Hiển thị các bài đăng có nhãn Kien-thuc-sieu-thi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kien-thuc-sieu-thi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

Vòng quay hàng tồn kho và khái niệm inventory turnover là gì?

Vòng quay hàng tồn kho và khái niệm inventory turnover là gì?

Vòng quay hàng tồn kho là thống số rắt quan trọng trong kinh doanh, tuy nhiên nhiều doanh chủ chưa hiểu về khái niệm inventory turnover là gì cũng như áp dụng trong quá trình vận hành, tối ưu doanh nghiệp của mình như thế nao?

inventory turnover là gì?
inventory turnover là gì?

inventory turnover là gì?

Theo wikipedia inventory turnover hay số vòng quay hàng tồn kho (hay Hệ số quay vòng của hàng tồn kho) là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy doanh thu (hoặc giá vốn hàng bán) trong một kỳ nhất định chia cho bình quân giá trị hàng tồn kho trong cùng kỳ. Ở đây, bình quân giá trị hàng tồn kho bằng trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ.

Tỷ số cho biết hàng tồn kho quay bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra số doanh thu được ghi nhận trong kỳ đó. Tỷ số càng cao có thể là dấu hiệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. 

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. 

Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. 

Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. 

Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Phương pháp tính hệ số vòng quay hàng tồn kho

Phương pháp 1: Tìm Hệ số vòng quay hàng tồn kho

1.Chọn khoảng thời gian cụ thể để tính toán.
Vòng quay hàng tồn kho luôn luôn được tính trong một kỳ cụ thể,  như vậy bạn có thể chọn bất kỳ khoảng thời gian nào ví dụ từ một ngày đến một năm tài chính; thậm chí cả toàn bộ vòng đời của doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, hệ số vòng quay hàng tồn kho không thể mô tả ngay tức thời hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù có thể định nghĩa giá trị của hàng tồn kho của doanh nghiệp tại bất kỳ thời điểm cụ thể nào, nhưng giá vốn hàng hóa không phải là một giá trị tức thời, do đó phải lựa chọn một khoảng thời gian cụ thể để tính toán.

Trong bài viết này, isaac group sẽ dùng ví dụ dưới đây để minh họa và tính toán. Giả sử chúng tôi sở hữu công ty bán sỉ cà phê. Trong trường hợp này, khoảng thời gian được chọn là một năm hoạt động của công ty. Trong bước tiếp theo, chúng tôi sẽ tìm hệ số vòng quay hàng tồn kho trong khoảng thời gian một năm này.

2. Tìm giá vốn hàng hóa trong khoảng thời gian được chọn. 
Sau khi xác định khoảng thời gian, bước đầu tiên cần thực hiện là tìm giá vốn hàng hóa (còn gọi là "COGS") trong khoảng thời gian này. COGS chính là chi phí trực tiếp để tạo ra hàng hoá. 

Thông thường, chi phí này gồm chi phí sản xuất hàng hoá cộng với bất kỳ chi phí lao động nào liên quan trực tiếp đến việc sản xuất hàng hoá.

COGS không bao gồm chi phí như vận chuyển và chi phí phân phối không liên quan trực tiếp đến việc sản xuất ra hàng hoá.
Trong ví dụ trên, chúng tôi đã có một năm năng suất cà phê khá cao, và đã chi 3 triệu USD cho hạt giống, thuốc trừ sâu và chi phí khác liên quan đến việc trồng cà phê và 2 triệu USD cho chi phí lao động cho trồng hạt giống. Trong trường hợp này, chúng tôi có thể nói COGS của chúng tôi là 3 triệu USD + 2 triệu USD = 5 triệu USD.

3. Chia COGS cho bình quân giá trị hàng tồn kho. 
Tiếp theo, lấy COGS chia cho bình quân giá trị hàng tồn kho trong giai đoạn thời gian bạn đang phân tích. 

Giá trị hàng hóa tồn kho bình quân là giá trị tài chính bình quân của tất cả hàng hoá bạn đang giữ trong kho và trên các kệ hàng mà chưa được bán đi trong một khoảng thời gian nhất định. 

Cách đơn giản nhất để tìm giá trị này là lấy giá trị hàng hóa tồn kho đầu kỳ đã chọn cộng với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ và chia đôi.

Tuy nhiên, việc dùng thêm các điểm dữ liệu bổ sung ở giữa kỳ có thể giúp cho ra kết quả bình quân chính xác hơn. Nếu dùng thêm hơn hai điểm dữ liệu, bạn hãy cộng tất cả giá trị với nhau, sau đó chia cho số điểm dữ liệu để tìm ra mức trung bình.

Trong ví dụ của chúng tôi, giả sử vào lúc đầu năm chúng tôi có 0,5 triệu USD giá trị hạt cà phê được lưu trữ như hàng tồn kho. 

Vào cuối năm, chúng tôi có 0,3 triệu USD hạt. Như vậy giá trị hàng tồn kho bình quân là (0,5 triệu + 0,3 triệu)/2 = 0,4 triệu USD.

Tiếp theo, chia COGS cho giá trị hàng tồn kho bình quân để tìm hệ số vòng quay hàng tồn kho. Trong ví dụ của chúng tôi, COGS là 5 triệu USD và giá trị tồn kho bình quân là 0,4 triệu USD, vì vậy doanh thu hàng tồn kho của chúng tôi trong một năm là 5 triệu USD/0,4 triệu USD= 12,5. Hệ số tìm được là một tỷ lệ không bao gồm đơn vị.

4. Uớc tính nhanh hệ số vòng quay hàng tồn kho bằng công thức
 Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu/Hàng tồn kho. Nếu không có thời gian để thực hiện theo phương trình chuẩn được mô tả ở trên, công thức này có thể giúp cho bạn tính giá trị gần đúng của hệ số vòng quay hàng tồn kho. 

Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều tránh sử dụng phương pháp này do kết quả thu được có thể không chính xác. 

Bởi vì doanh thu được tính theo giá đưa ra cho người tiêu dùng nhưng hàng tồn kho được tính theo giá bán sỉ thấp hơn, do đó việc tính theo công thức có thể làm cho hệ số vòng quay hàng tồn kho của bạn cao hơn thực tế. Theo nguyên tắc chung, phương trình này chỉ nên được sử dụng để ước tính nhanh — với tính toán quan trọng hơn, bạn nên dùng phương trình ở phần trên.

Cũng ví dụ trên, giả sử chúng tôi đã đạt doanh thu là 6 triệu USD trong năm qua. Để tìm hệ số vòng quay hàng tồn kho với phương trình thay thế ở trên, chúng tôi sẽ chia giá trị doanh thu này cho giá trị tồn kho cuối cùng được liệt kê ở trên là 0,3 USD. Kết quả là 6 triệu USD/$ 0,3 triệu USD = 20. Kết quả tìm được cao hơn đáng kể so với giá trị 12.5 chúng ta tính được bằng phương trình chuẩn.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho
Hệ số vòng quay hàng tồn kho


Phương pháp 2: Tăng độ chính xác trong tính toán

1. Dùng nhiều điểm dữ liệu hàng tồn kho khác nhau để được kết quả chính xác hơn. 
Như đã nêu ở trên, việc tìm giá trị hàng tồn kho bình quân từ giá trị tồn kho đầu và cuối có thể cho bạn giá trị bình quân hàng tồn kho ở mức xấp xỉ, nhưng giá trị này sẽ không tính đến biến động hàng tồn kho trong giai đoạn bạn đã chọn. Việc dùng thêm các điểm dữ liệu bổ sung sẽ giúp giá trị của bạn chính xác hơn.

Khi chọn điểm dữ liệu, bạn phải đảm bảo điểm dữ liệu được chia đều trong khoảng thời gian được chọn. 

Ví dụ: nếu bạn đang tìm giá trị hàng tồn kho bình quân trong một năm, bạn không được dùng mười hai điểm của cùng tháng 1 mà thay vào đó hãy dùng một điểm từ ngày đầu tiên của mỗi tháng.

Giả sử rằng giá trị hàng tồn kho đầu kỳ trong một năm hoạt động kinh doanh của chúng tôi là 20.000 USD và giá trị cuối kỳ là 30.000 USD. Sử dụng phương pháp cơ bản ở trên, chúng tôi sẽ nhận được giá trị trung bình là 25.000 USD. 

Tuy nhiên, chỉ cần thêm một điểm dữ liệu mới, chúng ta sẽ có một bức tranh khác. Ví dụ: giả sử chúng ta cũng dùng điểm dữ liệu từ ngay giữa năm với giá trị là 40.000 USD. 

Trong trường hợp này, giá trị hàng tồn kho bình quân của chúng tôi là (20.000 USD + 30.000 USD + 40.000 USD)/3 = 30.000 USD — cao hơn một chút (và đại diện tiêu biểu hơn cho giá trị hàng tồn kho bình quân) so với giá trị trước.

2 Sử dụng công thức Thời gian = 365 ngày/hệ số vòng quay hàng tồn kho để tìm thời gian bình quân bán hàng tồn kho của bạn. 
Bước này sẽ cho bạn biết trung bình bạn phải mất bao lâu để bán toàn bộ kho hàng tồn kho. 

Trước tiên, hãy tìm hệ số vòng quay hàng tồn kho hàng năm như bình thường. Sau đó, lấy 365 ngày chia cho tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho. Kết quả tìm được sẽ là số ngày bạn phải bán toàn bộ hàng tồn kho của mình.

Ví dụ: giả sử chúng tôi có tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho là 8.5 cho một năm nhất định. Bằng cách lấy 365 ngày chia cho 8,5, chúng tôi được kết quả là 42.9 ngày. 

Nói cách khác, trung bình, chúng tôi bán toàn bộ hàng tồn kho trong khoảng 43 ngày một lần.

Nếu hệ số vòng quay hàng tồn kho của bạn trong khoảng thời gian không phải một năm, bạn chỉ cần thay thế 365 ngày bằng số ngày trong khoảng thời gian được chọn vào công thức. 

Ví dụ: nếu bạn có hệ số vòng quay hàng tồn kho là 2.5 cho tháng 9, như vậy thời gian trung bình để bán toàn bộ hàng tồn kho được tính bằng cách 30 ngày/2.5 = 12 ngày.

3. Dùng tỉ lệ vòng quay hàng tồn kho như thước đo gần đúng về hiệu quả hoạt động. 
Thông thường (mặc dù không phải luôn luôn) các doanh nghiệp muốn bán hàng tồn kho một cách nhanh chóng, thay vì chậm chập.

Do đó, hệ số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp có thể được sử dụng để tìm ra manh mối về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, đặc biệt là so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhớ rằng việc so sánh bối cảnh là rất quan trọng. 

Doanh thu hàng tồn kho thấp không phải lúc nào cũng xấu và doanh thu hàng tồn kho cao không phải lúc nào cũng tốt.

Ví dụ: dòng xe thể thao cao cấp thường không bán được nhanh chóng vì thị trường của sản phẩm này khá nhỏ. 

Do đó, bạn có thể ước tính tỷ lệ luân chuyển hàng tồn kho của đại lý ôtô nhập khẩu xe thể thao sẽ khá thấp — thậm chí họ có thể không bán hết toàn bộ hàng tồn kho trong một năm. 

Mặt khác, nếu tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho của cùng đại lý này bất ngờ tăng mạnh, đây có thể là điều rất tốt, nhưng cũng có thể là điều xấu, tùy thuộc vào bối cảnh — ví dụ, điều này có thể biểu hiện sự thiếu hụt sản phẩm, và có thể dẫn đến mất doanh số.

4. So sánh hệ số vòng quay hàng tồn kho của bạn với mức bình quân của cả ngành. 
Một cách hữu ích để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là so sánh tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho với giá trị trung bình của các doanh nghiệp trong cùng ngành. 

Một số ấn phẩm tài chính (cả bản in và bản trực tuyến) được phát hành đều có xếp hạng hệ số quay vòng hàng tồn kho trung bình theo ngành, bạn có thể xem đây là mức chuẩn để đo lường hiệu quả hoạt động của công ty. 

Bạn có thể tìm bảng xếp hạng như vậy tại đây. Tuy nhiên, xin nhắc lại, điều quan trọng cần lưu ý là các giá trị này đại diện cho mức bình quân của ngành và trong một số trường hợp, hệ số vòng quay hàng tồn kho thấp hoặc cao hơn đáng kể so với giá trị được thống kê có thể là điều tốt.

Một công cụ hữu ích khác để so sánh hệ số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp với mức trung bình của cả ngành là công cụ tính hệ số vòng quay hàng tồn kho xấp xỉ BDC. 

Công cụ này cho phép bạn chọn ngành, sau đó tìm tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho giả định bằng cách nhập giá vốn hàng hóa COGS của doanh nghiệp và giá trị hàng tồn kho bình quân và sau đó so sánh nó với giá trị trung bình của ngành bạn đã chọn.

Vòng quay hàng tồn kho bao nhiêu là tốt

Trong khoản mục hàng tồn kho của Báo cáo tài chính, hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của bộ phận quản lý kho hay nói cách khác là bộ phận phụ trách xuất - nhập - tồn của doanh nghiệp.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm đối với các doanh nghiệp sản xuất, thậm trí tính theo đơn vị tháng đối với các mô hình kinh doanh các dòng sản phẩm có tốc độ quay vòng nhanh. 

Nó cho ta biết khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp tốt  hay xấu đến mức nào để có phương án điều chỉnh cho hợp lý cũng như tối ưu hóa . 

Nếu hệ số vòng quay hàng tồn kho càng lớn nghĩa là hàng tồn kho ít, doanh nghiệp có tốc độ quay vòng lượng hàng hóa hay nói cách khác hàng hóa bán hàng nhanh, tiền mặt không bị đọng vào hàng tồn kho/giá vốn và ngược lại.

Tuy nhiên, hàng tồn kho còn phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh nên không chỉ đơn thuần nhìn vào hệ số của nó mà có thể đưa ra quyết định đánh giá hàng tồn kho này là tốt hay xấu.

Để trả lời câu hỏi hệ số vòng quay hàng tồn kho lớn bao nhiêu thì tốt phải xem xét thêm rất nhiều các tiêu chí khác như doanh thu, dòng tiền… cũng như ngành nghề kinh doanh và tình hình thực tế doanh nghiệp đó.

Và lời giải đáp cho câu hỏi: “Vòng quay hàng tồn kho bao nhiêu là tốt?” là vòng quay hàng tồn kho phải đủ lớn để đảm bảo sản xuất, kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của thị trường. 

Một ví dụ về mô hình đang áp dụng hiệu quả tại các công ty của Nhật Bản mà doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi là số ngày luân chuyển hàng tồn kho ở mức an toàn là 90 ngày (3 tháng).
Hệ số vòng quay hàng tồn kho bao nhiêu là tốt
Hệ số vòng quay hàng tồn kho bao nhiêu là tốt


Hướng dẫn cách xử lý hàng tồn kho bị ảo hiệu quả

Một thực trạng tồn tại của rất nhiều doanh nghiệp đang gặp phải đó là dữ liệu hàng hóa trên sổ sách thì rất nhiều nhưng thực tế trong kho hàng hóa còn lại rất ít. 

Đó chính là hiện tượng tồn kho ảo. Vậy để tìm ra hướng xử lý hàng tồn kho ảo sao cho hiệu quả, trước tiên bạn đọc phải hiểu được nguyên nhân dẫn tới hiện trạng này.

Sở dĩ, xuất hiện hiện tượng tồn kho ảo là do khi khách hàng mua hàng và không có nhu cầu lấy hóa đơn nên kế toán đã không xuất hóa đơn cho những hàng hóa đó. 

Trong khi, nguyên tắc là dù khách hàng không lấy hóa đơn, nhưng khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng thì kế toán buộc phải xuất hóa đơn.

Vậy cách xử lý hàng tồn kho ảo hiệu quả như sau:
1.    Xuất hóa đơn bán hàng cho khách lẻ không lấy hóa đơn

Chứng từ gồm: Hóa đơn, phiếu thu, phiếu xuất kho.

Cách này an toàn, song doanh nghiệp phải chịu mức thu thuế 10% GTGT đồng thời làm tăng doanh thu bán hàng trong kỳ. Mặc dù thực tế trong kỳ không phát sinh, theo đó doanh nghiệp cần phải cân đối doanh thu và chi phí để hợp lý tránh phải nộp thuế TNDN.

2.    Xuất hàng tặng, cho biếu nhân viên

Chứng từ gồm: Hóa đơn, phiếu xuất kho, danh sách nhân viên được cho, biếu tặng hàng hóa.

Với trường hợp này, xuất hàng vẫn phải hóa đơn. Trên hóa đơn cần ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ của khách hàng (chi tiết tại khoản 7, điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC). 

Theo đó, có thể thấy rằng, hình thức xuất hàng này là một khoản chi có tính chất phúc lợi, nên nó được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN. Song cần lưu ý: Tổng chi có tính chất phúc lợi sẽ không được vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế trong năm.

3.    Xuất hàng hóa trả thay lương cho người lao động

Chứng từ gồm: Hóa đơn, phiếu xuất kho, bảng lương

Tương tự đối với trường hợp 2 (xuất hàng cho, biếu tặng nhân viên), nhưng cách làm này doanh nghiệp vẫn sẽ phải chịu thuế đầu ra và thuế TNDN như bán hàng bình thường.

4. Lập biên bản thanh lý hàng hóa do hàng hóa lâu ngày, khó bán

Chứng từ gồm: Biên bản thanh lý, bảng tổng hợp hàng hóa cần thanh lý, quyết định thanh lý, hóa đơn và phiếu xuất kho.

Lưu ý: Cách này cần rà soát lại hàng hóa có thời gian nhập là lâu nhất.

5. Đăng ký với Sở Công thương chương trình khuyến mại, quà tặng

Chứng từ gồm: Hợp đồng, hóa đơn phiếu xuất kho, phiếu thu, giấy báo có…

Cách này rất phổ biến, và lưu ý khi áo dụng các chương trình đều phải bắt buộc là đăng ký với sở công thương nếu không muốn bị tính luôn doanh thu trên phần hàng hóa dùng để khuyến mại.

Trên đây là những gợi ý cụ thể để xử lý lượng hàng tồn kho ảo hiệu quả trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, các doanh nghiệp cần nghiên cứu và áp dụng những cách thức phòng tránh việc xảy ra lượng tồn kho ảo lớn trong quá trình SXKD của mình. Một trong những cách thức được gợi ý là sử dụng phần mềm quản trị hàng tồn kho.

Phần mềm quản lý hàng tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát chi tiết về giá trị, số lượng vật tư, hàng hóa tồn kho, việc luân chuyển, sử dụng vật tư, tránh thiệt hại trong lưu trữ. Lập và kiểm soát phiếu nhập/xuất vật tư, hàng hóa trong sản xuất và lưu thông.

Trên đây isaac group đã tổng hợp và chia sẻ các khái niệm inventory turnover là gì? và vòng quay hàng tồn kho, cũng như các phương pháp tính toán, tối ưu hệ số liên quan tồn kho.

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

Phương pháp tính giá vốn hàng bán trong thương mại, cách tính đơn giản

Phương pháp tính giá vốn hàng bán trong thương mại, cách tính đơn giản

Giá vốn hàng bán là khái niệm mà bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh thương mại đều cần phải tìm hiểu và nghiên cứu một cách sâu sắc về khái niệm, phương pháp và các cách tính giá vốn hàng bán, để từ đó có thể lên phương án xây dựng giá bán cũng như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Phương pháp tính giá vốn hàng bán trong thương mại, cách tính đơn giản

1. Giá vốn hàng bán là gì

Trước khi tìm hiểu về khái niệm giá vốn hàng bán là gì thì chúng ta cần phải phân biệt giữa hai khái niệm giá vốn sản phẩm và giá vốn hàng bán.

Giá vốn sản phẩm là là giá nhập của sản phẩm thương mại, kinh doanh mà tại đó đã được trừ hết các chi phí mua hàng và các khoản giảm giá, khuyến mại.

Và chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán tiếng anh gọi là Cost of Goods sold hoặc Cost of sales được viết tắt là COGS và COS, được hiểu một cách đơn giản là toàn bộ chi phí cấu thành để tạo ra một sản phẩm. Nó liên quan đến quá trình bán hàng bao gồm giá vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng, chi phí quản lý hoạt động doanh nghiệp. Sự hình thành giá vốn hàng bán được phân biệt và có sự thay đổi, điều chỉnh ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất như:
  • Giá vốn hàng tại điểm mua hàng hóa hay còn gọi là giá trị mua thực tế.
  • Đối với các công ty thương mại, giá vốn hàng bán là tổng các chi phí để hàng có mặt tại kho gồm giá mua từ nhà cung cấp, bảo hiểm, VAT, phí vận chuyển,…

Đối với các công ty sản xuất, tổng chi phí sẽ nhiều hơn vì đầu vào chỉ là nguyên liệu tạo thành phẩm.

Giá vốn hàng bán còn thay đổi phụ thuộc vào các quy định theo hợp đồng với bên cung cấp. Do một số nhà cung cấp đặc biệt là các đơn vị xuất nhập khẩu sẽ cộng các khoản phí như vận chuyển, thuế, bảo hiểm,… vào giá bán hàng.

Tóm lại về khái niệm giá vốn hàng bán trong kinh doanh đơn giản như sau:
  • Giá vốn hàng bán là những chi phí trực tiếp để sản xuất hàng hóa bán ra của một DN
  • Giá vốn được trừ khỏi doanh thu làm cơ sở để tính lợi nhuận gộp (gross profit)
  • Giá trị của Giá vốn sẽ thay đổi tùy thuộc vào Chuẩn mực kế toán áp dụng để tính toán giá trị giá vốn (HTK)

2. Các phương pháp tính giá vốn hàng bán phổ biến

2.1. Phương pháp tính giá vốn hàng bán đích danh

Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được

2.2. Cách tính giá vốn hàng bán theo bình quân (Average Cost Method - AVCO)

Với phương pháp tính giá vốn bằng phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng mặt hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.

2.3. Nhập trước xuất trước (First in, first out - FIFO)

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuồi kỳ còn tồn kho.

2.4. Phương pháp nhập sau xuất trước (Last in, first out – LIFO)

Phương pháp nhập sau xuất trước là phương pháp tính giá vốn mà tại đó áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.

Lưu ý:
Hiện nay theo Điều 23 TT 200 khi tính giá trị HTK đã loại bỏ phương pháp Nhập sau xuất trước (LIFO), và thay thế bằng phương pháp Giá bán lẻ (áp dụng cho các đơn vị bán lẻ), nội dung của phương pháp giá bán lẻ như sau:

2.5. Phương pháp giá bán lẻ 

Phương pháp này được sử dụng bởi các công ty bán lẻ để tính giá trị hàng tồn kho theo giá bán lẻ. Công ty bán lẻ có thể sử dụng công thức để chuyển đổi từ giá bán lẻ về giá gốc:

Phương pháp này yêu cầu các nhà bán lẻ cần duy trì ghi chép:

¹ Tổng giá gốc và giá bán lẻ của hàng hóa được mua

² Tổng giá gốc và giá bán lẻ của hàng hóa sẵn có để bán

³ Doanh thu trong kỳ

- Khi các bạn tính giá HTK thì có 2 phương pháp như sau:

+ Giá lẻ truyền thống

+ Giá gốc

- Các bước thực hiện 

Bước 1:

Trị giá hàng sẵn có để bán theo giá bán lẻ - Doanh thu thuần = Trị giá Hàng tồn kho cuối kỳ theo giá bán lẻ

Bước 2:

Trị giá hàng sẵn có để bán theo giá gốc : Trị giá hàng sẵn có để bán theo giá bán lẻ = Tỷ lệ giá gốc trên giá lẻ

Bước 3:

Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ theo giá bán lẻ x Tỷ lệ giá gốc trên giá lẻ = Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ theo giá gốc.

3. Cách tính giá vốn hàng bán một số mô hình kinh doanh phổ biến

3.1. Cách tính trị giá vốn hàng bán tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Hàng hóa của một doanh nghiệp được hình thành qua một quá trình sản xuất. Trải qua mỗi quá trình sản
xuất, trị giá vốn hàng bán lại được tăng thêm các chi phí lao động sống và lao động vật hóa.

1.1. Tóm tắt quá trình sản xuất
- Doanh nghiệp nhập mua nguyên vật liệu đầu vào.
- Xuất nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất, sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Nếu quá trình sản xuất là một dây chuyền thì qua mỗi công đoạn phải ghi nhận thêm các chi phí vào trị
giá vốn hàng bán.
- Kết thúc toàn bộ quá trình sản xuất thu được các thành phẩm trong kỳ. Giá trị thành phẩm đầu kỳ và
trong kỳ được tiêu thụ đưa vào trị giá vốn hàng bán.

1.2. Cách tính trị giá vốn hàng bán trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
- Nguyên vật liệu khi mới nhập kho là tổng giá trị của giá trị thực tế mua vào, cộng các chi phí vận
chuyển, chi phí nhân công và các chi phí bằng tiền khác. Trong đó, giá trị thực tế mua vào của nguyên vật
liệu được tính theo hai cách:
• Theo phương pháp trực tiếp: giá trị thực tế mua vào bằng tổng giá thanh toán, bao gồm thuế GTGT
trừ đi các khoản giảm giá hàng bán hoặc chiết khấu thương mại (nếu có). kế toán tổng hợp
• Theo phương pháp khấu trừ: giá trị thực tế mua vào bằng tổng giá thanh toán, trừ đi thuế GTGT, trừ
đi các khoản giảm giá hàng bán hoặc chiết khấu thương mại (nếu có).
- Chế phẩm khi chuyển sang một công đoạn sản xuất mới là giá trị khi nhập kho của chế phẩm đó cộng
với chi phí sản xuất tại công đoạn đó phân bổ cho chế phẩm (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp và chi phí sản xuất chung).
- Kết thúc quá trình sản xuất, kết quả cuối cùng là giá của thành phẩm. Trị giá vốn hàng bán được lấy từ
các kho giữ thành phẩm từ đầu kỳ và thành phẩm sản xuất trong kỳ.

2. Cách tính trị giá vốn hàng bán tại doanh nghiệp thương mại dịch vụ

Hoạt động của doanh nghiệp thương mại dịch vụ là nhiệm vụ cuối cùng trong quá trình lưu thông hàng hóa. Lợi ích mà doanh nghiệp thương mại dịch vụ thu lại được chính là việc phân phối hàng hóa từ tay nhà bán buôn đến người tiêu dùng. Hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chính là thành phẩm của doanh nghiệp thương mại dịch vụ. 

2.1 Tóm tắt quá trình sản xuất
- Doanh nghiệp nhập thành phẩm về trong kho
- Đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng và ăn chênh lệch qua các hình thức marketing gây hấp
dẫn người tiêu dùng. Có thể sử dụng thêm các chương trình hậu mãi hoặc tặng kèm thêm các tính năng sản
phẩm làm thỏa mãn người mua, khiến họ chi trả ra khoản chênh lệch xứng đáng.

2.2. Cách tính trị giá vốn hàng bán tại doanh nghiệp thương mại dịch vụ 

- Hàng hóa khi mới nhập kho trong doanh nghiệp thương mại cũng tương tự như nguyên vật liệu khi mới
nhập kho của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Phương pháp tính toán tương tự theo hai phương pháp
trực tiếp và khấu trừ.
- Toàn bộ nguyên giá vừa tính được đưa vào giá thành sản phẩm. Khi tiêu thụ sẽ đưa từng phần giá thành
theo cách mà doanh nghiệp đã quyết định vào trị giá vốn hàng bán.

3. Cách tính trị giá vốn hàng bán tại doanh nghiệp xây lắp

Xây lắp là hoạt động xây dựng mới, mở rộng, khôi phục cải tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế. Trong hoạt động xây lắp, nhận thầu giữ vai trò quan trọng và hoạt động chủ yếu theo phương thức nhận thầu khối lượng xây lắp do chủ đầu tư giao thầu. Xây lắp là ngành sản xuất vật chất mang tính chất sản xuất công nghiệp, nhưng có đặc điểm riêng biệt khác với ngành sản xuất khác.

Trên đây ISAAC GROUP đã chia sẻ phương pháp tính giá vốn hàng bán và các cách tính giá vốn đơn giản, áp dụng cho các mô hình kinh doanh thương mại, sản xuất.


Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

Mở cửa hàng tạp hóa ở quê kinh doanh tại nhà 99% thành công

Mở cửa hàng tạp hóa ở quê kinh doanh tại nhà 99% thành công

Mô hình mở cửa hàng tạp hóa ở quê kinh doanh tại nhà chỉ cần áp dụng đúng những kinh nghiệm được chia sẻ trong nội dung bài viết này, cơ hội kinh doanh thành công lên tới 99%.

1. Tại sao nên mở cửa hàng tạp hóa ở quê kinh doanh tại nhà

Mô hình mở cửa hàng tạp hóa ở quê rất phổ biến tại Việt Nam, và hầu hết là mô hình tạp hóa kinh doanh tại nhà. Vốn dĩ việc kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa tại nhà là một lợi thế rất lớn. 

Tuy nhiên để khai thác tối đa hiệu quả cũng như thành công từ mô hình này thì vẫn phải đòi hỏi người kinh doanh hiểu rõ bối cảnh thị trường cũng như khai thác lợi thế kinh doanh trên mặt bằng nhà mình.
Mở cửa hàng tạp hóa ở quê kinh doanh tại nhà
Mở cửa hàng tạp hóa ở quê kinh doanh tại nhà

1.1 Mở cửa hàng tạp hóa ở quê vẫn là xu hướng

Xu hướng kinh doanh siêu thị mini đang phát triển tại Việt Nam, thì không có cớ gì việc mô hình cửa hàng tạp hóa kinh doanh ở quê là ngoại lệ. 

Hòa chung với xu hướng phát triển kinh doanh bán lẻ, thì xây dựng mô hình tạp hóa ở vùng nôn thôn cũng đang là xu hướng đáng để đầu tư; thậm trí là một trào lưu tại thời điểm này cũng như trong tương lai.

1.2 Kinh doanh tạp hóa tại nhà là không mất tiền thuê mặt bằng

Mô hình kinh doanh tạp hóa tại nhà là mô hình kinh doanh tối giản lại chi phí hoạt động trong kinh doanh, chưa nói kết hợp với việc sử dụng nhân sự sẵn có trong hộ gia đình là một điều quá đỗi là hiệu quả.


Chính bởi vậy mà tại sao phần lớn các mô hình kinh doanh tạp hóa ở quê thành công hầu hết đều là những mô hình kinh doanh tạp hóa tại nhà.

2. Mô hình mở cửa hàng tạp hóa ở quê kinh doanh tại nhà thành công

2.1 Mở cửa hàng tạp hóa ở quê theo hướng chuyên nghiệp

Xu hướng người tiêu dùng lựa chọn mua sắm tại các cửa hàng hiện đại, trang trí bài bản chuyên nghiệp đang được hình thành một cách rõ rệt. 

Nên không chỉ tại các thành phố lớn như Hà Nội, tphcm mà ngay tại các vùng nông thôn, thôn quê ngày nay việc xuất hiện một cửa hàng được setup chuyên nghiệp chắc chắn sẽ thu hút khách hàng một cách nhanh chóng.

Hầu hết các cửa hàng sử dụng dịch vụ setup siêu thị của isaac tại các vùng nông thôn đều có đặc điểm chung là dễ dàng thu hút khách hàng ghé thăm thăm quan và mua sắm.


Nên việc mở cửa hàng hiện đại và phù hợp với vị trí, khu vực là lợi thế kinh doanh không nhỏ cho những cửa hàng tạp hóa mở ở nông thôn theo dạng minimart.


2.2 Mở rộng hàng nhập khẩu

Đa phần các cửa hàng tạp hóa ở nông thôn đang hoạt động kinh doanh theo dạng mô hình tạp hóa truyền thống. Chính vậy mà chỉ tập trung vào các sản phẩm thiết yếu, phổ thông.

Đương nhiên là các sản phẩm thiết yếu phổ thông là điều bắt buộc phải có và kinh doanh tập trung cao độ; bởi đây chính là các mặt hàng tạp hóa bán chạy nhất và chiếm tỉ trọng doanh thu chính cho cửa hàng.

Tuy nhiên để tạo lợi thế cạnh tranh về hàng hóa so với đối thủ, cũng như việc gia tăng lợi nhuận cho cửa hàng; và kèm theo đó là phù hợp với xu hướng thì cửa hàng tạp hóa tại các vùng nông thôn vẫn cần phải mở rộng kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu; nhất là các mặt hàng đang kinh doanh tốt trên thị trường và phù hợp với khu vực, cửa hàng mình đang kinh doanh.
Kinh doanh hàng nhập khẩu
Hàng nhập khẩu

2.3 Nâng cao kiến thức kinh doanh

Kinh doanh là phải học; có thể tự tìm hiểu thông qua sách vở, internet hoặc tham gia các khóa học cả miễn phí lẫn có phí. 

Vốn dĩ 100% người kinh doanh theo hình thức kinh doanh tạp hóa tại nhà hoặc thậm trí là những người mở siêu thị mini theo mô hình hiện đại cũng thường không có kiến thức, kinh nghiệm; và hầu hết kinh doanh theo dạng phát triển tự nhiên qua kinh nghiệm thực tế mà thành.

Điều đó sẽ mất thời gian để giúp cho người kinh doanh có được kinh nghiệm thực tế, và đương nhiên với những người mới mở sẽ rất bất lợi so với những con cáo già thâm niên lên tới hơn chục, thậm trí 20 năm là đối thủ sừng sỏ có thâm niên.

Vì vậy muốn vượt qua được đối thủ xung quanh tại khu vực với những bất lợi liên quan tới lượng khách hàng quen chưa có, quy mô có thể nhỏ hơn, kinh nghiệm thiếu thốn. Nên việc nâng cao kiến thức kinh doanh tạp hóa, siêu thị là việc cần thiết để người mới phải trang bị.

2.4 Phân tích báo cáo, dữ liệu bán hàng

Điểm chung tại các cửa hàng tạp hóa kinh doanh tại nhà và cũng có thể những người có kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa ở quê là ít sử dụng phần mềm quản lý bán hàng.

Đây chính là công cụ hỗ trợ tốt cho công việc kinh doanh cửa hàng. Tuy nhiên người kinh doanh cần phải đầu tư gọi là bộ trang thiết bị bán hàng bao gồm:
  • Phần mềm bán hàng
  • Máy in phiếu bán hàng
  • Đầu đọc bán hàng
  • Máy tính
Tuy nhiên với việc sử dụng phần mềm bán hàng và quản lý dữ liệu tốt sẽ giúp cho công việc bán hàng kinh doanh trở lên đơn giản hơn rất nhiều.

Chính bởi ít cửa hàng tạp hóa ở quê sử dụng phần mềm bán hàng nên đa phần kinh doanh chủ yếu dựa vào trí nhớ; mà trí nhớ con người thì có hạn nên chắc chắn sẽ có cái nhớ cái quên. Và đó chính là cơ hội cho những người mở mới đề khai thác.

2.5 Kinh doanh tạp hóa tại nhà mạnh dạn tái đầu tư

Việc có lợi nhuận từ cửa hàng; tại giai đoạn đầu người kinh doanh đừng vội rút tiền lợi nhuận vào mục tiết kiệm. Mà thay vào đó nên dành để tái đầu tư.

Các bạn cần biết được rằng doanh thu tại cửa hàng phụ thuộc chính vào lượng hàng hóa tồn trong cửa hàng và kho. Nên việc gia tăng hàng hóa là đang tạo cơ hội kinh doanh cho chính mình. Hãy nhìn vào các cửa hàng tạp hóa ở quê, nông thôn mà có lượng khách hàng đông chắc chắn hàng hóa tại các cửa hàng đó rất đa dạng và chất đầu cửa hàng.

2.6 Kinh doanh mùa vụ, thời điểm

Ngay với nhiều người mở cửa hàng tạp hóa ở quê kinh doanh tại nhà trải qua nhiều năm rồi, nhưng vẫn có tâm lý là mô hình kinh doanh này không có gì biến đổi trong năm. 

Đó là sự nhìn nhận sai lầm. Mô hình kinh doanh này có những biến động liên tục trong năm; liên quan tới các sự kiện, thời điểm, thời vụ.

* Mùa hè
Mùa hè là thời điểm các nhóm mặt hàng như đồ uống, sữa tươi, sữa chua, kem bán tốt. Đây chính là thời điểm cần phải gia tăng kinh doanh các nhóm sản phẩm này vào dịp mùa hè khi thời tiết nóng bức.
* Tết trung thu
Tết trung thu đương nhiên bánh trung thu là bán tốt, ngoài ra các sản phẩm liên quan như đồ chơi cũng cần phải khai thác, tận dụng.

* Dịp tết
Mở cửa hàng tạp hóa ở quê nhiều khi chỉ ăn nhau dịp tết, nên vào dịp tết là thời điểm mà cần phải khai thác tối đa lợi nhuận từ dịp này, đặc biệt vào những ngày cuối năm của tháng chạp.

* Các ngày lễ khác trong năm
Vào các ngày lễ thì gần như tháng nào cũng có, nổi bật là các ngày nghỉ dài, liền mạch như 30-4 & 1-5 hay mùng 2-9 là những dịp gia đình đoàn tụ, hoặc gia đình đi du lịch cũng là thời điểm kích thích người tiêu dùng mua sắm nhiều; đây chính là cơ hội để khai thác kinh doanh.

2.7 Ôm hàng

Các nhà cung cấp thường có những chương trình chiết khấu, khuyến mại thay đổi liên tục. Người kinh doanh cần phải đo lường, lựa chọn thời điểm để nhập chủng loại sản phẩm sao cho đạt ở mức tốt nhất có thể.

Chỉ cần động tác này mà tối ưu tốt; chắc chắn giá nhập đầu vào của cửa hàng cũng có thể giảm 3-5% so với cửa hàng khác. Đây cũng chính là điểm nhấn kinh nghiệm mà các cửa hàng có thâm niên họ có được để khai thác một cách tuyệt đối.

Trên đây isaac group đã chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở quê, danh cho các bạn kinh doanh tạo hóa tại nhà. Mong rằng các bạn đọc có thể thêm thông tin, kiến thức để có thể phát huy tối đa hiệu quả kinh doanh của mình.

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất do isac tổng hợp review

Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất do isac tổng hợp review

Lựa chọn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất với chi phí rẻ nhất cho mô hình, cửa hàng kinh doanh của mình sao cho phù hợp nhất mới là điều quan trọng, chưa chắc loại nhiều tiền nhất đã hơn và phù hợp so với loại rẻ nhất (thậm trí là miễn phí). Chính bởi vậy mà isaac không đi sâu vào phân tích phần mềm quản lý bán hàng nào tốt nhất, hay rẻ nhất, mà tập trung vào phần mềm bán hàng phù hợp nhất với từng mô hình kinh doanh.
Phần mềm quản lý bán hàng

1. Phần mềm quản lý bán hàng là gì?

Việc đầu tiên chúng ta cần phải đi tìm lời giải đáp cho khái niệm phần mềm quản lý bán hàng là gì? 

Đầu tiên: Nó là một phần mềm, trong phần mềm đó bao gồm rất nhiều công cụ cung cấp toàn bộ các chức năng, tính năng đáp ứng nhu cầu xử lý công việc của doanh nghiệp lớn nhỏ, đặc biệt là các cửa hàng bán lẻ như: siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, thời trang, thực phẩm sạch, thậm trí là trung tâm thương mại...

Đặc biệt: Mỗi phần mềm quản lý bán hàng riêng biệt như phần mềm bán hàng siêu thị, phần mềm bán hàng nhà thuốc, phần mềm quản lý bán hàng cafe, phần mềm phân phối, phần mềm quản lý doanh nghiệp... sẽ tập trung vào những phân đoạn nhiệm vụ cụ thể cho từng mô hình kinh doanh, tất nhiên là đối với các mô hình quy mô lớn như trung tâm thương mại, tổ hợp kinh doanh, chuỗi... thì trên cùng một phần mềm sẽ tích hợp nhiều tính năng từ cơ bản đến nâng cao như: xuất - nhập - bán hàng tới kế toán, quản trị vận hành doanh nghiệp.

2. Phần mềm quản lý bán hàng Offline và Online

2.1 Nguyên tắc chung

Cả hai phần mềm quản lý bán hàng online và offline đều có tính năng, chức năng sử dụng, hỗ trợ quản lý công việc giống nhau. Chỉ là phần mềm bán hàng phát triển trên nền tảng offline sẽ không được tối ưu và hầu hết chỉ sử dụng được trên máy tính destop mà hạn chế hoặc không sử dụng được trên điện thoại.

Đa phần các phần mềm quản lý bán hàng phát triển trên nền tảng offline đều có thâm niên cách đây gần hoặc hơn 20 năm, nên nền tảng công nghệ khá hạn chế so với việc phần mềm được thiết kế và sử dụng trên nền tảng online.

2.2 Ưu nhược điểm của phần mềm quản lý bán hàng offline và online

Ưu điểm: Phần mềm bán hàng offline thường có tính quản trị và khá nghiêm ngặt trong việc sử dụng, yêu cầu người sử dụng phải thao tác đúng để đảm bảo dữ liệu bao gồm: giá vốn, doanh thu, lợi nhuận, phân tích báo cáo dữ liệu... sẽ đúng. Trong khi phần mềm quản lý bán hàng online đa phần có tính "cơ động" khá cao khi sẵn sàng cho phép người dùng sai nhưng sẵn sàng tự động "sửa lỗi" cho người dùng. 

Tất nhiên về nguyên tắc sử dụng thì phần mềm quản lý bán hàng offline sẽ chuẩn chỉ hơn so với online, tuy nhiên việc tối ưu cho người dùng, và đáp ứng phần lớn cá nhân, doanh nghiệp sử dụng thì online lại đáp ứng tốt hơn nhiều.

Nhược điểm: phần mềm bán hàng offline thường sẽ khó sử dụng hơn và giao diện không được bắt mắt so với phần mềm bán hàng phát triển online.

Phần mềm quản lý bán hàng offline khó tích hợp với những nền tảng bán hàng đa kênh như: Website, facebook, sàn thương mại điện tử...
Phần mềm quản lý bán hàng online

2.3 Nên lựa chọn phần mềm bán hàng offline hay online

Việc lựa chọn phần mêm quản lý bán hàng phát triển trên nền tảng offline hay online tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích sử dụng của từng cá nhân, doanh nghiệp.

Nếu nhu cầu sử dụng không cần những tính năng online thì nên sử dụng phần mềm offline để giảm thiểu chi phí đầu tư, cũng như chi phí duy trình sử dụng được tính theo tháng, năm như các phần mềm online.

3. Các loại tính phí mua và sử dụng phần mềm quản lý bán hàng

3.1 Phần mềm quản lý bán hàng miễn phí

Chỉ cần seach google với từ khóa "phần mềm quản lý bán hàng miễn phí" thì sẽ ra hàng loạt kết quả để chúng ta lựa chọn. Điểm qua có thể một số phần mềm cho bạn.

Trước đây có một số file gọi là phần mềm quản lý bán hàng bằng file excel, thường được một số nhà phân phối, hoặc mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, ít mã hàng sử dụng. Tuy nhiên giờ đây hoàn toàn có thể sử dụng những phần mềm bán hàng miễn phí sẽ tiện dụng hơn rất nhiều, điển hình như một số phần mềm sau đây, tất nhiên là sử dụng vĩnh viễn, còn các phần mềm khác thì chỉ cho sử dụng miễn phí có thời hạn nhất định, thường là 15 ngày đến 01 tháng:

3.1.1 Loyverse POS – Phần mềm quản lý bán hàng miễn phí vĩnh viễn
Đây là một phần mềm quản lý bán hàng free với các thiết kế rất tiện lợi. Bạn thậm chí còn dùng APP điện thoại Free.

Có lẽ phần mềm quản lý bán hàng Loyverse POS là phần mềm miễn phí vĩnh viễn tốt nhất bởi đã miễn phí nhưng có thể sử dụng được trên điện thoại một cách khá hoàn hảo tuy nhiên chỉ duy nhất có một nhược điểm đó là phần mềm này chỉ sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh, đó cũng là một khó khăn không nhỏ. Tuy nhiên chỉ cần người dùng dành chút thời gian tìm hiểu một số từ và giao diện là hoàn toàn có thể sử dụng một cách trơn tru được.

3.1.2 Phần mềm quản lý bán hàng miễn phí Dantrisoft
Dantrisoft với phương trâm cộng đồng hóa toàn cửa hàng trên toàn quốc sử dụng phần mềm bán hàng nói chung và phần mềm Dantrisoft nói riêng, với tiêu chí 1 triệu cửa hàng sử dụng phần mềm dantrisoft. 

Phần mềm này có cả phiên bản Online lẫn offline khá tiện dụng cho người dùng, nên với các mô hình kinh doanh có nhu cầu sử dụng cơ bản thì hoàn toàn nên sử dụng phần mềm này khá tiện dụng.
Phần mầm bán hàng miễn phí dantrisoft

3.1.3 Phần mềm quản lý bán hàng miễn phí AnVietsoft
Điểm nhấn của phần mềm này là giao diện sử dụng khá đơn giản và trực quan. Không mất nhiều thời gian là bạn có thể làm quen và biết cách sử dụng phần mềm quản lý bán hàng miễn phí này một cách thành thạo.


An Việt là đơn vị có rất nhiều phần mềm phù hợp nhiều đối tượng mô hình kinh doanh như: Phần mềm quản lý nhà hàng siêu thị, tạp hóa, quản lý quán cafe, phòng gym…

3.1.4 Phần mềm quản lý bán hàng miễn phí VShopPlus
VshopPlus có hai phiên bản tính phí và miễn phí. Nhưng giao diện phần mềm quản lý bán hàng Vshopplus phiên bản Free này hơi lạc hậu. Phần mềm này thích hợp hơn với những người mới sử dụng phần mềm. Nó cũng  hạn chế nhiều tính năng so với các phần mềm khác.

3.1.5 Phần mềm quản lý bán hàng miễn phí Winta Sale
Những cửa hàng, siêu thị hay tạp hóa quy mô nhỏ, phân phối, kho hàng…hoàn toàn có thể sử dụng phần mềm bán hàng Winta Sales. Nó như một phần mềm quản lý bán hàng và chăm sóc khách hàng miễn phí.


Giao diện WintaSale trực quan, dễ sử dụng. phù hợp nhiều đối tượng khách hàng khác nhau

3.2 Phần mềm quản lý bán hàng mua một lần và tính phí bảo hành theo năm

Đa phần đây là các phần mềm bán hàng phát triển nền tảng offline, bảng giá phần mềm dựa theo hình thức cấp Key sử dụng cho máy tính và tính phí support theo chu kỳ 01 năm một.

Có nét giống với phần mềm bán hàng phát triển trên nền tảng web là tính phí hoạt động theo tháng, tuy nhiên bảng phí duy trì sử dụng phần mềm offline này thấp hơn khá nhiều, thông thường chỉ bằng 1/3 đến 1/2 phí so với sử dụng nền tảng online.

3.3 Phần mềm quản lý bán hàng Online

Xu hướng phát triển công nghệ, cũng như sử dụng quản lý hoạt động kinh doanh bằng điện thoại thông minh smart phone ngày càng nhiều, nên phần lớn các cửa hàng kinh doanh lựa chọn nhiều phần mềm bán hàng được phát triển trên nền tảng web.

Danh sách một số phần mềm sử dụng nền tảng web phổ biến tại Việt Nam và được coi là tốt nhất hiện nay như:
* Phần mềm quản lý bán hàng Kiotviet
* Phần mềm quản lý bán hàng Sapo
* Phần mềm quản lý bán hàng Pos365
* Phần mềm quản lý bán hàng MShopKeeper
* HTsoft BizMan.NET


Và chúng ta đi tìm hiểu cũng như review từng phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất tại Việt Nam

3. Phần mềm bán hàng tốt nhất tại Việt Nam

Thực ra không thể nói phần mềm nào tốt nhất được, vấn đề then chốt vẫn là từ nhu cầu cũng như mục đích sử dụng của khách hàng hay chính là những người quản lý, chủ cửa hàng mà thôi.

3.1 Phần mềm quản lý bán hàng Kiotviet

Phần mềm quản lý bán hàng Kiotviet được coi là phần mềm bán hàng phổ biến nhất tại Việt Nam, tính tới thời điểm này đã có trên 100.000 cửa hàng sử dụng phần mềm bán hàng này.
Phần mềm quản lý bán hàng Kiotviet


Tổng quan về KiotViet 
Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet được phát triển bởi Công ty Cổ phần Phần mềm Citigo, là tập đoàn công nghệ chủ sở hữu nhiều công ty con thành viên như: Kiotviet,  .

Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực phát triển phần mềm cho các khách hàng tại thị trường Úc, Pháp, Mỹ và làm việc với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ, KiotViet mang đến công nghệ phục vụ các cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam, giúp các bạn giải quyết khó khăn trong quá trình quản lý bán hàng một cách đơn giản, dễ dàng nhất mà không tốn quá nhiều chi phí.

KiotViet đi sâu vào thị trường kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam, thấu hiểu những khó khăn mà khách hàng gặp phải và mang đến giải pháp bán hàng tối ưu nhất với KiotViet .

KiotViet khiến các chủ cửa hàng bán lẻ yêu thích bởi sự đơn giản , dễ dàng sử dụng và chi phí thấp

KiotViet giúp bạn giải quyết các vấn đề gì ?

  • Bạn không thể thường xuyên có mặt tại cửa hàng để giám sát kinh doanh ?
  • Có quá nhiều sản phẩm và bạn không thể nắm rõ thông tin và đặc điểm của chúng ?
  • Không kiểm soát hàng tồn kho ?
  • Bạn có nhiều chi nhánh nên không nắm bắt được tình hình kinh doanh ?
  • Bạn gặp khó khăn khi nắm bắt thông tin khách hàng ?
  • Khó khăn trong việc quản lý nguồn hàng và nhà cung cấp ?
  • Giờ cao điểm bạn muốn bán hàng nhanh và chính xác hơn ?

Tính năng chính của KiotViet

  • Quản lý bán hàng trên fb zalo
  • Quản lý thông tin hàng hóa không giới hạn
  • Báo cáo doanh thu hằng ngày
  • Kiểm soát hàng tồn kho
  • Tạo chương trình khuyến mãi linh hoạt
  • Kiểm soát tình hình kinh doanh mọi lúc mọi nơi
  • Tích hợp các hãng vận chuyển Viettel post , giaohangnhanh,…
  • Tích hợp các trang thương mại điện tử lazada , adayroi,….
  • Tích hợp với các thiết bị phần cứng

Giá phần mềm KiotViet
  • 4000đ/ngày
Gói hỗ trợ :
Dành cho những mô hình kinh doanh nhỏ, cho người bắt đầu kinh doanh hoặc bán hàng online.
  • 120.000đ /tháng cho 1 cửa hàng và 3 người sử dụng
Gói chuyên nghiệp :
Dành cho những mô hình kinh doanh chuyên nghiệp
240.000đ /tháng cho 1 cửa hàng (thêm 1 chi nhánh 180.000đ/tháng)  và không giới hạn người sử dụng

Đặc biệt khi mua gói chuyên nghiệp :
  • 1 năm tặng thêm 3 tháng
  • 2 năm tặng thêm 9 tháng
  • 3 năm tặng thêm 18 tháng
KiotViet giúp được gì cho khách hàng 
  • Quản lý bán hàng cùng lúc nhiều chi nhánh
  • Bán hàng ngay cả khi không có internet
  • Quản lý bán hàng , tình hình kinh doanh thông qua smartphone
  • Bán hàng dễ dàng và nhanh chóng hơn
  • Quản lý thông tin sản phẩm không giới hạn
  • Cung cấp thông tin hàng tồn kho kịp thời và chính xác
  • Xây dựng và phát triển các chương trình khuyến mãi
  • Tích hợp trên mọi thiết bị phần cứng : điện thoại , máy tính , thiết bị tính tiền có sẵn ,….
Tại sao nên chọn KiotViet
  • Giao diện tiếng Việt đơn giản và dễ dàng sử dụng
  • KiotViet thiết kế phần mềm chuyên biệt cho từng ngành
  • Tiết kiệm chi phí 4000đ/ngày và có 10 ngày dùng thử MIỄN PHÍ
  • Tích hợp phương thức thanh toán đa hình thức
  • Không cần cài đặt
  • Thông tin bảo mật tuyệt đối
  • Không tốn chi phí bảo trì
  • Tích hợp trên thiết bị dị dộng
  • Quản lý bán hàng mọi lúc mọi nơi
Thông tin liên hệ:
  • Website: https://www.kiotviet.vn/
  • Email:  hotro@kiotviet.com
  • Hotline: 1800 6162
  • Trụ sở chính: Hà Nội – Số 1B Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm

3.2 Phần mềm quản lý bán hàng Sapo

1. Chức năng bán hàng
Sapo với lợi thế là phân tích các tính năng bán hàng online và bán hàng tại quầy riêng biệt. Với hầu hết các phần mềm thì dù bạn bán hàng online hay bán hàng tại quầy thì  cũng đều trên một nàm hình. Với tính năng này của phần mềm quản lý bán hàng Sapo sẽ giúp cho nhân viên bán hàng cả kênh online và offline riêng biệt nhau hoặc có sự phân bổ về nguồn lực chuyên môn.
Sapo là một trong những phần mềm bán hàng phát triển kinh doanh bán hàng đa kênh đầu tiên và duy nhất  tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại thực hiện được chức năng tích hợp quản lý dữ liệu 2 chiều về đơn hàng, thông tin sản phẩm, khách hàng với website Bizweb, website wordpress.

Quy trình xử lý đơn hàng đầy đủ như: Trạng thái đặt hàng, đang giao dịch, hoàn thành, đã hủy,…

Theo isaac tìm hiểu thì Sapo là phần mềm duy nhất hiện nay có kết nối với bộ phận giao hàng. Tính năng này giúp cho việc thực hiện quy trình giao hàng đơn giản và thuận lợi hơn, giảm thiểu tối đa các bước liên hệ, cập nhật trạng thái đơn hàng với các bên vận chuyển, shipper

2. Tính năng quản lý hàng hóa, tồn kho
Phần mềm quản lý bán hàng Sapo quản lý hàng hóa rất chi tiết theo từng thuộc tính( màu sắc, kích thước,..), quy cách đóng gói, trạng thái của sản phẩm. Sapo quản lý tất cả những vấn đề gì liên quan đến hàng hóa như: nhập hàng, xuất hàng, trả hàng,…

Một điểm vô cùng tuyệt vời của phần mềm Sapo là  khi đơn hàng online từ website, facebook hay sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada đổ về, bạn hoàn toàn có thể xem được tình trạng tồn kho của các sản phẩm luôn mà không cần phải mở lại phần quản lý kho hoặc vào từng sản phẩm để xem số lượng còn.

3. Tính năng quản lý khách hàng và nhân viên
Cũng như các phần mềm quản lý bán hàng khác, Sapo quản lý khách hàng theo các mã khách hàng, họ tên, nhóm khách hàng, giới tính, lịch sử mua hàng, số điện thoại, địa chỉ… và rất nhiều thông tin khác. Điều này là rất tốt đối với chủ cửa hàng, bởi như vậy, mình có thể phân chia ra các khách hàng khác nhau khách VIP, khách lẻ, khách buôn,… để có các chính sách giá sao cho phù hợp.

Quản lý nhân viên : Bạn hoàn toàn có thể tạo ra mỗi use cho từng nhân viên, và phân quyền các tính năng nhân viên tùy theo cấp độ, quyền hạn, và vị trí để có thể truy cập và mọi lịch sử thao tác của nhân viên đều được ghi nhận tại phần mềm giúp chủ shop quản lý dễ dàng. Ngoài ra, Sapo còn có thể báo cáo và so sánh với từng nhân viên theo những thời kỳ khác nhau.
Phần mềm quản lý bán hàng Sapo


4. Hệ thống quảng cáo
Sapo là một phần mềm khá mạnh về hệ thống quảng cáo. Đối với các phần mềm khác chỉ có quảng cáo cơ bản, để xem thôi. còn với Sapo thì có thêm những báo cáo phân tích chi tiết để mình đưa ra quyết định nhanh chóng hơn. 

5. Giá của phần mềm Sapo
Sapo có rất nhiều tính năng ưu việt nhưng có mức giá cực kỳ hấp dẫn. Cũng như các phần mềm khác, nếu bạn mua gói càng lớn, giá càng rẻ. Sapo có các gói như: 99k/tháng. mua 2 tháng trở lên giảm 10%, còn 90k/ tháng. Gói cao nhất chỉ có giá 599k/tháng, mua 2 năm trở lên giảm 33%, còn 400k/tháng.

Đó là review Sapo của riêng cá nhân mình, bạn muốn biết Sapo dùng có tốt không thì cứ dùng thử miễn phí 15 ngày trước, cảm thấy những tính năng đó phù hợp với nhu cầu của mình thì dùng nhé.

Thông tin liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SAPO
  • Website: https://www.sapo.vn/
  • Email: support@sapo.vn
  • Hotline: 1800 6750
  • Địa chỉ: Tầng 6 – Tòa nhà Ladeco – 266 Đội Cấn – Phường Liễu Giai – Quận Ba Đình – TP Hà Nội

3.3 Phần mềm quản lý bán hàng POS365

Phần mềm quản lý bán hàng POS365 là 1 trong những phần mềm “sinh sau đẻ muộn” so với những  phần mềm kể trên. Tuy nhiên, đó lại chính là ưu điểm cho POS365 chắt lọc, kết thừa và phát huy thêm nhiều chức năng hơn từ các phần mềm trước.


Vì thế, giao diện của phần mềm khá hiện đại và chuyên nghiệp giúp cho người sử dụng dễ dàng thực hiện các thao tác trên phần mềm.

POS365 được thiết kế đơn giản, tích hợp những tính năng nhỏ gọn nhưng quan trọng của một phần mềm quản lý bán hàng:

Báo cáo linh động giúp tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo thống kê.
Phần mềm hỗ trợ tính năng phân nhóm khách hàng theo nhiều tiêu chí.
Nhiều thuộc tính trong bộ lọc báo cáo giúp doanh nghiệp nắm được tình hình kinh doanh chi tiết.
Các phần mềm quản lý chuyên biệt theo lĩnh vực kinh doanh.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM 365
  • Website: https://www.pos365.vn/
  • Email: info@pos365.vn
  • Hotline: 1900 4515
  • Địa chỉ: Tầng 5, Tháp A – Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

3.4 Phần mềm quản lý bán hàng MShopKeeper
Nếu bạn đang đi tìm phần mềm cho cửa hàng online của mình thì MShopKeeper là công ty cung cấp phù hợp nhất. Với tốc độ phát triển của thương mại điện tử, đặc biệt là ngành hàng thời trang đang được phát triển mạnh trên lĩnh vực kinh doanh online. MShopKeeper phát triển phần mềm bán hàng đa kênh, quản lý thẻ thành viên và tích điểm điện tử.

Phần mềm quản lý cửa hàng dùng ổn định cả khi không có kết nối mạng. Hơn 40 báo cáo tình hình kinh doanh để quản lý bán hàng như tồn kho, thu chi, lỗ lãi, đơn hàng,… hiện đã có tại MShopKeeper.

Tại sao bạn nên lựa chọn MShopKeeper:
– Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ, quản lý toàn diện việc bán hàng, quản lý tại cửa hàng và toàn chuỗi.

– Nhiều tính năng thông minh, phần mềm bán hàng cho phép thanh toán ngay trên di động, quản lý thẻ thành viên điện tử.

– Ứng dụng công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI), Cloud – Mobile, sử dụng tốt ngay cả khi không có Internet.

– Triển khai dễ dàng, nhanh chóng, dễ sử dụng. Bắt đầu bán hàng ngay sau 5 phút cài đặt.

– Giá cả phù hợp, tiết kiệm chi phí, quản lý bán hàng chỉ từ 99.000 đồng/tháng, không giới hạn người dùng.

Thông tin liên hệ: 

  • Website: https://www.mshopkeeper.vn/
  • Email: shsales@han.misa.com.vn
  • Hotline: 0243 762 7891
  • Địa chỉ: Tầng 9, tòa nhà Technosoft, phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà


HTsoft BizMan.NET – Phần mềm quản lý bán hàng bằng C# .NET cao cấp. Là giải pháp tốt nhất cho quản lý cửa hàng, quản lý siêu thị và chuỗi siêu thị mini.

Phần mền quản lý bán hàng htsoft cấu hình làm việc theo 2 quy trình: Từ đơn đặt hàng sau đó được chuyển thành phiếu bán buôn/bán lẻ tương ứng, được áp dụng hình thức kiểm duyệt phê duyệt/xác nhận. Cho phép quản lý bán hàng theo ca, quản lý giá bán, cảnh báo công nợ, hỗ trợ máy Pos bán hàng, … Phần mềm quản lý bán hàng HTsoft có hệ thống phân quyền mạnh mẽ, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho doanh nghiệp bạn.

Thông tin liên hệ: 

Website: https://htsoftbizman.net

Trên đây Isaac tổng hợp các loại phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất tại Việt Nam 

Trên đây Isaac đã tổng hợp và phân tích, cũng như so sánh các phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất và rẻ nhất, phù hợp với mô hình kinh doanh bán lẻ, cửa hàng.


Khách hàng có nhu cầu setup siêu thị mini có thể liên hệ với isaac.

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

Một số hình ảnh trưng bày hàng hóa trong siêu thị mà ISaac triển khai

Một số hình ảnh trưng bày hàng hóa trong siêu thị mà ISaac triển khai

Vai trò của việc trưng bày hàng hóa trong siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa là rất quan trọng, nó như cỗ máy bán hàng tự động, giúp cho khách hàng luôn cảm thấy dế thấy và dễ lấy.

Một số hình ảnh trưng bày hàng hóa isaac triển khai

ISaac là đơn vị cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini trọn gói và nâng cấp các cửa hàng tạp hóa thành siêu thị mini nên đã hoàn thành trên 300 siêu thị, cửa hàng trên toàn quốc. 

Để giúp cho những người mới có kế hoạch mở siêu thị mini chưa có kinh nghiệm cũng như chưa biết cách thức phân khu hàng hóa, trưng bày hàng hóa tại siêu thị sao cho bắt mắt, chuyên nghiệp có thể tham khảo và áp dụng cho cửa hàng của mình.









Trưng bày hàng hóa trong siêu thị










Để có thể trưng bày hàng hóa trong cửa hàng đẹp và chuyên nghiệp nhân viên cần có nghiệp vụ trưng bày hàng hóa đạt chuẩn siêu thị, và cửa hàng thường xuyên phải duy trì được hình thức trưng bày như vậy xuyên suốt trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó quản lý cửa hàng thường xuyên phải đôn đốc, kiểm tra nhân viên chăm sóc hình ảnh hàng hóa tại cửa hàng.