Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2020

Cách nhanh nhất để có danh sách nhà cung cấp hàng tạp hóa tại Hải Dương

Cách nhanh nhất để có danh sách nhà cung cấp hàng tạp hóa tại Hải Dương

Danh sách nhà cung cấp hàng tạp hóa tại Hải Dương là điều mà những người đang có kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini ở Hải Dương đều khao khát tìm kiếm và muốn có được để thuận lợi trong việc mở cửa hàng kinh doanh của mình.
danh sách nhà cung cấp hàng tạp hóa tại Hải Dương
danh sách nhà cung cấp hàng tạp hóa tại Hải Dương


Cách nhanh nhất để có danh sách nhà cung cấp hàng tạp hóa tại Hải Dương

1. Qua cửa hàng tạp hóa xin danh sách nhà phân phối
Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng. Tuy nhiên điều trớ trêu thay đó chính là việc rất khó thực hiện. 

Ngoại trừ trường hợp mình có mối quan hệ ở mức độ thân thiết với những người chủ cửa hàng đó; bằng không thì sẽ có câu trả lời là KHÔNG BAO GIỜ. Bởi hầu hết ai cũng coi mình như là một đối thủ tiềm năng trong tương lai; và không ai dại gì mà cho mình list danh sách nhà cung cấp đó một cách đơn giản.

Tuy nhiên vẫn có một thủ thuật nho nhỏ mà người người kinh doanh mô hình siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa hoàn toàn có thể khéo khẻo xử lý. Đó chính là MUA.

Hãy biết cách tiếp cận được với những người làm trong cửa hàng đó, đặc biệt là người có liên quan hoặc trực tiếp nhập hàng. 

Thời buổi công nghệ phát triển, chỉ cần có chiếc điện thoại thông minh chụp lại toàn bộ đơn giao hàng là người đó hoàn toàn có được toàn bộ danh sách nguồn cung cấp hàng tạp hóa tại Hải Dương một cách đơn giản. 

Tùy thuộc vào mức độ khó khăn hay thuận lợi mà chi phí cho list danh sách nhà phân phối hàng tạp hóa đó bạn có được và phải đầu tư ra để mua nó.

2. Tham gia các hội nhóm danh sách nhà cung cấp hàng tạp hóa tại Hải Dương

Tại hầu hết các tỉnh thành đều có những hội nhóm group facebook, hay Zalo tập hợp các nhà cung cấp hàng hóa, đội sale, sup, nhà phân phối.

Bạn hoàn toàn cũng có thể tham gia và kết nối với những thành viên ở trong hội nhóm đó để họ biết được kê hoạch cũng như thông tin cửa hàng mình và tới chăm sóc bán hàng, giới thiệu sản phẩm.

3. Qua siêu thị lớn nhất tại khu vực đợi nhà cung cấp

Có nét như cách một, nhưng trong trường hợp áp dụng chưa khả thi thì bạn hoàn toàn có thể tới một siêu thị quy mô lớn đợi chờ các bạn sale qua chăm sóc siêu thị đó và kết nối.

Tại các tỉnh thành thường mỗi tỉnh chỉ có một tới hai nhà cung cấp phân phối nguồn hàng tạp hóa và tại khu vực Hải Dương cũng không ngoại lệ. 

Chỉ cần qua cửa hàng tạp hóa, hoặc siêu thị quy mô lớn ngồi chờ thì trong thời gian 01 tuần là rất có thể đã có đủ danh sách nhà phân phối hàng tạp hóa tại tỉnh Hải Dương rồi.

4. Sử dụng dịch vụ setup siêu thị

Như hiện tại. Đơn vị setup siêu thị isaac cung cấp hỗ trợ toàn bộ danh sách nhà phân phối hàng tạp hóa tại Hải Dương cho các khách hàng, đối tác sử dụng một trong các gói dịch vụ: Đào tạo, thiết kế, giá kệ siêu thị, setup siêu thị trọn gói.

Nên khách hàng là các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini chỉ cần sử dụng một trong các dịch vụ của đơn vị setup siêu thị isaac là hoàn toàn có được list danh sách nguồn cung cấp hàng tạp hóa tại Hải Dương.

Trung tâm đào tạo & setup siêu thị isaac tại Hải Dương
  • Địa chỉ: Tầng 501, tầng 5 tòa nhà ISAAC, 813 đường Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Điện thoại: 0989 864 866 – 0989 864 866
  • Email: thinhnv281@gmail.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/setupsieuthiisaac/
  • Website: https://isaac.vn/ hoặc www.dichvusieuthi.com
Cung cấp danh sách nhà cung cấp hàng tạp hóa tại Hải Phòng cho khách hàng

Cung cấp danh sách nhà cung cấp hàng tạp hóa tại Hải Phòng cho khách hàng

Isaac đã triển khai gói dịch vụ setup siêu thị và cung cấp danh sách nhà phân phối hàng hóa tại khu vực Hải Phòng cho khách hàng, giúp cho quá trình hoàn thiện cửa hàng đưa vào hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng.

Xem ngay: Cách tìm nguồn hàng tạp hóa
danh sách nhà cung cấp hàng tạp hóa tại Hải Phòng
danh sách nhà cung cấp hàng tạp hóa tại Hải Phòng


ISaac cung cấp danh sách nhà cung cấp hàng tạp hóa tại Hải Phòng

Bất kể khách hàng nào sử dụng một trong các dịch vụ mà Isaac Group cung cấp đều được công ty setup siêu thị isaac hỗ trợ cung cấp toàn bộ list danh sách nhà cung cấp hàng tạp hóa tại khu vực Hải Phòng. Các dịch vụ khách hàng có thể sử dụng như sau:

1. Tham gia khóa học setup và quản lý kinh doanh siêu thị

Là học viên tham gia một trong các khóa học do isaac tổ chức cũng sẽ được hỗ trợ danh sách nhà cung cấp tại khu vực mình mở cửa hàng tạp hóa, hay siêu thị mini.

Isaac là đơn vị duy nhất tại Việt Nam tổ chức các khóa học đào tạo kinh doanh % setup siêu thị. Đào tạo kiến thức kinh doanh, quản lý siêu thị cũng như tối ưu vốn đầu tư nâng cao hiệu quả kinh doanh cửa hàng một cách tối đa nhất.

2. Mua giá kệ siêu thị tại ISAAC GROUP theo giá nhà sản xuất

ISaac Group là đơn vị tổng thầu phân phối giá kệ từ nhà sản xuất, nên khách hàng mua giá kệ siêu thị do isaac phân phối hoàn toàn có thể được hỗ trợ thiết kế và danh sách nhà cung cấp hàng tạp hóa tại Hải Phòng. 

List danh sách này đã được sàng lọc rất kỹ càng, bảo đảm là những nhà cung cấp thuộc hệ thống phân phối hàng tiêu dùng của các thương hiệu lớn như: Unilever, Vinamilk, Romano, Xmen... và các kênh cung cấp hàng hóa nhập khẩu, buôn... mà đã được kiểm tra, so sánh giá thành tốt nhất trên thị trường.

3. Sử dụng dịch vụ thiết kế siêu thị của isaac

ISaac ngoài cung cấp dịch vụ setup trọn gói, thì có nhiều gói dịch vụ nhỏ để phù hợp hơn với đa dạng đối tượng khách hàng.

Khách hàng sử dụng dịch vụ thiết kế siêu thị cũng sẽ được hỗ trợ danh sách nhà phân phối hàng hóa cho siêu thị, tạp hóa tại khu vực Hải Phòng.

4. Sử dụng setup siêu thị trọn gói

Đương nhiên với khách hàng sử dụng dịch vụ setup siêu thị trọn gói sẽ được thừa hưởng tất cả các dịch vụ, quyền lợi cao nhất mà isaac triển khai, cung cấp cho khách hàng.

Và danh sách nhà cung cấp hàng tạp hóa tại Hải Phòng cũng nằm trong số các quyền lợi khách hàng có được.

