Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

Top 6 siêu thị, chuỗi siêu thị đình đám bị thâu tóm

Top 6 siêu thị, chuỗi siêu thị đình đám bị thâu tóm

Bán lẻ đúng là xu hướng, tuy nhiên kèm theo đó là mức độ cạnh tranh ngày càng tăng cao, nên việc một số siêu thị, chuỗi siêu thị phải dừng hoạt động là điều không quá bất ngờ.

Danh sách 6 siêu thị, chuỗi siêu thị bị thâu tóm, mua lại

1. BigC: Đang ở top 3, về tay tỷ phú Thái liền xuống dốc

Cuối tháng 4/2016, Central Group hoàn tất giao dịch mua lại hệ thống siêu thị Big C từ tập đoàn Casino của Pháp với giá 920 triệu Euro (tương đương 1,05 tỷ USD).
Siêu thị BigC giờ đã được thay đổi chủ nhân của nó

Thời điểm ấy, BigC là chuỗi bán lẻ hiện đại lớn thứ 2 ở Việt Nam chỉ sau chuỗi Co.opMart và có vị trí đắc địa.

Một lợi thế khác của Big C là bán lẻ trực tiếp đến tay người tiêu dùng với chuỗi kinh doanh phủ nhiều tỉnh thành, đón hơn 50 triệu lượt khách mua sắm mỗi năm, trong đó, 2,8 triệu khách hàng thành viên cùng đội ngũ hơn 9.000 nhân viên trên cả nước là “tài sản” rất lớn cho bất cứ nhà bán lẻ nào. Năm 2015, doanh thu của chuỗi Big C tại Việt Nam là 586 triệu euro.

Do đó có đến 20 công ty trong và ngoài nước với những tên tuổi lớn như Aeon (Nhật), Lotte (Hàn Quốc), BJC (Thái Lan) và doanh nghiệp Việt Nam là Saigon Coop, Masan,... cũng tham gia đấu thầu mua lại chuỗi siêu thị này.

Song, dốt cuộc chỉ có Central Group là thâu tóm thành công chuỗi Big C với 33 siêu thị cùng 10 cửa hàng thực phẩm tiện lợi và trang thương mại điện tử Cdiscount.vn.

Được biết Central Group đã tham gia đấu thầu nhằm mua lại Big C kể từ đầu tháng 3 và điều này hoàn toàn nằm trong kế hoạch chiến lược của tập đoàn nhằm mở rộng mạng lưới phát triển trong khu vực ASEAN.

Central Group là một trong những tập đoàn mẹ lớn nhất tại Thái Lan, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, chuỗi cửa hàng bán lẻ, khách sạn và nhà hàng.

Hiện tại Central Group đã chính thức mở rộng sang lĩnh vực bán lẻ điện máy ở thị trường Việt Nam sau khi mua lại 49% cổ phần của điện máy Nguyễn Kim vào đầu năm 2015, phát triển hệ thống trung tâm thương mại thời trang gồm hai trung tâm Robins.

Lại nói về BigC, năm 2012, thương hiệu này từng nằm trong top 3 của thị trường với doanh thu trên 10.000 tỷ đồng một năm. Tuy nhiên từ khi về tay tỷ phú Thái thì doanh thu lại đồng loạt đi xuống.

Big C Thăng Long - chuỗi siêu thị lớn nhất của hệ thống Big C - đạt mức doanh thu 3.500 tỷ vào năm 2012 sau đó sụt giảm xuống còn quanh mức 2.700 tỷ đồng trong 2 năm 2016, 2017.

Tương tự, doanh thu của Big C An Lạc cũng rơi từ mức 2.600 tỷ năm 2012 xuống còn 1.300 tỷ trong năm 2017, tức giảm tới 50%. Do đó, lợi nhuận của Big C Thăng Long giảm từ 211 tỷ đồng năm 2015 xuống còn 131 tỷ đồng năm 2016.

Còn Big C An Lạc, lợi nhuận trước thuế 2015 đạt 184 tỷ đồng nhưng đến 2017 còn 92 tỷ. Ba chuỗi Big C Hải Phòng, Bình Dương và Đồng Nai cũng không còn tăng trưởng nổi bật.

2. Metro: Đổi tên nhưng vận không đổi

Ngày 7/1/2016, tập đoàn Metro Cash & Carry vừa công bố hoàn tất thương vụ chuyển giao hệ thống siêu thị Metro Cash & Carry Việt Nam cho TCC Holdings, công ty do tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi làm chủ.

TCC Holding là công ty do tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi nắm quyền kiểm soát. Công ty này hiện nắm 73,7% cổ phần tại Tập đoàn Berli Jucker PCL (BJC).

Tập đoàn Metro của người Đức có mặt tại Việt Nam từ năm 2002 với lĩnh vực kinh doanh bán sỉ. Vào Việt Nam khá sớm, tuy nhiên, trong 12 năm có mặt trên thị trường Metro luôn báo lỗ.

Doanh thu của công ty tăng trưởng đều đặn qua các năm, từ 608 tỷ đồng trong năm 2002 lên 14,7 nghìn tỷ đồng trong năm 2013. Một báo cáo ngành thuế công bố năm 2013 cho thấy Metro Cash & Carry trong hơn 12 năm hoạt động tại Việt Nam, duy nhất năm 2010, công ty báo lãi 116 tỷ đồng. Các năm còn lại, Metro lỗ từ 89 đến 160 tỷ đồng.

Lý giải nguyên nhân khiến doanh nghiệp này thua lỗ kéo dài, đại diện của Metro đã cho rằng do phải tập trung mở rộng đầu tư. Cụ thể là, Metro phải bỏ ra khoản chi phí khá lớn như đầu tư cho trang thiết bị, tiền thuê đất, đền bù, giải tỏa, quản lý… mới có thể xây dựng được một trung tâm bán sỉ, con số đó tương đương với khoảng 300 - 400 tỷ đồng.

