Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

Phương pháp tính giá vốn hàng bán trong thương mại, cách tính đơn giản

Phương pháp tính giá vốn hàng bán trong thương mại, cách tính đơn giản

Giá vốn hàng bán là khái niệm mà bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh thương mại đều cần phải tìm hiểu và nghiên cứu một cách sâu sắc về khái niệm, phương pháp và các cách tính giá vốn hàng bán, để từ đó có thể lên phương án xây dựng giá bán cũng như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Phương pháp tính giá vốn hàng bán trong thương mại, cách tính đơn giản

1. Giá vốn hàng bán là gì

Trước khi tìm hiểu về khái niệm giá vốn hàng bán là gì thì chúng ta cần phải phân biệt giữa hai khái niệm giá vốn sản phẩm và giá vốn hàng bán.

Giá vốn sản phẩm là là giá nhập của sản phẩm thương mại, kinh doanh mà tại đó đã được trừ hết các chi phí mua hàng và các khoản giảm giá, khuyến mại.

Và chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán tiếng anh gọi là Cost of Goods sold hoặc Cost of sales được viết tắt là COGS và COS, được hiểu một cách đơn giản là toàn bộ chi phí cấu thành để tạo ra một sản phẩm. Nó liên quan đến quá trình bán hàng bao gồm giá vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng, chi phí quản lý hoạt động doanh nghiệp. Sự hình thành giá vốn hàng bán được phân biệt và có sự thay đổi, điều chỉnh ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất như:
  • Giá vốn hàng tại điểm mua hàng hóa hay còn gọi là giá trị mua thực tế.
  • Đối với các công ty thương mại, giá vốn hàng bán là tổng các chi phí để hàng có mặt tại kho gồm giá mua từ nhà cung cấp, bảo hiểm, VAT, phí vận chuyển,…

Đối với các công ty sản xuất, tổng chi phí sẽ nhiều hơn vì đầu vào chỉ là nguyên liệu tạo thành phẩm.

Giá vốn hàng bán còn thay đổi phụ thuộc vào các quy định theo hợp đồng với bên cung cấp. Do một số nhà cung cấp đặc biệt là các đơn vị xuất nhập khẩu sẽ cộng các khoản phí như vận chuyển, thuế, bảo hiểm,… vào giá bán hàng.

Tóm lại về khái niệm giá vốn hàng bán trong kinh doanh đơn giản như sau:
  • Giá vốn hàng bán là những chi phí trực tiếp để sản xuất hàng hóa bán ra của một DN
  • Giá vốn được trừ khỏi doanh thu làm cơ sở để tính lợi nhuận gộp (gross profit)
  • Giá trị của Giá vốn sẽ thay đổi tùy thuộc vào Chuẩn mực kế toán áp dụng để tính toán giá trị giá vốn (HTK)

2. Các phương pháp tính giá vốn hàng bán phổ biến

2.1. Phương pháp tính giá vốn hàng bán đích danh

Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được

2.2. Cách tính giá vốn hàng bán theo bình quân (Average Cost Method - AVCO)

Với phương pháp tính giá vốn bằng phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng mặt hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.

2.3. Nhập trước xuất trước (First in, first out - FIFO)

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuồi kỳ còn tồn kho.

2.4. Phương pháp nhập sau xuất trước (Last in, first out – LIFO)

Phương pháp nhập sau xuất trước là phương pháp tính giá vốn mà tại đó áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.

Lưu ý:
Hiện nay theo Điều 23 TT 200 khi tính giá trị HTK đã loại bỏ phương pháp Nhập sau xuất trước (LIFO), và thay thế bằng phương pháp Giá bán lẻ (áp dụng cho các đơn vị bán lẻ), nội dung của phương pháp giá bán lẻ như sau:

2.5. Phương pháp giá bán lẻ 

Phương pháp này được sử dụng bởi các công ty bán lẻ để tính giá trị hàng tồn kho theo giá bán lẻ. Công ty bán lẻ có thể sử dụng công thức để chuyển đổi từ giá bán lẻ về giá gốc:

Phương pháp này yêu cầu các nhà bán lẻ cần duy trì ghi chép:

¹ Tổng giá gốc và giá bán lẻ của hàng hóa được mua

² Tổng giá gốc và giá bán lẻ của hàng hóa sẵn có để bán

³ Doanh thu trong kỳ

- Khi các bạn tính giá HTK thì có 2 phương pháp như sau:

+ Giá lẻ truyền thống

+ Giá gốc

- Các bước thực hiện 

Bước 1:

Trị giá hàng sẵn có để bán theo giá bán lẻ - Doanh thu thuần = Trị giá Hàng tồn kho cuối kỳ theo giá bán lẻ

Bước 2:

Trị giá hàng sẵn có để bán theo giá gốc : Trị giá hàng sẵn có để bán theo giá bán lẻ = Tỷ lệ giá gốc trên giá lẻ

Bước 3:

Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ theo giá bán lẻ x Tỷ lệ giá gốc trên giá lẻ = Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ theo giá gốc.

3. Cách tính giá vốn hàng bán một số mô hình kinh doanh phổ biến

3.1. Cách tính trị giá vốn hàng bán tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Hàng hóa của một doanh nghiệp được hình thành qua một quá trình sản xuất. Trải qua mỗi quá trình sản
xuất, trị giá vốn hàng bán lại được tăng thêm các chi phí lao động sống và lao động vật hóa.

1.1. Tóm tắt quá trình sản xuất
- Doanh nghiệp nhập mua nguyên vật liệu đầu vào.
- Xuất nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất, sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Nếu quá trình sản xuất là một dây chuyền thì qua mỗi công đoạn phải ghi nhận thêm các chi phí vào trị
giá vốn hàng bán.
- Kết thúc toàn bộ quá trình sản xuất thu được các thành phẩm trong kỳ. Giá trị thành phẩm đầu kỳ và
trong kỳ được tiêu thụ đưa vào trị giá vốn hàng bán.

1.2. Cách tính trị giá vốn hàng bán trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
- Nguyên vật liệu khi mới nhập kho là tổng giá trị của giá trị thực tế mua vào, cộng các chi phí vận
chuyển, chi phí nhân công và các chi phí bằng tiền khác. Trong đó, giá trị thực tế mua vào của nguyên vật
liệu được tính theo hai cách:
• Theo phương pháp trực tiếp: giá trị thực tế mua vào bằng tổng giá thanh toán, bao gồm thuế GTGT
trừ đi các khoản giảm giá hàng bán hoặc chiết khấu thương mại (nếu có). kế toán tổng hợp
• Theo phương pháp khấu trừ: giá trị thực tế mua vào bằng tổng giá thanh toán, trừ đi thuế GTGT, trừ
đi các khoản giảm giá hàng bán hoặc chiết khấu thương mại (nếu có).
- Chế phẩm khi chuyển sang một công đoạn sản xuất mới là giá trị khi nhập kho của chế phẩm đó cộng
với chi phí sản xuất tại công đoạn đó phân bổ cho chế phẩm (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp và chi phí sản xuất chung).
- Kết thúc quá trình sản xuất, kết quả cuối cùng là giá của thành phẩm. Trị giá vốn hàng bán được lấy từ
các kho giữ thành phẩm từ đầu kỳ và thành phẩm sản xuất trong kỳ.

2. Cách tính trị giá vốn hàng bán tại doanh nghiệp thương mại dịch vụ

Hoạt động của doanh nghiệp thương mại dịch vụ là nhiệm vụ cuối cùng trong quá trình lưu thông hàng hóa. Lợi ích mà doanh nghiệp thương mại dịch vụ thu lại được chính là việc phân phối hàng hóa từ tay nhà bán buôn đến người tiêu dùng. Hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chính là thành phẩm của doanh nghiệp thương mại dịch vụ. 