Không chỉ danh sách nhà phân phối hàng hóa, mà sẽ được phân bổ hàng hóa, lên đơn hàng chi tiết để khách hàng dễ dàng có thể có cái nhìn tổng quan về hàng hóa cũng như số lượng vốn mình đầu tư ra cho hàng hóa.

Trung Tâm Đào Tạo & Setup Siêu Thị mini ISaac – ISAAC GROUP

  • Địa chỉ: Tầng 501, tầng 5 tòa nhà ISAAC, 813 đường Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Điện thoại: 0989 864 866 – 0989 864 866
  • Email: thinhnv281@gmail.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/setupsieuthiisaac/
7 lý do nguồn cung cấp hàng tạp hóa tại Hà Nội dễ có được

7 lý do nguồn cung cấp hàng tạp hóa tại Hà Nội dễ có được

Nguồn cung cấp hàng tạp hóa tại Hà Nội mà người kinh doanh mô hình cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini dễ dàng có được, bởi nơi đây là thủ phủ của danh sách các nhà cung cấp hàng hóa tại khu vực phía bắc.
nguồn cung cấp hàng tạp hóa tại Hà Nội
nguồn cung cấp hàng tạp hóa tại Hà Nội


7 lý do nguồn cung cấp hàng tạp hóa tại Hà nội dễ tìm kiếm

1. Nhà cung cấp hàng tạp hóa đều có tại đây

Hà Nội cùng TPHCM là hai đầu tàu kinh tế của cả nước, và hầu hết các đơn vị sản xuất, nhập khẩu, phân phối hàng tiêu dùng đều có văn phòng, trụ sở công ty tại nơi này.

Nên rất dễ dàng để người có kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini tìm kiếm và có được danh sách nguồn cung cấp hàng tạp hóa tại Hà Nội.

2. Ra ngõ là gặp nhà cung cấp hàng tạp hóa

Khác với các tỉnh thành khác trên toàn quốc. Tại Hà Nội do mật độ dân cư, chuỗi siêu thị, cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini kinh doanh dạng cá thể dày đặc, bởi sức mua tại nơi đây là vô cùng khủng khiếp.

Gần như mỗi quận huyện đều có nhà phân phối hàng tạp hóa tại Hà Nội đóng quân, đội ngũ sale, giao hàng hay nhà cung cấp hoạt động một cách liên tục, thường xuyên.

Nên việc chỉ cần lảo quanh một vòng là dễ dàng bắt gặp được những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa.

3. Treo biển lên là có nhà cung cấp tới chào hàng

Với những đặc điểm nổi bật như vậy, nên chỉ cần cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini chủ động trong việc thiết kế biển bảng và thi công sớm.

Chỉ trong vòng vài ngày là rất nhiều nguồn cung cấp hàng tạp hóa có mặt, giới thiệu sản phẩm cũng như chương trình mà công ty đang triển khai.

Nhưng người mới mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa cũng cần phải lưu ý tới vấn đề lừa đảo khi làm việc với nhà cung cấp hàng hóa để tránh tổn thất liên quan tới tài chính kinh doanh.

4. Sale nhà cung cấp hoạt động phạm vi hẹp

Khác với khu vực tỉnh thành khác, có thể sale quản lý tuyến bán hàng có thể lên tới 2,3 huyện. Nhưng Hà Nội thì khác; thậm trí sale chỉ tập trung chăm sóc một vài tuyến phố.

Chính vì vậy mà việc sale dễ dàng tìm kiếm được tới các cửa hàng mở mới. Nên cửa hàng ưu tiên thực hiện bước 3 sớm để dễ dàng người mua và người bán có thể tiếp cận được với nhau.

5. Gọi hotline công ty là có

Trên mỗi sản phẩm đều có số hotline của công ty đó. Chỉ cần người kinh doanh lấy thông tin số hotline có trên sản phẩm gọi điện là rất nhanh chóng có sale gọi điện lại hoặc qua trực tiếp cửa hàng giới thiệu sản phẩm.

Bởi tại Hà Nội tuyến hoạt động của sale hẹp, không như các tỉnh. Tại các tỉnh thành, sale cần phải đi theo tuyến. Nên rất có thể vài ngày, thậm trí 01 tuần sau sale mới có thể qua được.

6. Nhập hàng từ kênh chợ

Trong trường hợp gấp gáp, các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini giai đoạn đầu chưa có đủ list danh sách nhà cung cấp hàng hóa tại Hà Nội có thể chữa cháy bằng việc nhập hàng hóa trực tiếp từ các chợ đầu mối.

Tại khu vực Hà Nội hiện tại có 03 chợ đầu mối có thể giúp cho cửa hàng dễ dàng nhập các mặt hàng tạp hóa bán chạy nhất được để chữa cháy trong qua trình setup cửa hàng hoặc là lâu dài.
  • Chợ Hàng buồm, hàng giầy ở quận Hai Bà Trưng
  • Chợ La Phù ở huyện Hoài Đức ngoại thành Hà Nội
  • Chợ Mạc Thị bưởi ở quận Hoàn Kiếm
Ba chợ này tại 03 khu vực khác nhau, nên cửa hàng có vị trí kinh doanh gần khu vực chợ nào thì có thể qua chợ đó nhập hàng về kinh doanh.

7. Setup siêu thị rất nhanh

Chính bởi với những đặc thù của Hà Nội mà các đơn vị cung cấp dịch vụ setup siêu thị cũng thường đóng quân tại đây. Và đương nhiên là họ sẽ có đầy đủ list danh sách nhà cung cấp hàng tạp hóa tại Hà Nội. 

Bên cạnh đó thời gian setup siêu thị tại khu vực Hà Nội cũng có những thuận lợi hơn nhiều so với tỉnh thành. Bởi chỉ cần lên đơn hàng thì thời gian giao hàng có thể được tính trong ngày, hoặc hôm trước hôm sau; rất thuận lợi.

Trên đây isaac group hướng dẫn những lợi thế trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp hàng tạp hóa tại Hà Nội có được mà các khu vực khác không có.

Mong giúp cho những người kinh doanh có kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini có thể tận dụng được để nhanh chóng hoàn thiện cửa hàng đưa cửa hàng của mình vào khai thác kinh doanh.


Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

Vòng quay hàng tồn kho và khái niệm inventory turnover là gì?

Vòng quay hàng tồn kho và khái niệm inventory turnover là gì?

Vòng quay hàng tồn kho là thống số rắt quan trọng trong kinh doanh, tuy nhiên nhiều doanh chủ chưa hiểu về khái niệm inventory turnover là gì cũng như áp dụng trong quá trình vận hành, tối ưu doanh nghiệp của mình như thế nao?

inventory turnover là gì?
inventory turnover là gì?

inventory turnover là gì?

Theo wikipedia inventory turnover hay số vòng quay hàng tồn kho (hay Hệ số quay vòng của hàng tồn kho) là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy doanh thu (hoặc giá vốn hàng bán) trong một kỳ nhất định chia cho bình quân giá trị hàng tồn kho trong cùng kỳ. Ở đây, bình quân giá trị hàng tồn kho bằng trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ.

Tỷ số cho biết hàng tồn kho quay bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra số doanh thu được ghi nhận trong kỳ đó. Tỷ số càng cao có thể là dấu hiệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. 

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. 

Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. 

Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. 

Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Phương pháp tính hệ số vòng quay hàng tồn kho

Phương pháp 1: Tìm Hệ số vòng quay hàng tồn kho

1.Chọn khoảng thời gian cụ thể để tính toán.
Vòng quay hàng tồn kho luôn luôn được tính trong một kỳ cụ thể,  như vậy bạn có thể chọn bất kỳ khoảng thời gian nào ví dụ từ một ngày đến một năm tài chính; thậm chí cả toàn bộ vòng đời của doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, hệ số vòng quay hàng tồn kho không thể mô tả ngay tức thời hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù có thể định nghĩa giá trị của hàng tồn kho của doanh nghiệp tại bất kỳ thời điểm cụ thể nào, nhưng giá vốn hàng hóa không phải là một giá trị tức thời, do đó phải lựa chọn một khoảng thời gian cụ thể để tính toán.

