Thứ Ba, 15 tháng 10, 2019

16 bước mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa kinh doanh hiệu quả

Mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini để đầu tư kinh doanh đang là xu hướng phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam mà không phân biệt ở vùng nông thôn hay thành phố, nhưng điểm chung là gần như 100% các nhà đầu tư lại thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ này, chính vậy đây cũng là cơ hội lẫn thử thách trong việc kinh doanh mô hình này.
16 bước mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa

Các bước mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa kinh doanh thành công

1. Chuẩn bị

Khâu chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh siêu thị mini là rất quan trọng, nhưng lại rất ít người thực hiện, có thể phần lớn chưa biết định hình trong đầu mình những việc cần phải làm để có thể xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả, setup bài bản, chuyên nghiệp không phân biệt nông thôn hay thành thị.

Vậy để mở siêu thị mini thì phải chuẩn bị những gì?
  • Mặt bằng kinh doanh
  • Vốn đầu tư để mở siêu thị mini hay cửa hàng tạp hóa
  • Kế hoạch kinh doanh
  • Làm thủ tục đăng ký kinh doanh siêu thị
  • Tìm thông tin các nhà cung cấp hàng tạp hóa
  • Tổ chức khai trương siêu thị một cách bài bản, hiệu quả

2. Mặt bằng kinh doanh

Việc có phải thuê mặt bằng kinh doanh để mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa hay không cũng là dấu hỏi lớn đối với người có kế hoạch kinh doanh mô hình này. Việc bạn phải thuê mặt bằng dễ dàng nhận thấy là khá rủi ro, tuy nhiên không phải ai đầu tư kinh doanh siêu thị, tạp hóa này cũng có sẵn mặt bằng, vấn đề chủ yếu là cần phải quản trị rủi ro liên quan tới tính ổn định mặt bằng kinh doanh. Tất nhiên thời gian thuê mặt bằng càng dài sẽ càng có lợi cho người kinh doanh.

Bước tiếp theo chính là việc chỉnh chang lại mặt bằng theo mô hình kinh doanh siêu thị đạt chuẩn để tiến tới công việc setup siêu thị một cách nhanh nhất có thể và đưa vào hoạt động khai thác kinh doanh. Việc thời gian setup siêu thị mini càng lâu chỉ khiến cho bạn đang lãng phí một khoản không hề nhỏ chi phí thuê nhà vì kéo dài thời gian.

Một số lưu ý đối với mặt bằng kinh doanh mà người đầu tư cần phỉa chú ý:
  • Mặt tiền: Mặt tiền cần rộng rãi để đảm bảo lối vào cho khách hàng cũng như nhận diện
  • Chỗ để xe: Sẽ rất bất tiện nếu mặt bằng kinh doanh không có chỗ cho khách đỗ xe
  • Ánh sáng: Cần đảm bảo ánh sáng tốt để hình ảnh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini của bạn nổi bật hơn.
  • Giao thông: Lưu lượng giao thông chủ yếu là đi đường ngắn, hay đi dường dài cũng là cả vấn đề.

3. Vốn đầu tư

Đa phần nhiều người đang tính toán sai lầm trong việc lên ý tưởng mở cửa hàng kinh doanh siêu thị mini của mình, thay vì phải đưa ra câu hỏi có ngần này vốn thì xây dựng mô hình kinh doanh siêu thị như thế nào chứ không phải là dạng câu hỏi mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn?

Việc xây dựng phát triển siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa cũng giống như việc xây dựng một doanh nghiệp vậy, người kinh doanh cần phải dựa trên nguồn lực, điều kiện và hoàn cảnh của mình, chứ không phải dựa vào của người khác.

Cụ thể ở đây chính là nguồn lực tài chính, bạn cần phải lên kế hoạch dựa trên số tiền mình đang hoặc sẽ có để đầu tư cho cửa hàng của mình. Ví dụ: Có số vốn 1 tỷ vnd thì xây dựng mô hình siêu thị mini như thế nào?