2.1 Tóm tắt quá trình sản xuất
- Doanh nghiệp nhập thành phẩm về trong kho
- Đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng và ăn chênh lệch qua các hình thức marketing gây hấp
dẫn người tiêu dùng. Có thể sử dụng thêm các chương trình hậu mãi hoặc tặng kèm thêm các tính năng sản
phẩm làm thỏa mãn người mua, khiến họ chi trả ra khoản chênh lệch xứng đáng.

2.2. Cách tính trị giá vốn hàng bán tại doanh nghiệp thương mại dịch vụ 

- Hàng hóa khi mới nhập kho trong doanh nghiệp thương mại cũng tương tự như nguyên vật liệu khi mới
nhập kho của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Phương pháp tính toán tương tự theo hai phương pháp
trực tiếp và khấu trừ.
- Toàn bộ nguyên giá vừa tính được đưa vào giá thành sản phẩm. Khi tiêu thụ sẽ đưa từng phần giá thành
theo cách mà doanh nghiệp đã quyết định vào trị giá vốn hàng bán.

3. Cách tính trị giá vốn hàng bán tại doanh nghiệp xây lắp

Xây lắp là hoạt động xây dựng mới, mở rộng, khôi phục cải tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế. Trong hoạt động xây lắp, nhận thầu giữ vai trò quan trọng và hoạt động chủ yếu theo phương thức nhận thầu khối lượng xây lắp do chủ đầu tư giao thầu. Xây lắp là ngành sản xuất vật chất mang tính chất sản xuất công nghiệp, nhưng có đặc điểm riêng biệt khác với ngành sản xuất khác.

Trên đây ISAAC GROUP đã chia sẻ phương pháp tính giá vốn hàng bán và các cách tính giá vốn đơn giản, áp dụng cho các mô hình kinh doanh thương mại, sản xuất.


Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

Mở cửa hàng tạp hóa ở quê kinh doanh tại nhà 99% thành công

Mở cửa hàng tạp hóa ở quê kinh doanh tại nhà 99% thành công

Mô hình mở cửa hàng tạp hóa ở quê kinh doanh tại nhà chỉ cần áp dụng đúng những kinh nghiệm được chia sẻ trong nội dung bài viết này, cơ hội kinh doanh thành công lên tới 99%.

1. Tại sao nên mở cửa hàng tạp hóa ở quê kinh doanh tại nhà

Mô hình mở cửa hàng tạp hóa ở quê rất phổ biến tại Việt Nam, và hầu hết là mô hình tạp hóa kinh doanh tại nhà. Vốn dĩ việc kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa tại nhà là một lợi thế rất lớn. 

Tuy nhiên để khai thác tối đa hiệu quả cũng như thành công từ mô hình này thì vẫn phải đòi hỏi người kinh doanh hiểu rõ bối cảnh thị trường cũng như khai thác lợi thế kinh doanh trên mặt bằng nhà mình.
Mở cửa hàng tạp hóa ở quê kinh doanh tại nhà
Mở cửa hàng tạp hóa ở quê kinh doanh tại nhà

1.1 Mở cửa hàng tạp hóa ở quê vẫn là xu hướng

Xu hướng kinh doanh siêu thị mini đang phát triển tại Việt Nam, thì không có cớ gì việc mô hình cửa hàng tạp hóa kinh doanh ở quê là ngoại lệ. 

Hòa chung với xu hướng phát triển kinh doanh bán lẻ, thì xây dựng mô hình tạp hóa ở vùng nôn thôn cũng đang là xu hướng đáng để đầu tư; thậm trí là một trào lưu tại thời điểm này cũng như trong tương lai.

1.2 Kinh doanh tạp hóa tại nhà là không mất tiền thuê mặt bằng

Mô hình kinh doanh tạp hóa tại nhà là mô hình kinh doanh tối giản lại chi phí hoạt động trong kinh doanh, chưa nói kết hợp với việc sử dụng nhân sự sẵn có trong hộ gia đình là một điều quá đỗi là hiệu quả.


Chính bởi vậy mà tại sao phần lớn các mô hình kinh doanh tạp hóa ở quê thành công hầu hết đều là những mô hình kinh doanh tạp hóa tại nhà.

2. Mô hình mở cửa hàng tạp hóa ở quê kinh doanh tại nhà thành công

2.1 Mở cửa hàng tạp hóa ở quê theo hướng chuyên nghiệp

Xu hướng người tiêu dùng lựa chọn mua sắm tại các cửa hàng hiện đại, trang trí bài bản chuyên nghiệp đang được hình thành một cách rõ rệt. 

Nên không chỉ tại các thành phố lớn như Hà Nội, tphcm mà ngay tại các vùng nông thôn, thôn quê ngày nay việc xuất hiện một cửa hàng được setup chuyên nghiệp chắc chắn sẽ thu hút khách hàng một cách nhanh chóng.

Hầu hết các cửa hàng sử dụng dịch vụ setup siêu thị của isaac tại các vùng nông thôn đều có đặc điểm chung là dễ dàng thu hút khách hàng ghé thăm thăm quan và mua sắm.


Nên việc mở cửa hàng hiện đại và phù hợp với vị trí, khu vực là lợi thế kinh doanh không nhỏ cho những cửa hàng tạp hóa mở ở nông thôn theo dạng minimart.


2.2 Mở rộng hàng nhập khẩu

Đa phần các cửa hàng tạp hóa ở nông thôn đang hoạt động kinh doanh theo dạng mô hình tạp hóa truyền thống. Chính vậy mà chỉ tập trung vào các sản phẩm thiết yếu, phổ thông.

Đương nhiên là các sản phẩm thiết yếu phổ thông là điều bắt buộc phải có và kinh doanh tập trung cao độ; bởi đây chính là các mặt hàng tạp hóa bán chạy nhất và chiếm tỉ trọng doanh thu chính cho cửa hàng.

Tuy nhiên để tạo lợi thế cạnh tranh về hàng hóa so với đối thủ, cũng như việc gia tăng lợi nhuận cho cửa hàng; và kèm theo đó là phù hợp với xu hướng thì cửa hàng tạp hóa tại các vùng nông thôn vẫn cần phải mở rộng kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu; nhất là các mặt hàng đang kinh doanh tốt trên thị trường và phù hợp với khu vực, cửa hàng mình đang kinh doanh.
Kinh doanh hàng nhập khẩu
Hàng nhập khẩu

2.3 Nâng cao kiến thức kinh doanh

Kinh doanh là phải học; có thể tự tìm hiểu thông qua sách vở, internet hoặc tham gia các khóa học cả miễn phí lẫn có phí. 

Vốn dĩ 100% người kinh doanh theo hình thức kinh doanh tạp hóa tại nhà hoặc thậm trí là những người mở siêu thị mini theo mô hình hiện đại cũng thường không có kiến thức, kinh nghiệm; và hầu hết kinh doanh theo dạng phát triển tự nhiên qua kinh nghiệm thực tế mà thành.

Điều đó sẽ mất thời gian để giúp cho người kinh doanh có được kinh nghiệm thực tế, và đương nhiên với những người mới mở sẽ rất bất lợi so với những con cáo già thâm niên lên tới hơn chục, thậm trí 20 năm là đối thủ sừng sỏ có thâm niên.

Vì vậy muốn vượt qua được đối thủ xung quanh tại khu vực với những bất lợi liên quan tới lượng khách hàng quen chưa có, quy mô có thể nhỏ hơn, kinh nghiệm thiếu thốn. Nên việc nâng cao kiến thức kinh doanh tạp hóa, siêu thị là việc cần thiết để người mới phải trang bị.

2.4 Phân tích báo cáo, dữ liệu bán hàng

Điểm chung tại các cửa hàng tạp hóa kinh doanh tại nhà và cũng có thể những người có kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa ở quê là ít sử dụng phần mềm quản lý bán hàng.