Sau một năm về tay ông chủ mới, thương hiệu này vẫn giữ nguyên số lượng điểm kinh doanh. Đến đầu năm 2017, hệ thống này đổi tên thành MM Maga Market và thương hiệu Metro không còn trên thị trường. Vốn điều lệ của công ty tăng 1.911 tỷ đồng lên 3.620 tỷ đồng, với 100% vốn nước ngoài.

Đổi tên nhưng vận không đổi. Cuối năm 2016, doanh thu của chuỗi này chỉ đạt 11,7 nghìn tỷ đồng, giảm 20% so với thời điểm trước khi Metro Cash & Carry chuyển giao lại vào năm 2013. Mức doanh thu này chỉ tương đương với doanh thu năm 2010 khi số trung tâm Metro chỉ bằng một nửa năm 2016.

Doanh thu giảm mạnh, công ty cũng tiếp tục hành trình thua lỗ của Metro. Trong năm 2016, MM Mega Market báo lỗ 110 tỷ đồng, tương đương mức lỗ hàng năm của Metro trong giai đoạn trước đó.

Metro là một trong những tập đoàn bán lẻ quốc tế lớn có trụ sở tại Đức. Trong năm tài chính 2012-2013, tập đoàn tạo doanh thu khoảng 66 tỷ euro (khoảng 88,5 tỷ USD) với 2.200 cửa hàng ở 31 quốc gia và khoảng 250.000 nhân viên.

Tập đoàn hoạt động dựa trên các thương hiệu độc lập trong các phân khúc thị trường tương ứng gồm Metro/Makro Cash&Carry chuyên về bán buôn, Media Markt và Satum - chuyên về thiết bị điện tử bán lẻ, Real - hệ thống đại siêu thị và Galeria Kaufhof - cửa hàng bách hóa.

Trong khi đó Berli Jucker là tập đoàn đầu tư phân phối, tiếp thị và sản xuất của Thái Lan với giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán nước này thời điểm đầu tháng 8/2014 là khoảng 88 tỷ Baht (khoảng 2,8 tỷ USD).
Thương hiệu Metro dần chìm trong dĩ vãng
Hoạt động kinh doanh của BJC được phân thành 5 chuỗi cung ứng chính gồm bao bì, tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe, kỹ thuật, bán lẻ và chuỗi cung ứng khác. Tập đoàn có 6 văn phòng tại Đông Nam Á với tổng doanh thu trong năm 2013 khoảng 1,3 tỷ USD.

3. Fivimart: Từ tay đại gia Nhật về tay đại gia Việt

Ngày 28/9/2018, công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại VinCommerce (thành viên của tập đoàn Vingroup), công bố chính thức hoàn tất thương vụ mua lại toàn bộ chuỗi siêu thị Fivimart từ công ty Cổ phần Nhất Nam.

Được biết, sau khi hoàn tất việc sáp nhập, hệ thống siêu thị Fivimart sẽ được đổi tên thành VinMart.

Sau sáp nhập, VinCommerce sở hữu hệ thống bán lẻ quy mô lớn nhất Việt Nam với khoảng 100 siêu thị VinMart và 1.400 cửa hàng tiện lợi VinMart+ trên toàn quốc. Mục tiêu của hệ thống tới 2020 sẽ đạt tới 200 siêu thị VinMart và 4.000 cửa hàng VinMart+.
Chuỗi siêu thị Fivimart thuộc Công ty Cổ phần Nhất Nam thành lập ngày 17/2/1997, trụ sở tại số 2 đường Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Người đại diện là bà Đặng Thị Đan Tâm.

Thương hiệu Fivimart từng nhiều lần được công nhận là thương hiệu nổi tiếng do người tiêu dùng bình chọn.

Đầu năm 2015, tập đoàn bán lẻ Aeon của Nhật Bản tuyên bố mua lại 30% cổ phần của Fivimart. Tuy nhiên thương vụ hợp tác này sau 3 năm đã không đạt được kết quả như đại gia Nhật kỳ vọng.

Báo cáo tài chính của Fivimart cho thấy, thời điểm Aeon bắt đầu hợp tác năm 2015, doanh thu của FiviMart trong năm này là 1.075 tỷ đồng, lỗ 60 tỷ đồng. Năm 2016 lỗ tiếp 96 tỷ đồng.

Năm 2017, doanh thu tăng lên 1.269 tỷ đồng, đồng thời báo lỗ 23 tỷ đồng, kéo theo số lỗ lũy kế lên tới 197 tỷ đồng.

Nguyên nhân chính khiến Fivimart thua lỗ là do chi phí quản lý doanh nghiệp rất lớn, cao hơn cả lợi nhuận gộp từ bán hàng hóa trong siêu thị. Cụ thể, năm 2016, chi phí quản lý doanh nghiệp lên tới 280 tỷ đồng trong khi lãi gộp chỉ là 183 tỷ đồng.

Các khoản chi phí như chi phí quản lý doanh nghiệp cũng lên đến gần 272 tỷ đồng và chi phí tài chính hơn 11,8 tỷ đồng trong năm 2017.

Đến cuối năm 2016, tổng nợ và thuê tài chính của Fivimart là gần 700 tỷ đồng.

4. Vingroup mua lại hệ thống Shop&Go chỉ với ... 1 USD

Ngày 2/4/2019, Công ty VinCommerce - đơn vị thành viên của Tập đoàn VinGroup đang quản lý hệ thống bán lẻ VinMart và VinMart+ công bố việc sẽ nhận chuyển nhượng chuỗi 87 cửa hàng Shop&Govới giá… 1 USD.

