Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

Bí quyết xây dựng DỊCH VỤ tuyệt vời cho doanh nghiệp

Bí quyết xây dựng DỊCH VỤ tuyệt vời cho doanh nghiệp

Không có một dịch vụ tuyệt vời, công ty bạn sẽ chìm ngập trong những khó khăn khi mới bắt đầu kinh doanh. Vậy điều gì tạo nên một dịch vụ thực sự xuất sắc? 

Trong nhiều trường hợp, các công ty thường chú trọng đến việc xây dựng những kế hoạch kinh doanh và tiếp thị thích hợp, nhưng khi bắt tay vào việc, họ mới nhận ra rằng đó không phải là vấn đề chính, mà vấn đề chính lại nằm ở chỗ chất lượng của dịch vụ. 
Dịch vụ

Với một dịch vụ tồi, thì việc chi tiêu tiền cho hoạt động tiếp thị cũng giống như đổ rượu xuống giếng sâu, hoàn toàn lãng phí. 

I) Ba chân kiềng của một dịch vụ tuyệt vời

Giống như một chiếc kiềng ba chân, chất lượng dịch vụ của công ty bạn sẽ phụ thuộc vào ba yếu tố cơ bản. Đó là đúng lúc; trung thành với các cam kết và chính trực.

1. Đúng lúc 

Ngày nay, trong một cộng đồng “Tôi muốn nó ngay bây giờ!”, tính đúng lúc có thể là con át chủ bài của công ty bạn. Quả vậy, rất nhiều công ty dường như không tôn trọng thời gian của khách hàng. Trong một nghiên cứu gần đây của hãng Jupiter Research, 33% trong tổng số các công ty internet được điều tra phải mất đến 3 ngày hay thậm chí lâu hơn để trả lời một email của khách hàng đề nghị giúp đỡ. Hay cuộc điều tra của hãng Portland Research Group cho thấy rằng trung bình khách hàng phải gọi điện đến công ty 2,3 lần trước khi vấn đề của họ được giải quyết.

2. Trung thành với các cam kết

Bạn có thể có một logo tệ hại và khẩu hiệu kinh doanh nhàm chán, nhưng nếu bạn luôn quyết thực hiện tốt những gì đã tuyên bố, bạn sẽ thành công. Trung thành với các cam kết, công ty của bạn sẽ tạo dựng được một hình ảnh kinh doanh thân thiện, vì lợi ích của khách hàng và vượt khỏi cái bóng của sự nghi ngờ. Từ đây, bạn có thể mong đợi những lần giao dịch mua sắm lặp đi lặp lại, những lời truyền khẩu tích cực về dịch vụ của mình. 

3. Chính trực 

Khách hàng ngày nay đang khó tính hơn bao giờ hết, họ không còn dễ dàng tin tưởng các nhà cung cấp nữa. Có thể đơn cử một ví dụ về sự sa ngã đạo đức kinh doanh của các công ty trên thị trường ngày nay:

- Vào năm 2005, hãng phim Sony Pictures Entertainment để khuyếch trương các bộ phim của hãng đã trích dẫn lời tán dương mà theo họ là của nhà phê bình điện ảnh thuộc tờ báo The Ridgeview - David Manning. Nhưng trên thực tế vào thời điểm đó, tờ báo The Ridgeview không có bất cứ nhà phê bình điện ảnh nào như vậy. Sony đã bị buộc phải trả 1,5 triệu USD để dàn xếp vụ kiện về hành vi gian dối này. 

Để tránh những sai lầm như vậy, bạn cần duy trì một chuẩn mức đạo đức nghề nghiệp cao cho các nhân viên; đó cũng là lý do cho sự tồn tại của bộ Quy tắc đạo đức tiếp thị kinh doanh dưới đây.
Dịch vụ tuyệt vời

Bộ Quy tắc đạo đức tiếp thị kinh doanh

- Luôn rõ ràng và trung thực trong các giao tiếp tiếp thị.

- Không bao giờ cố ý đánh lừa hay gây hiểu lầm cho các khách hàng. Nếu có việc đáng tiếc như vậy xảy ra, hãy xin lỗi ngay lập tức.

- Cung cấp đầy đủ tất cả những thông tin có giá trị.

- Luôn tôn trọng sự riêng tư của các khách hàng.

- Không gây áp lực buộc khách hàng phải sử dụng dịch vụ, để họ được thoải mái trong quyết định mua hay không mua,và tôn trọng quyết định này của họ.

- Chịu trách nhiệm cho các sản phẩm của mình nếu chúng không được đảm bảo như những gì đã cam kết.

- Luôn lắng nghe những nhu cầu và mối quan quan tâm của các khách hàng, và nỗ lực hết mình để đáp ứng các yêu cầu đó.

- Luôn đón nhận và lưu giữ các lời phàn nàn, và các bình luận so sánh.

- Sẵn sàng chịu trách nhiệm trước các hành động của mình.

Đừng để quãng thời gian nhiều năm xây dựng hình ảnh công ty bị xóa sạch chỉ trong chốc lát bởi một sai lầm đạo đức kinh doanh. Bạn cần quán triệt bộ Quy tắc đạo đức tiếp thị kinh doanh này tới tất cả các nhân viên và đảm bảo rằng họ hiểu rõ, coi đây như bộ khung của mọi hành động.

II) 7 sai lầm dịch vụ khách hàng lớn nhất

Trên con đường tìm kiếm những dịch vụ hàng đầu thế giới, sẽ rất hữu ích nếu bạn tìm hiểu các sai lầm phổ biến nhất trong kinh doanh dịch vụ ngày nay. 

7. Đội ngũ nhân viên không được đào tạo thích hợp 

– Các trung tâm điện thoại khách hàng của những hãng dịch vụ tài chính tại Mỹ là nơi đáp ứng cao nhất các đòi hỏi từ phía các khách hàng, song để có được điều này, các hãng đã phải dành ra 180 giờ đầu tiên để đào tạo nhân viên và dành ra 7 giờ trong mỗi năm tiếp theo để cung cấp các kiến thức cập nhập. Liệu công ty bạn đã quan tâm nghiêm túc tới việc đào tạo các nhân viên dịch vụ khách hàng chưa?
Dịch vụ tốt để doanh nghiệp thành công


6. Cố gắng giành phần thắng trong cuộc tranh luận với khách hàng

– Việc tranh luận với khách hàng luôn là một hành động không thích hợp. Bạn có thể giành phần thắng nhưng bạn sẽ đánh mất khách hàng. 

5. Dựa quá nhiều vào voicemail 

– Các khách hàng dành thời gian để liên lạc với công ty bạn đều muốn được tiếp xúc với những con người “bằng xương bằng thịt” trong công ty chứ không phải với công nghệ.

4. Dành quá nhiều thời gian cho những nhà phàn nàn kinh niên 

– Một vài người sẽ không bao giờ cảm thấy hài lòng với dịch vụ của bạn. Đừng mất thì giờ với những người này để tập trung vào những ai bạn có thể giúp đỡ.

3. Đón nhận những chỉ trích trên phương diện cá nhân 

– Nếu cá nhân bạn đón nhận cơn giận dữ của khách hàng, bạn sẽ khó kiềm chế nổi tình cảm. Do vậy, hãy coi đây là vấn đề chung của cả công ty và bạn chỉ là người trực tiếp cùng khách hàng bàn bạc tìm cách tháo gỡ.

2. Không thể hiện sự quan tâm chu đáo 

– 68% sự ra đi của các khách hàng là do họ cảm thấy mình được phục vụ tận tình. Phần lớn các khách hàng không mong đợi nhận được những giải pháp ngay tức khắc cho vấn đề của họ, nhưng họ thực sự chờ đợi sự quan tâm chu đáo từ phía bạn. 

1. Không thực hiện đúng lời hứa 

- Đối với một dịch vụ ưu việt, bạn cần thực hiện đúng những gì đã hứa. Nếu đó là “Tôi sẽ gọi lại cho bạn vào ngày mai với câu trả lời cụ thể” hay “Tôi sẽ gửi thư trong ngày hôm nay”, bạn hãy làm đúng như vậy.