Trong bài viết này, isaac group sẽ dùng ví dụ dưới đây để minh họa và tính toán. Giả sử chúng tôi sở hữu công ty bán sỉ cà phê. Trong trường hợp này, khoảng thời gian được chọn là một năm hoạt động của công ty. Trong bước tiếp theo, chúng tôi sẽ tìm hệ số vòng quay hàng tồn kho trong khoảng thời gian một năm này.

2. Tìm giá vốn hàng hóa trong khoảng thời gian được chọn. 
Sau khi xác định khoảng thời gian, bước đầu tiên cần thực hiện là tìm giá vốn hàng hóa (còn gọi là "COGS") trong khoảng thời gian này. COGS chính là chi phí trực tiếp để tạo ra hàng hoá. 

Thông thường, chi phí này gồm chi phí sản xuất hàng hoá cộng với bất kỳ chi phí lao động nào liên quan trực tiếp đến việc sản xuất hàng hoá.

COGS không bao gồm chi phí như vận chuyển và chi phí phân phối không liên quan trực tiếp đến việc sản xuất ra hàng hoá.
Trong ví dụ trên, chúng tôi đã có một năm năng suất cà phê khá cao, và đã chi 3 triệu USD cho hạt giống, thuốc trừ sâu và chi phí khác liên quan đến việc trồng cà phê và 2 triệu USD cho chi phí lao động cho trồng hạt giống. Trong trường hợp này, chúng tôi có thể nói COGS của chúng tôi là 3 triệu USD + 2 triệu USD = 5 triệu USD.

3. Chia COGS cho bình quân giá trị hàng tồn kho. 
Tiếp theo, lấy COGS chia cho bình quân giá trị hàng tồn kho trong giai đoạn thời gian bạn đang phân tích. 

Giá trị hàng hóa tồn kho bình quân là giá trị tài chính bình quân của tất cả hàng hoá bạn đang giữ trong kho và trên các kệ hàng mà chưa được bán đi trong một khoảng thời gian nhất định. 

Cách đơn giản nhất để tìm giá trị này là lấy giá trị hàng hóa tồn kho đầu kỳ đã chọn cộng với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ và chia đôi.

Tuy nhiên, việc dùng thêm các điểm dữ liệu bổ sung ở giữa kỳ có thể giúp cho ra kết quả bình quân chính xác hơn. Nếu dùng thêm hơn hai điểm dữ liệu, bạn hãy cộng tất cả giá trị với nhau, sau đó chia cho số điểm dữ liệu để tìm ra mức trung bình.

Trong ví dụ của chúng tôi, giả sử vào lúc đầu năm chúng tôi có 0,5 triệu USD giá trị hạt cà phê được lưu trữ như hàng tồn kho. 

Vào cuối năm, chúng tôi có 0,3 triệu USD hạt. Như vậy giá trị hàng tồn kho bình quân là (0,5 triệu + 0,3 triệu)/2 = 0,4 triệu USD.

Tiếp theo, chia COGS cho giá trị hàng tồn kho bình quân để tìm hệ số vòng quay hàng tồn kho. Trong ví dụ của chúng tôi, COGS là 5 triệu USD và giá trị tồn kho bình quân là 0,4 triệu USD, vì vậy doanh thu hàng tồn kho của chúng tôi trong một năm là 5 triệu USD/0,4 triệu USD= 12,5. Hệ số tìm được là một tỷ lệ không bao gồm đơn vị.

4. Uớc tính nhanh hệ số vòng quay hàng tồn kho bằng công thức
 Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu/Hàng tồn kho. Nếu không có thời gian để thực hiện theo phương trình chuẩn được mô tả ở trên, công thức này có thể giúp cho bạn tính giá trị gần đúng của hệ số vòng quay hàng tồn kho. 

Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều tránh sử dụng phương pháp này do kết quả thu được có thể không chính xác. 

Bởi vì doanh thu được tính theo giá đưa ra cho người tiêu dùng nhưng hàng tồn kho được tính theo giá bán sỉ thấp hơn, do đó việc tính theo công thức có thể làm cho hệ số vòng quay hàng tồn kho của bạn cao hơn thực tế. Theo nguyên tắc chung, phương trình này chỉ nên được sử dụng để ước tính nhanh — với tính toán quan trọng hơn, bạn nên dùng phương trình ở phần trên.

Cũng ví dụ trên, giả sử chúng tôi đã đạt doanh thu là 6 triệu USD trong năm qua. Để tìm hệ số vòng quay hàng tồn kho với phương trình thay thế ở trên, chúng tôi sẽ chia giá trị doanh thu này cho giá trị tồn kho cuối cùng được liệt kê ở trên là 0,3 USD. Kết quả là 6 triệu USD/$ 0,3 triệu USD = 20. Kết quả tìm được cao hơn đáng kể so với giá trị 12.5 chúng ta tính được bằng phương trình chuẩn.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho
Hệ số vòng quay hàng tồn kho


Phương pháp 2: Tăng độ chính xác trong tính toán

1. Dùng nhiều điểm dữ liệu hàng tồn kho khác nhau để được kết quả chính xác hơn. 
Như đã nêu ở trên, việc tìm giá trị hàng tồn kho bình quân từ giá trị tồn kho đầu và cuối có thể cho bạn giá trị bình quân hàng tồn kho ở mức xấp xỉ, nhưng giá trị này sẽ không tính đến biến động hàng tồn kho trong giai đoạn bạn đã chọn. Việc dùng thêm các điểm dữ liệu bổ sung sẽ giúp giá trị của bạn chính xác hơn.

Khi chọn điểm dữ liệu, bạn phải đảm bảo điểm dữ liệu được chia đều trong khoảng thời gian được chọn. 

Ví dụ: nếu bạn đang tìm giá trị hàng tồn kho bình quân trong một năm, bạn không được dùng mười hai điểm của cùng tháng 1 mà thay vào đó hãy dùng một điểm từ ngày đầu tiên của mỗi tháng.

Giả sử rằng giá trị hàng tồn kho đầu kỳ trong một năm hoạt động kinh doanh của chúng tôi là 20.000 USD và giá trị cuối kỳ là 30.000 USD. Sử dụng phương pháp cơ bản ở trên, chúng tôi sẽ nhận được giá trị trung bình là 25.000 USD. 

Tuy nhiên, chỉ cần thêm một điểm dữ liệu mới, chúng ta sẽ có một bức tranh khác. Ví dụ: giả sử chúng ta cũng dùng điểm dữ liệu từ ngay giữa năm với giá trị là 40.000 USD. 

Trong trường hợp này, giá trị hàng tồn kho bình quân của chúng tôi là (20.000 USD + 30.000 USD + 40.000 USD)/3 = 30.000 USD — cao hơn một chút (và đại diện tiêu biểu hơn cho giá trị hàng tồn kho bình quân) so với giá trị trước.

2 Sử dụng công thức Thời gian = 365 ngày/hệ số vòng quay hàng tồn kho để tìm thời gian bình quân bán hàng tồn kho của bạn. 
Bước này sẽ cho bạn biết trung bình bạn phải mất bao lâu để bán toàn bộ kho hàng tồn kho. 

Trước tiên, hãy tìm hệ số vòng quay hàng tồn kho hàng năm như bình thường. Sau đó, lấy 365 ngày chia cho tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho. Kết quả tìm được sẽ là số ngày bạn phải bán toàn bộ hàng tồn kho của mình.

Ví dụ: giả sử chúng tôi có tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho là 8.5 cho một năm nhất định. Bằng cách lấy 365 ngày chia cho 8,5, chúng tôi được kết quả là 42.9 ngày. 

Nói cách khác, trung bình, chúng tôi bán toàn bộ hàng tồn kho trong khoảng 43 ngày một lần.