Được biết, công ty Cổ phần Cửa hiệu và Sức sống - Chủ sở hữu chuỗi cửa hàng tiện lợi Shop&Go - đã chủ động đề nghị được nhượng lại toàn bộ chuỗi gồm 87 cửa hàng tiện lợi đang hoạt động cho Công ty VinCommerce với giá 1USD.
Công ty Cửa hiệu và Sức sống thành lập năm 2015, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng. Cửa hàng đầu tiên của Shop&Go đi vào hoạt động năm 2006 tại TP.HCM. Sau 14 năm thành lập, hiện tại Shop&Go đang vận hành 87 cửa hàng, trong đó có 70 cửa hàng tại TP.HCM và 17 cửa hàng tại Hà Nội nằm tập trung ở trong các quận nội thành.

Shop&Go đi theo mô hình cửa hàng tiện lợi với đặc trưng hoạt động 24/24h mỗi ngày, kinh doanh hàng hóa tiêu dùng, đồ ăn nhanh, thức uống pha chế, các dịch vụ tiện ích như máy rút tiền tự động ATM, bán thẻ nạp điện thoại, thẻ gọi điện thoại đường dài IDD card...

Chia sẻ về thương vụ trị giá 1 USD này, đại diện Công ty Cổ phần Cửa hiệu và Sức sống cho biết, tuy đã đầu tư vào hệ thống rất nhiều nhưng kết quả kinh doanh không như kỳ vọng. Thị trường bán lẻ Việt Nam rất tiềm năng nhưng cạnh tranh cũng vô cùng khốc liệt, vì vậy đơn vị quyết định rút lui.

Báo cáo tài chính của Shop&Go cho thấy năm 2016, hệ thống này đạt 267 tỷ đồng doanh thu và lỗ gần 40 tỷ đồng. Với việc một thời gian dài không có lãi, đến cuối năm 2016, Shop&Go đã lỗ lũy kế 205 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ chỉ có vỏn vẹn 1,27 tỷ đồng. Đến tháng 10/2018, vốn điều lệ của công ty này được tăng mạnh lên 207,27 tỷ đồng.

Sau khi nhận sáp nhập Shop&Go, VinCommerce tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu thị trường bán lẻ với 108 siêu thị VinMart và khoảng 1.900 cửa hàng tiện lợi VinMart+ trên toàn quốc.

Hệ thống trên 2.000 điểm bán, hệ thống của Vincommerce hiện vượt khá xa các doanh nghiệp cùng ngành như Saigon Co.op (khoảng 650 điểm), Bách Hóa Xanh của Thế giới Di động (gần 500 cửa hàng) hay Circle K (khoảng 300 cửa hàng).

5. Vingroup mua Oceanmart

Tháng 10/2014, Tập đoàn Vingroup mua lại 70% cổ phần Công ty Ocean Retail (ORC) - một thành viên của OceanGroup sở hữu chuỗi siêu thị Oceanmart. Thương vụ diễn ra cùng thời điểm Vingroup công bố hai thương hiệu mới VinMart và Vinmart+ với kế hoạch xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ gồm 100 siêu thị và chuỗi 1.000 cửa hàng tiện ích trên khắp Việt Nam trong vòng 3 năm. Sau giao dịch này, Oceanmart được đổi tên thành Vinmart. 
Với việc nhận chuyển nhượng 70% cổ phần từ Công ty Ocean Retail, Vingroup đã trở thành chủ sở hữu mới chi phối hệ thống TTTM – siêu thị Ocean Mart của tập đoàn Đại Dương – Ocean Group. Hệ thống này bao gồm 13 siêu thị hiện hữu cùng kế hoạch xây dựng hơn 40 siêu thị trên khắp cả nước.

Theo kế hoạch, sau khi thương vụ M&A của Ocean Retail hoàn tất các thủ tục, toàn bộ hệ thống OceanMart sẽ được cải tiến, nâng cấp cả về hàng hóa lẫn chất lượng dịch vụ trong thời gian nhanh nhất và đổi tên thành hệ thống VinMart. Tất cả nhân viên của OceanMart có nguyện vọng ở lại làm việc và có đủ năng lực sẽ được tham gia một chương trình huấn luyện riêng để trở thành những nhân viên tài năng và chuyên nghiệp, cũng như có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp cùng tập đoàn Vingroup.


Trong thời gian này, Vingroup cũng công bố Chiến lược phát triển hệ thống phân phối bán lẻ của Tập đoàn với thương hiệu VinMart. Theo đó, hệ thống VinMart sẽ là các siêu thị có diện tích từ 3.000m2 đến 15.000m2 và chuỗi VinMart+ là các cửa hàng tiện ích có diện tích từ 150 đến 300m2. Dự kiến đến năm 2017, VinMart sẽ có khoảng 100 siêu thị và 1.000 cửa hàng tiện ích trên cả nước từ đầu tư xây dựng mới hoặc mua lại thông qua các giao dịch M&A.

Chiến lược phát triển hệ thống phân phối bán lẻ của tập đoàn Vingroup ra đời với mục tiêu xây dựng VinMart và VinMart+ thành thương hiệu Việt đẳng cấp quốc tế, mang đến cho người dân những hàng hóa chất lượng cao với giá thành phù hợp, góp phần tạo nên phong cách mua sắm theo xu hướng mới với sự phong phú về thương hiệu đi kèm dịch vụ hoàn hảo cùng nhiều tiện ích gia tăng.

6. Một tập đoàn trong nước mua lại chuỗi siêu thị Auchan

Danh tính đối tác này vẫn chưa được tiết lộ, nhưng hệ thống của siêu thị Auchan sẽ chuyển đổi từ đầu tháng 6.

Đây là hãng phân phối phương Tây cuối cùng ở Việt Nam.Năm 2016, Metro AG của Đức hoàn tất bán lại hệ thống Metro Cash & Carry cho TCC Group vàCasinoGroup của Pháp bán lại Big C Việt Nam cho Central Group. Trong cả 2 thương vụ này, bên mua đều là nhàđầu tưThái Lan.