Đây chính là công cụ hỗ trợ tốt cho công việc kinh doanh cửa hàng. Tuy nhiên người kinh doanh cần phải đầu tư gọi là bộ trang thiết bị bán hàng bao gồm:
  • Phần mềm bán hàng
  • Máy in phiếu bán hàng
  • Đầu đọc bán hàng
  • Máy tính
Tuy nhiên với việc sử dụng phần mềm bán hàng và quản lý dữ liệu tốt sẽ giúp cho công việc bán hàng kinh doanh trở lên đơn giản hơn rất nhiều.

Chính bởi ít cửa hàng tạp hóa ở quê sử dụng phần mềm bán hàng nên đa phần kinh doanh chủ yếu dựa vào trí nhớ; mà trí nhớ con người thì có hạn nên chắc chắn sẽ có cái nhớ cái quên. Và đó chính là cơ hội cho những người mở mới đề khai thác.

2.5 Kinh doanh tạp hóa tại nhà mạnh dạn tái đầu tư

Việc có lợi nhuận từ cửa hàng; tại giai đoạn đầu người kinh doanh đừng vội rút tiền lợi nhuận vào mục tiết kiệm. Mà thay vào đó nên dành để tái đầu tư.

Các bạn cần biết được rằng doanh thu tại cửa hàng phụ thuộc chính vào lượng hàng hóa tồn trong cửa hàng và kho. Nên việc gia tăng hàng hóa là đang tạo cơ hội kinh doanh cho chính mình. Hãy nhìn vào các cửa hàng tạp hóa ở quê, nông thôn mà có lượng khách hàng đông chắc chắn hàng hóa tại các cửa hàng đó rất đa dạng và chất đầu cửa hàng.

2.6 Kinh doanh mùa vụ, thời điểm

Ngay với nhiều người mở cửa hàng tạp hóa ở quê kinh doanh tại nhà trải qua nhiều năm rồi, nhưng vẫn có tâm lý là mô hình kinh doanh này không có gì biến đổi trong năm. 

Đó là sự nhìn nhận sai lầm. Mô hình kinh doanh này có những biến động liên tục trong năm; liên quan tới các sự kiện, thời điểm, thời vụ.

* Mùa hè
Mùa hè là thời điểm các nhóm mặt hàng như đồ uống, sữa tươi, sữa chua, kem bán tốt. Đây chính là thời điểm cần phải gia tăng kinh doanh các nhóm sản phẩm này vào dịp mùa hè khi thời tiết nóng bức.
* Tết trung thu
Tết trung thu đương nhiên bánh trung thu là bán tốt, ngoài ra các sản phẩm liên quan như đồ chơi cũng cần phải khai thác, tận dụng.

* Dịp tết
Mở cửa hàng tạp hóa ở quê nhiều khi chỉ ăn nhau dịp tết, nên vào dịp tết là thời điểm mà cần phải khai thác tối đa lợi nhuận từ dịp này, đặc biệt vào những ngày cuối năm của tháng chạp.

* Các ngày lễ khác trong năm
Vào các ngày lễ thì gần như tháng nào cũng có, nổi bật là các ngày nghỉ dài, liền mạch như 30-4 & 1-5 hay mùng 2-9 là những dịp gia đình đoàn tụ, hoặc gia đình đi du lịch cũng là thời điểm kích thích người tiêu dùng mua sắm nhiều; đây chính là cơ hội để khai thác kinh doanh.

2.7 Ôm hàng

Các nhà cung cấp thường có những chương trình chiết khấu, khuyến mại thay đổi liên tục. Người kinh doanh cần phải đo lường, lựa chọn thời điểm để nhập chủng loại sản phẩm sao cho đạt ở mức tốt nhất có thể.

Chỉ cần động tác này mà tối ưu tốt; chắc chắn giá nhập đầu vào của cửa hàng cũng có thể giảm 3-5% so với cửa hàng khác. Đây cũng chính là điểm nhấn kinh nghiệm mà các cửa hàng có thâm niên họ có được để khai thác một cách tuyệt đối.

Trên đây isaac group đã chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở quê, danh cho các bạn kinh doanh tạo hóa tại nhà. Mong rằng các bạn đọc có thể thêm thông tin, kiến thức để có thể phát huy tối đa hiệu quả kinh doanh của mình.
Chiết khấu là gì? cách tính các loại chiết khấu kinh doanh bán hàng

Chiết khấu là gì? cách tính các loại chiết khấu kinh doanh bán hàng

Chiết khấu là gì? chắc chắn trong kinh doanh thương mại, buôn bán nhiều người đã được nghe và sử dụng hoặc áp dụng trong kinh doanh bán hàng của mình tuy nhiên không hẳn ai cũng hiểu rõ về khái niệm của chiết khấu.
Chiết khấu là gì
Chiết khấu là gì?


1. Khái niệm chiết khấu là gì?

Để tìm hiểu khái niệm chiết khấu là gì thì chúng ta có thể tham khảo từ wikipedia thì trong tài chính, chiết khấu là quy trình xác định giá trị hiện tại của một lượng tiền tệ tại một thời điểm trong tương lai và việc thanh toán tiền dựa trên cơ sở các tính toán giá trị thời gian của tiền tệ. 

Giá trị chiết khấu của một vòng quay tiền tệ được xác định bằng cách khấu trừ giá trị của nó đi một tỷ lệ chiết khấu thích hợp đối với từng đơn vị thời gian giữa thời điểm mà vòng quay tiền tệ được lượng giá với thời gian bắt đầu của vòng quay tiền tệ. Thông thường phần lớn các tỷ lệ chiết khấu được biểu diễn như là tỷ lệ phần trăm theo năm.

Để tính giá trị hiện tại (PV) của một vòng quay tiền tệ đơn giản, người ta chia nó cho (1 cộng với lãi suất của đơn vị thời gian mà vòng quay tiền tệ này phải thực hiện).

Chiết khấu trong tiếng Anh là gì cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tên tiếng anh thì chiết khấu là discounting.

2. Khái niệm chiết khấu là gì khác trong kinh doanh


2.1 Chiết khấu trong kinh doanh là gì?

Chiết khấu trong kinh doanh là một phần tỷ lệ giảm giá mà người mua hàng được nhận từ người bán. Mục đích nhằm khiến cho khách hàng mua nhiều lần hơn hoặc mua với số lượng lớn hơn so với nhu cầu thực của họ. Tùy thuộc vào điều kiện mua hàng của khách hàng như giá giá trị đơn, hoặc mua số lượng lớn bao nhiêu thì sẽ được hưởng mức chiết khấu tương ứng tùy theo chiến lược bán hàng của đơn vị kinh doanh.

2.2 Mức chiết khấu là gì? 

Mức chiết khấu là gì? mức chiết khấu thường được chọn tương đương nhau với chi phí vốn, với tỷ lệ chiết khấu có thể điều chỉnh được. Điều kiện đòi hỏi người bán hàng cần có sự tính toán phù hợp hay nói cách khác là phân tích tính hiệu quả, mục đích của việc kinh doanh để đưa ra mức chiết khấu hợp lý nhất; nhằm đảm bảo vừa kích thích khách hàng mau hàng và vừa mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, công ty. 

2.3 Tỷ lệ chiết khấu là gì?

Tỷ lệ chiết khấu là phần lãi suất được chiết khấu trên dòng tiền vào ra trong kinh doanh. Nó thường được tính tương đương với chi phí vốn trong tài chính. Trong mua bán, kinh doanh thương mại thì tỷ lệ chiết khấu chính là tỷ lệ được giảm giá, khuyến mại cho người mua nhằm kích thích mua sắm. Trong đầu tư, ở các dự án tư nhân thì tỷ lệ này được dựa trên chi phí bình quân gia quyền về vốn mà doanh nghiệp phải chịu.
tỉ lệ chiết khấu
tỉ lệ chiết khấu

3. Trong kinh doanh có các loại chiết khấu nào?

Trong kinh doanh có đa dạng các loại chiết khấu, tuy nhiên sau đây là một số loại chiết khấu mà các mô hìn kinh doanh, thương mại, phân phối hàng hóa thường hay áp dụng 7 loại chiết khấu sau đây.