III) Tiếp thị giữ cửa hay biến thông tin thành một công cụ tiếp thị

Về cơ bản, một nhà tiếp thị giữ cửa có trách nhiệm đơn giản hoá cuộc sống của khách hàng bằng việc cung cấp cho họ các thông tin có giá trị. Bước đầu tiên để trở thành một nhà tiếp thị giữ cửa thành công đó là cung cấp những công cụ tiếp thị được in ấn trên giấy tờ hay đưa lên mạng. Bao gồm:

- Bảng danh mục các câu hỏi - trả lời

- Cuốn giới thiệu thông tin chi tiết

- Bản liệt kê các địa chỉ cần liên hệ

- Hướng dẫn mua sắm

Một bộ công cụ tiếp thị giữ cửa khác được gọi là các công cụ liên quan tới người mua. Chúng được thiết kế để tạo ra các cuộc đối thoại với thị trường của bạn, bao gồm:

- Những cuộc điện thoại sau bán hàng

- Các diễn đàn khách hàng trực tuyến

- Các công cụ đối thoại tương tác

Bước tiếp theo cho các nhà tiếp thị giữ cửa là hành động để trở thành một nhà tiếp thị giữ cửa thực thụ. Để đạt được mục tiêu này, đầu tiên bạn cần tìm hiểu các thông tin chung mà khách hàng sẽ cần đến. Hãy tự đặt ra cho bản thân bạn những câu hỏi như:

- Tại giai đoạn nào trong quy trình mua sắm khách hàng sẽ bối rối nhất?

- Họ thiếu những thông tin nào?

- Những câu hỏi nào của khách hàng mà đội ngũ nhân viên dịch vụ khách hàng của công ty thường gặp khó khăn khi trả lời?

Sau đó, bạn thiết kế những công cụ để nhận ra các thông tin mà khách hàng cần nhất và tổ chức cơ cấu để đáp ứng. Ví dụ, phần nào bạn sẽ thuê nguồn lực bên ngoài thực hiện và phần nào do chính công ty bạn đảm nhận, bạn có thể xây dựng một slide PowerPoint slide miêu tả chủ đề này một cách chi tiết.

Cuối cùng, chính chất lượng mới là công cụ quảng cáo tốt nhất trên thế giới. Để các chiến lược tiếp thị được thành công hoàn hảo, dịch vụ bạn cung cấp phải đảm bảo một chất lượng tốt nhất như có thể. Hãy tập trung vào việc cung cấp một dịch vụ hoàn hảo, sau đó mới quan tâm tới các chiến lược tiếp thị và quảng bá.

ISaac chia sẻ nội dung kiến thức xây dựng dịch vụ tuyệt vời cho doanh nghiệp.

Khái niệm siêu thị, chuỗi siêu thị, siêu thị tổng hợp

Khái niệm siêu thị, chuỗi siêu thị, siêu thị tổng hợp

ISaac chia sẻ kiến thức liên quan tới khái niệm siêu thị, siêu thị tổng hợp và chuỗi siêu thị mini.

1. Khái niệm chung về siêu thị 

1.1 Khái niệm siêu thị  

Siêu thị là từ dịch ra từ các thuật ngữ nước ngoài: “supermarket” (tiếng Anh) hay “supermarché” (tiếng Pháp), trong đó “super” có nghĩa là “siêu” và “market” là chợ. 

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về siêu thị tùy theo từng quốc gia, chúng ta có thể tham khảo một số định nghĩa sau: 

Nước Mỹ coi siêu thị là “cửa hàng tự ph ục vụ tương đối lớn có mức chi ph í thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối lượng hàng hóa bán ra lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy r ửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa”. 

Còn ở Pháp, “siêu thị là cửa hàng bán lẻ theo phương thức tự ph ục vụ có diện tích từ 400 đến 2500 m  chủ y ếu bán hàng thực phẩm và đồ gia dụng”.Từ điển bách khoa trực tuyến Wikipedia định nghĩa về siêu thị như sau: “Siêu thị là cửa hàng tự ph ục vụ thường được xây dựng trên diện tích lớn, gần khu dân cư để tiện lợi cho khách hàng và đảm bảo doanh thu. 
Khái niệm siêu thị 

Hàng hóa ở Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho c ác siêu thị Việt Nam đây r ất đa dạng và được chọn lọc kĩ hơn so với trong chợ hay cửa hàng tạp ph ẩm. Quy mô của siêu thị lớn hơn các cửa hàng tạp ph ẩm (hoặc chợ) v à tương đối nhỏ hơn các trung tâm thương mại”. 

Từ tháng 6/2004 Bộ Thương Mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương) đưa ra định nghĩa chính thức về siêu thị như sau: “Siêu thị là loại cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp ho ặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, đảm bảo chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, có ph ương thức tự ph ục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng”.

1.2. Khái niệm Chuỗi siêu thị

Đây là khái niệm mới xuất hiện gần đây ở Việt Nam, dùng để chỉ tập hợp các siêu thị của một nhà phân phối được đặt ở các địa bàn khác nhau nhưng cùng áp dụng một phương thức kinh doanh thống nhất từ diện mặt hàng, giá cả, phương thức quản lý quầy hàng, gian hàng, trưng bày hàng hóa, biển hiệu và hình thức bên ngoài. 

1.3. Khái niệm hệ thống siêu thị 

Hệ thống siêu thị là mạng lưới tất cả cửa hàng bán lẻ hợp nhất áp dụng phương pháp bán hàng tự phục vụ các hàng hóa tiêu dùng phổ biến của người dân, bao gồm siêu thị nhỏ, siêu thị và đại siêu thị.

Tuy nhiên do sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống phân phối, hiện nay khái niệm siêu thị, chuỗi siêu thị hay hệ thống siêu thị cũng đều muốn nói đến các dạng cửa hàng bán lẻ áp dụng phương thức bán hàng hiện đại.  

Tiêu chí ph ân biệt siêu thị với các loại hình kinh doanh thương mại khác là: phương thức tự phục vụ, diện tích mặt bằng, số lượng mặt hàng tối thiểu và đặc điểm hàng hóa bày bán trong siêu thị là hàng tiêu dùng phổ biến.  
Khái niệm siêu thị


2.  Phân loại siêu thị 

Phân loại siêu thị theo quy mô Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho c ác siêu thị Việt Nam. 

Việc phân loại siêu thị theo quy mô được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng và họ dựa trên hai tiêu chí cơ bản để xác định là diện tích mặt bằng và tập hợp hàng hóa của siêu thị. 

Từ đây có thể phân chia siêu thị ra các loại 
- Siêu thị mini (minimart): là cửa hàng bán lẻ nhỏ, chủ yếu bán hàng thực phẩm theo phương thức tự phục vụ, hợp nhất, thường nằm giữa các khu dân cư đô thị (ở Pháp quy định diện tích bán hàng là từ 120 đến dưới 400 m ). 

- Siêu thị (supermarket): khái niệm đã nêu ở mục 1.1. 

- Đại siêu thị (hypermarket): là các cửa hàng thương mại bán lẻ khối lượng lớn tại một địa điểm, dựa trên nguyên tắc bán hàng tự phục vụ và quy mô lớn hơn rất nhiều so với siêu thị, thường nằm ở ngoại ô thành phố có bãi đỗ xe rộng. 

Căn cứ vào quy mô còn liên quan đến tiêu chí khác là vị trí đặt siêu thị. Theo đó siêu thị nhỏ và siêu thị thường được đặt trong khu cân cư đô thị thì đại siêu thị lại thường được đặt ở vùng ngoại vi thành phố. Ở Việt Nam, trong Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại của Bộ 
Thương mại, siêu thị được phân chia theo 3 cấp như sau
Phân loại siêu thị theo hàng hóa kinh doanh 
Hàng hóa kinh doanh trong siêu thị theo truyền thống là hàng thực phẩm. Tuy nhiên, nhu cầu con người ngày càng đa dạng nên siêu thị ngày nay phục vụ cho tiêu dùng phổ biến của người dân từ thực phẩm đến quần áo, đồ gia dụng …dù thực phẩm vẫn là mặt hàng kinh doanh quan trọng nhất của các siêu thị. Như vậy có thể chia thành: 
Khái niệm siêu thị

- Siêu thị tổng hợp : là siêu thị bán nhiều loại hàng hóa cho nhiều loại khách hàng, ở đó người tiêu dùng có thể mua hầu như tất cả mọi loại hàng hóa phục vụ cho sinh hoạt của mình. 

- Siêu thị chuyên doanh : là các cửa hàng chuyên doanh áp dụng phương thức bán hàng tự chọn như các cửa hàng chuyên bán quần áo, giày dép, đồ nội thất, vật liệu xây dựng… Siêu thị chuyên doanh cung cấp tập hợp hàng hóa hẹp nhưng sâu. Phân loại theo tính chất thật ảo của siêu thị.

Những ứng dụng của công nghệ, đặc biệt là của Internet vào kinh doanh đã tạo ra một loại hình siêu thị mới là siêu thị kinh doanh trên mạng – siêu thị điện tử, siêu thị ảo. Theo tiêu chí thật ảo siêu thị được chia thành: 
Siêu thị truyền thống: Là các siêu thị có mặt bằng cửa hàng, quầy hàng, hàng hóa… thực sự, người mua hàng muốn mua hàng phải đi đến các cửa hàng, tiếp xúc và chọn lựa hàng hóa thực sự. 

