hàng như vậy nhằm thu hút càng nhiều khách hàng đến siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa  của bạn, chẳng có lẽ họ đến để nhờ cậy chúng ta mà lại không mua món đồ nào như nước uống, sữa, đồ ăn vặt, chút bánh kẹo…

Ngoài ra, kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa  còn phải chú trọng tới đối tượng khách hàng có độ tuổi dưới 30, họ thường là những người đi làm văn phòng, công nhân, làm thuê hoặc là học sinh, sinh viên. Những đối tượng khách hàng đó rất dễ chấp sự xuất hiện của 1 cửa hàng kinh mới, mà nếu nhân viên bán hàng niềm nở và xinh xắn thì sớm muộn cửa hàng của chúng ta cũng sẽ hút hết khách hàng của những cửa hàng cạnh tranh khác.

Hơn nữa sức mua của những người có độ tuổi dưới 30 rất lớn, nhu cầu nhiều, tính quay vòng của nhu cầu mua hàng diễn ra trong thời gian ngắn, vì vậy bán hàng cho những vị khách hàng trong độ tuổi đó rất nhàn.

Chọn vị trí để kinh doanh cửa hàng tạp hóa/siêu thị mini là 1 bí quyết quan trọng của người làm dịch vụ này, có thể nói đây là điểm then chốt nhất khi mở 1 siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa . Tiêu chí chọn vị trí địa điểm bán hàng là những nơi mong muốn sự “tiện lợi”, những nơi như vậy có thể là khu chung cư , khu tập thể, khu biệt thự liền kề, trường học ( đại học, trường cấp 3), thị trấn, thị xã, trung tâm huyện, khu sinh sống của dân văn phòng…

Cách tìm nhà cung cấp hàng tạp hóa, siêu thị mini truyền thống

Cách tìm nhà cung cấp hàng tạp hóa, siêu thị mini truyền thống

Đối với người mới bắt đầu chưa có kinh nghiệm để mở tiệm tạp hóa, siêu thị mini thì việc tìm nguồn hàng cũng như xác định được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng luôn là rất khó khăn.
  NÊN ĐỌC 
Là người mới bắt đầu kinh doanh sẽ không tránh được những bỡ ngỡ, muốn bán được nhiều hàng muốn nhanh có lợi nhuận và giữ chân được khách hàng thì bạn cần tìm được nguồn hàng chất lượng, giá thành cạnh tranh. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lấy hàng thì có thể tham khảo một số nguồn hàng dưới đây.
Nhà cung cấp hàng tạp hóa


1.Chợ đầu mối lớn tại tỉnh thành

Tùy vào từng khu vực bạn sinh sống sẽ có một vài khu chợ đầu mối quy mô lớn, nơi mà tập trung đủ các loại mặt hàng chủ yếu là bán buôn số lượng lớn vì thế bạn có thể tìm đến các địa điểm này để tham khảo và nhập hàng. Ở khu vực phía Bắc nhất là ở Hà Nội và các tỉnh lân cận bạn có thể tìm đến phố Mạc Thị Bưởi, phố chợ Hàng Buồm, hàng giầy chợ Đồng Xuân, làng La Phù, Thổ Tang (Vĩnh Phúc).

Nếu bạn mở cửa hàng tạp hóa và có nhu cầu tìm nhà cung cấp hàng tạp hóa, siêu thị mini ở trong miền Nam thì chợ đầu mối Kim Biên, chợ Lớn là những địa điểm cung cấp nguồn hàng quy mô lớn, đa dạng gần như thứ gì cũng được bày bán. Nhưng có một đặc điểm, ở những khu vực chợ này thường xuất hiện nhiều hàng nhái, hàng giả, hàng cận date vì thế hãy cẩn thận trong quá trình mua hàng để không mua phải hàng giả giá cao, vừa tốn kém chi phí lại dễ mất khách.

2. Tìm kiếm thông tin qua Internet

Ngày nay xu hướng marketing online phổ biến, mọi thứ đều có thể được tìm thấy được trên internet vì thế đừng bỏ qua một kênh thông tin tiện ích này. Hãy bắt đầu tra cứu tìm thông tin qua mạng để tìm được nhà phân phối cho các loại mặt hàng mình sẽ bán: nhà phân phối/đại lý/cửa hàng bán buôn + tên mặt hàng + tên địa bàn. Ví dụ Nhà phân phối/đại lý bột giặt ở Hà Nội, nhà phân phối/đại lý bia Sài Gòn ở quận Long Biên..