Điều tối đơn giản nhất người kinh doanh mô hình này cần phải biết các hạng mục chính trong việc tính toán chi phí mở siêu thị mini là bao nhiêu và phân bổ vốn cho phù hợp.
  • Mặt bằng: Chiếm không quá 20% vốn đầu tư, ưu tiên ở form 10-15% đối với mặt bằng đi thuê
  • Cơ sở vật chất: Chiếm không quá 20% vốn đầu tư trừ mô hình hiện đại, cần gia tăng dịch vụ
  • Vốn tiền hàng hóa: Ưu tiên trên 60% vốn đầu tư, Hàng hóa là nguyên nhân tác động trực tiếp tới doanh thu sau này.
  • Dịch vụ setup siêu thị: Dưới 5% vốn đầu tư kinh doanh
  • Marketing tổ chức sự kiện khai trương: Không quá 5% vốn đầu tư kinh doanh, nếu biết cách tối ưu chi phí đầu tư cho chương trình khai trương siêu thị thì khoản đầu tư này có thể thu lại về ngay trong ngày khai trương.

4. Làm thủ tục đăng ký kinh doanh siêu thị

Đối với mô hình kinh doanh quy mô nhỏ thì chúng ta nên đăng ký kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa theo hình thức hộ kinh doanh cá thể, về tổng thể sẽ có lợi và phù hợp hơn.

Để có giấy phép đăng ký kinh doanh cho cửa hàng thì người kinh doanh chỉ cần lên phòng thuế của quận huyện và nhờ cán bộ thuế tư vấn và thực hiện theo sự hướng dẫn đó.

Lưu ý 3 loại giấy tờ mà một cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini cần phải có bao gồm:
  • Giấy phép kinh doanh
  • Giấy phép kinh doanh rượu
  • Giấy phéo kinh doanh thuốc lá

Giấy phép kinh doanh 24h đối với siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, tiện ích có nhu cầu kinh doanh qua đêm.
Đương nhiên việc đăng ký kinh doanh là điều bắt buộc để chúng ta đảm bảo tính pháp lý và yên tâm trong quá trình kinh doanh của mình, nên khi có được mặt bằng kinh doanh thì chúng ta nên tiền hành đăng ký, làm thủ tục sớm.

5. Tìm kiếm thông tin các nhà cung cấp

Để đưa siêu thị vào hoạt động khai thác kinh doanh chúng ta cần phải tìm kiếm và làm việc với rất nhiều nhà cung cấp, nhất là đối với danh sách nhà cung cấp hàng tạp hóa, siêu thị cho cửa hàng mình.

Vậy những nhà cung cấp nào chúng ta cần phải tìm kiếm?

5.1 Đơn vị sửa sang mặt bằng
Chắc chắn không nhiều cửa hàng không phải sửa sang gì mà có thể sử dụng để kinh doanh được ngay. Nên trong quá trình chuẩn bị mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa của mình thì bạn phải tìm kiếm và lựa chọn đơn vị sửa sang mặt bằng, và khi tìm kiếm, thuê mặt bằng là chúng ta tiến hành sửa sang ngay để tiết kiệm thời gian.

Tốt nhất chúng ta nên tìm đơn vị có thể thực hiện được hạng mục sau đây:
  • Sơn sửa mặt bằng
  • Điện nước
  • Hệ thống ánh sáng

5.2 Đơn vị lắp đặt camera, thiết bị an ninh
Tiếp theo là chúng ta lắp đặt thiết bị camera để đảm bảo hệ thống an ninh cho cửa hàng, cũng như hạn chế thất thoát hàng hóa trong quá trình kinh doanh cửa hàng mình.

5.3 Công ty setup siêu thị mini
Trong trường hợp bạn có nhu cầu xây dựng siêu thị mini chuyên nghiệp, bài bản, tối ưu vốn đầu tư thì có thể thuê đơn vị cung cấp dịch vụ setup siêu thị để đảm bảo tính an toàn cho nguồn vốn minh đầu tư.

Cách tốt nhất là tìm kiếm thông tin sớm để được tư vấn một cách trọn vẹn ngay từ đầu.

5.4 Giá kệ siêu thị
Tiếp theo là thông tin đơn vị cung cấp giá kệ siêu thị, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp để bạn lựa chọn, tất nhiên nên lựa chọn những đơn vị có uy tín, thương hiệu trên thị trường.