Siêu thị điện tử: là siêu thị được thiết lập trên một website, không có quầy hàng thực sự mà tất cả đều là ảo. Khách hàng chỉ cần nối mạng, truy cập vào một website siêu thị điện tử là có thể xem hàng hóa và các thông tin liên quan, so sánh, lựa chọn và quyết định mua, tất cả quá trình mua hàng chỉ là những thao tác đơn giản trên máy tính. 
Khái niệm siêu thị


3. Vị trí, vai trò của siêu thị trong hệ thống phân phối hiện đại  

Tuy nhiên hệ thống siêu thị thường được dùng để chỉ tất cả các cửa hàng bán lẻ hiện đại áp dụng phương thức kinh doanh tự phục vụ. Nếu hiểu theo cách này thì có thể nói siêu thị chiếm vị trí quan trọng nhất trong ngành bán lẻ. 

Không chỉ các nước phát triển nơi siêu thị chiếm thị phần lớn trong các loại hình kinh doanh, ngay ở các nước đang phát triển doanh thu từ siêu thị cũng đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức bán lẻ toàn xã hội. 

Ví dụ như Thái Lan 54% hay Việt Nam là 15,1% (theo điều tra của báo Sài Gòn tiếp thị năm 2006) và có xu hướng tăng lên mỗi năm. 
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho c ác siêu thị Việt Nam.

Vai trò của siêu thị 

Siêu thị là cầu nối quan trọng giữa sản xuất và tiêu dùng. Hệ thống siêu thị giải quyết được rất nhiều mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng hàng hóa. 

Có thể kể đến các vai trò của siêu thị như sau: 

hứ nhất siêu thị giúp cầu gặp cung. Người tiêu dùng có nhu cầu về nhiều loại hàng hóa với khối lượng nhỏ trong khi nhà sản xuất phải sản xuất với khối lượng lớn một số ít chủng loại hàng hóa để đảm bảo lợi nhuận và đạt hiệu quả nhờ quy mô. 

Hệ thống siêu thị giúp nhu cầu người tiêu dùng gặp khả năng cung cấp của nhà sản xuất bằng cách mua hàng hóa của nhiều nhà sản xuất khác nhau và bán lại cho người tiêu dùng tại một địa điểm.
  
Thứ hai siêu thị giải quyết sự chênh lệch về thời gian và không gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Do các nhà sản xuất và những người tiêu dùng ở những nơi khác nhau nên có sự khác biệt về mặt không gian giữa tiêu dùng và sản xuất. 

Về mặt thời gian, sản xuất thường không xảy ra cùng lúc với tiêu dùng nên phải dự trữ hàng hóa, hơn nữa nhiều hàng hóa sản xuất mang tính thời vụ còn tiêu dùng quanh năm hoặc ngược lại. 

Vì vậy, siêu thị góp phần tạo sự ăn khớp về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua dự trữ và phân phối. 

Thứ ba là siêu thị giữ vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội bởi các siêu thị đảm bảo một khâu quan trọng của quá trình này là khâu tiêu thụ. 

Qua quá trình phân phối hàng hóa các siêu thị nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường nên có thể truyền tải những thông tin cần thiết về nhu cầu thị trường cho những người sản xuất để điều chỉnh theo thị trường. Siêu thị là động lực thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển. 

Thứ tư là siêu thị có thể dẫn dắt người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị trường, trên cơ sở đó tăng cường thương mại hàng hóa và phát triển thị trường cho các ngành kinh tế và sản phẩm có lợi thế, cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế đất nước. 

Thứ năm siêu thị giúp giảm thiểu các tầng, nấc trung gian trong hệ thống phân phối, hình thành nên một hệ thống phân phối liên kết dọc vững chắc, giúp giảm thiểu thời gian và chi phí giao dịch, hạ giá thành sản phẩm. 

Văn hóa tiêu dùng trong kinh doanh siêu thị

Văn hóa tiêu dùng trong kinh doanh siêu thị

Khái niệm về văn hóa tiêu dùng và sự khác nhau giữa tâm lý mua sắm của người tiêu dùng tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh (TPHCM).

Khái niệm văn hóa tiêu dùng  

Cho đến nay hầu như  chưa có định nghĩa khái quát nào về  văn hóa tiêu  dùng. Để có được cái nhìn đúng hướng và rõ ràng về văn hóa tiêu dùng chúng  ta cần xuất phát từ định nghĩa văn hóa và cần hiểu được mối quan hệ giữa văn  hóa và văn hóa tiêu dùng. 
Văn hóa tiêu dùng


Các yếu tố  cơ bản nhất trong  định nghĩa văn hóa tiêu dùng là  chủ  thể  văn hóa và  khách thể  văn  hóa. Do  vậy  văn  hóa  tiêu dùng cũng bao  gồm các giá  trị  vật  chất  và  giá  trị  tinh thần tồn tại trong các  sản phẩm tiêu  dùng do con  người  sáng tạo ra để phục vụ cho hoạt động tiêu dùng.  

Khi khái niệm văn hóa được giới hạn trong từng lĩnh vực, chúng ta có  văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh, văn hóa tiêu dùng… Như vậy văn hóa  tiêu dùng chính là văn hóa trong hoạt động tiêu dùng.  

Từ  những lý  luận cơ bản trên  chúng ta có  thể rút ra cách hiểu đơn giản  nhất  văn hóa tiêu dùng là  tất cả  những gì  liên quan đến tiêu dùng,  bao gồm các  sản  phẩm  tiêu  dùng  và phong   cách,  tập  qu án  tiêu  dùng  làm  cho  quan  Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và  TP.HCM và giải pháp cho các  siêu thị  Việt Nam  điểm tiêu dùng của các cá  nhân, các cộng  đồng, các dân tộc có  những nét  khác biệt nhau. 

Nghiên cứu  văn  hóa tiêu dùng tức  là  nghiên cứu  tâm  lý,  thị  hiếu, thói  quen  tiêu  dùng,  khả  năng  thanh  toán  của  người  tiêu  dùng  đối  với  các  sản  phẩm tiêu dùng. Trước đó cần phải tìm hiểu về  sự khác biệt môi trường sống  có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng. 

Nghiên cứu văn hóa  tiêu dùng là  một khâu quan trọng trong nghiên cứu thị  trường, giúp các nhà  kinh doanh tung ra các sản phẩm phù  hợp với sở  thích và  bản sắc của từng  dân tộc, từng  nền  văn hóa nhằm thu  được lợi nhuận cao và  kinh doanh bền  vững.  

Các yếu tố cấu thành nên văn hóa tiêu dùng  

Các yếu tố cấu thành nên văn hóa tiêu dùng, bao gồm chủ thể tiêu dùng  (người tiêu dùng và  người sáng tạo ra sản phẩm tiêu dùng) và khách thể tiêu  dùng (các sản phẩm tiêu dùng).  

 Chủ thể tiêu dùng  

Tiêu dùng là  hoạt  động nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người, do vậy  khi nghiên cứu chủ thể tiêu dùng cần đi sâu tìm hiểu người tiêu dùng với vai  trò  là  chủ thể tiêu dùng cũng như  nhu cầu và  quá trình thông qua quyết định  mua hàng của họ. 
 
Văn hóa tiêu dùng sự khác nhau giữa Hà Nội và THCM
*Người tiêu dùng:  là  những người  mua sắm hàng hóa, dịch vụ  phục  vụ cho tiêu dùng của cá nhân, gia đình hoặc một nhóm người vì nhu cầu sinh  hoạt. Tập hợp những người tiêu dùng tạo nên thị  trường người tiêu dùng với  những đặc trưng cơ bản sau:  

 + Khách hàng rất khác nhau về tuổi tác, giới tính, thu nhập, trình độ văn  hóa và sở thích tạo nên tính đa dạng trong nhu cầu của họ trong việc mua sắm  và sử dụng hàng hóa.   

 + Có quy mô lớn và thường xuyên gia tăng.  Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và  TP.HCM và giải pháp cho các  siêu thị  Việt Nam  

+ Thị  trường người tiêu dùng bao gồm người mua sắm nhằm mục đích  tiêu dùng cá  nhân. Hành vi mua hàng của họ  mang  đậm dấu  ấn cá  nhân của  mỗi người, qua đó phần nào thể  hiện văn hóa tiêu dùng của người đó. 

Do đó  nhu cầu cá nhân luôn có nhịp độ thay đổi nhanh chóng hơn mọi nhu cầu khác.  Trong xã hội hiện đại người tiêu dùng ngày càng đóng vai trò quan trọng  thậm chí quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. 