3.1 Chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại (Trade discount - a fixed percentage offered to a distributor) thường được áp dụng trong chuỗi phân phối hàng hóa, đặc biệt là hàng tiêu dùng. Khuyến khích từ các nhà sản xuất dành cho siêu thị bán sản phẩm của mình, họ có thể tăng mức giảm giá cho siêu thị từ 5 % lên 15% so với giá trên sản phẩm.

3.2 Chiết khấu bán buôn vì mua số lượng lớn

Chiết khấu bán buôn vì mua số lượng lớn- Bulk discount - a discount given to buyers purchasing a large amount. Là hình thức khi mua số lượng lớn sẽ được mức chiết khấu tương ứng, nhằm mục đích kích thích người mua với số lượng nhiều hơn.

3.3 Giá bán lẻ thấp hơn để quảng bá sản phẩm

Giá bán lẻ thấp hơn để quảng bá sản phẩm- Promotional discount - a lower retail price for a special sale. Tức là hình thức giảm giá trực tiếp bằng tiền mặt. Ví dụ sản phẩm A giá bán lẻ ngày thường là 100.000đ, thì dịp này khuyến mại chỉ còn 78.000đ mà thôi. Tức là chiết khấu trực tiếp 22.000đ/ sản phẩm.

3.4 Giảm giá nếu thanh toán bằng tiền mặt

Giảm giá nếu thanh toán bằng tiền mặt - Cash discount - a discount for payment in cash: Kích thích khách hàng thanh toán bằng tiền mặt khi mua hàng. Cách chiết khấu này thường được áp dụng cho các mô hình kênh phân phối, có công nợ. Nhà cung cấp muốn hạn chế công nợ, hoặc muốn sử dụng, huy động tiền mặt có thể áp dụng cách này.

3.5 Chiết khấu tùy theo ngành nghề của người mua

Chiết khấu tùy theo ngành nghề của người mua - Professional discount - a discount given to people in a particular field, for example when doctors pay a reduced price for medicine.

3.6 Giảm giá cho nhân viên

Giảm giá cho nhân viên - Employee discount - a discount for staff. Là hình thức giảm giá bán, hoặc chiết khấu cho nhân viên; thậm trí người thân, người nhà của nhân viên. Đây cũng là cách kích thích mua hàng từ cán bộ công nhân viên của công ty, đặc biệt tập đoàn lớn có số lượng nhân viên lớn như: Vingroup, thế giới di động, FPT...

3.7 Chiết khấu theo mùa

Chiết khấu theo mùa - Seasonal discount - a reduced price offered on goods sold at the “wrong” time of the year, such as ski equipment in the summer. Cách này thường được áp dụng cho các mô hình kinh doanh sản phẩm mang tính chất mùa vụ, thời điểm.

Ví dụ như chăn ga gối đệm; thời trang....

4. Cách tính chiết khấu thanh toán

4.1 Chiết khấu thanh toán là gì

Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm cho người mua vì đã thanh toán trước thời hạn hợp đồng. Tài khoản sử dụng khi hạch toán là tài khoản 635 chi phí tài chính.

Theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính: “Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.”.

4.2 Quy định về Chiết khấu thanh toán

* Chiết khấu thanh toán không phải xuất hóa đơn cho bên mua.

* Chiết khấu thanh toán được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp.
* Quy định về việc nộp thuế Thu nhập cá nhân đối với bên nhận Chiết khấu thanh toán.

Theo Chuẩn mực Kế toán số 14 được ban hành kèm theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC , “Chiết khấu thanh toán” là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.

Việc Chiết khấu thanh toán phải được ghi cụ thể trong hợp đồng để làm cơ sở thực hiện và giải quyết các thủ tục về Thuế - Kế toán.

Ví dụ:
Doanh nghiệp A bán hàng cho doanh nghiệp B, trong hợp đồng có thỏa thuận rằng nếu bên B thanh toán tiền hàng trước ngày 31/8 thì sẽ được chiết khấu 1% trên giá trị đơn hàng 100 triệu.

Doanh nghiệp B thanh toán cho doanh nghiệp A vào ngày 27/8 nên sẽ được hưởng chiết khấu 1% theo thỏa thuận, tức được nhận Chiết khấu thanh toán là 1 triệu đồng.

Chiết khấu thanh toán không phải xuất hóa đơn cho bên mua
Khoản 1 Điều 5 của Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:
“Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
...
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền. ”

Chiết khấu thanh toán được xem là khoản chi phí tài chính mà bên bán chấp nhận chi cho bên mua, chứ không phải là việc bán hàng hóa, dịch vụ. Do đó, bên bán và bên mua lập Phiếu chi và Phiếu thu khi nhận tiền Chiết khấu thanh toán, chứ không lập hóa đơn.

Chiết khấu thanh toán được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng những điều kiện sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật;
- Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Như vậy, Chi phí Chiết khấu thanh toán được tính chi phí hợp lý khi có hợp đồng mua bán ghi rõ việc Chiết khấu thanh toán và chứng từ thanh toán đúng quy định.


Đối với bên mua, căn cứ vào chứng từ thu tiền, khoản chiết khấu này được tính vào khoản thu nhập chịu thuế theo quy định tại Khoản 15 Điều 7 của Thông tư 78/2014/TT-BTC.

Quy định về việc nộp thuế Thu nhập cá nhân đối với bên nhận Chiết khấu thanh toán

Việc xác định nghĩa vụ thuế Thu nhập cá nhân của cá nhân khi mua hàng hóa nhận được khoản Chiết khấu thanh toán sẽ phụ thuộc vào việc cá nhân đó là cá nhân kinh doanh hay cá nhân không kinh doanh; Cụ thể:

Đối với cá nhân không kinh doanh, mua hàng về chỉ để tiêu dùng, là người tiêu dùng cuối cùng, hàng hóa mua về không bán lại thì khoản Chiết khấu thanh toán không phải chịu thuế Thu nhập cá nhân.

Đối với cá nhân là đại lý bán hàng hóa, khoản Chiết khấu thanh toán nhận được thuộc diện chịu thuế Thu nhập cá nhân với thuế suất 1% theo quy định tại Danh Mục ngành nghề tính thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập cá nhân theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.
Quý thành viên có thể tham khảo : Công văn 1162/TCT-TNCN năm 2016.

Trên đây ISAAC GROUP đã tổng hợp chia sẻ khái niệm chiết khấu là gì? cũng như các vấn đề liên quan tới các loại chiết khấu trong kinh doanh bán hàng.

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất do isac tổng hợp review

Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất do isac tổng hợp review

Lựa chọn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất với chi phí rẻ nhất cho mô hình, cửa hàng kinh doanh của mình sao cho phù hợp nhất mới là điều quan trọng, chưa chắc loại nhiều tiền nhất đã hơn và phù hợp so với loại rẻ nhất (thậm trí là miễn phí). Chính bởi vậy mà isaac không đi sâu vào phân tích phần mềm quản lý bán hàng nào tốt nhất, hay rẻ nhất, mà tập trung vào phần mềm bán hàng phù hợp nhất với từng mô hình kinh doanh.
Phần mềm quản lý bán hàng

1. Phần mềm quản lý bán hàng là gì?

Việc đầu tiên chúng ta cần phải đi tìm lời giải đáp cho khái niệm phần mềm quản lý bán hàng là gì? 

Đầu tiên: Nó là một phần mềm, trong phần mềm đó bao gồm rất nhiều công cụ cung cấp toàn bộ các chức năng, tính năng đáp ứng nhu cầu xử lý công việc của doanh nghiệp lớn nhỏ, đặc biệt là các cửa hàng bán lẻ như: siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, thời trang, thực phẩm sạch, thậm trí là trung tâm thương mại...

