Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

Khái niệm siêu thị, chuỗi siêu thị, siêu thị tổng hợp

ISaac chia sẻ kiến thức liên quan tới khái niệm siêu thị, siêu thị tổng hợp và chuỗi siêu thị mini.

1. Khái niệm chung về siêu thị 

1.1 Khái niệm siêu thị  

Siêu thị là từ dịch ra từ các thuật ngữ nước ngoài: “supermarket” (tiếng Anh) hay “supermarché” (tiếng Pháp), trong đó “super” có nghĩa là “siêu” và “market” là chợ. 

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về siêu thị tùy theo từng quốc gia, chúng ta có thể tham khảo một số định nghĩa sau: 

Nước Mỹ coi siêu thị là “cửa hàng tự ph ục vụ tương đối lớn có mức chi ph í thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối lượng hàng hóa bán ra lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy r ửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa”. 

Còn ở Pháp, “siêu thị là cửa hàng bán lẻ theo phương thức tự ph ục vụ có diện tích từ 400 đến 2500 m  chủ y ếu bán hàng thực phẩm và đồ gia dụng”.Từ điển bách khoa trực tuyến Wikipedia định nghĩa về siêu thị như sau: “Siêu thị là cửa hàng tự ph ục vụ thường được xây dựng trên diện tích lớn, gần khu dân cư để tiện lợi cho khách hàng và đảm bảo doanh thu. 
Khái niệm siêu thị 

Hàng hóa ở Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho c ác siêu thị Việt Nam đây r ất đa dạng và được chọn lọc kĩ hơn so với trong chợ hay cửa hàng tạp ph ẩm. Quy mô của siêu thị lớn hơn các cửa hàng tạp ph ẩm (hoặc chợ) v à tương đối nhỏ hơn các trung tâm thương mại”. 

Từ tháng 6/2004 Bộ Thương Mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương) đưa ra định nghĩa chính thức về siêu thị như sau: “Siêu thị là loại cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp ho ặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, đảm bảo chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, có ph ương thức tự ph ục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng”.

1.2. Khái niệm Chuỗi siêu thị

Đây là khái niệm mới xuất hiện gần đây ở Việt Nam, dùng để chỉ tập hợp các siêu thị của một nhà phân phối được đặt ở các địa bàn khác nhau nhưng cùng áp dụng một phương thức kinh doanh thống nhất từ diện mặt hàng, giá cả, phương thức quản lý quầy hàng, gian hàng, trưng bày hàng hóa, biển hiệu và hình thức bên ngoài. 

1.3. Khái niệm hệ thống siêu thị 

Hệ thống siêu thị là mạng lưới tất cả cửa hàng bán lẻ hợp nhất áp dụng phương pháp bán hàng tự phục vụ các hàng hóa tiêu dùng phổ biến của người dân, bao gồm siêu thị nhỏ, siêu thị và đại siêu thị.

Tuy nhiên do sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống phân phối, hiện nay khái niệm siêu thị, chuỗi siêu thị hay hệ thống siêu thị cũng đều muốn nói đến các dạng cửa hàng bán lẻ áp dụng phương thức bán hàng hiện đại.  

Tiêu chí ph ân biệt siêu thị với các loại hình kinh doanh thương mại khác là: phương thức tự phục vụ, diện tích mặt bằng, số lượng mặt hàng tối thiểu và đặc điểm hàng hóa bày bán trong siêu thị là hàng tiêu dùng phổ biến.  
Khái niệm siêu thị


2.  Phân loại siêu thị 

Phân loại siêu thị theo quy mô Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho c ác siêu thị Việt Nam. 

Việc phân loại siêu thị theo quy mô được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng và họ dựa trên hai tiêu chí cơ bản để xác định là diện tích mặt bằng và tập hợp hàng hóa của siêu thị. 

Từ đây có thể phân chia siêu thị ra các loại 
- Siêu thị mini (minimart): là cửa hàng bán lẻ nhỏ, chủ yếu bán hàng thực phẩm theo phương thức tự phục vụ, hợp nhất, thường nằm giữa các khu dân cư đô thị (ở Pháp quy định diện tích bán hàng là từ 120 đến dưới 400 m ). 

- Siêu thị (supermarket): khái niệm đã nêu ở mục 1.1. 

- Đại siêu thị (hypermarket): là các cửa hàng thương mại bán lẻ khối lượng lớn tại một địa điểm, dựa trên nguyên tắc bán hàng tự phục vụ và quy mô lớn hơn rất nhiều so với siêu thị, thường nằm ở ngoại ô thành phố có bãi đỗ xe rộng. 

Căn cứ vào quy mô còn liên quan đến tiêu chí khác là vị trí đặt siêu thị. Theo đó siêu thị nhỏ và siêu thị thường được đặt trong khu cân cư đô thị thì đại siêu thị lại thường được đặt ở vùng ngoại vi thành phố. Ở Việt Nam, trong Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại của Bộ 
Thương mại, siêu thị được phân chia theo 3 cấp như sau
Phân loại siêu thị theo hàng hóa kinh doanh 
Hàng hóa kinh doanh trong siêu thị theo truyền thống là hàng thực phẩm. Tuy nhiên, nhu cầu con người ngày càng đa dạng nên siêu thị ngày nay phục vụ cho tiêu dùng phổ biến của người dân từ thực phẩm đến quần áo, đồ gia dụng …dù thực phẩm vẫn là mặt hàng kinh doanh quan trọng nhất của các siêu thị. Như vậy có thể chia thành: 
Khái niệm siêu thị

- Siêu thị tổng hợp : là siêu thị bán nhiều loại hàng hóa cho nhiều loại khách hàng, ở đó người tiêu dùng có thể mua hầu như tất cả mọi loại hàng hóa phục vụ cho sinh hoạt của mình. 