Đối với một dân  tộc, quốc gia, người tiêu dùng là nhân tố tạo ra và thay đổi văn hóa tiêu dùng  của  dân  tộc,  quốc  gia  đó.  Một  khi  đã  tham  gia  vào  sân  chơi  chung  WTO,  chúng ta cần quan tâm nhiều hơn,  đáp  ứng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng  Việt Nam nếu không muốn những người nước ngoài chiếm thị phần lớn trong  thị trường người tiêu dùng Việt Nam.  
* Nhu cầu  tiêu dùng:  đây  là  khái niệm căn bản trong  hoạt  động tiêu  dùng. Nhu cầu là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự  thỏa mãn cơ  bản  nào  đó.  

Nhu cầu  không  giống  nhau  ở  mỗi  người  và  ở  mỗi thời  điểm  khác nhau. Để lý giải điều này, chúng ta có thể tham khảo tháp nhu cầu đưa ra  bởi Abraham Maslow ( 1954). Theo đó, nhu cầu của con người được sắp xếp theo trật tự  hình tháp từ  dưới lên, từ  nhu cầu cơ  bản nhất  đến nhu cầu  ít cơ  bản nhất.   

Thứ  tự  quan trọng của chúng là: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu  cầu xã hội, nhu cầu được quý trọng và nhu cầu tự khẳng định mình.  

Sơ đồ 1: Tháp nhu cầu của Maslow  
 + Nhu cầu sinh lý: nhu cầu về ăn, mặc, ở, tình dục…  
 + Nhu cầu an toàn: nhu cầu được bảo vệ, an tâm trước nguy hiểm  
 + Nhu cầu xã hội: nhu cầu được giao lưu tình cảm với xã hội.  
 +  Nhu  cầu  được  quý  trọng:  muốn  được  tôn  trọng,  công  nhận  về  năng  lực.  
 + Nhu cầu tự khẳng định mình: nhu cầu thể hiện bản thân qua hành động  

Theo  Maslow,  con  người  luôn  cố  gắng  thỏa  mãn  nhu  cầu  quan  trọng  nhất trước tiên. Đây là  những nhu cầu thiếu hụt vì  nếu thiếu các nhu cầu này  con người sẽ đấu tranh để  có được nó.

Khi nhu cầu đó đã được thỏa mãn rồi  con người sẽ hướng tới thỏa mãn nhu cầu quan trọng tiếp theo và  cứ thế  nhu  cầu của con  người càng  ngày càng phát triển  và  đòi  hỏi cao hơn bởi  những  nhu cầu bậc cao luôn khó  để  đạt  đến hơn và  phải thỏa mãn nhu cầu cơ  bản  mới có thể  hướng tới nhu cầu bậc cao này. 

Quá trình tiêu dùng theo đó  cũng  diễn ra liên tục bởi một nhu cầu được thỏa mãn sẽ tạo ra một chuỗi những nhu  cầu khác. Như vậy, những nhu cầu cơ bản đóng vai trò như nguồn định hướng  và  những nhu cầu cao hơn là  những nấc thang trong hoạt động tiêu dùng của  một cá nhân. Việc biết được một cá nhân đang có nhu cầu nào trong tháp nhu  
Văn hóa tiêu dùng sự khác nhau giữa Hà Nội và THCM

Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và  TP.HCM và giải pháp cho các  siêu thị  Việt Nam  cầu sẽ  giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc xác định các biện pháp nhằm  thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.   

Có  thể  thấy  nhu cầu  tồn tại  như  một phần cơ  bản thuộc bản chất con người trước khi các doanh nghiệp làm nên sản phẩm. Doanh nghiệp không tạo ra nhu cầu mà  là tác động đến nhu cầu bằng cách làm ra sản phẩm thích hợp nhất  với  người  tiêu  dùng  mục  tiêu.  Luôn  tồn  tại  những  nhu  cầu  chưa  được  thỏa mãn, thậm chí  chưa được gọi tên, do  đó  các doanh nghiệp Việt Nam sẽ  luôn có thị phần nếu biết cách đáp ứng tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng Việt  Nam.   
Quá trình thông qua quyết định mua hàng: đây là quá trình nhu cầu của con người được thể hiện ra thành mong muốn, yêu cầu cụ thể đối với sản phẩm hay nói cách khác thể hiện ở hành vi tiêu dùng của con người. 

Đó chính là  quá  trình  đấu  tranh  giữa  mong  muốn  đạt  đến  nhu  cầu  cao  hơn  của  con người với những tác nhân của môi trường làm cho nhu cầu  đó  có  xu hướng xuống bậc thấp hơn. Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng là  nghiên cứu  ảnh hưởng của các tác nhân này. 
Văn hóa tiêu dùng sự khác nhau giữa Hà Nội và THCM

Theo Philip Kotler các tác nhân đuợc chia thành  4 nhóm: các yếu tố văn hóa, các yếu tố xã hội, các yếu tố cá nhân và các yếu  tố  tâm lý. Các yếu tố  này ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, nhiệm vụ của  họ  là  nghiên  cứu  và  theo  dõi  chúng  để  hiểu  biết  về  hành  vi  người  tiêu dùng. Có thể thấy tác động của các yếu tố đến ý thức người mua qua mô hình   

Các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến hành vi của ngƣời tiêu dùng   
  • Văn hóa  
  • Xã hội  
  • Nền văn hóa 
  • Nhóm tham khảo
  • Cá nhân  
  • Tuổi và đường đời 
  • Tâm lý  
  • Nghề nghiệp 
  • Động cơ  
  • Nhánh văn                                                                                  
  • Gia đình 
  • Hoàn cảnh KT
  • Nhận thức văn hóa                                                                                        
  • Lối sống 
  • Hiểu biết  
  • Tầng lớp 
  • Vai trò và địa vị
  • Cá tính và tự ý thức 
  • Niềm tin, thái độ  
  • XH  

Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và  TP.HCM và giải pháp cho các siêu thị  Việt Nam  Nguồn: Quản trị Marketing , Philip Kotler (2003), trang 198  
 -  Các yếu tố văn hóa: bao gồm nền văn hóa, nhánh văn hóa và tầng lớp xã hội của một con người.  

+ Nền văn hóa: Nền văn hóa là nguồn gốc cơ bản nhất của những hành  vi  của  một  người.  Những  giá  trị  văn  hóa  đi  sâu  vào  tâm  thức  của  một  con  người. Khi tiêu dùng, mọi sở thích, mong muốn, cách thức lựa chọn của một người đều phản ánh rõ nét những giá trị văn hóa mà người đó đã và đang chịu  ảnh hưởng. 
Văn hóa tiêu dùng sự khác nhau giữa Hà Nội và THCM

+ Nhánh văn hóa: Mỗi  nền  văn  hóa  đều  có  những  nhánh  văn  hóa  nhỏ  hơn tạo nên những đặc điểm đặc thù hơn, bao gồm các dân tộc, tôn giáo, các  nhóm chủng tộc và các vùng địa lý. Những yếu tố này luôn có ảnh hưởng sâu  sắc tới sự quan tâm, cách đánh giá về giá trị hàng hóa, dịch vụ của mỗi người.   

 +  Tầng lớp x ã hội: Sự tồn tại các tầng lớp xã hội  là vấn đề tất yếu trong  hầu hết mọi xã hội. Các tầng lớp xã hội (đẳng cấp xã hội) có một số đặc điểm.  

Thứ nhất là sự hình thành tầng lớp xã hội không chỉ phụ thuộc vào một yếu tố  duy nhất là của cải mà là sự kết hợp của trình độ văn hóa, nghề nghiệp, những định hướng giá trị và những yếu tố đặc trưng khác. 

Thứ hai là các tầng lớp xã hội là những bộ phận tương đối đồng nhất và bền vững trong xã hội, được xếp  theo thứ bậc và  gồm những thành viên có  chung những giá trị, mối quan tâm và  hành vi. Thứ ba là  địa vị  xã  hội của con người được xem là  cao hay thấp  tùy theo tầng lớp xã hội của họ, địa vị này có thể thay đổi trong cuộc đời họ. 
 
Văn hóa tiêu dùng sự khác nhau giữa Hà Nội và THCM
Các yếu tố xã hội:  Hành vi người tiêu dùng cũng chịu  ảnh hưởng của các yếu tố xã hội như nhóm tham khảo, gia đình và vai trò và địa vị xã hội.  

 +  Nhóm  tham  khảo:  Nhóm  tham  khảo  của  một  người  bao  gồm  những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thái độ hay hành vi của người  đó. Đây là nhóm mà một cá nhân xem như một sự tham khảo khi hình thành thái độ  và  quan điểm của mình. Nhóm tham khảo thứ  nhất là  nhóm sơ cấp, gồm gia  đình, bạn bè, hàng xóm,  đồng nghiệp …  có  ảnh hưởng trực tiếp  

Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và  TP.HCM và giải pháp cho các siêu thị  Việt Nam  đến thái độ, hành vi của các thành viên. 