Quyết định bán 18 cửa hàng tại Việt Nam được đưa ra sau khi đạt doanh thu 45 triệu euro (50,4 triệu USD) năm ngoái và vẫn đang thua lỗ.

Hệ thống siêu thị này bắt đầu vào Việt Nam từ năm 2015 với tuyên bố đầu tư 500 triệu USD. Đó cũng là lần thứ 2 nhà bán lẻ này quay trở lại thị trường Việt Nam sau sự thất bại trước đó.

Hiện hệ thống này có 18 siêu thị tại Hà Nội, TP HCM và Tây Ninh, trong đó 13 siêu thị tại TPHCM, 4 siêu thị đặt tại Hà Nội và 1 ở Tây Ninh.

Ông Antoine Pernod, Giám đốc truyền thông tập đoàn Auchan, quyết định rút lui này được đưa ra do không tìm được mô hình kinh tế đạt lợi nhuận.

Đầu tuần này, họ cũng bán gần như toàn bộ hoạt động của Auchan Retail Italia cho Conad – một tập đoàn bán lẻ Italy. Hồi tháng 3, Auchan đã thông báo đang xem xét lại các thị trường thua lỗ do điều kiện kinh doanh khó khăn, như Việt Nam và Italy.

Trong thời gian qua thị trường đã chứng kiến rất nhiềudoanh nghiệpquyết định rút lui như Maximark, Fivimart hay Shop&Go được bán lại cho Vingroup. Jardine Matheson Group cũng đóng cửa siêu thị Giant.

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019

Nhà phân phối hàng tiêu dùng Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản

Nhà phân phối hàng tiêu dùng Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản

Thông tin nhà phân phối hàng tiêu dùng luôn được các chủ cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini tìm kiếm để chuẩn bị cho quá trình nhập hàng hóa kinh doanh cho cửa hàng bán lẻ của mình.
Phân Phối hàng tiêu dùng - ISaac Education 

THÔNG TIN NHÀ PHÂN PHỐI HÀNG TIÊU DÙNG

1. Nguyên tắc vận hành phân phối hàng tiêu dùng

Đa phần những người mới chưa có kinh nghiệm đều chưa nắm được thông tin cũng như cách thức vận hành của các kênh phân phối hàng tạp hóa, siêu thị trên thị trường. 

Nên mới có tình huống tìm kiếm thông tin nhà phân phối hàng tiêu dùng có thể cung cấp toàn bộ hàng hóa cho một cửa hàng. Điều đó là một vấn đề sai lầm nghiêm trọng.

Thứ nhất: Trên thị trường có rất nhiều kênh cung cấp hàng hóa khác nhau, chủ yếu là các nhà cung cấp hàng tạp hóa kênh GT, tức là kênh mà có đội ngũ Sales qua cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini chăm sóc thường xuyên. Ngoài ra có các kênh khác như kênh MT (chỉ cung cấp cho các siêu thị lớn, chuỗi siêu thị), kênh buôn hàng tạp hóa truyền thống, nhập khẩu, và một số dân buôn nhỏ đa phần là các sales làm lâu năm có mối quan hệ tách ra buôn một số hàng tiêu dùng nhanh, đồ ăn vặt, hàng tạp hóa....

Thứ hai: Mỗi địa phương sẽ có những nhà cung cấp phân phối hàng tiêu dùng khác nhau theo từng khu vực cụ thể, thường địa bàn phổ thông được tính theo đơn vị là quận, huyện, cùng lắm là tỉnh. 

Thứ ba: Mỗi nhà cung cấp, nhà phân phối hàng tiêu dùng cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini chỉ cung cấp một số sản phẩm nhất định, chứ không quá nhiều. 

Ví dụ: Một thương hiệu Unilever có hàng trăm sản phẩm nhãn hiệu này nhưng cũng chỉ có một nhà phân phối tại khu vực đó mà thôi.

Hay như mỗi nhà phân phối thường họ cũng chỉ làm phân phối cho 2,3 thương hiệu khác nhau chứ không quá nhiều, ngoại trừ một số nhà phân phối cực lớn có thể làm trên 5 thương hiệu, nhãn hàng.

Nên người kinh doanh có kế hoạch mở siêu thị mini đừng bao giờ hy vọng có thể tìm được nhà cung cấp hàng tạp hóa có thể cung cấp toàn bộ hàng hóa cho cửa hàng của mình là như vậy.

2. Cách thức tìm kiếm thông tin nhà phân phối hàng tiêu dùng

Tại các bài viết trước ISaac Education của chuyên gia Nguyễn Văn Thịnh có chia sẻ nhiều nội dung hướng dẫn cách thức tìm kiếm thông tin nguồn hàng tạp hóa. 

Nhưng tại nội dung bài viết chủ đề nhà phân phối hàng tiêu dùng này tóm tắt lại cách tìm kiếm thông tin nhà cung cấp hàng tạp hóa cho bạn đọc.

Tóm lại chúng ta chỉ cần hiểu cách thức vận hành cung cấp hàng tạp hóa như ở phần 1, và mỗi khu vực sẽ có nhà cung cấp khác nhau, gần như được độc quyền. 

Chính vì vậy người đang có kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini chỉ cần nắm được key chính này mà có thể đưa ra cách thức tìm kiếm thông tin nhà cung cấp hàng tạp hóa một cách đơn giản. Đó chính là qua các cửa hàng (ưu tiên cửa hàng lớn và đã hoạt động 1 năm trở lên) và đợi sales, giao hàng, nhà cung cấp là hoàn toàn nhanh chóng có được thông tin nhà cung cấp hàng tạp hóa ngay lập tức. 