Khi tìm kiếm thông tìn thì cần sự cụ thể, sau khi google trả về kết quả, bạn có thể hỏi trực tiếp qua điện thoại tổng đài, hotline hoặc có thể đến tận nơi để xem hàng cũng như trao đổi việc mua bán, nên ưu tiên tìm hiểu thật ký thông tin đối tác trước khi giao dịch tiền bạc. Cần có sự so sánh giữa các nơi bán để chọn được địa chỉ tốt nhất.Thêm nữa, hiện nay các thương hiệu lớn nhỏ đều có riêng một fanpage, địa chỉ website, đường dây nóng vì thế bạn có thể vào page và hỏi trực tiếp nhà phân phối ở khu vực của bạn là ai và nhờ họ cho thông tin để liên hệ.

3.Lấy hàng từ cửa hàng tạp hóa, siêu thị lớn khác

Với những tiệm tạp hóa mới mở có số vốn hoặc quy mô nhỏ, khi chưa đủ điều kiện nhập đơn hàng lớn thì có thể lựa chọn nguồn hàng này lấy giá sỉ ở những cửa hàng tạp hóa, siêu thị quy mô lớn. Bạn nên so sánh ở nhiều điểm bán để mua được với giá rẻ nhất, không nhất thiết phải lấy một chỗ. 

Thường khi mua hàng ở đây, bạn sẽ mua với giá cao hơn nhưng đây là lựa chọn an toàn vì cửa hàng của bạn mới mở, chưa biết nhu cầu của khách hàng thế nào. Khi đã có khách hàng ổn định, biết được nhu cầu của họ thì bạn có thể lấy hàng trực tiếp từ các đại lý, nhà phân phối trực tiếp.

4. Các siêu thị bán buôn

Có khá nhiều người tìm đến các siêu thị bán buôn, bán lẻ có quy mô lớn để nhập hàng về bán như Big C, Metro giá bán cũng rất cạnh tranh. Đặc biệt, lại có nhiều chương trình tặng quà khuyến mãi, giao hàng miễn phí số lượng lớn. Vì thế bạn chỉ đến chọn hàng mà không lo khâu vận chuyển.

5. Nhập hàng trực tiếp từ nhà phân phối

Khi bạn mở cửa hàng, các nhân viên tiếp thị của các nhà phân phối hàng tạp hóa trong vùng hoặc các nhãn hàng sẽ đi chào mời bạn lấy hàng với giá cạnh tranh cùng nhiều chương trình khuyến mại từ công ty. Nếu bạn thấy mặt hàng đó cửa hàng mình đang bán được thì có thể lấy hàng trực tiếp qua đây. Khi cần đổi hàng, hết hàng gọi điện là sẽ có người mang đến, tiết kiệm được thời gian công sức, điều quan trọng là bạn đang được nhập hàng từ công ty phân phối hàng tạp hóa chính hãng, nó sẽ ít rủi ro hơn trong quá trình nhập hàng.

Thời gian đầu bạn nên tập trung lấy hàng từ một số nguồn hàng uy tín nhưng khi việc buôn bán đã vào nhịp và bạn đã tích lũy được một lượng kiến thức, kinh nghiệm nhất định thì bạn nên chọn kết hợp từ nhiều nguồn khác nhau để có được sự đa dạng về nhóm hàng và lựa chọn được nơi cung cấp có giá bán tốt nhất. 

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

Tập trung kinh doanh các mặt hàng tạp hóa bán chạy để tối ưu hiệu quả

Tập trung kinh doanh các mặt hàng tạp hóa bán chạy để tối ưu hiệu quả

Các dòng sản phẩm nhu yếu phẩm, các mặt hàng tạp hóa được sử dụng hằng ngày là những mặt hàng không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Chúng ta luôn cần sử dụng số lượng mặt hàng này trong một thời gian và khi dùng hết nhất định phải mua. 
  NÊN ĐỌC 

Điều đó cho thấy nhu cầu sử dụng các mặt hàng tạp hóa này một cách đều đặn và với số lượng nhiều. Khai thác điểm này, nhiều cửa hàng tạp hóa đã được mở ra để kinh doanh kiếm lời, thu lợi nhuận từ các sản phẩm tạp hóa bán chạy đó.
Các mặt hàng tạp hóa bán chạy

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tự chọn là gì? Mở tiệm tạp hóa lấy hàng ở đâu? Cửa hàng tạp hóa bao gồm những mặt hàng gì? Bán tạp hóa có giàu không? Có nên mở cửa hàng tạp hóa không? Có lẽ là những câu hỏi mà chúng ta thường gặp khi nhắc về việc mở cửa hàng tạp hóa. Bạn đã có câu trả lời cho những câu hỏi này chưa? Nếu chưa hãy cùng Isaac phân tích và tìm hiểu thêm trong bài viết liên quan tới việc tập trung kinh doanh các mặt hàng tạp hóa bán chạy để tối ưu hiệu quả kinh doanh mô hình này nhé.