Nhóm thứ  hai là  nhóm thứ  cấp như các nhóm tôn giáo, nghề  nghiệp, công  đoàn…  ít  đòi hỏi các thành viên giao tiếp thường xuyên hơn. Ngoài ra con người cũng chịu  ảnh hưởng của những nhóm mà họ không là thành viên như nhóm ngưỡng mộ và nhóm tẩy chay. 

Các nhóm tham khảo tác động đến hành vi một cá  nhân theo ba cấp độ khác nhau tùy theo sản phẩm và  nhãn hiệu.  

Có  thể  chia các nhóm thành hai nhóm theo cách phân loại như  trên hoặc thành ba nhóm tùy vào cấp  độ  ảnh hưởng của nhóm đó : nhóm một là nhóm gây ảnh hưởng đến hành vi và phong cách  mới của cá  nhân,  nhóm hai  tác  động  đến thái  độ  và  quan  niệm của cá nhân về bản thân mình, nhóm ba gồm những cá nhân tạo ra những ảnh hưởng có tính chất áp lực buộc thành viên phải tuân theo và có thể tác động đến cách lựa chọn sản phẩm của người đó. 
 
Văn hóa tiêu dùng sự khác nhau giữa Hà Nội và THCM
 +  Gia đình: Gia đình là yếu tố  có  ảnh hưởng mạnh thậm chí  quan trọng nhất tới hành vi tiêu dùng một cá  nhân bởi hai lý  do: một là  giáo dục từ  gia đình tạo thành  những chuẩn  mực cơ  bản  nhất  đối  với  một  người;  hai  là  gia đình  là  chủ  thể  tiêu  dùng  quyết  định  số  lượng,  cơ  cấu  hàng  hóa  trên  thị trường.   

Có  thể  phân biệt hai gia  đình  trong  đời sống người mua. Gia đình  định hướng gồm bố  mẹ  của người  đó, những người  định hướng cho một cá  nhân đối với tôn giáo, chính trị, kinh tế, tình yêu…  

Ảnh hưởng trực tiếp hơn  đến hành vi mua sắm hàng ngày là gia đình riêng của người đó, tức là vợ chồng và con cái. Ảnh hưởng của các thành viên lẫn nhau không đơn thuần là mối quan hệ một chiều như trong gia đình định hướng mà đa chiều hơn rất nhiều do vai trò  và  vị  trí  của chồng, vợ  rất khác nhau trong mỗi gia  đình. 

Tùy thuộc vào loại sản phẩm, vai trò  họ  nắm giữ  trong gia  đình, trình  độ  hiểu  biết và  kinh nghiệm về  hàng hóa khác nhau mà  cách mua sắm của các gia đình khác biệt nhau.   

Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và  TP.HCM và giải pháp cho các siêu thị  Việt Nam  

+  Vai trò và địa vị: Mỗi người có thể tham gia vào rất nhiều nhóm trong  xã hội. Vị trí của họ trong mỗi nhóm được xác định căn cứ vào vai trò và địa vị  của  họ  trong  nhóm.  Với  gia  đình  một  cá  nhân  có  thể  giữ  vai  trò  là  một  người con,  người chồng,  người bố. 

Ở  công ty anh ta  lại có  thể  là  giám  đốc nhân sự. Cá  nhân thể  hiện  vai  trò  của  họ  thông qua các  hoạt  động  gây  ảnh hưởng tới những người xung quanh.   

Mỗi vai trò  đều gắn với một  địa vị, phản  ánh sự  kính trọng của xã  hội  đối với cá  nhân  đó. Cá  nhân gây  ảnh hưởng càng lớn tới những người xung quanh địa vị của cá nhân đó càng cao trong nhóm. 

Do đó người ta thường lựa chọn những sản phẩm thể  hiện  được vai trò  và  địa vị  của mình trong xã  hội. Các doanh nghiệp cần tạo cho sản phẩm của mình khả năng thể hiện địa vị xã hội của người sử dụng chúng song cũng cần lưu ý rằng biểu tượng địa vị thay đổi theo các tầng lớp xã hội và theo vùng địa lý.
  
Các yếu tố  cá  nhân:  Các đặc  điểm cá  nhân có  ảnh hưởng khá  mạnh đến  quyết  định của  người  mua,  nhất  là  tuổi tác  và  đường  đời,  nghề  nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối sống và cá tính và tự ý thức của người đó.  

+  Tuổi tác và  đường đời: Có  thể  thấy tuổi tác  làm thay  đổi tâm sinh lý mỗi người  đồng thời làm thay  đổi cách thức mua sắm của người  đó. 

Đường đời (chu kỳ  sống của gia đình) cũng có  quan hệ  chặt chẽ  với tiêu dùng. Sản phẩm phục vụ  cho sinh hoạt của một người  độc thân không giống những gì dành cho một gia đình trẻ, càng khác xa với một gia đình có con cái đã tự lập. 

Sự khác biệt này có bởi nhu cầu, khả năng tài chính, nhận thức của mỗi người gắn chặt với độ tuổi, chu kỳ  sống và khác nhau ở  mỗi độ tuổi và đường  đời.  

Các doanh nghiệp khi chọn tuổi tác và đường đời làm tiêu chí phân khúc thị trường cần lưu ý đến những đặc trưng tâm sinh lý ở mỗi giai đoạn, đặc biệt ở những thời điểm mang tính bước ngoặt từ  độ  tuổi này sang  độ  tuổi khác, có tác động lớn tới sự  lựa chọn hàng hóa..., thậm chí  nhiều loại hàng hóa trước đó bị tẩy chay giờ lại được ưa chuộng.   

Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và  TP.HCM và giải pháp cho các  siêu thị  Việt Nam  

 + Nghề nghiệp : Nghề nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến loại sản phẩm được chọn. Doanh nghiệp cần cố  gắng nhận biết khách hàng theo nhóm nghề nghiệp khác nhau và  quan tâm thích  đáng  đến sự  khác biệt nhu cầu của các nhóm.  Thậm chí  doanh  nghiệp có  thể  chuyên  môn  hóa việc sản xuất những sản phẩm cho một nhóm nghề nghiệp nào đó. 
+  Hoàn  cảnh  kinh  tế:  Khả  năng  mua  sắm  thực  tế  của  một  người  phụ  thuộc vào hai yếu tố: khả năng tài chính của họ và hệ thống giá cả hàng hóa,  dịch vụ. 

Vì  vậy hoàn cảnh kinh tế bao gồm: thu nhập, phần tiết kiệm, nợ  và  khả  năng vay mượn, quan  điểm về  chi tiêu-  tích lũy… có  ảnh hưởng rất lớn đến  cách  thức  tiêu  dùng  của  mỗi  người.

Các  nhà  kinh  tế  học  nhận  thấy  sự nhạy cảm về cầu của các loại hàng hóa khác nhau phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập thực tế  –  thu  nhập  danh  nghĩa tính theo chỉ  số  giá  tiêu dùng  -  của  họ.  
Điều này  đòi hỏi các công ty phải  thường xuyên theo dõi những biến  động hoàn cảnh kinh tế  của các cá  nhân và  những biến  động giá  cả, lãi  suất, lạm phát để điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù hợp.  

+ Lối sống :  Lối sống của  một  người thể  hiện qua  hành  động, sự  quan tâm và  quan điểm của người đó  về  môi trường xung quanh. Những người có cùng xuất thân từ  một nhánh văn hóa, tầng lớp xã  hội,  cùng nghề  nghiệp và hoàn cảnh gia  đình có  thể  có  những lối sống hoàn toàn khác nhau. Lối sống phác họa một cách đầy đủ và sinh động nhất chân dung một con người. 

Sự lựa chọn hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng thể hiện lối sống của họ. Các nhà kinh doanh cần tìm kiếm những mối quan hệ  giữa sản phẩm của mình và các nhóm theo cùng lối sống.   

+  Cá  tính và  tự ý  thức: Đây là  yếu tố  về  những  đặc tính tâm lý  nổi bật của  mỗi  người tạo ra thế  ứng  xử  có  tính  ổn  định  và  nhất  quán  đối  với  môi trường xung quanh như  tính tự  tin, tính thận trọng, tính năng  động, tính cởi mở …Cá tính và ý thức về bản thân có mối quan hệ chặt chẽ với thói quen bộc  lộ trong hành vi mua sắm.  

Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và  TP.HCM và giải pháp cho các  siêu thị  Việt Nam  

-   Các yếu tố  tâm lý :  Các yếu tố  tâm lý  gồm các yếu tố  động cơ, nhận thức, niềm tin, thái độ.  

+ Động  cơ:  là  nhu cầu  đã  có  đủ  sức  mạnh  để  thôi thúc  người  ta  hành  động. Cơ sở hình thành động cơ chính là nhu cầu.  