3. Lưu ý khi tìm kiếm và hợp tác với nhà cung cấp hàng tiêu dùng

Trong giai đoạn đầu nhu cầu tìm kiếm thông tin nhà cung cấp là cần thiết đối với người kinh doanh có kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini. Nắm bắt được nhu cầu đó mà nhiều cá nhân, tổ chức tận dụng cơ hội để lừa đảo bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng cho chủ cửa hàng.

Nên trong quá trình tìm kiếm thông tin và hợp tác với các nhà cung cấp hàng tiêu dùng tạp hóa nên cẩn thận, tìm kiếm với các đơn vị cung cấp hàng hóa uy tín tại địa phương.

Nhà phân phối hàng tiêu dùng nhập khẩu

Xu hướng danh sách nhà phân phối hàng tiêu dùng nhập khẩu ngày càng dài, bởi xu hướng từ nhu cầu của khách hàng, người tiêu dùng liên quan tới hàng nhập khẩu ngày càng cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, hay từ Mỹ, các nước Châu Âu.

1. Nhà phân phối hàng tiêu dùng Thái Lan

Nhà phân phối hàng tiêu dùng Thái Lan là một trong những nước có nguồn hàng nhập khẩu về Việt Nam đầu tiên từ những năm 2000, và với nguồn hàng dồi dào đa dạng, với những năm trở lại đây thì hàng tiêu dùng nhập khẩu từ Thái Lan đã dần trở thành hàng phổ biến tại Việt Nam.

Các nhóm sản phẩm, ngành hàng mà hệ thống phân phối hàng tiêu dùng Thái Lan đang phát triển tại Việt Nam:

  • Phân phối hàng tiêu dùng Thái Lan: Bánh kẹo
  • Phân phối hàng tiêu dùng Thái Lan: Hõa mỹ phẩm
  • Phân phối hàng tiêu dùng Thái Lan: Đồ uống
  • Phân phối hàng tiêu dùng Thái Lan: Tiêu dùng nhanh

2. Nhà phân phối hàng tiêu dùng Hàn Quốc

Hệ thống phân phối hàng tiêu dùng Hàn Quốc đang nổi lên như một ngôi sang sáng trong hệ thống cung cấp hàng tiêu dùng nhanh. Với giá thành rẻ, chất lượng, hình ảnh sản phẩm, bao bì bắt mắt, và hợp Gu của giới trẻ thanh thiếu niên mà hàng tiêu dùng Hàn Quốc nhanh chóng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng và hệ thống phân phối hàng tiêu dùng Hàn Quốc tại Việt Nam.

Các nhóm sản phẩm, ngành hàng mà hệ thống phân phối hàng tiêu dùng Hàn Quốc đang phát triển mạnh tại Việt Nam đặc biệt là ở các thành phố lớn trực thuộc trung ương như tại Hà Nội, và tại TPHCM bao gồm:
  • Phân phối hàng tiêu dùng Hàn Quốc: Bánh kẹo
  • Phân phối hàng tiêu dùng Hàn Quốc: Đồ uống
  • Phân phối hàng tiêu dùng Hàn Quốc: Mỹ phẩm
  • Phân phối hàng tiêu dùng Hàn Quốc: Hóa phẩm
  • Phân phối hàng tiêu dùng Hàn Quốc: Đồ tiêu dùng nhanh
3. Nhà phân phối hàng tiêu dùng Nhật Bản
Nhật Bản có nét tương đồng với Hàn Quốc, tuy nhiên về ngành hàng cung cấp chủ yếu các nhóm sản phẩm tiêu dùng có tốc độ quay vòng chậm như: Gia dụng, mỹ phẩm, hóa phẩm, gia vị, thực phẩm... khác với Hàn Quốc chủ yếu đồ hàng tiêu dùng nhanh. 

Và một nguyên nhân chính mà hệ thống phân phối hàng tiêu dùng Nhật Bản chưa phát triển tại Việt Nam bằng Hàn Quốc bởi giá thành sản phẩm của Nhật Bản thường có giá cao hơn so với Hàn Quốc.

Trên đây ISAAC chia sẻ thông tin nhà phân phối hàng tiêu dùng phổ thông, phân phối hàng tiêu dùng Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản. 

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019

Khóa đào tạo setup và kinh doanh siêu thị tại Văn Phòng mới

Khóa đào tạo setup và kinh doanh siêu thị tại Văn Phòng mới

Trong 03 ngày 10 + 11 + 12/05 Trung Tâm Đào Tạo và Setup Siêu Thị ISaac đã tổ chức khóa đào tạo setup và kinh doanh siêu thị cho các đối tượng học viên. 

Đây là khóa học phiên bản 3 ngày được tổ chức lần thứ 2, và được diễn ra tại văn phòng mới của Trung Tâm Đào Tạo ISaac tại địa chỉ: Phòng 501, tầng 5 tòa nhà số 813 đường Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội





Đối tượng học viên khá đa dạng từ quy mô, mô hình kinh doanh đến từ nhiều tỉnh thành khu vực phía bắc như: Hà Nội, Nghệ An, Nam Định, Hải Dương, Quảng Ninh... 

Với thời lượng 3 ngày và thời gian dạy trên 20 tiếng đồng hồ, cung cấp nền tảng kiến thức vững chắc cho các bạn học viên hoàn toàn đủ tự tin để tự mình đầu tư mở siêu thị mini và xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả cho mình.

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2019

Thiết kế siêu thị mini HS Mart tại bệnh viện Việt Đức cơ sở 2

Thiết kế siêu thị mini HS Mart tại bệnh viện Việt Đức cơ sở 2

ISaac Education hoàn thiện Thiết Kế Siêu Thị cho siêu thị HS Mart để chuẩn bị cho kế hoạch setup siêu thị khi bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 tại Hà Nam đi vào hoạt động. 

Một số hình ảnh thiết kế mô hình siêu thị mini HS Mart Hà Nam.