Cửa hàng tạp hóa gồm những gì? Danh mục các mặt hàng tạp hóa bán chạy

Cửa hàng tạp hóa có nghĩa là nơi lưu trữ và bày bán rất nhiều loại hàng hóa, sản phẩm khác nhau, tập trung đa phần là những sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày. Một cửa hàng tạp hóa sẽ kinh doanh rất nhiều các mặt hàng khác nhau như thực phẩm, bánh kẹo, nước uống, đồ gia dụng, đồ sinh hoạt cá nhân, và những mặt hàng thiết yếu phổ thông khác.

Khi bước chân vào một cửa hàng tạp hóa bất kỳ, chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều kệ để hàng các sản phẩm khác nhau. Nhu cầu khách hàng ghé thăm đến những cửa hàng tạp hóa ngày càng nhiều hơn so với việc lựa chọn đến các siêu thị lớn. Vì tại cửa hàng tạp hóa đã có đầy đủ những sản phẩm thiết yếu hàng ngày mà khách hàng cần, gần nhà và có khi giá còn rẻ hơn so với mua ở siêu thị, đồng nghĩa với đó là sự tiện lợi, thuận tiện trong quá trình mua sắm.

Có những loại hàng hóa nào bán chạy trong các cửa hàng tạp hóa

Những mặt hàng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày sẽ được bày bán ở đây như:

Đầu tiên không thể không kể đến là thẻ điện thoại

Gần như với độ tuổi trên 15 ai cũng có thể sở hữu cho mình tối thiểu một chiếc điện thoại. Điện thoại đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Thẻ cào điện thoại là cách để người dùng có thể duy trì sự liên lạc qua điện thoại. Do vậy, bán thẻ cào luôn là mặt hàng có trong các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini bất kỳ, dù là cửa hàng quy mô nhỏ đến mấy. Có rất nhiều loại thẻ cào với các mệnh giá và của các đơn vị cung cấp khác nhau. Thường thì các cửa hàng tạp hóa nên nhập các thẻ cào mệnh giá từ 20.000đ đến 100.000đ để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Hàng tạp hóa gồm những gì? tiếp theo là nhóm sản phẩm mặt hàng tạp hóa hóa mỹ phẩm

Các mặt hàng hóa mỹ phẩm thường có ở cửa hàng tạp hóa như: sữa tắm, dầu gội, xà phòng, nước lau nhà, nước rửa chén, nước xả vãi.. Đây cũng chính là những mặt hàng cần dùng hàng ngày cho mỗi người, hay nói cách khác chính là sản phẩm sinh hoạt cá nhân. Đối với những sản phẩm này, chúng ta cần lưu ý đến chất lượng và thương hiệu để kinh doanh. Ví dụ như dầu gội, khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn những loại dầu gội có thương hiệu uy tín và được nhiều người sử dụng hơn là những thương hiệu mới ít được biết tới như của Unilever hay P&G. Giá bán cũng là một vấn đề cần lưu ý, vì khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn những mặt hàng có giá rẻ hơn để dùng.

Các mặt hàng liên quan tới thực phẩm

+ Đồ ăn, thực phẩm khô không thể thiếu như mì tôm, bún khô, các loại phở ăn liền, cá khô, mực khô, dầu ăn…,

+ Các nguyên liệu, gia vị để nấu ăn như: nước nắm, hành tỏi, bột ngọt, hạt nêm, dầu ăn,…

+ Các loại nước uống giải khát như bia, rượu, nước ngọt, nước khoáng

+ Các loại sữa: sữa tươi, sữa bột, sữa chua

+ Đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt như snack, bim bim, bánh kẹo, bánh tráng,…

+ Các loại đồ lạnh như kem, sinh tố, đá, sữa chua đông lạnh

+ Các thực phẩm đóng hộp như: cá đóng hộp, thịt đóng hộp, xúc xích, …

+ Các loại lương thực như: gạo, các loại hạt

Lưu ý đối với các mặt hàng về thực phẩm thường có hạn sử dụng và cần phải quan tâm đến cách bảo quản, và thời gian còn sử dụng. Do vậy, chúng ta cần thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi bán cho khách hàng để đảm bảo uy tín và lòng tin nơi khách hàng một cách bền vững.