+ Nhận thức: động cơ  thúc đẩy con người hành  động, song hành  động con người diễn ra phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của họ về môi trường xung quanh. Đó  là  một quá  trình thông qua  đó  cá  thể  tuyển chọn, tổ  chức và  giải thích thông tin  đầu vào để  tạo ra một bức tranh có  ý  nghĩa về  thế  giới xung  quanh.   

+  Sự  hiểu  biết:  Khi  con  người  hành  động  họ  cũng  đồng  thời  lĩnh  hội  được  tri  thức;  tri  thức  mô  tả  những  thay  đổi  trong  hành  vi  của  cá  thể  bắt  nguồn từ kinh nghiệm.

Đó  là kết quả  của sự tương tác giữa động cơ,  tác  nhân  kích  thích  (hàng  hóa  cụ  thể),  những  gợi  ý,  sự  đáp  lại  và  củng  cố  (phản ứng người mua khi sử dụng hàng hóa so với những mong đợi của họ về hàng  hóa  đó).  

Vậy  doanh  nghiệp  có  thể  tạo  ra  nhu  cầu  với  sản  phẩm  bằng cách gắn liền nó  với những tác nhân kích thích mạnh mẽ, những gợi ý  tốt và đảm bảo sự củng cố tích cực.  

+ Niềm tin và thái độ : Thông qua hoạt động và tri thức, người ta có được niềm tin và thái độ. Những yếu tố này lại có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của con người. Niềm tin là  một  ý  nghĩ  khẳng  định của con người về  một sự việc nào  đó.  

Thái  độ  là  sự  đánh giá  những tình cảm và  là  những xu hướng hành động có tính chất tốt hay xấu về một khách thể nào đó. Niềm tin và thái độ dẫn con người đến quyết định thích hay không thích một đối tượng nào đó, đến với nó hay xa rời nó. 

Những yếu tố này rất khó thay đổi, đòi hỏi nhận  thức  lâu  dài  vì  nó  dẫn  dắt  họ  hành  động  theo  một  thói  quen  khá  bền  vững  mà  người  ta  có  thể  tiết  kiệm  được  công  sức  và  sự  suy  nghĩ  khi  hành  động.  

Trên đây ISaac chia sẻ kiến thức khái niệm văn hóa tiêu dùng, và sự khác biệt giữa tâm lý tiêu dùng khách hàng Hà Nội và THHCM khi mua sắm tại siêu thị.
Công ty Sữa Vinamilk hoàn tất mua lại sữa Mộc Châu

Công ty Sữa Vinamilk hoàn tất mua lại sữa Mộc Châu

Vinamilk đã hoàn thất thủ tục để mua thêm cổ phần của hãng sữa Mộc Châu, như vậy Vinamilk đã mua sữa mộc châu thành công để hoàn thiện hệ sinh thái mô hình sản xuất, phân phối sữa Vinamilk của mình.

1. Công ty sữa Vinamilk đàm phán thành công

Theo đó vào ngày 5/11/2019 vừa qua, CTCP Invest Tây Đại Dương bất ngờ thông báo đăng ký bán 41,3 triệu cổ phiếu GTN trong tổng số 71,3 triệu cổ phiếu đang sở hữu, tương đương giảm tỷ lệ sở hữu xuống 12% trong trường hợp giao dịch thành công.
Công ty sữa Vinamilk mua lại sữa Mộc Châu

Ở chiều ngược lại, nếu mua vào thành công số cổ phiếu trên, VNM sẽ sở hữu gần 143 triệu cổ phiếu, qua đó nắm hơn 56% vốn GTN. Với tỷ lệ sở hữu này, cộng thêm việc đã nắm giữ cổ phần biểu quyết tại GTN trong thời hạn liên tục hơn 6 tháng, VNM có thể đề cử tối đa 4 ứng viên vào vị trí thành viên HĐQT, 4 ứng viên vào vị trí Ban Kiểm soát. Tất nhiên, các cá nhân này đều phải thỏa mãn điều kiện nắm ít nhất 5% tổng số cổ phần GTN có quyền biểu quyết liên tục ít nhất 6 tháng.

2. Vinamilk chiếm bao nhiêu cổ phần của sữa Mộc Châu

Hiện tại, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM) đang là cổ đông lớn nhất tại GTN khi sở hữu 40,68% vốn, tương ứng sở hữu 101,7 triệu cổ phiếu. Trong báo cáo tài chính mới nhất, Vinamilk cho biết đã chi ra 1,479 tỷ đồng vào GTN (doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Mộc Châu Milk).

Nếu Vinamilk mua số cổ phiếu của Invest Tây Đại Dương thì sẽ tăng sở hữu lên 143 triệu cổ phiếu, tương ứng 57,2% vốn.

Về hoạt động kinh doanh, trong quý 3/2019, GTN ghi nhận doanh thu tăng 9% so với cùng kỳ lên 833 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc gia tăng chi phí bán hàng, quảng bá khiến lợi nhuận sau thuế giảm 4% xuống 22 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần đạt gần 2.270 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ và thực hiện được 66% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 64 tỷ đồng, giảm 44,5% so với cùng kỳ và cách xa mục tiêu lãi 300 tỷ đồng cho năm 2019. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ chỉ hơn 7 tỷ đồng.

Vinamilk hoàn chỉnh hệ sinh thái sữa

Theo báo cáo tài chính quý 3/2019, GTNfoods đạt doanh thu 834 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ. Giá vốn của công ty tăng thấp hơn do đó, biên lợi nhuận gộp đạt 15%. Do tăng mạnh chi phí bán hàng, quảng bá sản phẩm, doanh thu tài chính giảm do đó lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ đạt 22,3 tỷ đồng, giảm 3,9% so với cùng kỳ.

Luỹ kế 9 tháng năm 2019, GTNfoods đạt doanh thu thuần 2.270 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế khoảng 64 tỷ đồng, giảm 44,5% so với cùng kỳ. GTNfoods cũng chưa đạt so với kế hoạch năm.

Tính đến hết quý 3/2019 tổng tài sản công ty đạt 4.775 tỷ đồng, tăng 46 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Hàng tồn kho giảm 94 tỷ đồng, xuống còn 316 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả gần 978 tỷ đồng, trong đó vay nợ thuê tài chính ngắn hạn gần 38 tỷ đồng và vay nợ thuê tài chính dài hạn hơn 2 tỷ đồng.

Dù vậy, GTNfoods vẫn có sức hút đặc biệt với Vinamilk. Giá trị tài sản lớn nhất của GTNfoods đó là sở hữu chi phối Tổng công ty Chè Việt Nam (Vinatea), Sữa Mộc Châu và thương hiệu rượu vang Ladofoods. Sau quá trình tái cơ cấu, GTN thâu tóm Vilico đã dành nhiều tâm sức và tài chính để đầu tư cho Sữa Mộc Châu, nâng tầm thương hiệu này.

Đặc biệt, Sữa Mộc Châu có nhiều cơ hội xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc với khoảng cách địa lý gần, chất lượng sữa tươi đảm bảo. Hiện tại Sữa Mộc Châu đang hoàn thành các thủ tục đăng ký xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc với sản lượng trước mắt dự kiến từ 15-20 nghìn tấn sữa/năm.

GTNfoods chính là mảnh ghép cuối để hoàn tất việc Vinamilk đã mua sữa mộc châu và Vinamilk hoàn chỉnh hệ sinh thái sữa của mình.
Nguồn: tổng hợp
Vì sao siêu thị mini, tiệm tạp hóa cháy hàng đồ uống

Vì sao siêu thị mini, tiệm tạp hóa cháy hàng đồ uống

Tại các khu vực nước bị nhiễm dầu thải ở các quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông… có rất nhiều cửa hàng tạp hoá, siêu thị mini thông báo đã hết hàng nước đóng chai to loại 5L, 20L.
Nhiều siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa không có nước để bán

Dạo quanh các tuyến phố Trần Bình, Dương Khuê,… quận Cầu Giấy là khu đông dân cư do có nhiều trường học, chung cư, công sở… Do đó, tại đây, có rất nhiều cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini tại Hà Nội  phục vụ các nhu cầu của người dân.

Tuy nhiên, những ngày gần đây, mỗi khi có khách hàng vào các cửa tiệm tạp hóa trên địa bàn hỏi mua nước đóng chai loại bình 5L hay 20L đều nhận được cái lắc đầu ái ngại của người bán hàng.

Theo anh Sơn, chủ một tiệm tạp hóa trên đường Dương Khuê (Cầu Giấy) cho hay, những ngày gần đây, do nguồn nước bị ô nhiễm, đặc biệt, hiện nay, nước đã bị cắt hoàn toàn, người dân trong khu vực phải đổ xô đi mua nước đóng chai. Hiện tại, các loại bình nước to dung tích 5L, 20L đã “cháy” hàng.