Đặc biệt: Mỗi phần mềm quản lý bán hàng riêng biệt như phần mềm bán hàng siêu thị, phần mềm bán hàng nhà thuốc, phần mềm quản lý bán hàng cafe, phần mềm phân phối, phần mềm quản lý doanh nghiệp... sẽ tập trung vào những phân đoạn nhiệm vụ cụ thể cho từng mô hình kinh doanh, tất nhiên là đối với các mô hình quy mô lớn như trung tâm thương mại, tổ hợp kinh doanh, chuỗi... thì trên cùng một phần mềm sẽ tích hợp nhiều tính năng từ cơ bản đến nâng cao như: xuất - nhập - bán hàng tới kế toán, quản trị vận hành doanh nghiệp.

2. Phần mềm quản lý bán hàng Offline và Online

2.1 Nguyên tắc chung

Cả hai phần mềm quản lý bán hàng online và offline đều có tính năng, chức năng sử dụng, hỗ trợ quản lý công việc giống nhau. Chỉ là phần mềm bán hàng phát triển trên nền tảng offline sẽ không được tối ưu và hầu hết chỉ sử dụng được trên máy tính destop mà hạn chế hoặc không sử dụng được trên điện thoại.

Đa phần các phần mềm quản lý bán hàng phát triển trên nền tảng offline đều có thâm niên cách đây gần hoặc hơn 20 năm, nên nền tảng công nghệ khá hạn chế so với việc phần mềm được thiết kế và sử dụng trên nền tảng online.

2.2 Ưu nhược điểm của phần mềm quản lý bán hàng offline và online

Ưu điểm: Phần mềm bán hàng offline thường có tính quản trị và khá nghiêm ngặt trong việc sử dụng, yêu cầu người sử dụng phải thao tác đúng để đảm bảo dữ liệu bao gồm: giá vốn, doanh thu, lợi nhuận, phân tích báo cáo dữ liệu... sẽ đúng. Trong khi phần mềm quản lý bán hàng online đa phần có tính "cơ động" khá cao khi sẵn sàng cho phép người dùng sai nhưng sẵn sàng tự động "sửa lỗi" cho người dùng. 

Tất nhiên về nguyên tắc sử dụng thì phần mềm quản lý bán hàng offline sẽ chuẩn chỉ hơn so với online, tuy nhiên việc tối ưu cho người dùng, và đáp ứng phần lớn cá nhân, doanh nghiệp sử dụng thì online lại đáp ứng tốt hơn nhiều.

Nhược điểm: phần mềm bán hàng offline thường sẽ khó sử dụng hơn và giao diện không được bắt mắt so với phần mềm bán hàng phát triển online.

Phần mềm quản lý bán hàng offline khó tích hợp với những nền tảng bán hàng đa kênh như: Website, facebook, sàn thương mại điện tử...
Phần mềm quản lý bán hàng online

2.3 Nên lựa chọn phần mềm bán hàng offline hay online

Việc lựa chọn phần mêm quản lý bán hàng phát triển trên nền tảng offline hay online tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích sử dụng của từng cá nhân, doanh nghiệp.

Nếu nhu cầu sử dụng không cần những tính năng online thì nên sử dụng phần mềm offline để giảm thiểu chi phí đầu tư, cũng như chi phí duy trình sử dụng được tính theo tháng, năm như các phần mềm online.

3. Các loại tính phí mua và sử dụng phần mềm quản lý bán hàng

3.1 Phần mềm quản lý bán hàng miễn phí

Chỉ cần seach google với từ khóa "phần mềm quản lý bán hàng miễn phí" thì sẽ ra hàng loạt kết quả để chúng ta lựa chọn. Điểm qua có thể một số phần mềm cho bạn.

Trước đây có một số file gọi là phần mềm quản lý bán hàng bằng file excel, thường được một số nhà phân phối, hoặc mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, ít mã hàng sử dụng. Tuy nhiên giờ đây hoàn toàn có thể sử dụng những phần mềm bán hàng miễn phí sẽ tiện dụng hơn rất nhiều, điển hình như một số phần mềm sau đây, tất nhiên là sử dụng vĩnh viễn, còn các phần mềm khác thì chỉ cho sử dụng miễn phí có thời hạn nhất định, thường là 15 ngày đến 01 tháng:

3.1.1 Loyverse POS – Phần mềm quản lý bán hàng miễn phí vĩnh viễn
Đây là một phần mềm quản lý bán hàng free với các thiết kế rất tiện lợi. Bạn thậm chí còn dùng APP điện thoại Free.

Có lẽ phần mềm quản lý bán hàng Loyverse POS là phần mềm miễn phí vĩnh viễn tốt nhất bởi đã miễn phí nhưng có thể sử dụng được trên điện thoại một cách khá hoàn hảo tuy nhiên chỉ duy nhất có một nhược điểm đó là phần mềm này chỉ sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh, đó cũng là một khó khăn không nhỏ. Tuy nhiên chỉ cần người dùng dành chút thời gian tìm hiểu một số từ và giao diện là hoàn toàn có thể sử dụng một cách trơn tru được.

3.1.2 Phần mềm quản lý bán hàng miễn phí Dantrisoft
Dantrisoft với phương trâm cộng đồng hóa toàn cửa hàng trên toàn quốc sử dụng phần mềm bán hàng nói chung và phần mềm Dantrisoft nói riêng, với tiêu chí 1 triệu cửa hàng sử dụng phần mềm dantrisoft. 

Phần mềm này có cả phiên bản Online lẫn offline khá tiện dụng cho người dùng, nên với các mô hình kinh doanh có nhu cầu sử dụng cơ bản thì hoàn toàn nên sử dụng phần mềm này khá tiện dụng.
Phần mầm bán hàng miễn phí dantrisoft

3.1.3 Phần mềm quản lý bán hàng miễn phí AnVietsoft
Điểm nhấn của phần mềm này là giao diện sử dụng khá đơn giản và trực quan. Không mất nhiều thời gian là bạn có thể làm quen và biết cách sử dụng phần mềm quản lý bán hàng miễn phí này một cách thành thạo.


An Việt là đơn vị có rất nhiều phần mềm phù hợp nhiều đối tượng mô hình kinh doanh như: Phần mềm quản lý nhà hàng siêu thị, tạp hóa, quản lý quán cafe, phòng gym…

3.1.4 Phần mềm quản lý bán hàng miễn phí VShopPlus
VshopPlus có hai phiên bản tính phí và miễn phí. Nhưng giao diện phần mềm quản lý bán hàng Vshopplus phiên bản Free này hơi lạc hậu. Phần mềm này thích hợp hơn với những người mới sử dụng phần mềm. Nó cũng  hạn chế nhiều tính năng so với các phần mềm khác.

3.1.5 Phần mềm quản lý bán hàng miễn phí Winta Sale
Những cửa hàng, siêu thị hay tạp hóa quy mô nhỏ, phân phối, kho hàng…hoàn toàn có thể sử dụng phần mềm bán hàng Winta Sales. Nó như một phần mềm quản lý bán hàng và chăm sóc khách hàng miễn phí.


Giao diện WintaSale trực quan, dễ sử dụng. phù hợp nhiều đối tượng khách hàng khác nhau

3.2 Phần mềm quản lý bán hàng mua một lần và tính phí bảo hành theo năm

Đa phần đây là các phần mềm bán hàng phát triển nền tảng offline, bảng giá phần mềm dựa theo hình thức cấp Key sử dụng cho máy tính và tính phí support theo chu kỳ 01 năm một.

Có nét giống với phần mềm bán hàng phát triển trên nền tảng web là tính phí hoạt động theo tháng, tuy nhiên bảng phí duy trì sử dụng phần mềm offline này thấp hơn khá nhiều, thông thường chỉ bằng 1/3 đến 1/2 phí so với sử dụng nền tảng online.