Nếu hệ số vòng quay hàng tồn kho của bạn trong khoảng thời gian không phải một năm, bạn chỉ cần thay thế 365 ngày bằng số ngày trong khoảng thời gian được chọn vào công thức. 

Ví dụ: nếu bạn có hệ số vòng quay hàng tồn kho là 2.5 cho tháng 9, như vậy thời gian trung bình để bán toàn bộ hàng tồn kho được tính bằng cách 30 ngày/2.5 = 12 ngày.

3. Dùng tỉ lệ vòng quay hàng tồn kho như thước đo gần đúng về hiệu quả hoạt động. 
Thông thường (mặc dù không phải luôn luôn) các doanh nghiệp muốn bán hàng tồn kho một cách nhanh chóng, thay vì chậm chập.

Do đó, hệ số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp có thể được sử dụng để tìm ra manh mối về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, đặc biệt là so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhớ rằng việc so sánh bối cảnh là rất quan trọng. 

Doanh thu hàng tồn kho thấp không phải lúc nào cũng xấu và doanh thu hàng tồn kho cao không phải lúc nào cũng tốt.

Ví dụ: dòng xe thể thao cao cấp thường không bán được nhanh chóng vì thị trường của sản phẩm này khá nhỏ. 

Do đó, bạn có thể ước tính tỷ lệ luân chuyển hàng tồn kho của đại lý ôtô nhập khẩu xe thể thao sẽ khá thấp — thậm chí họ có thể không bán hết toàn bộ hàng tồn kho trong một năm. 

Mặt khác, nếu tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho của cùng đại lý này bất ngờ tăng mạnh, đây có thể là điều rất tốt, nhưng cũng có thể là điều xấu, tùy thuộc vào bối cảnh — ví dụ, điều này có thể biểu hiện sự thiếu hụt sản phẩm, và có thể dẫn đến mất doanh số.

4. So sánh hệ số vòng quay hàng tồn kho của bạn với mức bình quân của cả ngành. 
Một cách hữu ích để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là so sánh tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho với giá trị trung bình của các doanh nghiệp trong cùng ngành. 

Một số ấn phẩm tài chính (cả bản in và bản trực tuyến) được phát hành đều có xếp hạng hệ số quay vòng hàng tồn kho trung bình theo ngành, bạn có thể xem đây là mức chuẩn để đo lường hiệu quả hoạt động của công ty. 

Bạn có thể tìm bảng xếp hạng như vậy tại đây. Tuy nhiên, xin nhắc lại, điều quan trọng cần lưu ý là các giá trị này đại diện cho mức bình quân của ngành và trong một số trường hợp, hệ số vòng quay hàng tồn kho thấp hoặc cao hơn đáng kể so với giá trị được thống kê có thể là điều tốt.

Một công cụ hữu ích khác để so sánh hệ số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp với mức trung bình của cả ngành là công cụ tính hệ số vòng quay hàng tồn kho xấp xỉ BDC. 

Công cụ này cho phép bạn chọn ngành, sau đó tìm tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho giả định bằng cách nhập giá vốn hàng hóa COGS của doanh nghiệp và giá trị hàng tồn kho bình quân và sau đó so sánh nó với giá trị trung bình của ngành bạn đã chọn.

Vòng quay hàng tồn kho bao nhiêu là tốt

Trong khoản mục hàng tồn kho của Báo cáo tài chính, hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của bộ phận quản lý kho hay nói cách khác là bộ phận phụ trách xuất - nhập - tồn của doanh nghiệp.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm đối với các doanh nghiệp sản xuất, thậm trí tính theo đơn vị tháng đối với các mô hình kinh doanh các dòng sản phẩm có tốc độ quay vòng nhanh. 

Nó cho ta biết khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp tốt  hay xấu đến mức nào để có phương án điều chỉnh cho hợp lý cũng như tối ưu hóa . 

Nếu hệ số vòng quay hàng tồn kho càng lớn nghĩa là hàng tồn kho ít, doanh nghiệp có tốc độ quay vòng lượng hàng hóa hay nói cách khác hàng hóa bán hàng nhanh, tiền mặt không bị đọng vào hàng tồn kho/giá vốn và ngược lại.

Tuy nhiên, hàng tồn kho còn phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh nên không chỉ đơn thuần nhìn vào hệ số của nó mà có thể đưa ra quyết định đánh giá hàng tồn kho này là tốt hay xấu.

Để trả lời câu hỏi hệ số vòng quay hàng tồn kho lớn bao nhiêu thì tốt phải xem xét thêm rất nhiều các tiêu chí khác như doanh thu, dòng tiền… cũng như ngành nghề kinh doanh và tình hình thực tế doanh nghiệp đó.

Và lời giải đáp cho câu hỏi: “Vòng quay hàng tồn kho bao nhiêu là tốt?” là vòng quay hàng tồn kho phải đủ lớn để đảm bảo sản xuất, kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của thị trường. 

Một ví dụ về mô hình đang áp dụng hiệu quả tại các công ty của Nhật Bản mà doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi là số ngày luân chuyển hàng tồn kho ở mức an toàn là 90 ngày (3 tháng).
Hệ số vòng quay hàng tồn kho bao nhiêu là tốt
Hệ số vòng quay hàng tồn kho bao nhiêu là tốt


Hướng dẫn cách xử lý hàng tồn kho bị ảo hiệu quả

Một thực trạng tồn tại của rất nhiều doanh nghiệp đang gặp phải đó là dữ liệu hàng hóa trên sổ sách thì rất nhiều nhưng thực tế trong kho hàng hóa còn lại rất ít. 

Đó chính là hiện tượng tồn kho ảo. Vậy để tìm ra hướng xử lý hàng tồn kho ảo sao cho hiệu quả, trước tiên bạn đọc phải hiểu được nguyên nhân dẫn tới hiện trạng này.

Sở dĩ, xuất hiện hiện tượng tồn kho ảo là do khi khách hàng mua hàng và không có nhu cầu lấy hóa đơn nên kế toán đã không xuất hóa đơn cho những hàng hóa đó. 

Trong khi, nguyên tắc là dù khách hàng không lấy hóa đơn, nhưng khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng thì kế toán buộc phải xuất hóa đơn.

Vậy cách xử lý hàng tồn kho ảo hiệu quả như sau:
1.    Xuất hóa đơn bán hàng cho khách lẻ không lấy hóa đơn

Chứng từ gồm: Hóa đơn, phiếu thu, phiếu xuất kho.

Cách này an toàn, song doanh nghiệp phải chịu mức thu thuế 10% GTGT đồng thời làm tăng doanh thu bán hàng trong kỳ. Mặc dù thực tế trong kỳ không phát sinh, theo đó doanh nghiệp cần phải cân đối doanh thu và chi phí để hợp lý tránh phải nộp thuế TNDN.

2.    Xuất hàng tặng, cho biếu nhân viên

Chứng từ gồm: Hóa đơn, phiếu xuất kho, danh sách nhân viên được cho, biếu tặng hàng hóa.

Với trường hợp này, xuất hàng vẫn phải hóa đơn. Trên hóa đơn cần ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ của khách hàng (chi tiết tại khoản 7, điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC). 

Theo đó, có thể thấy rằng, hình thức xuất hàng này là một khoản chi có tính chất phúc lợi, nên nó được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN. Song cần lưu ý: Tổng chi có tính chất phúc lợi sẽ không được vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế trong năm.

3.    Xuất hàng hóa trả thay lương cho người lao động

Chứng từ gồm: Hóa đơn, phiếu xuất kho, bảng lương

Tương tự đối với trường hợp 2 (xuất hàng cho, biếu tặng nhân viên), nhưng cách làm này doanh nghiệp vẫn sẽ phải chịu thuế đầu ra và thuế TNDN như bán hàng bình thường.

4. Lập biên bản thanh lý hàng hóa do hàng hóa lâu ngày, khó bán

Chứng từ gồm: Biên bản thanh lý, bảng tổng hợp hàng hóa cần thanh lý, quyết định thanh lý, hóa đơn và phiếu xuất kho.