“Tối hôm qua (16/10), phải đến 10 giờ đêm, công ty nước chuyển cho nhà tôi 10 thùng nước loại bình 5L (40 bình) nhưng chỉ 5 phút sau khi nhận hàng, hàng xóm xung quanh đã sang mua hết. Loại bình 20L thì đã hết hàng từ vài ngày nay, tôi nghĩ với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng như hiện nay công ty nước cũng không xử lý kịp để cung cấp.

Mấy ngày hôm nay, ngày nào, mọi người dân sống xung quanh đây đều sang hỏi nhà tôi xem đã có nước chưa? Tôi cũng đã phải gọi điện thúc giục đơn vị cấp nước liên tục để kịp lấy nước về phục vụ bà con nhưng vẫn không dám hứa trước với ai vì thời gian này hàng về rất chậm.” Anh Sơn cho hay.
Cửa hàng tạp hóa ở Quận Cầu Giấy

Ngoài ra, vị chủ hàng tạp hóa này đánh giá, tình trạng người dân phải đi mua nước đóng chai có thể sẽ còn diễn ra trong một thời gian dài do nếu được cấp nước trở lại thì đường ống, bể chứa cũng còn dư lượng chất bẩn. 

Tuy tình trạng thiếu nước trầm trọng như vậy nhưng các chủ hàng tạp hóa, siêu thị trong khu vực cũng “bó tay” do lượng hàng các đơn vị cung cấp nước đóng chai có hạn không đủ phục vụ. 

Chị Thủy, một chủ tiệm tạp hóa khác trên phố Trần Bình (Cầu Giấy) cũng cho hay, hiện nay, nước đóng chai là mặt hàng “về bao nhiêu hết bấy nhiêu” nên dù đã liên hệ công ty cấp nước nhập thêm gấp hơn 3 lần bình thường vẫn không đủ cung cấp cho người dân.

“Nhà chúng tôi kinh doanh nhỏ, ngày thường chỉ tiêu thụ trung bình khoảng 3 thùng nước loại 5L (12 bình), những ngày gần đây, mỗi ngày nhập về đến 10 thùng (40 bình) vẫn không đủ cung cấp cho khách. Hàng cứ về bao nhiêu là hết bấy nhiêu, kể cả đêm tối, nước về là có khách sang lấy.” chị Thủy thông tin.

Theo chị Nguyễn Thị Hằng, trú tại CT3, tòa D22 chung cư Bộ Tư lệnh Biên phòng (Trần Vỹ, Cầu Giấy) cho biết, do tòa nhà có bể chứa ngầm nên dù đã bị cắt nước gia đình không biết. Đến khi không có nước sử dụng, cả nhà chị mới “nháo nhào” đi kiếm nước sử dụng.

“Tôi được biết, nguồn nước đã bị cắt từ ngày 15 nhưng do tòa nhà có bể ngầm nên vẫn có nước sử dụng. Do ban quản lý không thông báo, đến khi hết sạch nước, chúng tôi mới tá hỏa, cả nhà nháo nhào đi mua nước để nấu nướng. Tuy nhiên, việc mua được nước sạch của các hãng lớn như Aqua, Lavie… cũng rất khó. 

Tôi mua được một bình 20L có tên hãng khá lạ nhưng vẫn phải dùng tạm để nấu nước, muốn uống cũng phải đun lên. Về việc tắm giặt, chúng tôi phải đi sang chỗ người nhà ở các khu vực không bị ảnh hưởng chứ xung quanh đây, nước nhà ai cũng ô nhiễm hết.” Chị Hằng chia sẻ.

Không chỉ tại quận Cầu Giấy, các khu vực bị ảnh hưởng do nước bị ô nhiễm những ngày qua đang rất “chật vật” tìm nước sạch.

Hiện tại, rất nhiều cửa hàng tạp hóa tại Khu đô thị Linh Đàm quận Hoàng Mai, và Hà Đông đều trong tình trạng khan hàng nước đóng bình do nhu cầu sử dụng của người dân tăng so với ngày thường. Lượng người mua nước tăng đột biến nên các chủ cửa hàng liên tục phải gọi cho đại lý để cung cấp. 

“Hiện tại, mọi người thường mua bình loại 10 -20 lít nước khoáng để thay thế hoàn toàn cho nước dùng sinh hoạt hằng ngày. Nước khoáng hiện nay là mặt hàng cháy hàng luôn, lượng hàng về không đủ để bán so với nhu cầu người dân” - một người bán hàng tại quận Hoàng Mai cho biết.

Đối với người dân sống ở quận Thanh Xuân, nỗi lo về chất lượng không khí do sự cố cháy Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông chưa hết nay lại thêm nỗi lo về nguồn nước.

“Tôi đã phải đi thuê nhà ở nơi khác sau vụ Rạng Đông cách đây không lâu. Mới đây, khi đã bớt lo ngại để quay về thì lại gặp vụ ô nhiễm nước. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt của tôi. Rất mong chính quyền có những giải pháp khắc phục để người dân như tôi ổn định cuộc sống” - một người dân ở đây cho hay.

Trước đó chiều ngày 15/10, Thành phố Hà Nội đưa ra khuyến cáo người dân không sử dụng nước do Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco), để ăn uống. Do đó, rất nhiều hộ dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã phải mua nước đóng bình dung tích lớn để sinh hoạt.
Theo danviet.vn

20 chiêu giúp siêu thị tăng doanh số bán hàng

20 chiêu giúp siêu thị tăng doanh số bán hàng

Làm cách nào để siêu thị có thể tăng doanh số một cách nhanh chóng và đột biến. Hãy cùng Isaac áp dụng 20 tuyệt chiêu giúp cho siêu thị tăng doanh thu bán hàng và khách hàng mua hàng với số lượng nhiều hơn.
Chiêu giúp cho siêu thị tăng doanh thu bán hàng


1. Khiến khách hàng mua nhiều hàng hơn

Người tiêu dùng luôn muốn mua sản phẩm với số lượng lớn để tiết kiệm tiền vì đằng nào họ cũng sẽ phải dùng nên thường có xu hướng mua số lượng nhiều. Khách hàng thường không có thói quen kiểm tra kỹ từng sản phẩm trước khi quyết định mua với số lượng lớn. 

Chính vì vậy, siêu thị mini nên đưa ra chương trình khuyến mại khiến khách hàng mua với số lượng nhiều hơn.

2. Tủ khóa để đựng đồ vốn không dùng để tránh tình trạng mất cắp

Các siêu thị không để tủ đồ cho khách với mục đích chống trộm mà mục đích chính của việc này là giúp khách hàng ung dung mua sắm mà không phải lo mang vác đồ nặng.

3. Giá bán trên tờ rơi có thể làm ảo

Mức giá niêm yết trên tờ rơi thường khiến khách hàng cảm thấy cần phải mua món đồ in trên đó vì quá hấp dẫn. Khách hàng hay tới siêu thị đến để mua số lượng nhiều hơn nhiều so với giá in trên tờ rơi. Ngoài ra, đây cũng là cách chiêu thức thu hút khách hàng cho siêu thị, khách hàng thường dễ dàng chấp nhận quảng cáo nói quá  để câu kéo khách hàng.

4. Tăng kích thước xe đẩy khiến bạn mua sắm nhiều và lâu hơn

Thiết kế của những chiếc xe đựng đồ là theo hình thang. Điều này tạo cảm giác chưa mua được nhiều với người tiêu dùng. Bạn sẽ cảm giác mình cần mua thêm nữa cho đến khi đầy chiếc xe đẩy.

Cứ mỗi năm trôi qua, chiếc xe đẩy lại có dung tích lớn hơn. Theo các chuyên gia, từ năm 2009, kích cỡ của xe đẩy ở siêu thị đã tăng gần gấp đôi, dẫn đến hoạt động mua bán tăng 40%.
Chiêu giúp cho siêu thị tăng doanh số bán hàng

Hơn nữa, sàn của các siêu thị thường được làm từ lớp gạch nhám khiến cho những chiếc xe đẩy trống rỗng luôn rung lên và lắc lư. Điều này sẽ làm bạn đi chậm hơn và thấy nhiều sản phẩm trên kệ bán. Cảm giác muốn lấp đầy sẽ khiến bạn muốn mua nhiều hàng hơn.

5. Sử dụng nhạc chậm để giữ chân khách hàng

Một mánh khóe mà tất cả các siêu thị đều sử dụng đó là sử dụng nhạc có giai điệu chậm hơn nhịp tim. Điều này giúp khách hàng cảm thấy thư giãn, nhẹ nhàng, chậm rãi mua hàng lâu hơn tại siêu thị.