Những đồ dùng cá nhân

Những đồ dùng cá nhân được bán tại các cửa hàng tạp hóa như bàn chải đánh răng, kem đánh răng, dầu gội, sữa tắm, dao cạo râu…

Văn phòng phẩm cũng là các mặt hàng tạp hóa bán chạy

Đa phần các đồ dùng học sinh cơ bản thì phụ huynh thường có xu hướng mua sắm tại các cửa hàng có bày bán gần nhà. Những mặt hàng văn phòng phẩm nên kinh doanh như là: vở, bút, dụng cụ học tập, nhãn vở, bì bao…

Các sản phẩm chuyên dùng cho trẻ em, cửa hàng tạp hóa nên tập trung

Ngoài việc cung cấp và đáp ứng những mặt hàng thiết yếu hằng ngày, một số cửa hàng tạp hóa lớn cũng có kinh doanh thêm các loại sản phẩm dùng cho trẻ em như: tả lót, sữa, khăn giấy, sữa tắm dành cho trẻ em, bình sữa… Tâm lý khách hàng thường chọn mua sữa cho con ở những cửa hàng chuyên về sữa nhiều hơn, nên nếu nhập mặt hàng này chúng ta cần lưu ý đến số lượng và thời gian sử dụng nếu không bán được hàng.

LÀM GIÀU TỪ CỬA HÀNG TẠP HÓA? BÁN TẠP HÓA CÓ GIÀU KHÔNG?

Kinh doanh các mặt hàng tạp hóa tiền lời trên mỗi sản phẩm chỉ khoảng vài nghìn đồng. Với con số nhỏ như vậy có thể làm giàu từ cửa hàng tạp hóa?

Mặc dù số tiền lời trên mỗi sản phẩm rất ít, nhưng nếu gom lại với số lượng lớn thì số tiền lời thu được hàng tháng rất nhiều, hay nói cách khác là tốc độ quay vòng sản phẩm nhanh. Ngoài việc thu được lợi nhuận từ việc bán hàng, ăn chênh lệch giá, các chủ cửa hàng tạp hóa còn làm giàu, kiếm thêm thu nhập từ việc nhận tiền trưng bày sản phẩm của các nhãn hàng, thương hiệu sản phẩm khác nhau. Rất dễ dàng để nhận ra điều này, khi chúng ta bước vào một cửa hàng tạp hóa, thấy sản phẩm nào được trưng bày ở vị trí đẹp mắt, dễ tiếp cận với khách hàng, cách sắp xếp thiết kế cũng đẹp có nghĩa là nhà phân phối đã trả thêm tiền để chủ cửa hàng trưng bày sản phẩm của họ. Nhiều chủ cửa hàng chia sẻ rằng mức lợi nhuận từ việc trưng bày sản phẩm còn nhiều hơn tiền lời từ việc bán sản phẩm, ví dụ như nhãn hàng bỉm, có khi lợi nhuận trên từng bịch bỉm bán ra chỉ được từ 3-5%, nhưng tiền trưng bày có thể lên tới 10% doanh số bán loại bỉm này. chính bởi vậy mà các cửa hàng có quy mô lớn hơn là có lợi thế trong việc khai thác tối đa tiền trưng bày của các nhãn hàng, thương hiệu.

Khi tham gia nhận hàng từ các nhà phân phối, các cửa hàng tạp hóa hiển nhiên trở thành các đại lý cấp 2, cấp 3, hay cửa hàng bán lẻ trong hệ thống bán hàng của sản phẩm đó. Điều đó đồng nghĩa với việc cửa hàng tạp hóa sẽ nhận được hỗ trợ từ các nhà phân phối, các chương trình hỗ trợ giá, tặng quà hoặc chiết khấu sản phẩm để nhằm tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.

Ngoài ra, một trong những cách kiếm thêm lợi nhuận mà các cửa hàng tạp hóa hay áp dụng đó chính là trữ hàng chờ giá cao và bán. Với việc hợp tác với các nhà phân phối, đại lý, các chủ cửa hàng sẽ được thông báo thời gian tăng giá sản phẩm trước một thời gian. Để kiếm thêm lợi nhuận, các chủ cửa hàng sẽ bắt đầu gom hàng và trữ hàng để bán khi giá tăng lên. Vì sao các chủ cửa hàng tạp hóa lại sử dụng cách này thường xuyên? Đó là vì nếu hàng không bán được họ cũng có thể trả lại mà không sợ bị tồn. Những sản phẩm hết hạn sử dụng sẽ được nhà phân phối hỗ trợ đổi trả. Nên có thể xem đây là một thuận lợi rất lớn cho các cửa hàng kinh doanh hàng tạp hóa.