Lưu ý: Cách này cần rà soát lại hàng hóa có thời gian nhập là lâu nhất.

5. Đăng ký với Sở Công thương chương trình khuyến mại, quà tặng

Chứng từ gồm: Hợp đồng, hóa đơn phiếu xuất kho, phiếu thu, giấy báo có…

Cách này rất phổ biến, và lưu ý khi áo dụng các chương trình đều phải bắt buộc là đăng ký với sở công thương nếu không muốn bị tính luôn doanh thu trên phần hàng hóa dùng để khuyến mại.

Trên đây là những gợi ý cụ thể để xử lý lượng hàng tồn kho ảo hiệu quả trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, các doanh nghiệp cần nghiên cứu và áp dụng những cách thức phòng tránh việc xảy ra lượng tồn kho ảo lớn trong quá trình SXKD của mình. Một trong những cách thức được gợi ý là sử dụng phần mềm quản trị hàng tồn kho.

Phần mềm quản lý hàng tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát chi tiết về giá trị, số lượng vật tư, hàng hóa tồn kho, việc luân chuyển, sử dụng vật tư, tránh thiệt hại trong lưu trữ. Lập và kiểm soát phiếu nhập/xuất vật tư, hàng hóa trong sản xuất và lưu thông.

Trên đây isaac group đã tổng hợp và chia sẻ các khái niệm inventory turnover là gì? và vòng quay hàng tồn kho, cũng như các phương pháp tính toán, tối ưu hệ số liên quan tồn kho.

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

Phương pháp tính giá vốn hàng bán trong thương mại, cách tính đơn giản

Phương pháp tính giá vốn hàng bán trong thương mại, cách tính đơn giản

Giá vốn hàng bán là khái niệm mà bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh thương mại đều cần phải tìm hiểu và nghiên cứu một cách sâu sắc về khái niệm, phương pháp và các cách tính giá vốn hàng bán, để từ đó có thể lên phương án xây dựng giá bán cũng như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Phương pháp tính giá vốn hàng bán trong thương mại, cách tính đơn giản

1. Giá vốn hàng bán là gì

Trước khi tìm hiểu về khái niệm giá vốn hàng bán là gì thì chúng ta cần phải phân biệt giữa hai khái niệm giá vốn sản phẩm và giá vốn hàng bán.

Giá vốn sản phẩm là là giá nhập của sản phẩm thương mại, kinh doanh mà tại đó đã được trừ hết các chi phí mua hàng và các khoản giảm giá, khuyến mại.

Và chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán tiếng anh gọi là Cost of Goods sold hoặc Cost of sales được viết tắt là COGS và COS, được hiểu một cách đơn giản là toàn bộ chi phí cấu thành để tạo ra một sản phẩm. Nó liên quan đến quá trình bán hàng bao gồm giá vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng, chi phí quản lý hoạt động doanh nghiệp. Sự hình thành giá vốn hàng bán được phân biệt và có sự thay đổi, điều chỉnh ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất như:
  • Giá vốn hàng tại điểm mua hàng hóa hay còn gọi là giá trị mua thực tế.
  • Đối với các công ty thương mại, giá vốn hàng bán là tổng các chi phí để hàng có mặt tại kho gồm giá mua từ nhà cung cấp, bảo hiểm, VAT, phí vận chuyển,…

Đối với các công ty sản xuất, tổng chi phí sẽ nhiều hơn vì đầu vào chỉ là nguyên liệu tạo thành phẩm.

Giá vốn hàng bán còn thay đổi phụ thuộc vào các quy định theo hợp đồng với bên cung cấp. Do một số nhà cung cấp đặc biệt là các đơn vị xuất nhập khẩu sẽ cộng các khoản phí như vận chuyển, thuế, bảo hiểm,… vào giá bán hàng.

Tóm lại về khái niệm giá vốn hàng bán trong kinh doanh đơn giản như sau:
  • Giá vốn hàng bán là những chi phí trực tiếp để sản xuất hàng hóa bán ra của một DN
  • Giá vốn được trừ khỏi doanh thu làm cơ sở để tính lợi nhuận gộp (gross profit)
  • Giá trị của Giá vốn sẽ thay đổi tùy thuộc vào Chuẩn mực kế toán áp dụng để tính toán giá trị giá vốn (HTK)

2. Các phương pháp tính giá vốn hàng bán phổ biến

2.1. Phương pháp tính giá vốn hàng bán đích danh

Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được

2.2. Cách tính giá vốn hàng bán theo bình quân (Average Cost Method - AVCO)

Với phương pháp tính giá vốn bằng phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng mặt hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.

2.3. Nhập trước xuất trước (First in, first out - FIFO)

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuồi kỳ còn tồn kho.

2.4. Phương pháp nhập sau xuất trước (Last in, first out – LIFO)

Phương pháp nhập sau xuất trước là phương pháp tính giá vốn mà tại đó áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.

Lưu ý:
Hiện nay theo Điều 23 TT 200 khi tính giá trị HTK đã loại bỏ phương pháp Nhập sau xuất trước (LIFO), và thay thế bằng phương pháp Giá bán lẻ (áp dụng cho các đơn vị bán lẻ), nội dung của phương pháp giá bán lẻ như sau:

2.5. Phương pháp giá bán lẻ 

Phương pháp này được sử dụng bởi các công ty bán lẻ để tính giá trị hàng tồn kho theo giá bán lẻ. Công ty bán lẻ có thể sử dụng công thức để chuyển đổi từ giá bán lẻ về giá gốc:

Phương pháp này yêu cầu các nhà bán lẻ cần duy trì ghi chép:

¹ Tổng giá gốc và giá bán lẻ của hàng hóa được mua

² Tổng giá gốc và giá bán lẻ của hàng hóa sẵn có để bán

³ Doanh thu trong kỳ

- Khi các bạn tính giá HTK thì có 2 phương pháp như sau:

+ Giá lẻ truyền thống

+ Giá gốc

- Các bước thực hiện 

Bước 1:

Trị giá hàng sẵn có để bán theo giá bán lẻ - Doanh thu thuần = Trị giá Hàng tồn kho cuối kỳ theo giá bán lẻ

Bước 2:

Trị giá hàng sẵn có để bán theo giá gốc : Trị giá hàng sẵn có để bán theo giá bán lẻ = Tỷ lệ giá gốc trên giá lẻ

Bước 3:

Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ theo giá bán lẻ x Tỷ lệ giá gốc trên giá lẻ = Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ theo giá gốc.

3. Cách tính giá vốn hàng bán một số mô hình kinh doanh phổ biến

3.1. Cách tính trị giá vốn hàng bán tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Hàng hóa của một doanh nghiệp được hình thành qua một quá trình sản xuất. Trải qua mỗi quá trình sản
xuất, trị giá vốn hàng bán lại được tăng thêm các chi phí lao động sống và lao động vật hóa.

1.1. Tóm tắt quá trình sản xuất
- Doanh nghiệp nhập mua nguyên vật liệu đầu vào.
- Xuất nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất, sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Nếu quá trình sản xuất là một dây chuyền thì qua mỗi công đoạn phải ghi nhận thêm các chi phí vào trị
giá vốn hàng bán.
- Kết thúc toàn bộ quá trình sản xuất thu được các thành phẩm trong kỳ. Giá trị thành phẩm đầu kỳ và
trong kỳ được tiêu thụ đưa vào trị giá vốn hàng bán.