3.3 Phần mềm quản lý bán hàng Online

Xu hướng phát triển công nghệ, cũng như sử dụng quản lý hoạt động kinh doanh bằng điện thoại thông minh smart phone ngày càng nhiều, nên phần lớn các cửa hàng kinh doanh lựa chọn nhiều phần mềm bán hàng được phát triển trên nền tảng web.

Danh sách một số phần mềm sử dụng nền tảng web phổ biến tại Việt Nam và được coi là tốt nhất hiện nay như:
* Phần mềm quản lý bán hàng Kiotviet
* Phần mềm quản lý bán hàng Sapo
* Phần mềm quản lý bán hàng Pos365
* Phần mềm quản lý bán hàng MShopKeeper
* HTsoft BizMan.NET


Và chúng ta đi tìm hiểu cũng như review từng phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất tại Việt Nam

3. Phần mềm bán hàng tốt nhất tại Việt Nam

Thực ra không thể nói phần mềm nào tốt nhất được, vấn đề then chốt vẫn là từ nhu cầu cũng như mục đích sử dụng của khách hàng hay chính là những người quản lý, chủ cửa hàng mà thôi.

3.1 Phần mềm quản lý bán hàng Kiotviet

Phần mềm quản lý bán hàng Kiotviet được coi là phần mềm bán hàng phổ biến nhất tại Việt Nam, tính tới thời điểm này đã có trên 100.000 cửa hàng sử dụng phần mềm bán hàng này.
Phần mềm quản lý bán hàng Kiotviet


Tổng quan về KiotViet 
Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet được phát triển bởi Công ty Cổ phần Phần mềm Citigo, là tập đoàn công nghệ chủ sở hữu nhiều công ty con thành viên như: Kiotviet,  .

Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực phát triển phần mềm cho các khách hàng tại thị trường Úc, Pháp, Mỹ và làm việc với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ, KiotViet mang đến công nghệ phục vụ các cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam, giúp các bạn giải quyết khó khăn trong quá trình quản lý bán hàng một cách đơn giản, dễ dàng nhất mà không tốn quá nhiều chi phí.

KiotViet đi sâu vào thị trường kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam, thấu hiểu những khó khăn mà khách hàng gặp phải và mang đến giải pháp bán hàng tối ưu nhất với KiotViet .

KiotViet khiến các chủ cửa hàng bán lẻ yêu thích bởi sự đơn giản , dễ dàng sử dụng và chi phí thấp

KiotViet giúp bạn giải quyết các vấn đề gì ?

  • Bạn không thể thường xuyên có mặt tại cửa hàng để giám sát kinh doanh ?
  • Có quá nhiều sản phẩm và bạn không thể nắm rõ thông tin và đặc điểm của chúng ?
  • Không kiểm soát hàng tồn kho ?
  • Bạn có nhiều chi nhánh nên không nắm bắt được tình hình kinh doanh ?
  • Bạn gặp khó khăn khi nắm bắt thông tin khách hàng ?
  • Khó khăn trong việc quản lý nguồn hàng và nhà cung cấp ?
  • Giờ cao điểm bạn muốn bán hàng nhanh và chính xác hơn ?

Tính năng chính của KiotViet

  • Quản lý bán hàng trên fb zalo
  • Quản lý thông tin hàng hóa không giới hạn
  • Báo cáo doanh thu hằng ngày
  • Kiểm soát hàng tồn kho
  • Tạo chương trình khuyến mãi linh hoạt
  • Kiểm soát tình hình kinh doanh mọi lúc mọi nơi
  • Tích hợp các hãng vận chuyển Viettel post , giaohangnhanh,…
  • Tích hợp các trang thương mại điện tử lazada , adayroi,….
  • Tích hợp với các thiết bị phần cứng

Giá phần mềm KiotViet
  • 4000đ/ngày
Gói hỗ trợ :
Dành cho những mô hình kinh doanh nhỏ, cho người bắt đầu kinh doanh hoặc bán hàng online.
  • 120.000đ /tháng cho 1 cửa hàng và 3 người sử dụng
Gói chuyên nghiệp :
Dành cho những mô hình kinh doanh chuyên nghiệp
240.000đ /tháng cho 1 cửa hàng (thêm 1 chi nhánh 180.000đ/tháng)  và không giới hạn người sử dụng

Đặc biệt khi mua gói chuyên nghiệp :
  • 1 năm tặng thêm 3 tháng
  • 2 năm tặng thêm 9 tháng
  • 3 năm tặng thêm 18 tháng
KiotViet giúp được gì cho khách hàng 
  • Quản lý bán hàng cùng lúc nhiều chi nhánh
  • Bán hàng ngay cả khi không có internet
  • Quản lý bán hàng , tình hình kinh doanh thông qua smartphone
  • Bán hàng dễ dàng và nhanh chóng hơn
  • Quản lý thông tin sản phẩm không giới hạn
  • Cung cấp thông tin hàng tồn kho kịp thời và chính xác
  • Xây dựng và phát triển các chương trình khuyến mãi
  • Tích hợp trên mọi thiết bị phần cứng : điện thoại , máy tính , thiết bị tính tiền có sẵn ,….
Tại sao nên chọn KiotViet
  • Giao diện tiếng Việt đơn giản và dễ dàng sử dụng
  • KiotViet thiết kế phần mềm chuyên biệt cho từng ngành
  • Tiết kiệm chi phí 4000đ/ngày và có 10 ngày dùng thử MIỄN PHÍ
  • Tích hợp phương thức thanh toán đa hình thức
  • Không cần cài đặt
  • Thông tin bảo mật tuyệt đối
  • Không tốn chi phí bảo trì
  • Tích hợp trên thiết bị dị dộng
  • Quản lý bán hàng mọi lúc mọi nơi
Thông tin liên hệ:
  • Website: https://www.kiotviet.vn/
  • Email:  hotro@kiotviet.com
  • Hotline: 1800 6162
  • Trụ sở chính: Hà Nội – Số 1B Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm

3.2 Phần mềm quản lý bán hàng Sapo

1. Chức năng bán hàng
Sapo với lợi thế là phân tích các tính năng bán hàng online và bán hàng tại quầy riêng biệt. Với hầu hết các phần mềm thì dù bạn bán hàng online hay bán hàng tại quầy thì  cũng đều trên một nàm hình. Với tính năng này của phần mềm quản lý bán hàng Sapo sẽ giúp cho nhân viên bán hàng cả kênh online và offline riêng biệt nhau hoặc có sự phân bổ về nguồn lực chuyên môn.
Sapo là một trong những phần mềm bán hàng phát triển kinh doanh bán hàng đa kênh đầu tiên và duy nhất  tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại thực hiện được chức năng tích hợp quản lý dữ liệu 2 chiều về đơn hàng, thông tin sản phẩm, khách hàng với website Bizweb, website wordpress.

Quy trình xử lý đơn hàng đầy đủ như: Trạng thái đặt hàng, đang giao dịch, hoàn thành, đã hủy,…

Theo isaac tìm hiểu thì Sapo là phần mềm duy nhất hiện nay có kết nối với bộ phận giao hàng. Tính năng này giúp cho việc thực hiện quy trình giao hàng đơn giản và thuận lợi hơn, giảm thiểu tối đa các bước liên hệ, cập nhật trạng thái đơn hàng với các bên vận chuyển, shipper

2. Tính năng quản lý hàng hóa, tồn kho
Phần mềm quản lý bán hàng Sapo quản lý hàng hóa rất chi tiết theo từng thuộc tính( màu sắc, kích thước,..), quy cách đóng gói, trạng thái của sản phẩm. Sapo quản lý tất cả những vấn đề gì liên quan đến hàng hóa như: nhập hàng, xuất hàng, trả hàng,…

Một điểm vô cùng tuyệt vời của phần mềm Sapo là  khi đơn hàng online từ website, facebook hay sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada đổ về, bạn hoàn toàn có thể xem được tình trạng tồn kho của các sản phẩm luôn mà không cần phải mở lại phần quản lý kho hoặc vào từng sản phẩm để xem số lượng còn.