6. Tặng quà miễn phí nhưng thực chất bạn vẫn phải trả tiền

Cách thức mà nhiều siêu thị sử dụng là được nhận quà miễn khi bạn đã bỏ ra một khoản tiền nhất định. Đây là một cách maketing đơn giản mà các nhà bán lẻ tạo ra. Khi bạn muốn sở hữu món quà tặng hấp dẫn đó, bạn phải tiêu chính xác số tiền đặt ra. Và số tiền theo hạn mức thường là khá cao.

7. Rau và trái cây được bày ở phía trước là có chủ đích

Dù không phải là mặt hàng chủ lực duy nhất của siêu thị nhưng nhiều nơi vẫn lựa chọn bày chúng ở ngay phía ngoài cửa hoặc trung tâm của lối đi. Theo các chuyên gia bán lẻ phân tích, điều này giúp khách hàng cảm giác thân thiện và dễ chịu. Tâm trạng thoải mái sẽ mua sắm nhiều hơn. Đồng thời, cách làm này cũng giúp thu hút nhiều người vào mua sắm hơn.
Chiêu giúp cho siêu thị tăng doanh số bán hàng


8. Mở thẻ tích điểm để theo dõi chi tiêu của bạn

Nhiều người được tặng thẻ chiết khấu phần trăm hoặc thẻ tích điểm thường sẽ cảm thấy mình là một vị khách hàng quan trọng và đặc biệt. Tuy nhiên, bạn đừng ảo tưởng viển vông.
Đúng là khi sử dụng thẻ sẽ có chiết khấu nhưng mục đích chính của các hãng bán lẻ là thu thập thông tin về hoạt động mua bán của bạn.

Khi điền vào các hóa đơn bạn sẽ phải cung cấp cho họ thông tin về tuổi tác, cách liên hệ, hầu hết phương thức để nhận được quảng cáo. Thông tin cá nhân sẽ được doanh nghiệp sử dụng hợp pháp để nghiên cứu về bạn, nhiều hơn những gì mà bạn có thể tưởng tượng ra.

9. Rau và trái cây được phun sương

Thông thường các loại rau củ quả khi vận chuyển tới siêu thị đã mất nước phần nào. Vì thế, hệ thống phun sương của siêu thị đã giúp chúng tươi ngon và hấp dẫn hơn. Nhưng hậu quả của việc này là các sản phẩm sẽ nhanh hỏng hơn bởi có quá nhiều nước khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển, đặc biệt là nấm. Ngoài ra, phun sương cũng khiến rau củ quả tăng thêm trọng lượng.

10. Làm khách hàng ảo tưởng về giá rẻ

Nếu đi siêu thị, bạn sẽ thấy rất nhiều khu vực trưng bày sản phẩm giảm giá. Và những sản phẩm tương tự được đặt ở các kệ nhưng bạn lại không để ý tới. Việc trưng bày nhiều sản phẩm trong cùng một quầy có tác dụng làm bạn nhận thấy giá của chúng rẻ hơn nhiều so với những sản phẩm để trên kệ. Và những món đồ đó thường được đặt ở những nơi dễ nhìn thấy để khách hàng phát hiện nhanh nhất.

11. Những chiếc xe đẩy chứa hàng tỉ vi khuẩn

Nhiều người cũng biết các siêu thị hiếm khi lau rửa xe đẩy mà chỉ dồn chúng vào một chỗ cho gọn. Điều này khiến vi khuẩn từ tay người bám lên xe đẩy từ ngày này qua ngày khác. Thực phẩm để trong xe cũng bám vi khuẩn rất nhiều.

12. Cổng chống trộm thực ra dùng để đếm số lượng khách hơn là việc kiểm soát

Tại tất cả các siêu thị lớn thường lắp đặt các cổng có thiết bị chống trộm. Nhiệm vụ chính của chúng nhiều người lầm tưởng là theo dõi trộm cắp. Tuy nhiên đó hoàn toàn là sai lầm. Chúng được đặt ở đó để đếm xem có bao nhiêu lượng khách ra vào siêu thị trong ngày.

Bằng cách này, siêu thị sẽ tính toán được số lượng người vào mua, không mua. Từ đó phân tích được chiến lược maketing của mình.

Nếu bạn thấy cảnh nhân viên cúi người khi đi qua cửa thì đừng bất ngờ. Đó chỉ là cách họ cố gắng tránh hệ thống xác định nhầm người mua hàng mà thôi.

13. Những quầy thực phẩm ăn sẵn, salad bẩn hơn bạn nghĩ rất nhiều

Những quầy thực phẩm lộ thiên chứa rất nhiều nguy cơ mất vệ sinh vì bất cứ ai cũng chạm vào. Ngoài ra, bạn không thể biết chúng được bày bán từ bao giờ và bao lâu rồi. Và nếu không được bảo quản đúng nhiệt độ, thì khả năng bị hỏng là rất cao. Ngoài ra, rất nhiều siêu thị thường để đồ ăn qua đêm và bày bán tiếp vào ngày hôm sau.

14. Thay đổi cách đóng gói

Cách nhiều siêu thị đang sử dụng để bán một món đồ trông tầm thường là đóng gói chúng lộng lẫy như một món quà. Làm như thế vừa có thể tăng giá bán lại kích thích được sự hứng thú từ người mua hàng.

Giá của những sản phẩm đã được "mông má" sẽ đắt hơn rất nhiều. Người tiêu dùng không phát hiện ra, thậm chí còn vui vẻ khi chi tiền mua món đồ như thế.

15. Thực phẩm bị tái sử dụng

Những thực phẩm sắp hết hạn có thể được các siêu thị tận dụng làm nguyên liệu cho các món chế biến sẵn. Họ cũng có thể gửi số sản phẩm đó cho nhà sản xuất để dùng làm nguyên liệu cho sản phẩm mới. Ví dụ: Hương kem sắp hết hạn, siêu thị có thể gửi tới nhãn hàng để họ tận dụng trộn để làm nên vị kem chocolate mới. Màu đen và vị chocolate mạnh sẽ át đi hương vị gốc.

16. Giấu giếm khéo léo các thông tin quan trọng

Các chuyên gia maketing luôn biết cách khéo léo khoe ra các lợi thế của sản phẩm để người tiêu dùng nhầm lẫn.
Ví dụ trong trường hợp này, nếu nhìn vào hộp nước ép lê có thẻ bạn sẽ mặc định hình quả lê đang được in trên bao bì. Tuy nhiên, nếu tinh ý phát hiện, thực ra còn có cả sự xuất hiện của các quả táo.

Thực ra nước trong hộp là nước ép táo pha thêm vị lê. Điều này người tiêu dùng cũng không thể trách nhà sản xuất vì họ đã ghi trên bao bì.

Chỉ là nhà sản xuất đã quá khéo léo giấu giếm các thông tin quan trọng. Nếu không phát hiện ra lỗi đích thị từ khách hàng.

17. Lượng thực phẩm bỏ đi là khổng lồ

Tâm lý khách hàng khi tới siêu thị là muốn mua đồ ở kệ có nhiều hàng và đa dạng. Nắm được tâm lý đó nhiều siêu thị thường trữ nhiều hàng hơn. Những loại rau củ quả ở bên dưới thường là loại đã hỏng sẽ vứt đi hoặc tái sử dụng vào các món ăn khác (nếu có thể).
18. Kích cỡ ảnh hưởng đến hành vi
Các nhà sản xuất thanh socola đang cố gắng chia sản phẩm của mình thành những miếng to hơn để giúp khách hàng có cảm giác họ đang ăn ít đường hơn. Dù thực tế, trọng lượng của nó vẫn giữ nguyên.

Hoặc cách làm khác, họ thay đổi trọng lượng của sản phẩm nhưng lại không thay đổi loại hộp và giảm giá xuống. Bằng cách này, bạn vẫn mua sản phẩm quen thuộc, tâm lý vui vẻ vì thấy giá giảm mà không biết trọng lượng của nó cũng bị giảm đi rồi.

19. Hạn sử dụng đã bị thay đổi

Thay vì lựa chọn việc đại hạ giá thực phẩm hết hạn, một số siêu thị tân trang lại cho chúng với một mã và hạn sử dụng mới. Có thể là gia hạn thêm 1 tuần. Nhiều siêu thị có thể tự in nhãn có giá và hạn sử dụng của riêng mình để tiện thay đổi.

20. Ngăn cách sản phẩm để hạn chế tối đa trường hợp đàn ông đi mua sắm cùng phụ nữ

Các nhà bán lẻ thừa biết rằng phụ nữ thường có hành động tự phát trong mua sắm nhiều hơn đàn ông. Đó chính là lí do tại sao những người thiết kế các cửa hàng thường đặt các sản phẩm của đàn ông gần với lối ra để làm “chốt chặn” trong khi phụ nữ có thể yên tâm tiếp tục công cuộc làm đầy chiếc xe đẩy của mình ở sâu bên trong các siêu thị.
Theo Brightside