Người kinh doanh siêu thị cần phân biệt rõ ràng giữa VẼ & THIẾT KẾ.

Vẽ: Chỉ cần người biết photoshop, hoặc biết thiết kế 3D là hoàn toàn có thể vẽ được một siêu thị trong thời gian chỉ 01 ngày.


Thiết kế: Cần phải nắm được nghiệp vụ bán lẻ, tối ưu suất đầu tư chi phí đầu tư cơ sở vật chất, hiểu sâu về Layout, phân bổ ngành hàng, nhóm sản phẩm và trưng bày hàng hóa.













Thứ Hai, 6 tháng 5, 2019

Có nên mở siêu thị mini, kinh doanh mô hình này cần những gì

Có nên mở siêu thị mini, kinh doanh mô hình này cần những gì

Để trả lời có nên mở siêu thị mini hay không và làm cách nào để kinh doanh nhanh thu hồi vốn, và thời gian là bao lâu? thì người kinh doanh cần phải nắm bắt được đặc thù của mô hình kinh doanh này.
Có nên mở siêu thị mini

MỞ SIÊU THỊ MINI KINH DOANH CÓ PHẢI XU HƯỚNG

Thị trường ngày nay có rất nhiều đối tượng có kế hoạch đầu tư mở siêu thị mini để kinh doanh mô hình bán lẻ này, bởi đây là mô hình kinh doanh xu hướng trong tương lai và ngày càng phát triển, tuy nhiên cơ hội kinh doanh lớn đồng nghĩa với việc cạnh tranh ngày càng cao, nên cơ hội kinh doanh siêu thị mini thành công không phải dành cho tất cả. 

Nhóm đối tượng đầu tư kinh doanh siêu thị mini đã có sự thay đổi đáng kể so với 10 năm trở về trước. Trước đây đa phần những cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ mở ra dựa trên mặt bằng sẵn có của mình, đó là lợi thế duy nhất mà họ có. 

Tuy nhiên nhóm đối tượng đầu tư kinh doanh bây giờ tập trung lứa tuổi trẻ, họ có tài chính (tích lũy hoặc đi vay) có kiến thức về công nghệ, có thông tin cập nhật một cách nhanh nhạy những diễn biến thị trường tốt hơn, cùng với việc các chuỗi cửa hàng thương hiệu lớn ra đời đó cũng chính là nguyên nhân chính dẫn tới việc mô hình cửa hàng tạp hóa ngày càng mai một và dành cho thị trường với những mô hình đáp ứng được những tiêu chí thích nghi với thị trường tốt hơn là: Hiện đại, dịch vụ, quản trị, lợi thế cạnh tranh... 

Chính bởi vậy mà mở siêu thị mini là xu hướng đáng để người kinh doanh đầu tư với việc xây dựng mô hình setup chuyên nghiệp, bài bản là một điều nên làm.

CÓ NÊN MỞ SIÊU THỊ MINI

Như nói ở trên, mở siêu thị mini là mô hình kinh doanh xu hướng, tuy nhiên cơ hội để kinh doanh thành công mô hình này không dành cho tất cả. Là người đang có kế hoạch đầu tư mô hình này thì bạn cần đáp ứng được một trong những yêu cầu sau đây thì đó có thể mang lại lợi thế trong kinh doanh của mình một cách hiệu quả.

1. Mặt bằng

Nếu bạn có sẵn mặt bằng của nhà mình (hoặc người thân) thì đó là lợi thế cực kỳ lớn đối với mô hình kinh doanh siêu thị mini này. Tất nhiên phần việc của bạn vẫn cần phải đảm bảo về vốn, xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp và hiệu quả và quản trị vận hành nó một cách tốt nhất.

2. Tài chính

Tiềm lực tài chính tốt cũng là một lợi thế không nhỏ để bạn có thể theo đuổi cuộc chơi một cách dài hạn, đặc biệt là vượt qua giai đoạn đầu kinh doanh khó khăn của mình.

Buôn tài không bằng dài vốn nó hoàn toàn đúng với những người kinh doanh mô hình này, đặc biệt nhóm đối tượng phải thuê mặt bằng và nhân viên kinh doanh. 

Việc không cân đối tài chính tốt trong quá trình đầu tư và kinh doanh sau này rất có thể dẫn tới việc đứt gánh giữa đường. 

Trong trường hợp tài chính khỏe thì bạn hoàn toàn có thể nghĩ tới việc mở chuỗi để tạo lợi thế hơn so với những cửa hàng đơn lẻ.

3. Nhân lực

Sử dụng nguồn nhân lực sẵn có là một lợi thế lớn của người kinh doanh, ít nhất là ở vai trò quản lý, hoặc tối ưu hơn là trực tiếp bán hàng và quán xuyến cửa hàng sẽ tạo cho mô hình kinh doanh có độ an toàn cao và giảm thiểu các vấn đề rủi ro trong kinh doanh, hàng hóa.

4. Hàng hóa

Lợi thế liên quan tới hàng hóa có thể bao gồm: Buôn, phân phối, hoặc có thể nhập hàng hóa với giá rẻ, hoặc trí ít là có mối quan hệ tốt đẹp sẵn có với các nhà cung cấp hàng hóa cung cấp trong cửa hàng của mình.

Ví dụ như ở Thanh Hóa, có siêu thị A&S mart gồm chủ các nhà phân phối hàng hóa tại tỉnh thành này cổ phần và đầu tư kinh doanh mô hình siêu thị thương hiệu A&S mart, đó là lợi thế không nhỏ.

5. Kinh nghiệm

Kinh nghiệm nếu được hiểu đơn giản chỉ thuần túy là bạn đã hiểu gì về mô hình này hay chưa? bạn đã va chạm công việc nào liên quan trực tiếp với mô hình này hay chưa? Nếu có thì đó cũng là một lợi thế không nhỏ đối với người kinh doanh.