1.2. Cách tính trị giá vốn hàng bán trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
- Nguyên vật liệu khi mới nhập kho là tổng giá trị của giá trị thực tế mua vào, cộng các chi phí vận
chuyển, chi phí nhân công và các chi phí bằng tiền khác. Trong đó, giá trị thực tế mua vào của nguyên vật
liệu được tính theo hai cách:
• Theo phương pháp trực tiếp: giá trị thực tế mua vào bằng tổng giá thanh toán, bao gồm thuế GTGT
trừ đi các khoản giảm giá hàng bán hoặc chiết khấu thương mại (nếu có). kế toán tổng hợp
• Theo phương pháp khấu trừ: giá trị thực tế mua vào bằng tổng giá thanh toán, trừ đi thuế GTGT, trừ
đi các khoản giảm giá hàng bán hoặc chiết khấu thương mại (nếu có).
- Chế phẩm khi chuyển sang một công đoạn sản xuất mới là giá trị khi nhập kho của chế phẩm đó cộng
với chi phí sản xuất tại công đoạn đó phân bổ cho chế phẩm (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp và chi phí sản xuất chung).
- Kết thúc quá trình sản xuất, kết quả cuối cùng là giá của thành phẩm. Trị giá vốn hàng bán được lấy từ
các kho giữ thành phẩm từ đầu kỳ và thành phẩm sản xuất trong kỳ.

2. Cách tính trị giá vốn hàng bán tại doanh nghiệp thương mại dịch vụ

Hoạt động của doanh nghiệp thương mại dịch vụ là nhiệm vụ cuối cùng trong quá trình lưu thông hàng hóa. Lợi ích mà doanh nghiệp thương mại dịch vụ thu lại được chính là việc phân phối hàng hóa từ tay nhà bán buôn đến người tiêu dùng. Hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chính là thành phẩm của doanh nghiệp thương mại dịch vụ. 

2.1 Tóm tắt quá trình sản xuất
- Doanh nghiệp nhập thành phẩm về trong kho
- Đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng và ăn chênh lệch qua các hình thức marketing gây hấp
dẫn người tiêu dùng. Có thể sử dụng thêm các chương trình hậu mãi hoặc tặng kèm thêm các tính năng sản
phẩm làm thỏa mãn người mua, khiến họ chi trả ra khoản chênh lệch xứng đáng.

2.2. Cách tính trị giá vốn hàng bán tại doanh nghiệp thương mại dịch vụ 

- Hàng hóa khi mới nhập kho trong doanh nghiệp thương mại cũng tương tự như nguyên vật liệu khi mới
nhập kho của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Phương pháp tính toán tương tự theo hai phương pháp
trực tiếp và khấu trừ.
- Toàn bộ nguyên giá vừa tính được đưa vào giá thành sản phẩm. Khi tiêu thụ sẽ đưa từng phần giá thành
theo cách mà doanh nghiệp đã quyết định vào trị giá vốn hàng bán.

3. Cách tính trị giá vốn hàng bán tại doanh nghiệp xây lắp

Xây lắp là hoạt động xây dựng mới, mở rộng, khôi phục cải tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế. Trong hoạt động xây lắp, nhận thầu giữ vai trò quan trọng và hoạt động chủ yếu theo phương thức nhận thầu khối lượng xây lắp do chủ đầu tư giao thầu. Xây lắp là ngành sản xuất vật chất mang tính chất sản xuất công nghiệp, nhưng có đặc điểm riêng biệt khác với ngành sản xuất khác.

Trên đây ISAAC GROUP đã chia sẻ phương pháp tính giá vốn hàng bán và các cách tính giá vốn đơn giản, áp dụng cho các mô hình kinh doanh thương mại, sản xuất.


Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

Mở cửa hàng tạp hóa ở quê kinh doanh tại nhà 99% thành công

Mở cửa hàng tạp hóa ở quê kinh doanh tại nhà 99% thành công

Mô hình mở cửa hàng tạp hóa ở quê kinh doanh tại nhà chỉ cần áp dụng đúng những kinh nghiệm được chia sẻ trong nội dung bài viết này, cơ hội kinh doanh thành công lên tới 99%.

1. Tại sao nên mở cửa hàng tạp hóa ở quê kinh doanh tại nhà

Mô hình mở cửa hàng tạp hóa ở quê rất phổ biến tại Việt Nam, và hầu hết là mô hình tạp hóa kinh doanh tại nhà. Vốn dĩ việc kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa tại nhà là một lợi thế rất lớn. 

Tuy nhiên để khai thác tối đa hiệu quả cũng như thành công từ mô hình này thì vẫn phải đòi hỏi người kinh doanh hiểu rõ bối cảnh thị trường cũng như khai thác lợi thế kinh doanh trên mặt bằng nhà mình.
Mở cửa hàng tạp hóa ở quê kinh doanh tại nhà
Mở cửa hàng tạp hóa ở quê kinh doanh tại nhà

1.1 Mở cửa hàng tạp hóa ở quê vẫn là xu hướng

Xu hướng kinh doanh siêu thị mini đang phát triển tại Việt Nam, thì không có cớ gì việc mô hình cửa hàng tạp hóa kinh doanh ở quê là ngoại lệ. 

Hòa chung với xu hướng phát triển kinh doanh bán lẻ, thì xây dựng mô hình tạp hóa ở vùng nôn thôn cũng đang là xu hướng đáng để đầu tư; thậm trí là một trào lưu tại thời điểm này cũng như trong tương lai.

1.2 Kinh doanh tạp hóa tại nhà là không mất tiền thuê mặt bằng

Mô hình kinh doanh tạp hóa tại nhà là mô hình kinh doanh tối giản lại chi phí hoạt động trong kinh doanh, chưa nói kết hợp với việc sử dụng nhân sự sẵn có trong hộ gia đình là một điều quá đỗi là hiệu quả.


Chính bởi vậy mà tại sao phần lớn các mô hình kinh doanh tạp hóa ở quê thành công hầu hết đều là những mô hình kinh doanh tạp hóa tại nhà.

2. Mô hình mở cửa hàng tạp hóa ở quê kinh doanh tại nhà thành công

2.1 Mở cửa hàng tạp hóa ở quê theo hướng chuyên nghiệp

Xu hướng người tiêu dùng lựa chọn mua sắm tại các cửa hàng hiện đại, trang trí bài bản chuyên nghiệp đang được hình thành một cách rõ rệt. 

Nên không chỉ tại các thành phố lớn như Hà Nội, tphcm mà ngay tại các vùng nông thôn, thôn quê ngày nay việc xuất hiện một cửa hàng được setup chuyên nghiệp chắc chắn sẽ thu hút khách hàng một cách nhanh chóng.

Hầu hết các cửa hàng sử dụng dịch vụ setup siêu thị của isaac tại các vùng nông thôn đều có đặc điểm chung là dễ dàng thu hút khách hàng ghé thăm thăm quan và mua sắm.


Nên việc mở cửa hàng hiện đại và phù hợp với vị trí, khu vực là lợi thế kinh doanh không nhỏ cho những cửa hàng tạp hóa mở ở nông thôn theo dạng minimart.


2.2 Mở rộng hàng nhập khẩu

Đa phần các cửa hàng tạp hóa ở nông thôn đang hoạt động kinh doanh theo dạng mô hình tạp hóa truyền thống. Chính vậy mà chỉ tập trung vào các sản phẩm thiết yếu, phổ thông.

Đương nhiên là các sản phẩm thiết yếu phổ thông là điều bắt buộc phải có và kinh doanh tập trung cao độ; bởi đây chính là các mặt hàng tạp hóa bán chạy nhất và chiếm tỉ trọng doanh thu chính cho cửa hàng.

Tuy nhiên để tạo lợi thế cạnh tranh về hàng hóa so với đối thủ, cũng như việc gia tăng lợi nhuận cho cửa hàng; và kèm theo đó là phù hợp với xu hướng thì cửa hàng tạp hóa tại các vùng nông thôn vẫn cần phải mở rộng kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu; nhất là các mặt hàng đang kinh doanh tốt trên thị trường và phù hợp với khu vực, cửa hàng mình đang kinh doanh.
Kinh doanh hàng nhập khẩu
Hàng nhập khẩu

2.3 Nâng cao kiến thức kinh doanh

Kinh doanh là phải học; có thể tự tìm hiểu thông qua sách vở, internet hoặc tham gia các khóa học cả miễn phí lẫn có phí. 