Mặc dù có thể kiếm được rất nhiều lợi nhuận từ nhiều cách nhưng không phải dễ dàng để đạt được mức lợi nhuận mong muốn đó. Nếu không biết cách kinh doanh và tính toán cẩn thận thì sẽ gặp nhiều rủi ro và sự cố trong quá trình kinh doanh cửa hàng tạp hóa. Mong rằng với những thông tin trên, bạn có thể rút ra cho mình một số kinh nghiệm bổ ích để bắt đầu kinh doanh cửa hàng tạp hóa nhé!
  NÊN ĐỌC


Mở cửa hàng tạp hóa ở quê, mô hình kinh doanh nhỏ tại nhà

Mở cửa hàng tạp hóa ở quê, mô hình kinh doanh nhỏ tại nhà

Bạn đang có nhu cầu mở cửa hàng tạp hóa ở quê, nhưng không biết mình phải cần bao nhiêu vốn để có thể bắt đầu công việc kinh doanh của mình. Xu hướng đầu tư kinh doanh mô hình cửa hàng tạp hóa ở quê đang ngày càng phát triển bạn liệu có đang nắm bắt được cơ hội kinh doanh đó.
  NÊN ĐỌC 
Mở cửa hàng tạp hóa ở quê

MỞ CỬA HÀNG TẠP HÓA Ở QUÊ LÀ GÌ

Mở cửa hàng tạp hóa ở quên là mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa truyền thống, với số vốn đầu tư nhỏ, chủ yếu tập trung kinh doanh, buôn bán các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu.

Mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa nhỏ ở quê là mô hình kinh doanh được nhiều đối tượng đầu tư, và đa phần dưới dạng là mô hình kinh doanh nhỏ tại nhà.

ĐIỀU KIỆN MỞ CỬA HÀNG TẠP HÓA NHỎ Ở QUÊ, NÔNG THÔN

Không như các vùng phát triển, đô thị hóa, các khu vực trung tâm, tại các vùng nông thôn, quê sức mua tiêu dùng hàng hóa khá thấp, nên việc thuê mặt bằng mở cửa hàng tạp hóa nhỏ ở quê là điều ít diễn ra.

Mà đa phần những người mở cửa hàng tạp hóa ở quê, kinh doanh nhỏ tại nhà, thông thường doanh số bán hàng của các cửa hàng quy mô nhỏ này thường thấp, nên tận dụng mặt bằng sẵn có tại nhà là điều kiện tiên quyết, có vậy chỉ cần số vốn nhỏ là bạn hoàn toàn có thể khởi nghiệp kinh doanh mô hình này.

DIỆN TÍCH VÀ VỐN ĐẦU TƯ

Phổ biến kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa ở quên thường có diện tích kinh doanh nhỏ, dịch chuyển từ 20-40m2, và đương nhiên vốn đầu tư cũng thấp và tùy thuộc vào khả năng tài chính của mỗi hộ kinh doanh để có thể bắt đầu.

Trong trường hợp mục đích kinh doanh chỉ thuần túy là gia tăng thêm nguồn thu nhập thì để bắt đầu mở cửa hàng tạp hóa ở quê có thể khởi đầu tư 50 triệu, tuy nhiên nếu coi đó như là một công việc, một mô hình đầu tư kinh doanh đúng nghĩa thì chúng ta nên mạnh dạn đầu tư với số vốn từ 200 triệu trở lên.

SẢN PHẨM KINH DOANH TẠP HÓA Ở QUÊ

Chúng ta không lạ lẫm với mô hình kinh doanh tạp hóa nhỏ ở quê, đa phần với diện tích nhỏ nên hàng hóa, sản phẩm kinh doanh cũng chỉ tập trung vào các sản phẩm thương hiệu, hàng tạp hóa bán chạy nhất mà thôi. 

Đa phần sản phẩm kinh doanh cửa hàng tạp hóa nhỏ tại nhà chủ yếu các dòng sản phẩm chính như sau:

* Mì tôm: Hảo hảo, cung đình, omachi..

* Hóa mỹ phẩm: Chủ yếu của thương hiệu Unilever và P&G

* Sữa: Sữa tươi, chua, và sữa bột của các thương hiệu Vinamilk, Abboot, TH Truemilk...

* Dầu ăn: Cái lân, neptune, Simply, Tường An...

* Gia vị: Nước mắm, muối, gia vị...

* Thuốc lá

* Thẻ điện thoại

Tổng kết:

Trên đây là thông tin cơ bản về mô hình kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa ở quê phù hợp với người kinh doanh nhỏ tại nhà. 
  NÊN ĐỌC