Hãy biết cách dừng ngay lại ý định kinh doanh của mình khi đặt câu hỏi có nên mở siêu thị mini mà trong đầu mình không biết bắt đầu từ đâu. 

Hoặc để tiết kiệm thời gian tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm thì bạn có thể tham khảo khóa đào tạo setup và kinh doanh siêu thị by ISaac Edeucation.

6. Quản trị

Quản trị là yếu tố then chốt giữa người kinh doanh hiệu quả và không hiệu quả.

Ít nhất việc quản trị các vấn đề liên quan tới hàng hóa cũng mang lại lợi thế không nhỏ cho người kinh doanh so với đối thủ. Việc phân bổ và tối ưu hàng hóa là vấn đề cực kỳ quan trọng trong kinh doanh siêu thị mini này, tuy nhiên đa phần người kinh doanh chỉ dừng lại ở mức độ kinh nghiệm thuần túy, nó rất hạn chế trong việc mở rộng hoặc nhân rộng mô hình kinh doanh của mình.

Tiếp theo là các vấn đề liên quan tới quản trị kinh doanh, vận hành cửa hàng, ở góc độ hệ thống thì yếu tố quản trị này đương nhiên là vô cùng quan trọng, tuy nhiên đối với mô hình quy mô nhỏ thì ít nhất cũng cần phải nắm bắt được các vấn đề quản trị liên quan tới khuyến mại, marketing, trưng bày, nhân sự... 

Trên đây là một số thông tin cơ bản tư vấn cho người đang có kế hoạch kinh doanh mà vẫn đang phân vân có nên mở siêu thị mini hay không? Nội dung được chia sẻ bởi chuyên gia đào tạo siêu thị Nguyễn Văn Thịnh.

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

Top 5 loại kem bán tốt nhất cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Top 5 loại kem bán tốt nhất cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Kem là một trong những list sản phẩm bán chạy nhất tại cửa hàng tạp hóa, tuy nhiên trên thị trường cũng có rất nhiều hãng thương hiệu, sản phẩm kem trong khi đó người kinh doanh không phải ai cũng biết để lựa chọn các loại kem bán tốt trên thị trường để nhập về kinh doanh, đặc biệt là những người mới chưa có kinh nghiệm.
Các loại kem bán tốt nhất

TOP 5 LOẠI KEM BÁN TỐT NHẤT 

1. Kem Celano

Kem Celano là thương hiệu kem của tập đoàn KiDo, là thương hiệu có thị phần kem lớn nhất tại Việt Nam. 
Các loại kem phổ biến của Celano

- Kem túi

- Kem ốc quế

- Kem que

- Kem hộp 

Phân khúc loại kem này trên thị trường bán ra chỉ từ 6k trở lên, phù hợp với hầu hết nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, cả từ nông thôn tới thành thị.

2. Kem Merino
Cũng là thương hiệu kem thuộc tập đoàn Kido, là dòng kem phổ biến và bán chạy nhất trên thị trường.
Kem merino của KIDO

Các loại kem phổ biến của Merino

- Kem túi

- Kem ốc quế

- Kem que

- Kem hộp 


Phân khúc loại kem này trên thị trường bán ra chỉ từ 8k trở lên, phù hợp với hầu hết nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, cả từ nông thôn tới thành thị.


3. Kem Wall's

Kem Wall's là thương hiệu kem thuộc tập đoàn Unilever, sau khi bán lại nhà máy và thương hiệu cho tập đoàn Kinh Đô trước đây, nay là Kido và với cam kết 10 năm không kinh doanh kem. 

Thì đến năm 2017 dòng kem thương hiệu Wall's này tái xuất giang hồ với việc đầu tư mạnh mẽ hệ thống phân phối kem trên toàn quốc. 

Về cơ bản thì các chủng loại kem, cũng như chất lượng thì kem Wall's có những nét tương đồng với thương hiệu kem của Kido, tuy nhiên thị phần loại kem này vẫn khá nhỏ so với thương hiệu Kido. 

Nhưng với chất lượng và phân khúc giá bán hợp khẩu vị cũng như ngân quỹ chi trả của người tiêu dùng thì loại kem này cũng nhanh chóng phủ rộng và được người tiêu dùng đón nhận một cách tích cực
Kem Wall's

3. Kem Vinamilk

Thương hiệu Vinamilk quá nổi tiếng với ngành hàng sữa tươi, chua, tuy nhiên thị phần kem Vinamilk cũng chỉ đứng sau thương hiệu kem Kido.

Các loại kem bán tốt của Vinamilk cũng tập trung vào các dòng như: Kem sữa chua, kem túi, kem hộp....
Kem Vinamilk

4. Kem thủy tạ

Thị phần kem thủy tạ xếp thứ 3 trong các thương hiệu kem bán chạy nhất tại Việt Nam.


Kem thủy tạ

5. Kem tràng tiền

Kem tràng tiền tập trung bán tại Hà Nội và các tỉnh thành phía bắc, tuy nhiên là dòng kem lâu đời và với chất lượng tốt, người tiêu dùng sử dụng một cách thường xuyên.
Kem Tràng Tiền

Đặc biệt với phân khúc giá khá rẻ nên sản lượng của loại kem này rất tốt, và thuộc nhóm các loại kem bán tốt nhất trên thị trường của các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini.

Tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều thương hiệu "nhái" kem tràng tiền, nên người kinh doanh cần phải lựa chọn đơn vị cung cấp kem thương hiệu tràng tiền uy tín.

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

Làm thế nào để kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini hiệu quả

Làm thế nào để kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini hiệu quả

Phần lớn những người đầu tư, mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini đều thiếu kiến thức và kinh nghiệm, điều này cực kỳ nguy hiểm trong việc kinh doanh, đặc biệt đối với quy mô lớn với việc đầu tư lượng vốn nhiều hơn so với quy mô nhỏ.