3. Tính năng quản lý khách hàng và nhân viên
Cũng như các phần mềm quản lý bán hàng khác, Sapo quản lý khách hàng theo các mã khách hàng, họ tên, nhóm khách hàng, giới tính, lịch sử mua hàng, số điện thoại, địa chỉ… và rất nhiều thông tin khác. Điều này là rất tốt đối với chủ cửa hàng, bởi như vậy, mình có thể phân chia ra các khách hàng khác nhau khách VIP, khách lẻ, khách buôn,… để có các chính sách giá sao cho phù hợp.

Quản lý nhân viên : Bạn hoàn toàn có thể tạo ra mỗi use cho từng nhân viên, và phân quyền các tính năng nhân viên tùy theo cấp độ, quyền hạn, và vị trí để có thể truy cập và mọi lịch sử thao tác của nhân viên đều được ghi nhận tại phần mềm giúp chủ shop quản lý dễ dàng. Ngoài ra, Sapo còn có thể báo cáo và so sánh với từng nhân viên theo những thời kỳ khác nhau.
Phần mềm quản lý bán hàng Sapo


4. Hệ thống quảng cáo
Sapo là một phần mềm khá mạnh về hệ thống quảng cáo. Đối với các phần mềm khác chỉ có quảng cáo cơ bản, để xem thôi. còn với Sapo thì có thêm những báo cáo phân tích chi tiết để mình đưa ra quyết định nhanh chóng hơn. 

5. Giá của phần mềm Sapo
Sapo có rất nhiều tính năng ưu việt nhưng có mức giá cực kỳ hấp dẫn. Cũng như các phần mềm khác, nếu bạn mua gói càng lớn, giá càng rẻ. Sapo có các gói như: 99k/tháng. mua 2 tháng trở lên giảm 10%, còn 90k/ tháng. Gói cao nhất chỉ có giá 599k/tháng, mua 2 năm trở lên giảm 33%, còn 400k/tháng.

Đó là review Sapo của riêng cá nhân mình, bạn muốn biết Sapo dùng có tốt không thì cứ dùng thử miễn phí 15 ngày trước, cảm thấy những tính năng đó phù hợp với nhu cầu của mình thì dùng nhé.

Thông tin liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SAPO
  • Website: https://www.sapo.vn/
  • Email: support@sapo.vn
  • Hotline: 1800 6750
  • Địa chỉ: Tầng 6 – Tòa nhà Ladeco – 266 Đội Cấn – Phường Liễu Giai – Quận Ba Đình – TP Hà Nội

3.3 Phần mềm quản lý bán hàng POS365

Phần mềm quản lý bán hàng POS365 là 1 trong những phần mềm “sinh sau đẻ muộn” so với những  phần mềm kể trên. Tuy nhiên, đó lại chính là ưu điểm cho POS365 chắt lọc, kết thừa và phát huy thêm nhiều chức năng hơn từ các phần mềm trước.


Vì thế, giao diện của phần mềm khá hiện đại và chuyên nghiệp giúp cho người sử dụng dễ dàng thực hiện các thao tác trên phần mềm.

POS365 được thiết kế đơn giản, tích hợp những tính năng nhỏ gọn nhưng quan trọng của một phần mềm quản lý bán hàng:

Báo cáo linh động giúp tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo thống kê.
Phần mềm hỗ trợ tính năng phân nhóm khách hàng theo nhiều tiêu chí.
Nhiều thuộc tính trong bộ lọc báo cáo giúp doanh nghiệp nắm được tình hình kinh doanh chi tiết.
Các phần mềm quản lý chuyên biệt theo lĩnh vực kinh doanh.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM 365
  • Website: https://www.pos365.vn/
  • Email: info@pos365.vn
  • Hotline: 1900 4515
  • Địa chỉ: Tầng 5, Tháp A – Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

3.4 Phần mềm quản lý bán hàng MShopKeeper
Nếu bạn đang đi tìm phần mềm cho cửa hàng online của mình thì MShopKeeper là công ty cung cấp phù hợp nhất. Với tốc độ phát triển của thương mại điện tử, đặc biệt là ngành hàng thời trang đang được phát triển mạnh trên lĩnh vực kinh doanh online. MShopKeeper phát triển phần mềm bán hàng đa kênh, quản lý thẻ thành viên và tích điểm điện tử.

Phần mềm quản lý cửa hàng dùng ổn định cả khi không có kết nối mạng. Hơn 40 báo cáo tình hình kinh doanh để quản lý bán hàng như tồn kho, thu chi, lỗ lãi, đơn hàng,… hiện đã có tại MShopKeeper.

Tại sao bạn nên lựa chọn MShopKeeper:
– Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ, quản lý toàn diện việc bán hàng, quản lý tại cửa hàng và toàn chuỗi.

– Nhiều tính năng thông minh, phần mềm bán hàng cho phép thanh toán ngay trên di động, quản lý thẻ thành viên điện tử.

– Ứng dụng công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI), Cloud – Mobile, sử dụng tốt ngay cả khi không có Internet.

– Triển khai dễ dàng, nhanh chóng, dễ sử dụng. Bắt đầu bán hàng ngay sau 5 phút cài đặt.

– Giá cả phù hợp, tiết kiệm chi phí, quản lý bán hàng chỉ từ 99.000 đồng/tháng, không giới hạn người dùng.

Thông tin liên hệ: 

  • Website: https://www.mshopkeeper.vn/
  • Email: shsales@han.misa.com.vn
  • Hotline: 0243 762 7891
  • Địa chỉ: Tầng 9, tòa nhà Technosoft, phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà


HTsoft BizMan.NET – Phần mềm quản lý bán hàng bằng C# .NET cao cấp. Là giải pháp tốt nhất cho quản lý cửa hàng, quản lý siêu thị và chuỗi siêu thị mini.

Phần mền quản lý bán hàng htsoft cấu hình làm việc theo 2 quy trình: Từ đơn đặt hàng sau đó được chuyển thành phiếu bán buôn/bán lẻ tương ứng, được áp dụng hình thức kiểm duyệt phê duyệt/xác nhận. Cho phép quản lý bán hàng theo ca, quản lý giá bán, cảnh báo công nợ, hỗ trợ máy Pos bán hàng, … Phần mềm quản lý bán hàng HTsoft có hệ thống phân quyền mạnh mẽ, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho doanh nghiệp bạn.

Thông tin liên hệ: 

Website: https://htsoftbizman.net

Trên đây Isaac tổng hợp các loại phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất tại Việt Nam 

Trên đây Isaac đã tổng hợp và phân tích, cũng như so sánh các phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất và rẻ nhất, phù hợp với mô hình kinh doanh bán lẻ, cửa hàng.


Khách hàng có nhu cầu setup siêu thị mini có thể liên hệ với isaac.

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

Top 3 chợ đầu mấu lấy hàng tạp hóa giá rẻ tại Hà Nội

Top 3 chợ đầu mấu lấy hàng tạp hóa giá rẻ tại Hà Nội

Kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini việc tối ưu đầu nguồn nhập hàng là việc cần thiết để gia tăng lợi nhuận cũng như lợi thế trong kinh doanh siêu thị, cửa hàng của mình.

Top 3 chợ đầu mối lấy hàng tạp hóa giá rẻ

1. Chợ hàng buồm, hàng giầy

Chợ khu phố hàng buồm, hàng giầy tại quận Hoàn Kiếm nổi tiếng khắp cả nước là khu chợ kinh doanh, buôn bán hàng hóa đa dạng, giá rẻ. Là khu bán lẻ cho khách tây, người nước ngoài du lịch, và bán buôn cho các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini khu vực xung quanh.