- Siêu thị chuyên doanh : là các cửa hàng chuyên doanh áp dụng phương thức bán hàng tự chọn như các cửa hàng chuyên bán quần áo, giày dép, đồ nội thất, vật liệu xây dựng… Siêu thị chuyên doanh cung cấp tập hợp hàng hóa hẹp nhưng sâu. Phân loại theo tính chất thật ảo của siêu thị.

Những ứng dụng của công nghệ, đặc biệt là của Internet vào kinh doanh đã tạo ra một loại hình siêu thị mới là siêu thị kinh doanh trên mạng – siêu thị điện tử, siêu thị ảo. Theo tiêu chí thật ảo siêu thị được chia thành: 
Siêu thị truyền thống: Là các siêu thị có mặt bằng cửa hàng, quầy hàng, hàng hóa… thực sự, người mua hàng muốn mua hàng phải đi đến các cửa hàng, tiếp xúc và chọn lựa hàng hóa thực sự. 

Siêu thị điện tử: là siêu thị được thiết lập trên một website, không có quầy hàng thực sự mà tất cả đều là ảo. Khách hàng chỉ cần nối mạng, truy cập vào một website siêu thị điện tử là có thể xem hàng hóa và các thông tin liên quan, so sánh, lựa chọn và quyết định mua, tất cả quá trình mua hàng chỉ là những thao tác đơn giản trên máy tính. 
Khái niệm siêu thị


3. Vị trí, vai trò của siêu thị trong hệ thống phân phối hiện đại  

Tuy nhiên hệ thống siêu thị thường được dùng để chỉ tất cả các cửa hàng bán lẻ hiện đại áp dụng phương thức kinh doanh tự phục vụ. Nếu hiểu theo cách này thì có thể nói siêu thị chiếm vị trí quan trọng nhất trong ngành bán lẻ. 

Không chỉ các nước phát triển nơi siêu thị chiếm thị phần lớn trong các loại hình kinh doanh, ngay ở các nước đang phát triển doanh thu từ siêu thị cũng đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức bán lẻ toàn xã hội. 

Ví dụ như Thái Lan 54% hay Việt Nam là 15,1% (theo điều tra của báo Sài Gòn tiếp thị năm 2006) và có xu hướng tăng lên mỗi năm. 
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho c ác siêu thị Việt Nam.

Vai trò của siêu thị 

Siêu thị là cầu nối quan trọng giữa sản xuất và tiêu dùng. Hệ thống siêu thị giải quyết được rất nhiều mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng hàng hóa. 

Có thể kể đến các vai trò của siêu thị như sau: 

hứ nhất siêu thị giúp cầu gặp cung. Người tiêu dùng có nhu cầu về nhiều loại hàng hóa với khối lượng nhỏ trong khi nhà sản xuất phải sản xuất với khối lượng lớn một số ít chủng loại hàng hóa để đảm bảo lợi nhuận và đạt hiệu quả nhờ quy mô. 

Hệ thống siêu thị giúp nhu cầu người tiêu dùng gặp khả năng cung cấp của nhà sản xuất bằng cách mua hàng hóa của nhiều nhà sản xuất khác nhau và bán lại cho người tiêu dùng tại một địa điểm.
  
Thứ hai siêu thị giải quyết sự chênh lệch về thời gian và không gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Do các nhà sản xuất và những người tiêu dùng ở những nơi khác nhau nên có sự khác biệt về mặt không gian giữa tiêu dùng và sản xuất. 

Về mặt thời gian, sản xuất thường không xảy ra cùng lúc với tiêu dùng nên phải dự trữ hàng hóa, hơn nữa nhiều hàng hóa sản xuất mang tính thời vụ còn tiêu dùng quanh năm hoặc ngược lại. 

Vì vậy, siêu thị góp phần tạo sự ăn khớp về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua dự trữ và phân phối. 

Thứ ba là siêu thị giữ vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội bởi các siêu thị đảm bảo một khâu quan trọng của quá trình này là khâu tiêu thụ. 

Qua quá trình phân phối hàng hóa các siêu thị nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường nên có thể truyền tải những thông tin cần thiết về nhu cầu thị trường cho những người sản xuất để điều chỉnh theo thị trường. Siêu thị là động lực thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển. 

Thứ tư là siêu thị có thể dẫn dắt người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị trường, trên cơ sở đó tăng cường thương mại hàng hóa và phát triển thị trường cho các ngành kinh tế và sản phẩm có lợi thế, cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế đất nước. 

Thứ năm siêu thị giúp giảm thiểu các tầng, nấc trung gian trong hệ thống phân phối, hình thành nên một hệ thống phân phối liên kết dọc vững chắc, giúp giảm thiểu thời gian và chi phí giao dịch, hạ giá thành sản phẩm. 


SHARE THIS

Chuyên Gia:

Người đầu tiên đưa nền tảng giáo dục kinh doanh siêu thị, với những khóa học quản lý siêu thị và cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini đầu tiên tại Việt Nam với thương hiệu ISAAC. ISAAC là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ setup hệ thống chuỗi minimart, trung tâm thương mại với quy trình setup và quản lý vận hành 4.0

0 nhận xét: