Thứ Ba, 19 tháng 11, 2019

Danh sách siêu thị Big C tại Việt Nam [2020]

Danh sách siêu thị Big C tại Việt Nam [2020]

Big C (tiếng Thái Lan: บิ๊กซี ซูเปอร์เซ็นเตอร์) là một nhà bán lẻ hàng tạp hóa và bán hàng nói chung trụ sở tại Bangkok, Thái Lan.[4] Big C, vào năm 2016, là nhà điều hành hệ thống siêu thị lớn thứ hai của Thái Lan sau hệ thống tại Thái Lan của Tesco Lotus.[5] Họ có các hoạt động tại ba quốc gia, cụ thể là Thái Lan, Việt Nam và Lào. Big C và các công ty con đã điều hành 697 cửa hàng tại Thái Lan tính đến tháng 9 năm 2015. Công ty đã báo lãi ròng 38 triệu USD trong quý thứ ba kết thúc vào tháng 9 năm 2015, giảm 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái.[5]
Danh sách siêu thị Big C tại Việt Nam [2020]

Công ty được thành lập bởi Central Group năm 1993 và Big C mở cửa hàng đầu tiên của mình tại ngã tư Wong Sawang, Bangkok (Thái Lan),[1] cổ phiếu Big C lần đầu tiên được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan năm 1995.

DANH SÁCH SIÊU THỊ BIG C TẠI VIỆT NAM

1. Danh sách siêu thị Big C tại Hà Nội

Big C HÀ ĐÔNG
Đường Trần Phú, Khu đô thị mới Mỗ Lao, Phường Mỗ Lao, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Big C LÊ TRỌNG TẤN
Tầng hầm B1, Tòa nhà Artemis, số 3 Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Big C LONG BIÊN
số 7-9 Nguyễn Văn Linh, Tầng Hầm TTTM Savico Megamall, Quận Long Biên, TP. Hà Nội

Big C MÊ LINH
Tầng 1, TTTM Mê Linh Plaza, KM8 Cao Tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, Phường Quang Minh, Quận Mê Linh, TP. Hà Nội

Big C THĂNG LONG
Số 222 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Big C THE GARDEN
Tầng Hầm B1- TTTM The Garden, Đường Mễ Trì, Phường Mỹ Đình, Quận Từ Liêm, TP. Hà Nội

2. Danh sách siêu thị Big C tại TPHCM

Big C AN LẠC
1231 Quốc lộ 1A, Khu Phố 5, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh ( Gần Vòng Xoay An Lạc)

Big C AN PHÚ
Tầng B1, Khu nhà phức hợp Cantavil, An Phú, Phường An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh

Big C ÂU CƠ
685 Âu Cơ, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú , TP. Hồ Chí Minh

Big C GÒ VẤP
792 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh( Ngã sáu Gò Vấp)

Big C MIỀN ĐÔNG
268 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh ( Ngã ba Tô Hiến Thành - Sư Vạn Hạnh)

Big C NGUYỄN THỊ THẬP
Lô A, Khu Dân Cư Cityland, 99 Nguyễn Thị Thập, Phường Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

Big C PHÚ THẠNH
212 Thoại Ngọc Hầu, Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

Big C THẢO ĐIỀN
Tầng hầm lửng, Tòa nhà Thảo Điền Pearl, Số 12 Quốc Hương, Phường Thảo Điền, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh

Big C TRƯỜNG CHINH
1/1 Trường Chinh, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

3. Danh sách siêu thị Big C miền bắc ngoài Hà Nội

Big C HẢI DƯƠNG
Khu TTTM Ngọc Châu, Phường Nhị Châu, TP. Hải Dương, Tỉnh Hải Dương

Big C HẢI PHÒNG
Lô 1/20, Khu Đô Thị Mới Ngã Năm, Sân Bay Cát Bi, Quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng (Ngã Tư Lê Hồng Phong - Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Big C NAM ĐỊNH
Xã Lộc Hòa, Thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định

Big C NINH BÌNH
Đường Trần Nhân Tông, Xã Ninh Phúc, TP Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình

Big C THANH HÓA
Xã Đông Hải, TP. Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa

Big C VIỆT TRÌ
Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Miếu, TP. Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ

Big C VĨNH PHÚC
Phường Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

4. Danh sách siêu thị Big C miền trung Đà nẵng

Big C ĐÀ NẴNG
Khu thương Mại Vĩnh Trung, 255-257 Hùng Vương, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

Big C HUẾ
174 Bà Triệu, Phường Phú Hội, TP. Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Big C NHA TRANG
Lô số 4, đường 19/5, Khu đô thị Vĩnh Điềm Trung, Xã Vĩnh Hiệp, TP Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

Big C QUY NHƠN
TTTM Kim Cúc, Khu đô thị Xanh Vũng Chua, Phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định

Big C VINH
Số 2, Đường Quang Trung, TP. Vinh, Tỉnh Nghệ An

5. Danh sách siêu thị Big C Miền Nam ngoài TPHCM

Big C BÌNH DƯƠNG
Phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

Big C CẦN THƠ
Lô số 1, Khu Dân Cư Hưng Phú 1, Phường Hưng Phú, Quận Cái Răng, TP. Cần Thơ

Big C ĐÀ LẠT
Quảng trường trung tâm Đà Lạt, Đường Trần Quốc Toản, Phường 1, Thành Phố Đà Lạt

Big C DĨ AN
Phường Đông Hòa, Thị Xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

Big C ĐỒNG NAI
Số 833, Xa lộ Hà Nội, Phường Long Bình Tân, Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai ( Ngã 4 Vũng Tàu)

Big C TÂN HIỆP
1135 đường Nguyễn Ái Quốc, Khu phố 2, Phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai (Ngã tư Tân Phong)

Trên đây ISaac chia sẻ danh sách chuỗi siêu thị Big C tại Việt Nam, đầy đủ tại các khu vực: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng và tại các vùng miền.


Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019

Top 10 công ty ngành Bán lẻ uy tín 2019

Top 10 công ty ngành Bán lẻ uy tín 2019

ISAAC Vincommerce với hệ thống hơn 2.500 siêu thị VinMart và chuỗi cửa hàng VinMart+ đã tiếp tục giữ vị  trí số 1 trong Top 10 Công ty uy tín ngành Bán lẻ năm 2019 theo bình chọn của Vietnam Report. Đây là năm thứ 2 liên tiếp hệ thống bán lẻ của Vingroup giữ vững vị trí này.
Top 10 công ty uy tín ngành Bán lẻ uy tín 2019

Đây là giải thưởng uy tín trong ngành bán lẻ  vừa được Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo Vietnamnet trao cho Vincommerce, chiều ngày 06/11 tại Hà Nội. Đáng chú ý, ở kết quả bình chọn năm nay, VinMart & VinMart+ đều đạt các chỉ số mức cao nhất trong các tiêu chí đưa ra.

"Khảo sát người tiêu dùng và chuyên gia cho thấy, VinMart được đánh giá rất cao về sự đa dạng hàng hóa, chất lượng của sản phẩm và khâu hậu mãi, chăm sóc khách hàng…”, báo cáo của Vietnam Report nêu.

Kết quả này tiếp tục khẳng định những nỗ lực không ngừng của VinMart & VinMart+ trong thời gian qua.

VinMart & VinMart+ đã liên tiếp triển khai hàng loạt các hoạt động để nâng cao chất lượng sản phẩm và trải nghiệm cho người tiêu dùng, khẳng định vị thế tiên phong, dẫn đầu của mình như: Phối hợp với VinID ra mắt tính năng mua sắm Scan & Go mua hàng từ xa – nhận hàng tại nhà, mở siêu thị ảo, ký kết với Công ty XAct Solutions nhằm xây dựng mạng lưới chuỗi cung ứng theo tiêu chuẩn thế giới…VinMart & VinMart+ đồng thời liên tục mở rộng mạng lưới trên khắp cả nước thông qua việc mua bán sát nhập và mở mới. Tính đến tháng 10/2019, VinCommerce đã sở hữu hơn 122 siêu thị VinMart và gần 2.500 cửa hàng VinMart+ tại 50 tỉnh thành trên toàn quốc, dẫn đầu thị trường về độ phủ.

Ngay từ khi thành lập, VinMart & VinMart+ luôn tích cực trong các hoạt động xã hội, cộng đồng, hưởng ứng các chương trình ủng hộ hàng Việt, bình ổn thị trường, các hoạt động khuyến mãi, giảm giá kích cầu, các chương trình giải cứu nông sản... 

Đặc biệt, chương trình bảo vệ môi trường chống rác thải nhựa “3 Xanh” phát động từ tháng 8/ 2019 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người tiêu dùng, được các chuyên gia đánh giá cao, giúp VinCommerce xuất sắc trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam được Liên đoàn Các hiệp hội bán lẻ châu Á – Thái Bình Dương trao giải thưởng “Nhà bán lẻ xanh Châu Á” năm 2019. 
Đại diện VinMart & VinMart+ nhận giải từ Ban tổ chức

Trước đó, hệ thống bán lẻ của Tập đoàn Vingroup cũng là doanh nghiệp bán lẻ đầu tiên và là đại diện duy nhất của Việt Nam được Enterprise Asia - tổ chức phi chính phủ hàng đầu Châu Á trao tặng giải thưởng “Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á” 2019.

Xuất hiện trên thị trường từ năm 2014 và gắn bó với đời sống hàng ngày của hàng triệu khách hàng, đến nay thương hiệu VinMart & VinMart+ của Tập đoàn Vingroup đã trở nên quen thuộc với mỗi người tiêu dùng Việt Nam, đáp ứng được hầu hết nhu cầu mua sắm, chi tiêu từ bình dân đến cao cấp. 

Sự phát triển thần tốc cùng với việc luôn cầu thị, lắng nghe khách hàng đã đưa hệ thống siêu thị, cửa hàng của VinCommerce tiếp tục giữ vững vị trí số 1 thị trường bán lẻ Việt Nam.

P/S
Bảng xếp hạng Top 10 công ty uy tín ngành bán lẻ là kết quả nghiên cứu độc lập của Vietnam Report, được công bố bắt đầu từ năm 2017 dựa trên nguyên tắc khoa học và khách quan.

Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính bao gồm: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất (tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn); (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; (3) Khảo sát người tiêu dùng về mức độ nhận biết và sự hài lòng với các sản phẩm/ dịch vụ của công ty; Khảo sát chuyên gia đánh giá vị thế của các công ty trong ngành; và Khảo sát doanh nghiệp được thực hiện trong tháng 9/2019 về quy mô thị trường, lao động, vốn, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch hoạt động trong năm 2019.

Theo: baodatviet.vn
Chuỗi siêu thị VinMart & VinMart+ lên 10.000 vào năm bao nhiêu

Chuỗi siêu thị VinMart & VinMart+ lên 10.000 vào năm bao nhiêu

Tổng hợp VinCommer sẽ phát triển đa kênh và tăng quy mô VinMart lên 300 siêu thị, chuỗi siêu thị mini VinMart+ lên gần 10.000 cửa hàng, Dự kiến trong vòng 5 năm tới, Công ty CP Thương mại Dịch vụ  tiên phong phủ sóng tại khắp 63 tỉnh, thành trên cả nước.
Chuỗi siêu thị VinMart & VinMart+ lên 10.000 vào năm 2025

Thông tin này vừa được đưa ra trong Hội nghị các đối tác và nhà cung cấp (NCC) với chủ đề "Tự hào đồng hành nâng cao chất lượng cuộc sống Việt" do VinCommerce tổ chức nhân kỷ niệm 5 năm ra đời hệ thống bán lẻ VinMart & VinMart+.

Tại hội nghị, bà Thái Thị Thanh Hải (Tổng Giám đốc VinCommerce) cũng công bố định hướng chiến lược giai đoạn 2020-2025 với nội dung trong 5 năm tới, VinMart & VinMart+ sẽ phát triển bán lẻ đa kênh, tích hợp các kênh trực tuyến và hệ thống siêu thị/ cửa hàng trên toàn quốc. 

Cụ thể, các kênh trực tuyến mũi nhọn bao gồm: mua sắm qua ứng dụng điện thoại, qua cổng thương mại điện tử và website VinMart.com nhằm đem lại sự thuận tiện tối đa cho khách hàng mua sắm. 

Dự kiến tới 2025, hệ thống sẽ sở hữu hơn 300 siêu thị VinMart, gần 10.000 cửa hàng VinMart+, tiên phong phủ sóng tại khắp 63 tỉnh, thành trên cả nước.

Bà Hải nhấn mạnh kim chỉ nam trong mọi hoạt động của Vincommerce là lấy khách hàng làm trọng tâm, đặt chất lượng hàng hóa và an toàn thực phẩm lên hàng đầu, kiên quyết từ chối và loại bỏ thực phẩm bẩn, hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc ra khỏi hệ thống. Đồng thời đảm bảo hàng hóa đa dạng, dịch vụ tận tâm và mua sắm dễ dàng đối với mọi khách hàng.
Chuỗi siêu thị VinMart & VinMart+ lên 10.000 vào năm 2025

Để phát triển vững mạnh, Vincommerce tiếp tục kết hợp chặt chẽ giữa các nhà cung cấp hàng siêu thị (NCC) lớn trên thị trường với các NCC uy tín tại địa phương, nhằm đưa những hàng hóa chất lượng cao, phù hợp nhất, đáp ứng nhu cầu từ bình dân tới cao cấp của mọi khách hàng.
Đại diện các nhà cung cấp, ông Trần Chí Thanh (Tổng Giám đốc Công ty HANVICO) cho biết những năm gần đây, tăng trưởng doanh thu hằng năm của Havico đều vượt mức 3 con số từ 100% đến 200% so với năm trước. 

"Kết quả kinh doanh ngoạn mục này có vai trò rất lớn của hệ thống bán lẻ của VinCommerce. Sự phát triển của hệ thống bán lẻ VinMart & VinMart+ đã không chỉ tác động tích cực tới sự phát triển của NCC như chúng tôi nói riêng và thị trường bán lẻ Việt Nam nói chung mà còn góp phần nâng cao tiêu chuẩn về sản phẩm và dịch vụ trên thị trường”, ông Thanh nhận định.
Hiện tại chuỗi cung ứng hàng hóa của VinMart & VinMart+ đã được đầu tư bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế, mô hình vận hành ứng dụng công nghệ 4.0.

Sau 5 năm hoạt động VinMart & VinMart+ đã trở thành hệ thống bán lẻ có quy mô lớn nhất thị trường với gần 2.600 siêu thị và cửa hàng tại 50 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Năm 2019, Vincommerce đã tiên phong đem tới một trải nghiệm hoàn toàn mới khi ứng dụng công nghệ 4.0 vào mua sắm thông qua tính năng VinMart Scan&Go trên App VinID. 

Với những nỗ lực không ngừng, VinMart & VinMart+ đã liên tiếp 2 năm liền giữ vững vị trí số 1 trong Top 10 Công ty uy tín ngành Bán lẻ do Vietnam Report bình chọn.
Theo: https://tuoitre.vn

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

Sử dụng tiền điện tử để mua hàng tạp hóa

Sử dụng tiền điện tử để mua hàng tạp hóa

Công ty nghiên cứu và phát triển blockchain Quanterall đang giới thiệu một nguyên mẫu của hệ thống tự kiểm tra sử dụng Cardano, một blockchain công khai cho phép người dùng gửi, nhận và chi tiêu tiền kỹ thuật số được gọi là Ada.

Cardano cho phép Sử dụng tiền điện tử để mua hàng tạp hóa


Ứng dụng của Quanterall là trường hợp sử dụng trong thế giới thực được thiết kế cho người tiêu dùng hàng ngày tại các cửa hàng tạp hóa. Nó cho phép mọi người mua các mặt hàng tại cửa hàng mà không cần nhân viên thu ngân. Thay vào đó, họ tương tác trực tiếp với thiết bị điểm bán hàng (POS).
Theo nhà phát triển của ứng dụng, một người mua hàng chỉ cần lấy các mặt hàng ra khỏi kệ và sau đó quét mã vạch của sản phẩm bằng cách sử dụng điện thoại thông minh của họ với ứng dụng Quanterall.

Sau khi quét và cân các mặt hàng, người mua hàng có thể chọn tiền điện tử Ada làm phương thức thanh toán và sau đó tiếp tục thanh toán. Sau khi giao dịch hoàn tất, người mua hàng rời khỏi cửa hàng với một biên lai giấy được tạo bởi thiết bị phần cứng POS.

Mặc dù các hệ thống tương tự tồn tại ngày nay, chúng thường yêu cầu các thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ để hoàn thành giao dịch thay vì tiền điện tử được tải trên điện thoại thông minh, không yêu cầu bất kỳ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nào.

Theo:https://cafebitcoin.org

Tại sao siêu thị mini thu hút người dân CỦ CHI

Tại sao siêu thị mini thu hút người dân CỦ CHI


"Lần đầu tiên mở siêu thị mini Co.op Smile có mặt ở vùng sâu, vùng xa của Củ Chi. Nơi đây ngoài cung cấp hàng tạp hóa các mặt hàng bình ổn còn là điểm trực tiếp đưa hàng chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với giá hợp lý đến tận tay người tiêu dùng. Đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân địa phương". Đây là thông tin được ông Lê Đình Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi, cho biết tại buổi công bố mô hình kinh doanh mới Co.op Smile tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi ngày 28/12.
 
Siêu thị Co.op Smile thu hút người dân Củ Chi
Theo ông Đức, hiện ở Củ Chi có 300 điểm bán hàng bình ổn, có 42 cửa hàng tiện ích và một siêu thị. Việc phát triển thương mại theo hướng văn minh hiện đại là định hướng của huyện. Hệ thống cửa hàng tiện ích ra đời sẽ thúc đẩy sản xuất, phục vụ người dân ngày càng đa dạng. Tạo mối liên kết vững chắc với thị trường TP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng nhanh tỉ trọng ngành thương mại dịch vụ.

Ông Nguyễn Thành Nhân, Tổng Giám đốc Saigon Co.op, cho biết cạnh tranh trên thị trường bán lẻ ngày càng khốc liệt điều này đã tác động đến thị phần của hàng Việt. Với ý nghĩa bảo vệ thị phần hàng Việt không chỉ ở kênh hiện đại, trong khi người dân vẫn đi mua sắm ở chợ, siêu thị mini. Do đó, Saigon Co.op đã nghiên cứu cho ra đời mô hình siêu thị mini hiện đại Co.op Smile, làm sao để đưa hàng Việt phục vụ đến tận ngõ ngách cho người tiêu dùng.

Theo ông Nhân, mô hình cửa hàng mới có diện tích kinh doanh linh hoạt, từ 20 m2 đến 200 m2, đặt tại những khu dân cư nội, ngoại thành... Tùy vào diện tích điểm bán mà số lượng (dao động từ 1.500 đến 2.000) hàng kinh doanh. Giờ giấc mở cửa, đóng cửa cũng tùy vào khu vực đó.

Điểm đặc biệt của siêu thị mini hiện đại, không chỉ kinh doanh mà còn là nơi kết nối cộng đồng với những dịch vụ như thu hộ cước điện thoại di động trả sau, cước điện thoại cố định, cước Internet, cước truyền hình Viettel, truyền hình cáp,...

"Với lợi thế linh hoạt về diện tích kinh doanh, Co.op Smile sẽ là cánh tay nối dài trong việc đưa hàng Việt Nam chất lượng cao, giá bình ổn đến tận tay người dân. Góp phần phát triển mạng lưới bán lẻ, tạo nên sức mạnh của ngành bán lẻ Việt Nam" - ông Nhân nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương, đánh giá cao sự năng động sáng tạo của Saigon Co.op trong tìm kiếm mô hình kinh doanh mới, góp phần chiếm lĩnh thị trường bán lẻ. Góp phần giải quyết việc làm cho địa phương. Thực hiện nhiệm vụ quan trọng khi phối hợp với chính quyền địa phương đưa hàng Việt về nông thôn, tích cực quảng bá hàng Việt, kết nối hàng Việt với người dân địa phương.

Ông Đông đề nghị Saigon Co.op hợp tác với các nhà cung cấp địa phương, trong đó có những nhà cung cấp Củ Chi để đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối với chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả hợp lý.

Theo Báo Pháp luật

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2019

Mô hình kinh doanh mới, xu hướng ngành nghề mới lạ

Mô hình kinh doanh mới, xu hướng ngành nghề mới lạ

ISaac chia sẻ những mô hình kinh doanh mới phù hợp với xu hướng và rất có thể sẽ trở thành những ngành nhề kinh doanh mới trong tương lai mà người cả người kinh doanh lẫn khách hàng sẽ không còn thấy lạ lẫm nữa.

Mô hình kinh doanh mới, phù hợp xu hướng tạo nghề nghiệp tương lai

I. Xu hướng mô hình kinh doanh mới nhất hiện nay trên thế giới

Trong cuộc sống có nhiều thay đổi, và các mô hình kinh doanh cũng cần thay đổi theo từ văn hóa, xã hội, kinh tế, công nghệ sẽ tác động một cách mạnh mẽ tới xu hướng mô hình kinh doanh mới trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng.

1. Mô hình kinh doanh mới: Ai -Trí tuệ nhân tạo 

Theo chuyên gia và diễn giả hàng đầu về trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence)   Christopher Penn , ông là Phó chủ tịch chuyên môn tiếp thị công nghệ của tập đoàn SHIFT Communications đã cho biết: “Tiến trình học máy (machine learning) sẽ có ba cấp độ: AI – các kỹ thuật cho phép máy tính bắt chước một cách giống hoàn hảo nhưungx hành vi của con người; học máy – lấy một vài ý tưởng cốt lõi của trí tuệ nhân tạo và tập trung giải quyết các vấn đề thực để tự cải thiện bằng kinh nghiệm; và học sâu – đi sâu hơn nữa vào một tập hợp công cụ và kỹ thuật học máy”.
Mô hình kinh doanh mới, xu hướng ngành nghề mới lạ

Hiện nay, những công ty kinh doanh thương mại hàng đầu trên thế giới đang khai thác trí tuệ nhân tạo AI để hỗ trợ cho con người thực hiện các nhiệm vụ công việc dự phòng, tái lặp, và xử lý số lượng lớn dữ liệu (big data). Trí tuệ nhân tạo -AI đang và xu hướng sẽ trở thành tiêu chuẩn cho nhiều trải nghiệm thực tế của người dùng. Penn lưu ý: “AI không còn là khái niệm của tương lai. Bởi các công cụ và công nghệ chúng ta đã có sẵn, rất dễ tiếp cận và không hề tốn kém”.

2. Mô hình kinh doanh mới: Tương tác trực tiếp mạng xã hội

Các “ông lớn” thương mại đều nhận ra rằng vai trò của bigdata xây dựng cộng đồng người tiêu dùng lớn mạnh đồng nghĩa với việc “nuôi lớn” sự tín nhiệm của khách hàng. Và không có gì thúc đẩy những cộng đồng đó phát triển mạnh mẽ hơn là sử dụng tương tác trực tuyến và trực tiếp. Và một trong ví dụ điển hình đó chính là video trực tuyến cũng thu hút hơn định dạng video được quay sẵn. Chỉ cần nhìn vào sự phổ biến của Facebook Live chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy.
Mô hình kinh doanh mới, xu hướng ngành nghề mới lạ

Các doanh nghiệp thức thời sẽ hiểu được rằng công nghệ và truyền thông không thể thay thế vai trò của tương tác trực tiếp, nhưng lại có thể làm cho tương tác trực tiếp có giá trị hơn rất nhiều. Vì người tiêu dùng được kết nối trong thế giới ảo, nên mối quan hệ trực tiếp sẽ được tạo dựng nhanh chóng bởi bạn cảm thấy như thể bạn “biết” người kia từ lâu rồi.

Các doanh nghiệp tiếp cận và đón xu hướng một cách thức thời sẽ hiểu được rằng công nghệ và truyền thông không thể thay thế vai trò của tương tác trực tiếp, nhưng nó lại có thể làm cho việc tương tác trực tiếp có giá trị hơn rất nhiều. Vì người tiêu dùng được kết nối trong thế giới ảo với nhau, nên mối quan hệ trực tiếp sẽ được tạo dựng nhanh chóng bởi bạn cảm thấy như thể bạn “biết” người kia từ lâu rồi.

3. Mô hình kinh doanh mới: Thế hệ Z

Gen Z (những người sinh sau năm 1998) là thế hệ đầu tiên sinh ra với các thiết bị mạng xã hội trong tay và hoàn toàn khác với Millennials (những người sinh trong giai đoạn 1981-1996). Các công ty và thương hiệu thông minh hiện đang gấp rút tìm hiểu thế hệ tiếp theo này dưới vai trò là một người nhân viên cũng như khách hàng.
Mô hình kinh doanh mới, xu hướng ngành nghề mới lạ


4. 
Mô hình kinh doanh mới:
 Tiền lương và nhiều khoản chi khác trên đà gia tăng

Theo Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực, các nhà quản lý nhân sự nên dự kiến tăng lương lên 3% trong mọi lĩnh vực. Trong đó, các công việc có nguồn cầu cao như chăm sóc sức khỏe, chăm sóc người già, vật lý trị liệu sẽ kỳ vọng có mức tăng cao hơn. Mức tăng cho các ngành kỹ thuật, công nghệ không gian và thực tế ảo cũng sẽ cao đáng kể.

Các nhân viên tài năng luôn tìm kiếm mức lương hợp lý, lợi ích, tính linh động, và quyền tự chủ. Cùng lúc, các công ty thông minh cũng nắm bắt được rằng sự linh động và tự chủ hoàn toàn có thể đánh bại mong muốn trợ cấp đơn thuần từ nhiều nhân viên.

5. Mô hình kinh doanh mới: Học tập xã hội hiệu quả hơn học tập từ xa

Học tập xã hội là quá trình học hỏi thông qua những tương tác xã hội ngang hàng. Hai hoặc nhiều người làm việc nhóm, chia sẻ ý tưởng, và dạo quanh một vòng để biết rõ hơn về các tiến trình hoạt động.

Các chương trình học trực tuyến thành công nhất bao gồm cộng đồng kỹ thuật số, nơi những người tham gia có thể chia sẻ kinh nghiệm, đặt câu hỏi với nhau và tham gia vào quá trình học tập xã hội ngoài chương trình giảng dạy.

Khi các công ty đồng thuận học tập xã hội nhiều hơn, họ cũng sẽ áp dụng các công cụ hỗ trợ tư vấn và huấn luyện để thúc đẩy sự hiểu biết nội bộ một cách hữu cơ.

6. Mô hình kinh doanh mới: Phát trực tiếp nội dung video (Live Stream) tạo cơn sốt

Trong khi video trở thành công cụ thiết yếu để mang lại thành công cho nhiều doanh nghiệp, khách hàng không còn hài lòng với cách tiếp thị chung chung, không mang bản sắc riêng. Điều người dùng yêu cầu là kết nối thực với người thật. Video là nội dung được xem nhiều nhất và phát video trực tiếp là cách hiệu quả nhất để tương tác với người xem.

Các doanh nghiệp phát video trực tiếp để thiết lập mối liên hệ với người xem trong thời gian thực. Cho dù đó là quảng cáo sản phẩm, chạy hội thảo trên web về B2B, đề xuất các phiên Hỏi & Đáp hay xem xét đánh giá sản phẩm, các video trực tiếp đã và đang góp mặt trong thành công của chiến lược tiếp thị kinh doanh.

7. Mô hình kinh doanh mới: Phục vụ cả cộng đồng, không chỉ riêng người mua

Khái niệm hành trình người mua được sử dụng để mô tả các bước mà khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp sẽ thực hiện khi mua hàng. Tuy nhiên, khách hàng ngày nay là những người tiêu dùng khôn ngoan, am hiểu về nghiên cứu.

Họ hiệu định các công ty bằng cách quét các trang web, đọc các bài đánh giá trực tuyến và bày tỏ các trải nghiệm trên mỗi bài đăng. Trong thời gian tiếp xúc với nhân viên bán hàng, người tiêu dùng đã được làm quen với các tính năng sản phẩm và giá cả của công ty. Họ đã cẩn thận hơn và thu hẹp các lựa chọn của mình.

Xu hướng kinh doanh trong năm mới 2 - Khởi Nghiệp Trẻ
Những doanh nghiệp hiểu biết đều nhận ra rằng điều tốt nhất có thể làm là phục vụ cộng đồng. Ảnh: MarTech Advisor

Kết quả là, “hành trình người mua” cũ đã nhường chỗ cho một mô hình thực tế hơn và sẽ được triển khai trong thời đại mới này. Những hành trình của người mua và khách hàng tiềm năng không còn theo tuyến tính hoặc thậm chí là theo trật tự nữa, mà bây giờ chúng quá linh hoạt và dàn trải gây ra thách thức lớn cho các nhà tiếp thị.

Những doanh nghiệp hiểu biết đều nhận ra rằng điều tốt nhất có thể làm là phục vụ cộng đồng, bất kể khách hàng có đang trong hành trình mua hàng hay không. Khi mang lại giá trị nhất quán, doanh nghiệp đã tạo được niềm tin. Sau đó, khi khách hàng đã thực sự ở trong hành trình người mua, doanh nghiệp đã là một nguồn tin đáng tin cậy cho họ.

8. Mô hình kinh doanh mới: Marketing hướng tới việc tập trung giải quyết các vấn đề

Khách hàng sẽ không quan tâm đến giải pháp của doanh nghiệp nếu họ không thấy được vấn đề nào cần đến giải pháp đó. Các công ty sẽ thay đổi thông điệp tiếp thị – hướng tới các vấn đề mà họ giải quyết thay vì nhấn mạnh vào các tính năng của sản phẩm.

9. Mô hình kinh doanh mới: Đặt các chuyên gia chuyên sâu vào vị thế mở cửa

Các chuyên gia chuyên môn (SMEs – Subject Matter Experts) là những “kẻ hô mưa” mới. Khi công nghệ tiếp tục mở rộng và phá vỡ các ngành công nghiệp, các công ty và khách hàng phụ thuộc ngày càng nhiều vào các chuyên gia để được giáo dục, hướng dẫn và tư vấn.

Dù rằng khách hàng của doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin về sản phẩm và dịch vụ ngay trên trang web, họ lại không thể hiểu được giải pháp của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của họ ở mức độ nào.

Các chuyên gia chuyên sâu có khả năng cung cấp nguồn tài nguyên có giá trị để thảo luận các xu hướng ngành, chia sẻ các kinh nghiệm tốt nhất và thảo luận chi tiết về ưu và nhược điểm của giải pháp này so với giải pháp khác. Nhờ thực tế này, các doanh nghiệp khôn ngoan sẽ thực hiện hai bước quan trọng:

Cung cấp đào tạo và hỗ trợ cho các chuyên gia chuyên sâu nằm điều hướng các môi trường bán hàng phức tạp cho công ty; và 2) Nâng cao chuyên môn trong đội ngũ kinh doanh của công ty để xây dựng hiểu biết chuyên sâu về công nghiệp hoặc ứng dụng thay vì cách bán hàng truyền thống tập trung vào kết quả khách hàng và doanh số sản phẩm.

Các “ông lớn” thương mại sẽ tiếp tục đưa các chuyên gia chuyên môn vào vị thế mở cửa và thu hút sự quan tâm. Những nhà tư tưởng tài ba sẽ “gieo hạt giống” cho đội ngũ kinh doanh để phát triển và đào tạo các chuyên gia chuyên sâu theo từng lĩnh vực cụ thể.

10. Mô hình kinh doanh mới: Công nghệ Block chain (chuỗi khối)

Blockchain bắt nguồn từ nền tảng công nghệ, điều này giải thích tại sao nó chưa được áp dụng rộng rãi trong thuật ngữ techno-babble (ngôn ngữ có chứa nhiều thuật ngữ kỹ thuật).

Theo đánh giá của nhà chiến lược tiếp thị và kinh doanh Clay Hebert, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đã có những hiểu biết và ứng dụng công nghệ blockchain rộng rãi hơn. Một số nhà môi giới đã bắt đầu làm mới mình bằng cách chấp nhận Bitcoin cho các giao dịch bất động sản, theo CNBC.

Một doanh nghiệp tài năng sẽ phát triển mọi kỹ thuật có  liên quan đến giao thức blockchain để khẳng định rằng họ thà bắt kịp xu hướng còn hơn bị thụt lùi trước sự thay đổi của thế giới công nghệ.

I. Mô hình kinh doanh mới tại Việt Nam

1. Xu hướng kinh doanh quần áo online

Có được nguồn hàng tốt, chất lượng rồi, điều quan trọng tiếp theo là phải tìm cho mình một vị trí mở cửa  hàng thật đắc địa. Phải trang trí làm sao để cửa hàng của bạn phải nổi bật hơn tất thảy các shop cùng dãy. Tiền đầu tư vào lấy hàng cũng dao động từ 15 triệu trở lên, rồi tiền địa điểm, tiền trang trí, set up địa điểm tính sơ sơ cũng 40 triệu. 

Quả thực đây không phải là con số nhỏ đối với những bạn trẻ khởi nghiệp. Nếu bạn chưa có đủ vốn, hoặc chưa tự tin thì có thể bắt đầu bằng hình thức kinh doanh online để có một lượng khách hàng ổn định đã rồi mở cửa hàng. Bạn có thể tạo một website bán hàng, tự do trang trí  cửa hàng của mình, bạn không cần phải lo về vấn đề lập trình, hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ làm website bán hàng, giá cả cực kỳ tiết kiệm.

2. Mô hình kinh doanh mới: Kinh doanh đồ ăn/nước uống online

Khi mới bắt đầu, số vốn bỏ ra mua nguyên liệu cho một ngày khoảng 100 – 500 nghìn đồng, sau đó khi mà số lượng khách hàng tăng dần thì số lãi bạn kiếm được có thể lên đến hàng triệu đồng/ngày. Cần đầu tư, chú trọng quảng cáo cho sản phẩm của bạn, hãy làm mọi cách để càng nhiều người nhìn thấy, biết đến sản phẩm của bạn càng tốt. Chi phí cho quảng cáo thì khoảng 1 – 5 triệu tùy thuộc vào lựa chọn của bạn.

Nếu lượng khách hàng ổn định và đông, bạn có thể làm một website bán hàng chuyên nghiệp để người mua có thể đặt hàng trực tiếp.

Và đặc biệt, khi làm loại dịch vụ này, bạn nên có người hỗ trợ về việc giao hàng để đảm bảo khách hàng không phải chờ quá lâu, cũng như giữ được độ tươi nóng nhất cho món ăn khi đến tay khách hàng.

3. Mô hình kinh doanh mới: Xu hướng kinh doanh online đồ ăn vặt

Một trong những xu hướng kinh doanh cho giới trẻ hiện nay cần được nhắc đến là bán đồ ăn vặt online. Nói là đồ ăn vặt nhưng số tiền thu về không “vặt” chút nào đâu nhé. Không phải đến năm nay mới có kinh doanh đồ ăn vặt mà từ nhiều năm trước hình thức này vẫn được ưa chuộng bởi nó không tốn quá nhiều vốn mà lợi nhuận thu về gấp hàng chục lần và cực kỳ nhanh. 

Khách hàng của loại hình này khá phong phú, từ học sinh, sinh viên cho đến những người đi làm, nói chung là bất kỳ ai yêu thích ẩm thực đường phố đều có thể trở  thành khách hàng tiềm năng của bạn.
Mô hình kinh doanh mới, xu hướng ngành nghề mới lạ


4. 
Mô hình kinh doanh mới: Kinh doanh mỹ phẩm xách tay

Nguồn mỹ phẩm xách tay hiện nay rất đa dạng, bạn có thể lấy buôn từ nguồn của tiếp viên hàng không hay người thân từ nước ngoài xách về. 

Hàng của bạn ship từ nước ngoài về sẽ không bị đánh thuế nếu là hàng hóa gửi cho nhau, nhưng phí ship khá cao, ship ở nước ngoài thì an toàn nhưng về đến VN thì hay bị mất hàng, tốt nhất là bạn nên xách tay về, giảm được chi phí, sẽ dễ cạnh tranh. Bạn cũng có thể order trực tiếp tại website của các hãng mỹ phẩm, đối với khách hàng order nhiều lần với tổng hóa đơn lớn sẽ được nhận thẻ member VIP từ hãng và chiết khấu lớn. 

Theo chia sẻ của những dân buôn hàng xách tay lâu năm thì thu nhập bèo nhất cũng rơi vào khoảng 15 triệu một tháng, đây có lẽ là một con số hấp dẫn đối với những bạn trẻ muốn khởi nghiệp.

5. Mô hình kinh doanh mới: Kinh doanh trái cây bằng xe tải lưu động

Nếu hay xem phim nước ngoài bạn sẽ thường bắt gặp các xe bán tải nhỏ chuyên bán các loại kem hoặc đồ nướng tại các bãi biển, hoặc các xe tải bán hoa quả cây trái tại các chợ. Ý tưởng kinh doanh trên xe tải lưu động rất phổ biến tại nước ngoài vì tính cơ động của nó. Bạn có thể di chuyển bất cứ đâu, vị trí kinh doanh của bạn sẽ rất linh hoạt, chỉ cần tìm chốn đông người và được phép bán hàng tại đó thì chắc chắn sẽ có khách hàng trong tích tắt.

Tại Việt Nam, chúng ta thường bắt gặp các xe đẩy nhỏ hoặc các gánh hàng rong chuyên bán nước uống hoặc đồ ăn nhanh. Vậy tại sao chúng ta không thử thuê một chiếc xe tải nhỏ để bán nhiều hàng hóa hơn có phải không nào?
Mô hình kinh doanh mới phù hợp xu hướng

6. Mô hình kinh doanh mới: Kinh doanh dịch vụ chăm sóc thú cưng

Tại các thành phố lớn Việt Nam hiện nay, nhu cầu chăm sóc thú cưng là rất lớn vì không gian sống hẹp và thời gian làm việc của người thành phố nhiều họ sẽ không có nhiều thời gian để chăm sóc thú cưng của mình. Vì vậy các dịch vụ như tắm rửa thú cưng, giữ thú cưng khi vắng nhà hay các cửa hàng bán thực phẩm cho thú cưng đang nở rộ tại các thành phố lớn.
Mô hình kinh doanh mới phù hợp xu hướng

7.  Mô hình kinh doanh mới: Mở cửa hàng bán xe đạp

Tại nhiều thành phố lớn của Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản… xe đạp được sử dụng khá phổ biến. Trong khi đó, tại Hà Nội, dù còn rất ít, nhưng vào giờ cao điểm, trên nhiều con phố, vẫn có thể bắt gặp hình ảnh một vài công chức lưng khoác túi, đạp xe đến chỗ làm. Theo tính toán của Ủy ban ATGT quốc gia, khoảng 40 – 45% số chuyến đi tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM ở cự ly dưới 4 km hoàn toàn có thể sử dụng xe đạp. Xe đạp cũng là phương tiện kết nối hoàn hảo và phù hợp giữa các mạng lưới vận tải công cộng, trong đó người dân có thể dễ dàng sử dụng xe đạp từ nhà đến điểm xe buýt.
Mô hình kinh doanh mới phù hợp xu hướng

8. Mô hình kinh doanh tạp hóa Online

Mô hình kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa là mô hình kinh doanh địa điểm, và vẫn thuần nét truyền thống. Nhưng xu hướng thì mô hình siêu thị mini Online hoặc cách nói dân dã thì đó là mô hình cửa hàng tạp hóa online. 

Theo: https://thietkewebchuanseo.com

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

Khái niệm rau sạch và thị trường kinh doanh rau sạch

Khái niệm rau sạch và thị trường kinh doanh rau sạch

Khái niệm rau sạch và thị trường kinh doanh rau sạch được chia sẻ trong nội dung bài viết này được Isaac tổng hợp.

1. Khái niệm rau sạch

Lâu nay, người tiêu dùng đã quen với cụm từ “rau sạch”. Nhưng thế nào là rau sạch, có thể vẫn nhiều người chưa biết và có hình dung chính xác.Đôi khi, còn có những ý hiểu sai lầm.

Theo quyết định 106/2007 của Bộ NN & PTNT, rau an toàn là những sản phẩm rau tươi được sản xuất, thu hoạch, sơ chế phù hợp quy trình sản xuất rau an toàn, gồm các loại rau ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt; rau mầm, nấm thực phẩm. Đồng thời, rau an toàn được sản xuất từ đất trồng, nguồn nước, môi trường, dinh dưỡng… tất cả đều phải sạch và đúng quy trình GAP  (Good Agricultural Practices). 
Rau sạch

Nguồn nước tưới rau không bị ô nhiễm bởi các sinh vật 
và hoá chất độc hại, hàm lượng một số hoá chất không vượt quá mức cho phép...Từ đó, rau quả được coi là an toàn khi có dư lượng nitrat, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật, mức độ nhiễm vi sinh vật dưới ngưỡng quy định của Bộ NN & PTNT ban hành với từng loại rau quả. 

Theo sở Kỹ sư Nguyễn Đức Thi (2014) , rau sạch là rau được sản xuất với quy trình kỹ thuật đảm bảo an toàn, sản phẩm đến người tiêu dùng khong gây độc hại. Theo đó có bốn chỉ tiêu an toàn: 
- An toàn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (nghĩa là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật  thấp hơn mức cho phép).
- An toàn về hàm lượng nitơrat (NO3).
- An toàn về kim loại nặng.
- An toàn về vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh cho người.

Khái niệm rau sạch có nhiều định nghĩa khác nhau, tùy vào quan điểm của từng người. Tuy nhiên, tựu chung lại, khái niệm rau sạch xoay quanh những vấn đề sau:
- Các chuyên gia cho rằng, rau sạch là loại rau mà ngay từ khâu gieo trồng không bị bón phân đạm, hoặc bón rất ít phân đạm để tránh ô nhiễm muối nitrat, thay vào đó phải bón phân hữa cơ như phân chuồng, phân bắc ủ hoai.
- Muốn tránh ô nhiễm thuốc sâu, phải chọn loại giống cây khỏe chống được nhiều sâu bệnh và chỉ được phun thuốc sâu sinh học, tuyệt đối không phun thuốc sâu hóa học.
- Trước khi thu hoạch rau, tuyệt đối không được dùng thuốc trừ sâu. Nếu vườn rau xuất hiện sâu bệnh phải dùng côn trùng có ích diệt sâu, hoặc con người phải trực tiếp bắt sâu.
- Ngoài ra, đặc biệt không tưới rau bằng nước thải của thành phố, vì nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt có chứa nhiều hóa chất ô nhiễm và vi trùng gây bệnh.

- Với một số chuyên gia thì yêu cầu chất lượng của rau an toàn được thể hiện chỉ tiêu  sau: 
+ Chỉ tiêu về nội chất: bao gồm:
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
- Hàm lượng nitrat (NO3).
- Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, Cd, As,...
- Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E. coli, Samonella ...) và kí sinh trùng đường ruột (trứng giun đũa Ascaris)
Tất cả các chi tiêu trong sản phẩm của từng loại rau phải được dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn của Tổ chức Quốc tế FAO/WHO.
+ Chỉ tiêu về hình thái
Sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng yêu cầu từng loại rau, không dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp.
Khái niệm rau sạch


2. Thực trạng thị trường rau sạch tại Việt Nam  

2.1. Đặc điểm thị trường rau tại Việt Nam
- Cầu về rau cũng như các thực phẩm khác chịu tác động của nhiều yếu tố như thu nhập, giá cả, thị hiếu. Ngoài ra, chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thói quen tiêu dùng, chất lượng vệ sinh dịch tễ, khả năng thay thế rau khi giá của một loại rau tăng quá cao.

- Về cung: hiện nay tại thị trường rau ở Việt Nam có rất nhiều tổ chức, cá nhân, từ loại hình tự phát đến có quy mô đều đang đóng vai trò sản xuất rau. Do rau là thực phẩm dùng cho cuộc sống hàng ngày “cơm không rau như đau không thuốc” nên sản lượng rau được tiêu thụ đáng kể.

- Chất lượng và vệ sinh dịch tễ có tác động lớn tới nhu cầu tiêu thụ bởi việc tiêu thu rau hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và dinh dưỡng của người tiêu dùng.

- Thị trường rau sạch chịu ảnh hưởng bởi thói quen, tập quán người tiêu dùng, việc tiêu dùng rau còn phụ thuộc vào khẩu vị mỗi người, đặc điểm này vô cùng quan trọng trong việc xác định nhu cầu tiêu thụ các loại rau ở các vùng khác nhau.

- Có khả năng thay thế cao. Do một số yếu tố ảnh hưởng như thời tiết, vụ mùa thì giá rau thường xuyên thay đổi. Khi giá một loại rau tăng quá cao, xu hướng người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng một loại rau khác.

2.2. Thực trạng thị trường kinh doanh rau sạch tại Việt Nam.
2.2.1. Phía nhà sản xuất
Nhà sản xuất ở đây được hiểu là các tổ chức, cá nhân trồng rau sạch và cung cấp cho thị trường. Ở Việt Nam hiện nay, trong những năm gần đây thì mô hình trang trại, mô hình tổ chức có quy mô trồng rau đang ngày một tăng lên đáng kể.

Như trình bày ở các phần trước, chúng ta đã biết rằng “rau sạch” đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Thị trường cung cấp rau sạch được đánh giá là một thị trường tiềm năng và đầy hứa hẹn về lợi nhuận mà nó mang lại. Do đó, ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân tham gia vào thị trường này với vai trò nhà sản xuất.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, người tiêu dùng rau không ngừng lo lắng vì chất lượng rau mà nhà sản xuất cung cấp. Tại sao lại có hiện tượng như vậy khi những vụ ngộ độc thực phẩm (đặc biệt là ngộ độc rau) ngày càng tăng lên, Việt Nam còn là thị trường tiêu thụ thuốc trừ sâu, các loại thuốc kích thích tăng trưởng rau lớn (đa phần những loại thuốc này từ Trung Quốc xuất sang). Những vụ ngộ độc rau kinh hoàng được nhắc đến: 

- Theo tác giả Hoàng Sơn (2011)  thì rau cải bắp làm ngộ độc 60 công nhân Thanh Hóa gây thiệt hại và hậu quả nặng nề.

- Số người bị ngộ độc rau ăn ngày càng cao, theo thống kê của Bộ y  tế, năm 1997 có 585 vụ ngộ độc với 6421 người, đã làm chết 46 người trong số đó có 6103 người ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật do ăn rau và tự tử bằng thuốc trừ sâu. 

So với năm 1996 có 50 vụ với 1341 người bị ngộ độc với 25 người chết...Gần đây, ở nhiều địa phương những người trồng rau không thực hiện đúng quy định khi phun thuốc như vừa phun thuốc vài ngày đã thu hoạch rau, khi đi phun không đeo khẩu trang, phun ngược gió cũng làm bản thân người trồng rau bị ngộ độc.

- Mặt khác, các chất độc hại này chưa được các cơ quan nhà nước quản lý, các cơ sở kinh doanh thuốc không có giấy phép nên thuốc cấm dùng còn nhập tràn lan. Ngay cả Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh thuốc volfatoc, monitor vẫn còn phun với khối lượng lớn hơn quy định 6,45 lần/vụ với các loại rau cải, 5,7 lần với đậu đỗ.

- Theo thống kê của Viện bảo vệ thực vật , hiện nay ở Việt Nam đang dùng khoảng 270 loại thuốc trừ sâu, 216 loại thuốc trị bệnh, 160 loại thuốc diệt cỏ, 12 loại thuốc diệt chuột và 26 loại thuốc kích thích sinh trưởng. 

Hàng năm lại có nhiều thứ thuốc khác ra đời chưa kể thuốc nhập lậu không qua kiểm soát (đa phần đều nhập từ Trung Quốc). Chủng loại thuốc nhiều, song do thiếu hiểu biết, do thói quen sợ mất mùa nên nhiều nơi vẫn dùng các loại thuốc đã quen thuộc, nhiều loại thuốc thường là thuốc có độ độc cao đã bị cấm dùng hoặc hạn chế dùng ở các nước khác như DDT, monitor, volfatoc,... Mặt khác, các loại thuốc này giá thành rẻ, diệt được nhiều chủng loại sâu, hiệu quả lại cao nên người trồng rau vẫn ưa dùng.

Với thực trạng vô cùng báo động như vậy, Cục Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm đã nhiều lần lên tiếng giải quyết nhưng không hề triệt để. Vì mục đích lợi nhuận mà nhiều cá nhân tổ chức bất chất tính mạng, sức khỏe của người sử dụng.

Trước thực trạng rối ren trong việc cung cấp rau như hiện nay, thì đã có rất nhiều tổ chức, trang trại ven ngoại thành các thành phố lớn đảm nhận việc trồng “rau sạch” để cung cấp cho thị trường thành phố. Các tổ chức này hiện và cũng đang nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ nhà nước, các nhà phân phối uy tín như:

- Theo nguồn báo Danviet.vn (2014) , trang trại Phong Thúy và tổ liên kết cung ứng ổn định cho thị trường khoảng 5.000 tấn rau an toàn/1 năm, doanh thu 8 đến 10 tỷ đồng, lợi nhuận 1 tỷ đồng/1 năm, tăng gấp 2 lần so với trước đó. 

Trang trại nằm ở xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng chỉ có 10ha trồng rau. Sau một thời gian áp dụng quy trình kĩ thuật theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời liên kết với hộ dân, với nhà phân phối, trang trại đã thu nhiều lợi nhuận và tạo công ăn việc làm cho nhiều người. 

- Tác giả Thanh Bình, (2014)  với  câu chuyện về bốn chàng trai bỏ nghề đi trồng rau sạch, hiện tại đây đang là một trong nguồn cung rau đối với thủ đô Hà Nội. 

Xuất phát nghề công nghệ thông tin, bốn chàng trai bỏ nghề, sau đó học hỏi về mô hình trồng rau sạch. Ngoài ra, một điều đặc biệt, họ  liên kết với Đại học Nông nghiệp để được trợ giúp về mặt kỹ thuật, liên hệ với Trung tâm Chứng nhận Phù hợp - Quacert của Bộ Khoa học Công nghệ để được cấp chứng chỉ VietGap cho 56 loại rau khác nhau. 

"Trên mỗi bó rau có một mã số. Khi khách hàng mua về và muốn xem nguồn gốc, họ chỉ cần gõ mã số lên trang web là biết được bó rau này được thu hoạch vào ngày nào, trồng ở luống số bao nhiêu, tổng khối lượng của đợt rau ngày hôm đó là bao nhiêu... Kể cả hai năm sau khách mới vào tìm hiểu thì dữ liệu vẫn còn".
Vườn rau sạch

2.2.2.Phía nhà phân phối
Nhà phân phối được hiểu là các cá nhân, tổ chức làm nhiệm vụ phân phối sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng. Ở Việt Nam hiện nay phổ biến ba loại nhà phân phối chính đó là: người bán rau tại chợ, các siêu thị, các chuỗi cửa hàng rau sạch. Trong đó, địa điểm chợ là nơi người tiêu dùng thường xuyên lựa chọn nhất.

Ảnh hưởng thực trạng từ phía nhà sản xuất, nhà phân phối cũng không tránh khỏi những tiêu cực. Với vấn đề lợi nhuận được đặt lên trên, nhiều nhà phân phối sẵn sàng nhập rau không rõ nguồn gốc, xuất xứ để bày bán cho người tiêu dùng, và nhiều khi đã gây ra hậu quả vô cùng đáng tiếc.

Chính vì vậy, rất nhiều nhà phân phối, đặc biệt là các siêu thị hay chuỗi cửa hàng rau sạch đã làm mất lòng tin của người tiêu dùng trong việc nhập và bày bán rau không giấy phép, tiêu chuẩn hay xuất xứ rõ ràng. 

Đến khi xảy ra bất trắc thì trách nhiệm đổ chồng chéo lên nhau. Điều đó phần nào cho thấy rằng thực trạng hời hợt trong việc chọn nhà sản xuất của nhà phân phối, trong việc nhập hàng hay xuất hàng mà không hề quan tâm đến tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng.

Vô hình chung, thị trường rối ren, gây lo lắng, áp lực nhất định cho người tiêu dùng. Với nhà phân phối cẩn thận, uy tín cũng rất nhiều trở ngại trong việc khẳng định hàng chất lượng để có được sự tin tưởng của người tiêu dùng. 

Trong khuôn khổ đề án này, hy vọng rằng những thông tin thu thập và phân tích được sẽ giúp các tổ chức, cá nhân phân phối rau sạch (đặc biệt là các siêu thị) có những chiến lược tác động hợp lí, đứng đắn lấy niềm tin, sự tin tưởng, hài lòng của người tiêu dùng.

2.2.3. Phía khách hàng
Với thực trạng về nhà sản xuất và phân phối như vậy, người tiêu dùng không khỏi lo lắng, mất niềm tin vào thị trường. Khi thị trường “loạn” thì nhiều người tiêu dùng băn khoăn đi đâu, ở đâu và tại đâu mới có những sản phẩm “rau” chất lượng. 

Việc mất niềm tin, lòng tin vào thị trường đã gây trở ngại rất lớn cho nhà sản xuất nhà phân phối trong việc chứng minh uy tín của mình đối với người tiêu dùng.

Mong muốn sử dụng rau sạch, tuy nhiên nhiều khách hàng không thể phân biệt được rau sạch và rau không sạch.Theo như đánh giá nhiều chuyên gia, tỉ lệ rau sạch tại Việt nam còn quá khiêm tốn so với nhu cầu mọi người mong muốn sử dụng nó. 

Rau sạch là một khái niệm trừu tượng. Với kết quả điều tra nằm trong khuôn khổ dự án “Nâng cao nhận thức người tiêu dùng về rau an toàn” trên 6 tỉnh phía Bắc đã chỉ ra rằng có hơn 90% số lượng người được hỏi không phân biệt được giữa rau an toàn và rau không an toàn bằng mắt thường. Tuy nhiên, phần nhiều trong số đó có nhận thức được thế nào là rau sạch, thế nào là rau không sạch.


Hoang mang, lo lắng về độ sạch của sản phẩm rau được tiêu thụ hàng ngày, ngày nay rất nhiều hộ gia đình đã tự trồng rau tại nhà, trong chậu xốp. Chỉ khi tự tay mình chăm sóc sản phẩm rau sạch nhất, thì người tiêu dùng mới thực sự an tâm về chất lượng sản phẩm mà mình sử dụng. Rất nhiều bài báo viết về hiện tượng này “nở rộ phong trào trồng rau tại nhà”:

- Tác giả Doẵn Sơn, (2014)  với bài viết về phong trào nở rộ trồng rau ở Gia lai, đặc biệt là thành phố Pleiku, việc tìm thùng xốp không khó. Trồng rau tại nhà như một thói quen. Đó là một trong những quan điểm mà người dân ở đây tâm sự.
- Với tác giả  Cầm Cù, (2011)  đã miêu tả sắc nét “Nhà rẫy” anh Quân nhà ở đường Thích Quảng Đức, quận Phú Nhuận, hiện đang là “hot gardener” trên một diễn đàn về rau sạch tại nhà, bởi lẽ anh có một vườn rau màu khá hoành tráng trên sân thượng nhà phố. 

Với việc làm của anh, kéo theo được sự quan tâm, ngưỡng mộ và làm theo của rất nhiều người dân trong vùng và dần dần trở thành một phong trào trồng rau tại nhà.

II. Kết quả nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu : mẫu nghiên cứu là các phụ nữ sinh sống ở hai quận nội thành Hà Nội là Quận Hoàn Kiếm và Quận Cầu Giấy. Đa phần họ là người có thu nhập khá, công việc ổn định, địa điểm nhà ở phân bổ gần các siêu thị, có tần suất đến siêu thị mua đồ cao.

1.   Kết quả điều tra địa điểm thường mua rau của người tiêu dùng.


Tiêu chí
Tần suất

Chợ
50
25%
Chuỗi cửa hàng rau sạch
20
10%
Siêu thị
130
65%
Tổng
200
100%
Nguồn : dữ liệu SPSS
Bảng 1: Bảng tần suất địa điểm thường mua rau của người tiêu dùng
Biểu đồ 1: địa điểm thường mua rau của người tiêu dùng
Qua kết quả điều tra, với quy mô mẫu 200 bao gồm người tiêu dùng sinh sống trên 2 quận Cầu Giấy và Hoàn Kiếm trên địa bàn Hà Nội. Trong 200 người được hỏi phỏng vấn thì 100% người tiêu dùng đều khẳng định rằng: “rau là thức ăn quan trọng và không thể thiếu trong bữa cơm gia đình”. Rau cung cấp nhiều dưỡng chất và vitamin cho cơ thể, giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh và phát triển bình thường. Thế nên việc sử dụng rau có đảm bảo vệ sinh, an toàn, đảm bảo cho sức khỏe là điều mà nhiều người tiêu dùng quan tâm và chú trọng.

Theo như bảng trên, trong 200 người được hỏi là những người có thu nhập khá ở trên địa bàn, khu vực sống của họ gần các siêu thị. Vậy nên, trong 200 người được hỏi, có tới 130 người (tương ứng với 65%) hay đi siêu thị mua rau. Con số này chỉ đảm bảo tính chất đại diện cho mẫu. Nếu xét chung trên toàn địa bàn điều tra, thì số lượng người đi siêu thị mua rau nhỏ hơn rất rất nhiều lần so với số lượng người tiêu dùng đi chợ, gặp quán hàng rong mua rau hàng ngày. Có lẽ, thói quen đi siêu thị mua rau chưa quá phổ biến tại Việt Nam.Tuy nhiên, so với những năm trước đây, cũng cần thừa nhận rằng số lượng người đi siêu thị mua rau phục vụ bữa cơm gia đình đã tăng lên đáng kể.

2.   Kết quả điều tra khái niệm rau sạch trong tâm trí người tiêu dùng

Tiêu chí
Tần suất
Rau tươi, xanh
110
Rau có chứng nhận cơ sở sản xuất
80
Rau không thuốc trừ sâu
130
Rau có sâu
110
Rau trồng nhà kính
80
Nguồn : dữ liệu SPSS
Bảng 2 : tần suất các tiêu chí thể hiện khái niệm rau sạch người được phỏng vấn đánh giá.
Biểu đồ 2: tiêu chí thể hiện khái niệm rau sạch người được phỏng vấn đánh giá.
Đa số người tiêu dùng luôn luôn mong muốn được tiêu dùng sản phẩm rau sạch và an toàn. Nhưng rất nhiều người, họ chưa có nhận thức đầy đủ nhất thế nào là rau sạch. Rau sạch hay còn gọi là rau an toàn là loại rau được sản xuất theo quy trình kỹ thuật bảo đảm được tiêu chuẩn sau[1]: hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích... nhằm giảm tối đa lượng độc tố tồn đọng trong rau như nitrat, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh. Trên đây, là bảng và biểu đồ thống kê đánh giá của người tiêu dùng về rau sạch.

-       130 người trong số 200 người có nhận thức đúng về rau sạch. Đúng rau sạch là loại rau trồng với quy trình kĩ thuật đầy đủ và đặc biệt không chứa thuốc trừ sâu. Rất nhiều tổ chức, trang trại trồng rau để kinh doanh và bất chấp lợi nhuận đã sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích có hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Đây là một vấn đề nan giải đã được đưa lên bàn bạc và thảo luận rất nhiều trên báo trí và các chương trình thời sự.

-       Rau sạch khó có thể nhận thấy. Vì vậy, không ít người tiêu dùng hoang mang khi mua và sử dụng rau. Rất nhiều người tiêu dùng lầm tưởng rằng rau sạch là rau tươi xanh, và rất vui vẻ khi trong bó rau có sâu. Rất nhiều người tiêu dùng cho rằng: rau có sâu chứng tỏ rau trồng không phun thuốc trừ sâu. Điều này không phải là sai, nhưng không đúng hoàn toàn. Với kinh doanh và đặt lợi nhuận lên hàng đầu như hiện nay thì không thiếu gì những loại thuốc kích thích giúp rau xanh, tươi không chỉ trong một hai ngày mà còn trong dài ngày.

-       Ở Việt Nam, thật là khó để tìm rau có chứng nhận cơ sở sản xuất, điều này hoàn toàn khó thấy tại chợ. Thường người bán rau ở chợ, họ biện minh rằng rau này nhà họ trồng mà thôi. Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất còn hiếm ngay cả khi ta mua rau ở siêu thị và các chuỗi cửa hàng rau sạch.Thường là giấy chứng nhận không có trên từng loại rau, bó rau, mà thường là giấy chứng nhận chung cho cả quầy rau…

3.   Kết quả điều tra về nguồn tìm hiểu thông tin về rau sạch của người tiêu dùng

Tiêu chí
Tần suất
Internet
81
Tivi, báo đài
182
Bạn bè, người than
75
Kinh nghiệm mua sắm
170
Bao bì sản phẩm
45
Nguồn : dữ liệu SPSS
Bảng 3: Bảng tần suất về nguồn tìm hiểu thông tin về rau sạch của người tiêu dùng

Biều đồ 3: nguồn tìm hiểu thông tin về rau sạch của người tiêu dùng
Rau sạch là thực phẩm cần thiết trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, chính vì thế mà thông tin về rau sạch luôn được người tiêu dùng cập nhật và đánh giá ở nhiều phương tiện. Trên đây là bảng thống kê và biểu đồ thể hiện số liệu điều tra thu thập được như sau:

-       Đa số người tiêu dùng tìm hiểu thông tin về rau sạch qua ti vi, báo đài (đặc biệt là tivi). Khi cuộc sống ngày càng bận rộn và phát triển hơn, theo đó, các chương trình tivi và các giờ phát sóng liên tục đáp ứng nhu cầu người xem. Kênh VTV2 là kênh có nhiều chuyên mục nói về nhà nông. Ngoài ra, chủ đề rau sạch còn được cập nhật nhiều các chương trình thời sự, chương trình café buổi sáng… Dễ thấy, đây là một kênh truyền thông hữu hiệu đưa hình ảnh rau sạch hay rau không sạch vào tâm trí người tiêu dùng.

-       Rau là thực phẩm cần thiết cho cuộc sống, chính vì vậy, người tiêu dùng (đặc biệt là người phụ nữ) họ tự tìm hiểu việc chọn rau, mua “rau sạch” rau tươi ngon dựa vào kinh nghiệm cá nhân. Ví dụ: rau muống trái mùa vào tháng đông, chọn rau ngon là rau ngọn nhỏ….

Đây là một thách thức không hề nhỏ đối với nhà kinh doanh rau sạch. Cần tìm hiểu kĩ kinh nghiệm cá nhân, mẹo nhỏ khi chọn rau để kinh doanh loại rau phù hợp nhất với thị hiếu người tiêu dùng.
-       Trong 200 người được mời phỏng vấn, chỉ có 80 người tìm hiểu thông tin về rau qua internet. Tuy vậy, cũng cần phải thấy rằng, với nhịp đập cuộc sống và công nghệ hiện đại phát triển như vũ bão, internet sẽ là công cụ phát triển hữu hiệu trong tương lai và được nhiều người sử dụng. Đầu tư internet là đầu tư lâu dài và mang lại kết quả cho cả một quá trình.

-       Ở Việt Nam, bao bì sản phẩm đối với rau sạch là một vấn đề khá nan giải, chính vì vậy, tìm hiểu thông tin về rau sạch qua địa chỉ, số điện thoại cơ sở sản xuất là một điều vô cùng khó khăn. 

4.   Kết quả điều tra so sách chéo giữa địa điểm mua rau và tìm hiểu nguồn thông tiện qua các phương


Internet
Tivi, báo đài
Bạn bè người thân
Kinh nghiệm mua sắm
Bao bì sản phẩm
Chợ
10
40
20
50
10
Chuỗi cửa hàng rau sạch
20
20
10
20
10
Siêu thị
50
120
60
100
30
Nguồn : dữ liệu SPSS
Bảng 4:bảng so sánh chéo giữa địa điểm mua rau và tìm hiểu nguồn thông tiện qua các phương tiện.
Từ bảng số liệu thu thập được ở trên, dễ dàng thấy rằng:
-       Đối với cả những người đi chợ, siêu thị hay chuỗi cửa hàng rau sạch thì tivi đều là phương tiện có tác động nhiều nhất. Ngoài ra, do rau là thực phẩm sử dụng hàng ngày nên chị em phụ nữ dựa kinh nghiệm chủ yếu mua sắm.

-       Đối với đặc biệt những người thường đi siêu thị để mua rau thì phương tiện tivi, báo đài và kinh nghiệm mua sắm ảnh hưởng lớn nhất. Tuy nhiên, không thể bỏ qua biến quan trọng internet. Phần trăm lớn trong số người đi siêu thị mua rau là người có thu nhập khá và trình độ học vấn cao. 

Internet là phương tiện dễ dàng tiếp cận với đối tượng này. Giá rau siêu thị chịu ảnh hưởng nhiều từ dư luận, mà dư luận lại chọn internet, báo mạng là một trong những phương tiện truyền thông nhanh chóng với tốc độ cao.

5.  Kết quả điều tra: so sánh chéo địa điểm mua rau và số lượng rau được mua.


Mua một loại
Mua nhiều loại
Tổng
Chợ
20
30
50
Chuỗi cửa hàng
10
10
20
Siêu thị
40
90
130
Tổng
70
130
200
Nguồn : dữ liệu SPSS
Bảng 5: so sánh chéo địa điểm mua rau và số lượng rau được mua
Từ số liệu thu thập được ở bảng trên, thấy rằng:

-        Siêu thị thường chỉ có một khu, một quầy bán rau nhưng loại rau thì phong phú và nhiều hơn một quầy rau ở chợ rất nhiều. Rau siêu thị có cả rau trong nước, rau địa phương và rau nhập khẩu. Chính vì thế, khi đi siêu thị, khách hàng thường hướng mình tới nhiều loại rau. Đa số khách đi siêu thị được phỏng vấn họ đều trả lời rằng họ là người bận rộn, có ít thời gian, thường họ mua rau kèm các thực phẩm khác sử dụng cho 3 đến 5 ngày, hoặc có thể lâu hơn.
-        Đối với khách hàng thường đi chợ. Trong một lần ra quyết định mua, họ chỉ mua từ 1 đến 2 loại rau cho hai bữa ăn. Do rau là thực phẩm sử dụng hàng ngày và họ là người đi chợ thường xuyên.

6.   Kết quả so sánh chéo địa điểm mua rau và thu nhập của người tiêu dùng


5 đến 10 triệu
10 đến 15 triệu
Trên 15 triệu
Tổng
Chợ
11
31
8
50
Chuỗi cửa hàng rau sạch
0
10
10
20
Siêu thị
0
72
58
130
Tổng
11
113
76
20
Nguồn : dữ liệu SPSS
Bảng 6: so sánh chéo về địa điểm mua rau và thu nhập của người tiêu dùng
Thu nhập là một trong những biến số quan trọng ảnh hưởng đến hành vi ra quyết định mua rau sạch tại các siêu thị của người tiêu dùng. Như phân tích và nghiên cứu ở trên, giá rau ở siêu thị thường chênh gấp 2 đến 3 lần giá rau tại chợ. Chính vì vậy, nếu thu nhập không ở mức khá tại Hà Nội thì khó có thể tri trả cho sản phẩm được. Nhìn bảng dữ liệu trên ta thấy:

-       Quy mô mẫu: 200 người trên địa bàn quận Cầu Giấy và Hoàn Kiếm là những người có thu nhập khá trở lên.
-       Phần nhiều người thường xuyên đi siêu thị là những người có thu nhập vào mức cao và ổn định. Tuy nhiên, để chính xác trong việc đánh giá, biến thu nhập cần phải kết hợp với các biến số ảnh hưởng khác như giá, khoảng cách

7.   Kết quả hài lòng về sản phẩm rau mà người tiêu dùng đang sử dụng




Biểu đồ 4: kết quả hài lòng về sản phẩm rau mà người tiêu dùng đang sử dụng
Với thị trường rau ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng còn tồn tại khá nhiều vấn đề bất cập. Khi được mời phỏng vấn về mức độ hài lòng của người tiêu dùng đối với sản phẩm rau hiện tại thì:
-       Không có bất cứ ai trong 200 người được mời phỏng vấn rất hài lòng về sản phẩm rau mà mình đã đang sử dụng cả. Thậm chí, con số hài lòng chỉ dừng lại ở 25%, quá nhỏ so với con số khách hàng trung lập và không hài lòng. Điều này phần nào chứng tỏ, thị trường rau, sản phẩm rau, vô hình chung, còn tồn tại nhiều bất cập.
-       40% người được mời phỏng vấn trong số 200 người tham gia phỏng vấn cho rằng, họ vẫn chưa hài lòng với sản phẩm rau mà họ đang tiêu dùng, 5% trong số 200 người thì có phản ứng và thái độ gay gắt với những sản phẩm rau không hề có chất lượng mà mình đã từng tiêu dùng. Đây là những khách hàng khó tính, mặt khác, đây cũng bao gồm rất nhiều khách hàng đã chịu ảnh hưởng và hậu quả nặng nề về việc tiêu dùng “rau không đảm bảo”.

8.   Kết quả  so sánh chéo địa điểm người tiêu dùng thường mua rau và mức độ hài lòng với sản phẩm  mà họ đang sử dụng.



Rất không hài lòng
Không hài lòng
Trung lập
Hài lòng
Rất hài lòng
Tổng
Chợ
0
0
20
10
20
50
Chuỗi của hàng rau sạch
0
0
0
20
0
20
Siêu thị
0
10
60
30
30
130
Tổng
0
10
80
60
50
200
Nguồn : dữ liệu SPSS
Bảng 7: so sánh chéo địa điểm người tiêu dùng thường mua rau và mức độ hài lòng với sản phẩm  mà họ đang sử dụng.
-       Với bảng trên có khoảng 10 khách hàng giữ thái độ không hài lòng về sản phẩm rau mà họ đang tiêu dùng. Vậy nên, ngoài nguyên nhân về chất lượng rau ra, thì có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến 30 trong số 130 khách hàng thường đến siêu thị mua rau không hài lòng về các yếu tố khác, các yếu tố này làm rõ hơn ở phần sau.
-       Về chất lượng rau ở siêu thị, có khoảng 30 trong 130 khách hàng thường xuyên đi siêu thị rất hài lòng sản phẩm mà họ đang tiêu dùng. Con số này phần nào chứng tỏ, các sản phẩm rau được bày bán trong siêu thị là những sản phẩm uy tín.

9.   Kết quả so sánh chéo giữa địa điểm người tiêu dùng mua rau và mức độ hài lòng với địa điểm đó.


Rất không hài lòng
Không hài lòng
Trung lập
Hài lòng
Rất hài lòng
Tổng
Chợ
0
30
10
10
0
50
Chuỗi cửa hàng rau sạch
0
0
0
20
0
20
Siêu thị
10
30
40
30
20
130
Tổng
10
60
50
60
20
200
Nguồn : dữ liệu SPSS
Bảng 8: so sánh chéo giữa địa điểm người tiêu dùng mua rau và mức độ hài lòng với địa điểm đó.
Dễ nhận thấy rằng: trong 130 người thường mua rau ở siêu thị, chỉ có 30 người hài lòng và 20 người rất hài lòng khi tiêu dùng rau tại siêu thị. Hơn số đó là 80 người đang gặp phải hoặc đã từng gặp phải vấn đề với việc mua rau tại siêu thị. Trong khi đó, có tới 30 người trên tổng số 50 người thường mua rau ở chợ và không hài lòng. Tuy nhiên, hành vi mua rau ở chợ được đánh giá là vẫn lặp lại  do:
-       Tại chợ có nhiều quầy bán rau và nhiều sự lựa chọn.
-       Mua rau tại chợ nhanh , không tốn thời gian và tiền bạc.
-       Người bán hàng đồng thời người tư vấn và người đảm bảo.
Trong khi đó, nếu như mất lòng tin khi đã từng mua rau ở siêu thị thì một trong những trường hợp sau sẽ có khả năng xảy ra :
-       Siêu thị chỉ có một quầy, hay một khu bán rau. Nếu một lần hoặc hơn nhiều lần mua rau không “ưng ý” thì người tiêu dùng khó đến quầy đó mua rau nữa. Họ hướng mình sang sự lựa chọn khác.
-       Với những người có thói quen đi siêu thị, họ chọn siêu thị khác để mua rau.
-       Trong trường hợp quanh khu vực ở không có siêu thị, thì người tiêu dùng dễ hướng mình đến việc mua  chợ, cửa hàng rau sạch hay gánh hàng rong.

10.   Kết quả  tính điểm trung bình của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua rau




Số người cho điểm
Điểm tối thiểu
Điểm tối đa
Điểm trung bình
Giá
200
2
4
3,15
Chất lượng
200
2
4
3,55
Hạn sử dụng
200
1
3
2,40
Độ có sẵn
200
1
4
2,50
Quảng cáo, khuyến mại
200
0
3
1,35
Dịch vụ ship hàng
200
0
2
0,65
Khoảng cách
200
0
4
2,80





Nguồn : dữ liệu SPSS
Bảng 9: điểm trung bình của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua rau
Bảng trên là số liệu thống kê ứng với câu hỏi số 7 trong bảng hỏi sử dụng thang điểm Likert. Với số điểm từ 0 đến 4, người được phỏng vấn đánh giá mức độ ảnh hưởng lần lượt của các nhân tố liệt kê trên đối với quá trình ra quyết định mua rau của họ. Theo đó, ta nhận thấy:
-       Chất lượng rau (đạt 3.55 điểm) cao nhất trong các yếu tố kể trên. Khi mua rau, người tiêu dùng quan tâm nhất đến chất lượng rau. Tuy nhiên, chất lượng rau lại là yếu tố khó nhận thấy. Người tiêu dùng thường cảm nhận hay nhìn nhận chất lượng rau mà họ định  mua qua kinh nghiệm mua sắm bản thân, sự giới thiệu người bán hàng, hay qua bao bì sản phẩm…..
-       Sau chất lượng thì giá là yếu tố thứ hai ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra quyết định mua. Nếu giá một loại rau mong muốn quá đắt, người tiêu dùng thường có xu hướng:
+ Đánh đổi, tiêu dùng sang một loại rau tương tự có giá rẻ hơn.
+ Đối với nhiều người theo quan điểm: giá và chất lượng đi kèm với nhau  “ tiền nào của đấy”.

-       Khoảng cách là yếu tố thứ 3 ảnh hưởng lớn đến việc quyết định mua rau tại địa điểm nào? Rau là sản phẩm thiết yếu, dùng cho cuộc sống hàng ngày. Người tiêu dùng thường có xu hướng chọn mua rau tại nơi gần địa điểm mình sinh sống để đỡ tốn thời gian, công sức đi lại…Mà ở Hà Nội, chợ tập trung hầu hết, phổ biền ở các khu dân cư. Trong khi đó, siêu thị với mật độ phân phối thấp. Siêu thị mini tập trung khu đường lớn trong phố. Siêu thị lớn như Big C, Metro tập trung khu vực vành đai, đường lớn rộng (để dễ dàng cho việc chuyển và dỡ hàng).

-       Độ có sẵn và hạn sử dụng là hai yếu tố không quá ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua của người tiêu dùng. Lí do:
+ Người tiêu dùng dễ có xu hướng đánh đổi mua từ loại rau này sang loại rau khác.

+ Rau là sản phẩm cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, rau khi được mua về thường sử dụng luôn hoặc để trong tủ lạnh.

- Giá rau so thực phẩm tiêu dùng hàng ngày khác không hề đắt, chính vì vậy người tiêu dùng ít quan tâm đến khuyến mại hay quảng cáo. Đôi khi khuyến mại còn làm giảm lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm rau. Điều này làm họ hoài nghi về: hạn sử dụng, chất lượng rau được bày bán.
-       Hầu  hết rất ít người quan tâm đến dịch vụ ship hàng. Có thể do:
+ Giá rau rẻ so thực phẩm khác.
+ Nếu muốn nhận ship hàng thì đơn hàng thường phải lớn. Trong khi rau là thực phẩm thường được sử dụng hàng ngày.

11.   Kết quả so sánh chéo giữa địa điểm người tiêu dùng mua rau và nhận thức của người tiêu dùng về các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán


Thời tiết
Vụ mùa
Dư luận
Tổng
Chợ
29
11
10
50
Chuỗi cửa hàng
0
0
20
20
Siêu thị
11
39
80
130
Tổng
40
50
110
200
Nguồn : dữ liệu SPSS
Bảng 10: so sánh chéo giữa địa điểm người tiêu dùng mua rau và nhận thức của người tiêu dùng về các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán
Giá được xác định là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng. Thông thường, khi giá rau do một vài nguyên nhân lên quá cao, người tiêu dùng có xu hướng mua và sử dụng loại rau khác có giá rẻ hơn để thay thế. Xác định, 3 yếu tố ảnh hưởng đến giá rau nhiều nhất là thời tiết, vụ mùa (mùa rau nào có nhiều loại rau đấy), dư luận.
-       Tại địa điểm bán rau là các siêu thị, dễ dàng thấy theo đánh giá của người tiêu dùng giá rau khá bình ổn. Tuy nhiên, giá rau chịu tác động nhiều nhất của dư luận, bài báo, đoạn  clip về trồng rau với thuốc trừ sâu, bản tin truyền hình….Tại siêu thị, hầu như giá rau không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết. Trong khi điều này lại hoàn toàn ngược lại với các địa điểm kinh doanh rau khác.
-       Dễ thấy, vụ mùa là yếu tố có ảnh hưởng đến giá rau trên mọi địa điểm, tuy nhiên không rõ rệt. Lí do là ngày nay, khi công nghệ ngày càng phát triển, mọi loại rau đều có thể trồng và thu hoạch quanh năm, chỉ có điều là nếu trái mùa thì sản lượng, số lượng sẽ ít hơn vào mùa.
-       Tại địa điểm bán rau phổ biến nhất ở Hà Nội là chợ, thì thời tiết là yếu tố đầu tiên và quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến giá rau theo từng ngày. Đôi khi do giá rau tăng lên quá mức, nhà nước phải can thiệp bình ổn giá rau. Ví dụ: khi thời tiết nắng ấm, giá rau ở chợ rẻ, chỉ giao động từ 5 đến 15 nghìn cho việc sử dụng rau. Tuy nhiên, trong đợt bão xảy ra liên miên, hay thời tiết rét vào mùa đông, thì giá rau được đẩy lên cao, cao từng ngày, vào những lúc này, giá rau ở ngoài chợ thường tương đương hoặc cao hơn so với giá rau trong siêu thị.

12.1. Kết quả điểm trung bình về nhận thức người tiêu dùng về mức giá rau tại các địa điểm mua rau khác nhau




Số người trả lời
Điểm tối thiểu
Điểm tối đa
Điểm trung bình
Chợ
200
0,00
0,00
0,0000
Siêu thị
200
1,00
2,00
1,7000
Chuỗi cửa hàng
200
1,00
1,00
1,8000





Nguồn : dữ liệu SPSS
Bảng 11: điểm trung bình về nhận thức người tiêu dùng về mức giá rau tại các địa điểm mua rau khác nhau
Trên đây là bảng tính điểm trung bình tương ứng với câu 10 trong bảng hỏi. Với 200 người được phỏng vấn và họ cho điểm tương ứng từ 1 đến 3 thì hầu hết mọi người cho rằng:
-        Giá rau tại chợ là rẻ nhất. Lí do là rau trồng ngoài chợ bán tự phát, không coi trọng hay có giấy, bao bì chứng nhận, không tốn chi phí quảng cáo, làm lạnh, bảo quản…..
-        Giá rau siêu thị đắt hơn so với rau ở chợ do :
+   Siêu thị kí hợp đồng với cơ sở sản xuất rau sạch, tốn chi phí và cam kết rau an toàn.
+ Siêu thị tốn chi phí lớn như mặt bằng, nhân viên, làm lạnh, bảo quản, vận chuyển….…

12.2. Kết quả điểm trung bình về độ bình ổn giá rau tại các điểm mua rau khác nhau


Số người trả lời
Điểm tối thiểu
Điểm tối đa
Điểm trung bình
Chợ
200
0,00
1,00
0,0500
Siêu thị
200
0,00
2,00
1,7000
Cửa hàng rau sạch
200
1,00
2,00
1,2500





Nguồn : dữ liệu SPSS
Bảng 12: điểm trung bình về độ bình ổn giá rau tại các điểm mua rau khác nhau
Nhìn bảng trên ta thấy, tuy giá rau trong siêu thị có cao hơn so với ở địa điểm bán rau ở chợ, gánh hàng rong. Tuy nhiên, giá rau trong siêu thị lại có độ bình ổn giá cao nhất so với các địa điểm khác. Giá rau chợ có độ bình ổn thấp nhất, chịu tác động từ yếu tố vụ mùa, thời tiết, dư luận…

13. Kết quả điều tra lí do không mua rau tại siêu thị

Tiêu chí
Tần suất
Bất tiện thủ tục và tốn thời gian
72
Khoảng cách xa nơi ở
48
Giá cao
59
Không phong phú nhiều loại rau
35
Rau không được tươi
40
Nguồn : dữ liệu SPSS
Bảng 13: Tần suất về lí do không mua rau tại siêu thị
Đồ thị 5: : Tần suất về lí do không mua rau tại siêu thị
Trong số 200 người được mời trả lời phỏng vấn, có tới 70 người không chọn siêu thị là địa điểm mua rau. Họ thực hiện mua rau thường ngày tại chợ (50 người chiếm 25%) và chuỗi cửa hàng rau sạch[2] (mô hình khá mới ở Việt Nam nhưng cũng đi vào hoạt động những năm gần đây và thu hút sự quan tâm người tiêu dùng với 10%).Một trong những rào cản mà 35% người tiêu dùng không chọn siêu thị là địa điểm mua rau được thống kê ở bảng và biểu đồ trên đây:
-       Một trong lí do hàng đầu mà người tiêu dùng được phỏng vấn đưa ra là bất tiện thủ tục và tốn thời gian. Khi vào siêu thị, thường sẽ phải gửi xe, gửi đồ, lựa đồ, thanh toán. Chính vì vậy, người tiêu dùng thường vào siêu thị mua nhiều đồ cùng một lúc. Với những người đi mua rau hàng ngày thì chợ và chuỗi cửa hàng rau sạch sẽ là địa điểm lí tưởng hơn để hướng tới khi không phải tốn thời gian trải qua các thủ tục trên.
-       Theo như dữ liệu thứ cấp và việc điều tra thực tế, thì giá rau của siêu thị thường cao gấp 2 đến 3 lần giá rau ở ngoài chợ, thường xấp xỉ bằng giá rau chuỗi cửa hàng rau sạch. Với gia đình có thu nhập bậc trung, thì việc sẵn sàng chi trả cho rau đắt hơn so với bên ngoài cũng là một rào cản.

-       Ở Việt Nam khác với nước ngoài (đặc biệt là các nước Phương tây). Nếu như ở các nước Châu Âu, siêu thị là nơi phổ biến để người dân lựa chọn và mua đồ thì ở Việt Nam siêu thị vẫn chưa thể phát triển phổ biến như vậy. Do số lượng siêu thị ít và ít hơn rất nhiều so với số chợ được lập ra trên địa bàn Hà Nội        (chợ chính mở buổi sáng, chợ cóc, chợ chiều…). Với rất nhiều người tiêu dùng, khoảng cách là một trong những rào cản với họ khi đi siêu thị. Họ sẵn sàng lựa chọn khu vực mua gần nhà, đảm bảo vấn đề tiện lợi và tiêu tốn ít thời gian….

-       Còn rất nhiều nguyên nhân diễn ra trong hộp đen ý thức của người tiêu dùng. Với mức giá cao và cam kết bảo vệ an toàn thực phẩm cho khách hàng, tuy nhiên, họ vẫn chưa lấy hết lòng tin từ phía người tiêu dùng. Với một mức giá cao phải trả, nhiều người tiêu dùng băn khoăn rằng: liệu họ có thể mua được sản phẩm chất lượng nhất với chi phí mà mình phải tri trả hay không?

14. Kết quả so sánh chéo về địa điểm người tiêu dùng hay mua rau và nhận thức của người tiêu dùng về hậu quả của việc sử dụng rau không sạch


Ngộ độc
Ảnh hưởng từ từ nhưng nghiêm trọng đến sức khỏe
Gây bệnh nan y
Không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
Tổng
Chợ
8
0
32
10
50
Chuỗi của hàng rau sạch
12
0
8
0
20
Siêu thị
39
30
61
0
130
Tổng
59
30
101
10
200
Nguồn : dữ liệu SPSS
Bảng 14: so sánh chéo về địa điểm người tiêu dùng hay mua rau và nhận thức của người tiêu dùng về hậu quả của việc sử dụng rau không sạch
Khi cuộc sống ngày càng phát triển, dân trí được nâng cao thì theo đó con người ngày càng quan tâm tới sức khỏe mình hơn và cẩn thận trong việc lựa chọn vệ sinh an toàn thực phẩm các món ăn hàng ngày. Không phải vô cớ mà khi xã hội ngày càng phát triển thì bệnh viện, bệnh nhân ngày càng tăng tỉ lệ thuận với đó. Trên đây, là bảng thống kê nhận thức của người tiêu dùng, tác hại của việc sử dụng rau “không sạch”:

-       Chỉ có 10 trong số 200 khách hàng được phỏng vấn cho rằng sử dung rau “không sạch” thì không ảnh hưởng mấy đến sức khỏe, và coi đó là chuyện bình thường, một tai nạn nhẹ nhàng. Đây là một quan điểm thiển cận. Và chỉ có 10 khách hàng (chiếm 5%) có quan điểm như vậy. 

Trên thực tế, tác hại của việc sử dụng rau không sạch hết sức to lớn. Rất nhiều gia đình so sử dung rau quá nhiều thuốc trừ sâu đã dẫn đến tử vong ngay lập tức và không chạy chữa kịp. Chính vì vậy mà ngày nay, không chỉ người tiêu dùng mà dư luận, đặc biệt quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm cho các loại rau củ quả. Bất cứ khi phát hiện thông tin hoặc sự việc bất ngờ có thể đưa tin ngay đến người tiêu dùng để phòng tránh.

-       Với những khách hàng thường xuyên đi siêu thị, họ ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng rau sạch và những nguy hiểm đang rình rập nếu sử dụng rau không sạch. Chính vì vậy mà dễ thấy rằng, việc đi siêu thị mua rau có nhiều rào cản (như phân tích bảng), nhưng để đảm bảo an toàn và tin tưởng vào lượng rau có nguồn gốc của siêu thị thì vẫn thực hiện hành vi ra quyết định mua tại đây.

-       40 trong số 50 người thường đi chợ mua rau, bản thân họ nhận thức được việc sử dụng rau không sạch nguy hiểm như thế nào? Tuy nhiên, với nhiều rào cản đặt ra cho việc mua rau siêu thị, chuỗi cửa hàng rau sạch đã làm họ phần nào quên đi nguy hại và vẫn chọn địa điểm mua rau là chợ, và tin vào kinh nghiệm mua sắm của mình.

15. Kết quả điều tra về mong muốn của người tiêu dùng khi tiêu dùng sản phẩm rau trong siêu thị.

Đây là câu hỏi mở trong bảng hỏi mà chúng tôi tiến hàng phỏng vấn người tiêu dùng.Có rất nhiều ý kiến và mong muốn khác nhau từ phía người tiêu dùng. Qua số liệu thống kê được, chúng tôi đưa ra một số mong muốn chính mà người tiêu dùng kì vọng:
-       Sản phẩm rau được bày bán trong siêu thị cần có giấy chứng nhận, bao bì ghi xuất xứ rõ ràng.
-       Giá rau trong siêu thị bình ổn, nhưng còn quá cao.
-       Với những loại rau đặc biệt, rau nhập khẩu, cần sự tư vấn của nhân viên bán hàng.
-       Quầy rau được bố trí gần khu vực cửa vào, thuận tiện cho việc mua và thanh toán, tránh tốn thời gian tìm kiếm.
-       Cần ghi giá trên bao bì, giá rõ ràng trên quầy rau, ghi rõ hạn sử dụng rau.
-       Rau liên tục được phân phối đến siêu thị để đảm bảo sự có sẵn hàng hóa.
-       Các loại rau được sắp xếp riêng, cẩn thận, phân loại từng loại rau.
-       Siêu thị phân bố thưa, không quá gần khu dân cư.
-       Quầy rau được bố trí vừa tầm mắt, vừa tay người với, tránh bố trí loại rau quá cao.
-       Không bán rau gần hết hạn, hết hạn hay còn hạn sử dụng thấp.
-       Rau cần được đóng gói nhưng vẫn đảm bảo độ tươi và xanh.