Do việc hệ thống phân phối hàng tạp hóa mở rộng tại các tỉnh thành nên xu hướng những cửa hàng tại tỉnh thành cũng đang hạn chế nhập hàng tại đây, cùng với việc việc nằm tại vị trí phố cổ nên giao thông, phương tiện vào khu phố cũng bị ảnh hưởng nhiều, khiến cho mô hình bán buôn tại chợ phố Hàng Buồm, Hàng Giầy cũng bị tác động khá nặng nề.

Tuy nhiên đối với các mô hình siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa tại khu vực quanh quận Hoàn Kiếm như Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, hay Quận Long Biên thì vẫn có thể qua đây khảo sát, tham khảo và nhập hàng hóa tại đây.

Chính bởi là chợ đầu mối lại kinh doanh bán lẻ cho khách du lịch, hàng cao cấp, nên tại đây lượng hàng hóa rất đa dạng, phong phú, đặc biệt là hàng nhập khẩu.

Hàng Buồm và Hàng Giầy là nơi mà mọi hàng hóa của tất cả các công ty phân phối tại Việt Nam bắt buộc phải có mặt và được bày bán ở đây.

Các nhà sản xuất, công ty phân phối đi thị trường kiểm tra, hay muốn phát triển nhãn hàng mới đều cố gắng xây dựng hình ảnh sản phẩm tại khu vực này. Nên đó chính là nơi mà các chủ cửa hàng tạp hóa, mở siêu thị mini có thể tham khảo mẫu mã cũng như nhập hàng tại đây.

Cửa hàng tại chợ Hàng Buồm, Hàng Giầy

2. Chợ La Phù

Chợ Là Phù cùng với chợ Thổ Tang của Vĩnh Phúc nổi tiếng với việc kinh doanh hàng giả, hàng nhái kém chất lượng. Tuy nhiên những năm gần đây, chợ La Phù tại huyện Hoài Đức ngoại thành Hà Nội đang dần chuyển đổi thành khu chợ tập trung buôn bán các mặt hàng thương hiệu thiết yếu, phổ thông và một số hàng nhập khẩu, đồ chơi.

Chợ La Phù là nơi tập trung buôn các mặt hàng thiết yếu phổ thông như: Đồ uống, bánh kẹo, dầu ăn, nước mắm, mì tôm... là nơi tập trung hàng "chảy máu" hoặc buôn khắp các tỉnh thành miền bắc và tại Hà Nội.

Tại đây các nhà buôn thường có những nguồn hàng tạp hóa mà nhập trực tiếp từ nhà máy sản xuất, từ các nhà phân phối chảy về để đạt số khắp các tỉnh thành cũng như tại Hà Nội.

Nên hàng hóa tại đây thường có giá thành thấp hơn khá nhiều so với việc cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini nhập từ nhà phân phối hoặc kênh buôn nhỏ lẻ.

Với việc giao thông thuận tiện, nên chợ La Phù ngoài việc bán buôn, bán lẻ cho các cửa hàng tạp hóa khu vực Hà Nội như các huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Hà Đông, Thanh Trì cũng sẽ là nơi cung cấp hàng hóa giao thương với các tỉnh thành như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình....
Chợ La Phù

3. Chợ Mạc Thị Bưởi

Chợ Mạc Thị Bưởi mang dáng vóc của cả chợ Hàng Buồm, Hàng Giầy và La Phù. Kết hợp buôn cả các mặt hàng thiết yếu phổ thông từ các tỉnh thành miền bắc, kèm theo đó là các mặt hàng nhập khẩu từ các nước. 

Với việc giao thông thuận tiện, nên chợ Mạc Thị Bưởi ngoài việc bán buôn, bán lẻ cho các cửa hàng tạp hóa khu vực Hà Nội như các quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Gia Lâm, Long Biên, Thanh Trì... cũng sẽ là nơi cung cấp hàng hóa giao thương với các tỉnh thành như Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Giang....
Nhà buôn chợ Mạc Thị Bưởi


Kinh nghiệm nhập hàng tại các chợ đầu mối

1. Phải cung cấp thông tin là chủ cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Tại các chợ này đều bán buôn và bán lẻ cho người tiêu dùng, nếu đóng vai trò như một khách hàng bình thường, người tiêu dùng thì chắc chắn giá thành các cửa hàng báo giá cho bạn sẽ là giá bán lẻ và đương nhiên không có được giá tốt, và cửa hàng tạp hóa, siêu thị không thể nhập với giá thành đó về để kinh doanh được.

Chính vậy mà khi chúng ta làm việc với những nhà buôn này cần phải thông báo với họ là tôi là chủ cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, nhập hàng về để kinh doanh. Chỉ với động tác này chắc chắn bạn sẽ có được giá thành chuẩn mực cho người kinh doanh.

2. Đừng kỳ vọng chiết khấu, chương trình khuyến mại

Tại các chợ đầu mối này tất cả các sản phẩm, hay đầu thùng đều được quy đổi sang giá nhập cuối cùng, và hầu hết là không có chương trình khuyến mại hay chiết khâu thêm gì nữa, nên việc bạn đàm phán, hỏi han xin chương trình khuyến mại là không khả thi và cơ hội rất thấp.

Khi bạn hỏi chương trình, khuyến mại là các chủ kênh buôn tại đây nắm thóp được bạn là gà mờ, chưa có kinh nghiệm gì ngay, và rất có thể giá thành bạn nhập được chưa chắc đã là tốt nhất.

Mà thay vào đó có thể xin thêm chính sách hỗ trợ giá, hoặc vận chuyển, hoặc đơn đầu... nhỡ những thuật ngữ này, nó sẽ là một minh chứng bạn hiểu về nghề đó.

3. Không hỗ trợ vận chuyển

Giá thành ở đây là không bao gồm phí vận chuyển, và cũng rất ít cửa hàng có hỗ trợ vận chuyển cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị. Hay nói cách khác, đây chính là giá nhập tại kho, và chủ cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini có nhu cầu nhập hàng tại đây thì cần phải chủ động tự vận chuyển hoặc thuê xe máy, xe ba gác, hoặc xe tải để chở hàng về cửa hàng của mình.

Trên đây đơn vị setup siêu thị Isaac chia sẻ kinh nghiệm tìm kiếm và nhập hàng từ 3 chợ đầu mối lớn nhất tại Hà Nội cung cấp nguồn hàng tạp hóa giá rẻ.
Một số hình ảnh trưng bày hàng hóa trong siêu thị mà ISaac triển khai

Một số hình ảnh trưng bày hàng hóa trong siêu thị mà ISaac triển khai

Vai trò của việc trưng bày hàng hóa trong siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa là rất quan trọng, nó như cỗ máy bán hàng tự động, giúp cho khách hàng luôn cảm thấy dế thấy và dễ lấy.

Một số hình ảnh trưng bày hàng hóa isaac triển khai

ISaac là đơn vị cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini trọn gói và nâng cấp các cửa hàng tạp hóa thành siêu thị mini nên đã hoàn thành trên 300 siêu thị, cửa hàng trên toàn quốc. 

Để giúp cho những người mới có kế hoạch mở siêu thị mini chưa có kinh nghiệm cũng như chưa biết cách thức phân khu hàng hóa, trưng bày hàng hóa tại siêu thị sao cho bắt mắt, chuyên nghiệp có thể tham khảo và áp dụng cho cửa hàng của mình.









Trưng bày hàng hóa trong siêu thị










Để có thể trưng bày hàng hóa trong cửa hàng đẹp và chuyên nghiệp nhân viên cần có nghiệp vụ trưng bày hàng hóa đạt chuẩn siêu thị, và cửa hàng thường xuyên phải duy trì được hình thức trưng bày như vậy xuyên suốt trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó quản lý cửa hàng thường xuyên phải đôn đốc, kiểm tra nhân viên chăm sóc hình ảnh hàng hóa tại cửa hàng.