Vốn dĩ 100% người kinh doanh theo hình thức kinh doanh tạp hóa tại nhà hoặc thậm trí là những người mở siêu thị mini theo mô hình hiện đại cũng thường không có kiến thức, kinh nghiệm; và hầu hết kinh doanh theo dạng phát triển tự nhiên qua kinh nghiệm thực tế mà thành.

Điều đó sẽ mất thời gian để giúp cho người kinh doanh có được kinh nghiệm thực tế, và đương nhiên với những người mới mở sẽ rất bất lợi so với những con cáo già thâm niên lên tới hơn chục, thậm trí 20 năm là đối thủ sừng sỏ có thâm niên.

Vì vậy muốn vượt qua được đối thủ xung quanh tại khu vực với những bất lợi liên quan tới lượng khách hàng quen chưa có, quy mô có thể nhỏ hơn, kinh nghiệm thiếu thốn. Nên việc nâng cao kiến thức kinh doanh tạp hóa, siêu thị là việc cần thiết để người mới phải trang bị.

2.4 Phân tích báo cáo, dữ liệu bán hàng

Điểm chung tại các cửa hàng tạp hóa kinh doanh tại nhà và cũng có thể những người có kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa ở quê là ít sử dụng phần mềm quản lý bán hàng.

Đây chính là công cụ hỗ trợ tốt cho công việc kinh doanh cửa hàng. Tuy nhiên người kinh doanh cần phải đầu tư gọi là bộ trang thiết bị bán hàng bao gồm:
  • Phần mềm bán hàng
  • Máy in phiếu bán hàng
  • Đầu đọc bán hàng
  • Máy tính
Tuy nhiên với việc sử dụng phần mềm bán hàng và quản lý dữ liệu tốt sẽ giúp cho công việc bán hàng kinh doanh trở lên đơn giản hơn rất nhiều.

Chính bởi ít cửa hàng tạp hóa ở quê sử dụng phần mềm bán hàng nên đa phần kinh doanh chủ yếu dựa vào trí nhớ; mà trí nhớ con người thì có hạn nên chắc chắn sẽ có cái nhớ cái quên. Và đó chính là cơ hội cho những người mở mới đề khai thác.

2.5 Kinh doanh tạp hóa tại nhà mạnh dạn tái đầu tư

Việc có lợi nhuận từ cửa hàng; tại giai đoạn đầu người kinh doanh đừng vội rút tiền lợi nhuận vào mục tiết kiệm. Mà thay vào đó nên dành để tái đầu tư.

Các bạn cần biết được rằng doanh thu tại cửa hàng phụ thuộc chính vào lượng hàng hóa tồn trong cửa hàng và kho. Nên việc gia tăng hàng hóa là đang tạo cơ hội kinh doanh cho chính mình. Hãy nhìn vào các cửa hàng tạp hóa ở quê, nông thôn mà có lượng khách hàng đông chắc chắn hàng hóa tại các cửa hàng đó rất đa dạng và chất đầu cửa hàng.

2.6 Kinh doanh mùa vụ, thời điểm

Ngay với nhiều người mở cửa hàng tạp hóa ở quê kinh doanh tại nhà trải qua nhiều năm rồi, nhưng vẫn có tâm lý là mô hình kinh doanh này không có gì biến đổi trong năm. 

Đó là sự nhìn nhận sai lầm. Mô hình kinh doanh này có những biến động liên tục trong năm; liên quan tới các sự kiện, thời điểm, thời vụ.

* Mùa hè
Mùa hè là thời điểm các nhóm mặt hàng như đồ uống, sữa tươi, sữa chua, kem bán tốt. Đây chính là thời điểm cần phải gia tăng kinh doanh các nhóm sản phẩm này vào dịp mùa hè khi thời tiết nóng bức.
* Tết trung thu
Tết trung thu đương nhiên bánh trung thu là bán tốt, ngoài ra các sản phẩm liên quan như đồ chơi cũng cần phải khai thác, tận dụng.

* Dịp tết
Mở cửa hàng tạp hóa ở quê nhiều khi chỉ ăn nhau dịp tết, nên vào dịp tết là thời điểm mà cần phải khai thác tối đa lợi nhuận từ dịp này, đặc biệt vào những ngày cuối năm của tháng chạp.

* Các ngày lễ khác trong năm
Vào các ngày lễ thì gần như tháng nào cũng có, nổi bật là các ngày nghỉ dài, liền mạch như 30-4 & 1-5 hay mùng 2-9 là những dịp gia đình đoàn tụ, hoặc gia đình đi du lịch cũng là thời điểm kích thích người tiêu dùng mua sắm nhiều; đây chính là cơ hội để khai thác kinh doanh.

2.7 Ôm hàng

Các nhà cung cấp thường có những chương trình chiết khấu, khuyến mại thay đổi liên tục. Người kinh doanh cần phải đo lường, lựa chọn thời điểm để nhập chủng loại sản phẩm sao cho đạt ở mức tốt nhất có thể.

Chỉ cần động tác này mà tối ưu tốt; chắc chắn giá nhập đầu vào của cửa hàng cũng có thể giảm 3-5% so với cửa hàng khác. Đây cũng chính là điểm nhấn kinh nghiệm mà các cửa hàng có thâm niên họ có được để khai thác một cách tuyệt đối.

Trên đây isaac group đã chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở quê, danh cho các bạn kinh doanh tạo hóa tại nhà. Mong rằng các bạn đọc có thể thêm thông tin, kiến thức để có thể phát huy tối đa hiệu quả kinh doanh của mình.
Chiết khấu là gì? cách tính các loại chiết khấu kinh doanh bán hàng

Chiết khấu là gì? cách tính các loại chiết khấu kinh doanh bán hàng

Chiết khấu là gì? chắc chắn trong kinh doanh thương mại, buôn bán nhiều người đã được nghe và sử dụng hoặc áp dụng trong kinh doanh bán hàng của mình tuy nhiên không hẳn ai cũng hiểu rõ về khái niệm của chiết khấu.
Chiết khấu là gì
Chiết khấu là gì?


1. Khái niệm chiết khấu là gì?

Để tìm hiểu khái niệm chiết khấu là gì thì chúng ta có thể tham khảo từ wikipedia thì trong tài chính, chiết khấu là quy trình xác định giá trị hiện tại của một lượng tiền tệ tại một thời điểm trong tương lai và việc thanh toán tiền dựa trên cơ sở các tính toán giá trị thời gian của tiền tệ. 

Giá trị chiết khấu của một vòng quay tiền tệ được xác định bằng cách khấu trừ giá trị của nó đi một tỷ lệ chiết khấu thích hợp đối với từng đơn vị thời gian giữa thời điểm mà vòng quay tiền tệ được lượng giá với thời gian bắt đầu của vòng quay tiền tệ. Thông thường phần lớn các tỷ lệ chiết khấu được biểu diễn như là tỷ lệ phần trăm theo năm.

Để tính giá trị hiện tại (PV) của một vòng quay tiền tệ đơn giản, người ta chia nó cho (1 cộng với lãi suất của đơn vị thời gian mà vòng quay tiền tệ này phải thực hiện).

Chiết khấu trong tiếng Anh là gì cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tên tiếng anh thì chiết khấu là discounting.

2. Khái niệm chiết khấu là gì khác trong kinh doanh


2.1 Chiết khấu trong kinh doanh là gì?

Chiết khấu trong kinh doanh là một phần tỷ lệ giảm giá mà người mua hàng được nhận từ người bán. Mục đích nhằm khiến cho khách hàng mua nhiều lần hơn hoặc mua với số lượng lớn hơn so với nhu cầu thực của họ. Tùy thuộc vào điều kiện mua hàng của khách hàng như giá giá trị đơn, hoặc mua số lượng lớn bao nhiêu thì sẽ được hưởng mức chiết khấu tương ứng tùy theo chiến lược bán hàng của đơn vị kinh doanh.