1. Chuẩn bị

Khâu chuẩn bị của chúng ta đa phần rất hời hợt để bắt đầu một công việc kinh doanh nào đó, nhiều khi chỉ đơn thuần thấy nó là xu hướng, thấy thích, hoặc từ một ý tưởng đơn thuần và bắt đầu lao vào khởi nghiệp, đầu tư kinh doanh, hầu hết nhóm này thất bại gần hết.

Việc cần thiết trước khi bắt đầu công việc kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini của mình bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về mô hình của mình, rất nhiều người bắt đầu quá vội vàng khi chưa nắm bắt được công việc, đặc thù, và kế hoạch xây dựng mô hình kinh doanh của mình mà đã triển khai setup cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini một cách rất chóng vánh, và đương nhiên là hậu quả để lại là rất lớn. 

Chúng ta cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ, từ kiến thức, kinh nghiệm và thông tin các nhà cung cấp từ trang thiết bị bán hàng, giá kệ siêu thị, hay nguồn hàng cung cấp tạp hóa để tiết kiệm tối đa thời gian setup hoàn thiện cửa hàng của mình.
Làm thế nào để kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa hiệu quả


2. Setup cửa hàng tối ưu nguồn vốn đầu tư 

Một lỗi thường thấy của người mới chưa có kinh nghiệm khi mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini chính là mất rất nhiều chi phí cho quá trình setup siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa của mình.

Nên chúng ta cần phải lên kế hoạch chi tiết, phân bổ vốn đầu tư từ các hạng mục cơ sở vật chất tới hàng hóa làm sao để có thể tiết kiệm tối đa vốn đầu tư ra.

Tuyệt đối không hoành tráng, đầu tư các hạng mục không cần thiết, và nhập hàng hóa với số lượng vừa phải, phù hợp với mô hình kinh doanh của mình cũng như sức tiêu dùng tại khu vực xung quanh cửa hàng, không sau này hàng hóa cận, hết date sẽ nhiều vô kể. Mô hình lớn thì nhóm hàng hóa này sau thời gian kinh doanh 6-9 tháng còn khủng khiếp nếu không quản trị hàng hóa tốt.

3. Tối ưu giá đầu vào hàng hóa kinh doanh

Kỹ năng đàm phán với nhà cung cấp, sales là một vấn đề rất quan trọng để bạn có được giá nhập cũng như chương trình tốt nhất cho cửa hàng của mình.

Tuy nhiên việc cần phải biết đó chính là các kênh cung cấp hàng hóa cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, bạn cần phải biết được các kênh cung cấp hàng hóa cho cửa hàng bao gồm những kênh nào? và mỗi dòng sản phẩm nên lựa chọn kênh và nhà cung cấp phù hợp để tối ưu được giá đầu vào hàng hóa.

4. Khai thác tiền trưng bày các hãng

Nhiều hãng, thương hiệu hàng hóa sẵn sàng thuê kệ của cửa hàng để trưng bày hàng hóa, sản phẩm của họ tại các vị trí đẹp trong cửa hàng, các mô hình siêu thị mini, siêu thị sẽ thuận lợi hơn trong việc khai thác tiền trưng bày, tuy nhiên đối với cửa hàng tạp hóa thì câu chuyện lại không hề đơn giản

Việc bạn cần phải làm là yêu cầu sales, nhà cung cấp giới thiệu các gói trưng bày mà họ đang triển khai trên thị trường, vì rất nhiều sales sẽ "lờ" đi khoản này, bởi cửa hàng nhà bạn có được trưng bày hay không thì cũng không ảnh hưởng gì nhiều tới sales, mà trong khi đó họ phải hỗ trợ cho cửa hàng bạn khá nhiều.

5. Tối ưu hàng hóa mang lại lợi nhuận cao

Việc tối ưu hàng hóa lợi nhuận cao tác động trực tiếp tới lợi nhuận chung của cửa hàng, tuy nhiên người kinh doanh cần phải biết được khai thác tối đa các nhóm sản phẩm mang lại lợi nhuận cao.

Tuy nhiên gợi ý đơn giản là thường các sản phẩm mang lại lợi nhuận cao thường là các sản phẩm phân khúc giá thấp, gia dụng, văn phòng phẩm, các sản phẩm mà người tiêu dùng mua không phụ thuộc vào thương hiệu....

6. Đa dạng hàng hóa mới phù hợp

Việc tìm kiếm hàng hóa mới để bổ sung, thay thế kinh doanh tại cửa hàng là điều cần phải thực hiện một cách liên tục, nhưng đa phần các chủ cửa hàng lại kinh doanh một cách khá thụ động, chỉ trông chờ vào đội ngũ nhân viên bán hàng tới chào hàng, giới thiệu sản phẩm, kênh sales đến giới thiệu sản phẩm kiểu này chỉ chiếm 3/4 hàng hóa tại cửa hàng thôi. Những mặt hàng kiểu này thì cửa hàng nào chả kinh doanh, lấy đâu ra lợi thế cạnh tranh về hàng hóa cho cửa hàng nhà bạn.

Trong khi đó hàng ngàn sản phẩm hot, bán tốt trên thị trường thì phải dùng các kênh tìm kiếm thông tin hàng hóa khác mới có thể biết được và nhập về kinh doanh. 

Tât nhiên ngoài ra để kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini hiệu quả nhất còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: Kỹ năng bán hàng, quản trị, marketing. Tuy nhiên trên đây là những yếu tố cơ bản nhất giúp cho người kinh doanh có thể tìm hiểu thêm một số thông tin hữu ích. 

Bài viết được chuyên gia đào tạo kinh doanh siêu thị Nguyễn Văn Thịnh chia sẻ.