2.2 Mức chiết khấu là gì? 

Mức chiết khấu là gì? mức chiết khấu thường được chọn tương đương nhau với chi phí vốn, với tỷ lệ chiết khấu có thể điều chỉnh được. Điều kiện đòi hỏi người bán hàng cần có sự tính toán phù hợp hay nói cách khác là phân tích tính hiệu quả, mục đích của việc kinh doanh để đưa ra mức chiết khấu hợp lý nhất; nhằm đảm bảo vừa kích thích khách hàng mau hàng và vừa mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, công ty. 

2.3 Tỷ lệ chiết khấu là gì?

Tỷ lệ chiết khấu là phần lãi suất được chiết khấu trên dòng tiền vào ra trong kinh doanh. Nó thường được tính tương đương với chi phí vốn trong tài chính. Trong mua bán, kinh doanh thương mại thì tỷ lệ chiết khấu chính là tỷ lệ được giảm giá, khuyến mại cho người mua nhằm kích thích mua sắm. Trong đầu tư, ở các dự án tư nhân thì tỷ lệ này được dựa trên chi phí bình quân gia quyền về vốn mà doanh nghiệp phải chịu.
tỉ lệ chiết khấu
tỉ lệ chiết khấu

3. Trong kinh doanh có các loại chiết khấu nào?

Trong kinh doanh có đa dạng các loại chiết khấu, tuy nhiên sau đây là một số loại chiết khấu mà các mô hìn kinh doanh, thương mại, phân phối hàng hóa thường hay áp dụng 7 loại chiết khấu sau đây.

3.1 Chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại (Trade discount - a fixed percentage offered to a distributor) thường được áp dụng trong chuỗi phân phối hàng hóa, đặc biệt là hàng tiêu dùng. Khuyến khích từ các nhà sản xuất dành cho siêu thị bán sản phẩm của mình, họ có thể tăng mức giảm giá cho siêu thị từ 5 % lên 15% so với giá trên sản phẩm.

3.2 Chiết khấu bán buôn vì mua số lượng lớn

Chiết khấu bán buôn vì mua số lượng lớn- Bulk discount - a discount given to buyers purchasing a large amount. Là hình thức khi mua số lượng lớn sẽ được mức chiết khấu tương ứng, nhằm mục đích kích thích người mua với số lượng nhiều hơn.

3.3 Giá bán lẻ thấp hơn để quảng bá sản phẩm

Giá bán lẻ thấp hơn để quảng bá sản phẩm- Promotional discount - a lower retail price for a special sale. Tức là hình thức giảm giá trực tiếp bằng tiền mặt. Ví dụ sản phẩm A giá bán lẻ ngày thường là 100.000đ, thì dịp này khuyến mại chỉ còn 78.000đ mà thôi. Tức là chiết khấu trực tiếp 22.000đ/ sản phẩm.

3.4 Giảm giá nếu thanh toán bằng tiền mặt

Giảm giá nếu thanh toán bằng tiền mặt - Cash discount - a discount for payment in cash: Kích thích khách hàng thanh toán bằng tiền mặt khi mua hàng. Cách chiết khấu này thường được áp dụng cho các mô hình kênh phân phối, có công nợ. Nhà cung cấp muốn hạn chế công nợ, hoặc muốn sử dụng, huy động tiền mặt có thể áp dụng cách này.

3.5 Chiết khấu tùy theo ngành nghề của người mua

Chiết khấu tùy theo ngành nghề của người mua - Professional discount - a discount given to people in a particular field, for example when doctors pay a reduced price for medicine.

3.6 Giảm giá cho nhân viên

Giảm giá cho nhân viên - Employee discount - a discount for staff. Là hình thức giảm giá bán, hoặc chiết khấu cho nhân viên; thậm trí người thân, người nhà của nhân viên. Đây cũng là cách kích thích mua hàng từ cán bộ công nhân viên của công ty, đặc biệt tập đoàn lớn có số lượng nhân viên lớn như: Vingroup, thế giới di động, FPT...

3.7 Chiết khấu theo mùa

Chiết khấu theo mùa - Seasonal discount - a reduced price offered on goods sold at the “wrong” time of the year, such as ski equipment in the summer. Cách này thường được áp dụng cho các mô hình kinh doanh sản phẩm mang tính chất mùa vụ, thời điểm.

Ví dụ như chăn ga gối đệm; thời trang....

4. Cách tính chiết khấu thanh toán

4.1 Chiết khấu thanh toán là gì

Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm cho người mua vì đã thanh toán trước thời hạn hợp đồng. Tài khoản sử dụng khi hạch toán là tài khoản 635 chi phí tài chính.

Theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính: “Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.”.

4.2 Quy định về Chiết khấu thanh toán

* Chiết khấu thanh toán không phải xuất hóa đơn cho bên mua.

* Chiết khấu thanh toán được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp.
* Quy định về việc nộp thuế Thu nhập cá nhân đối với bên nhận Chiết khấu thanh toán.

Theo Chuẩn mực Kế toán số 14 được ban hành kèm theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC , “Chiết khấu thanh toán” là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.

Việc Chiết khấu thanh toán phải được ghi cụ thể trong hợp đồng để làm cơ sở thực hiện và giải quyết các thủ tục về Thuế - Kế toán.

Ví dụ:
Doanh nghiệp A bán hàng cho doanh nghiệp B, trong hợp đồng có thỏa thuận rằng nếu bên B thanh toán tiền hàng trước ngày 31/8 thì sẽ được chiết khấu 1% trên giá trị đơn hàng 100 triệu.

Doanh nghiệp B thanh toán cho doanh nghiệp A vào ngày 27/8 nên sẽ được hưởng chiết khấu 1% theo thỏa thuận, tức được nhận Chiết khấu thanh toán là 1 triệu đồng.

Chiết khấu thanh toán không phải xuất hóa đơn cho bên mua
Khoản 1 Điều 5 của Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:
“Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
...
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền. ”

Chiết khấu thanh toán được xem là khoản chi phí tài chính mà bên bán chấp nhận chi cho bên mua, chứ không phải là việc bán hàng hóa, dịch vụ. Do đó, bên bán và bên mua lập Phiếu chi và Phiếu thu khi nhận tiền Chiết khấu thanh toán, chứ không lập hóa đơn.

Chiết khấu thanh toán được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng những điều kiện sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật;
- Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Như vậy, Chi phí Chiết khấu thanh toán được tính chi phí hợp lý khi có hợp đồng mua bán ghi rõ việc Chiết khấu thanh toán và chứng từ thanh toán đúng quy định.


Đối với bên mua, căn cứ vào chứng từ thu tiền, khoản chiết khấu này được tính vào khoản thu nhập chịu thuế theo quy định tại Khoản 15 Điều 7 của Thông tư 78/2014/TT-BTC.

Quy định về việc nộp thuế Thu nhập cá nhân đối với bên nhận Chiết khấu thanh toán

Việc xác định nghĩa vụ thuế Thu nhập cá nhân của cá nhân khi mua hàng hóa nhận được khoản Chiết khấu thanh toán sẽ phụ thuộc vào việc cá nhân đó là cá nhân kinh doanh hay cá nhân không kinh doanh; Cụ thể:

Đối với cá nhân không kinh doanh, mua hàng về chỉ để tiêu dùng, là người tiêu dùng cuối cùng, hàng hóa mua về không bán lại thì khoản Chiết khấu thanh toán không phải chịu thuế Thu nhập cá nhân.

Đối với cá nhân là đại lý bán hàng hóa, khoản Chiết khấu thanh toán nhận được thuộc diện chịu thuế Thu nhập cá nhân với thuế suất 1% theo quy định tại Danh Mục ngành nghề tính thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập cá nhân theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.
Quý thành viên có thể tham khảo : Công văn 1162/TCT-TNCN năm 2016.

Trên đây ISAAC GROUP đã tổng hợp chia sẻ khái niệm chiết khấu là gì? cũng như các vấn đề liên quan tới các loại chiết khấu trong kinh doanh bán hàng.