5.5 Phần mềm bán hàng, thiết bị bán hàng
Tiếp theo là cần phải tìm kiếm thông tin nhà cung cấp phần mềm bán hàng và thiết bị bán hàng, đây là hạng mục mà chúng ta nên thực hiện sớm, để khi tiến hành vào quá trình nhập liệu dữ liệu thì đã có thời gian trải nghiệp, sử dụng phần mềm một cách thành thục rồi.

5.6 Danh sách nhà cung cấp hàng tạp hóa
Việc tìm kiếm được danh sách nhà cung cấp hàng hóa giá rẻ, uy tín thương hiệu không hề đơn giản, bởi giai đoạn đầu kinh doanh, người chưa có kinh nghiệm rất dễ gặp phải những kẻ lừa đảo, bán hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng mà không hề hay biết.

5.7 Đơn vị thi công bộ nhận diện thương hiệu

Đối với những mô hình siêu thị mini muốn setup chuẩn thì cần phải có bộ nhận diện thương hiệu bao gồm: Biển bảng, biển trần, biển thả trần, biển đầu kệ... Và kèm theo tờ rơi khai trương, banner, băng zone.

5.8 Đơn vị tổ chức sự kiện
Đối với các mô hình siêu thị quy mô lớn, trung tâm thương mại thường tỏ chức sự kiện cho ngày khai trương cửa hàng, nên việc tìm kiếm đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp là điều bắt buộc phải làm.

6. Lập kế hoạch kinh doanh siêu thị

Một bản kế hoạch kinh doanh mở siêu thị tối thiểu cần phải có đầy đủ các yếu tố sau đây

Bước 1: Lên ý tưởng mô hình kinh doanh siêu thị

Bước 2: Phân bổ vốn đầu tư các hạng mục

Bước 3: Phân bổ vốn đầu tư cho các hạng mục con: Cơ sở vật chất, hàng hóa....

Bước 4: Phân tích điểm hòa vốn, cơ hội kinh doanh

Bước 5: Lộ trình doanh thu cho cửa hàng của mình theo từng giai đoạn

Bước 6: Kế hoạch marketing, truyền thông quảng bá hình ảnh, thương hiệu siêu thị

Bước 7: Xây dựng quy trình vận hành siêu thị, sơ đồ hoạt động doanh nghiệp


7. Thiết kế và thi công siêu thị

Nhu cầu của bạn chỉ là một cửa hàng tạp hóa truyền thống thì không nhất thiết phải thuê đơn vị thiết kế siêu thị, tuy nhiên xu hướng khách hàng đang dần dịch chuyển mua sắm tại các mô hình siêu thị được setup một cách bài bản, hiện đại, bởi tại đó họ có sự trải nghiệm mua sắm khác biệt.

Công việc tiếp theo của bạn chính là phải thiết kế siêu thị và tiến hành thi công bởi các đơn vị thiết kế và thi công mình đã lựa chọn trước đó.

Để một bản thiết kế siêu thị đầy đủ bao gồm:
  • Biển bảng
  • Bộ nhận diện thương hiệu
  • Layout siêu thị
  • File thiết kế 2,3D và file thi công
  • Dịch vụ thiết kế siêu thị ISaac

8. Mua và học sử dụng phần mềm bán hàng kèm trang thiết bị bán hàng

Tốt nhất là chúng ta chủ động thực hiện bước này sớm, bởi khi chưa sử dụng thành thạo phần mềm sẽ khiến cho khâu nhập hàng hóa (dữ liệu) vào phần mềm sẽ rất tốn thời gian.

9. Lắp đặt giá kệ theo layout đã được thiết kế sẵn

Tiếp theo là công việc chúng ta cần liên hệ đặt mua và yêu cầu đơn vị cung cấp giá kệ siêu thị giao hàng và lắp đặt theo thiết kế đã được thống nhất.

10. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Chắc chắn khung thời gian setup siêu thị mini, cửa hàng sẽ rất vất vả vô cùng, nên bạn hãy chủ động khâu tuyển dụng nhân sự sớm để có người hỗ trợ cùng làm cũng chính là giai đoạn thử thách đối với nhân viên, và để họ có thời gian làm quen với công việc và được mình đào tạo.

11. Xây dựng quy trinh quản lý vận hành siêu thị

Đối với các mô hình cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini quy mô nhỏ thì quy trình vận hành siêu thị không phức tạp, vì vẫn hoạt động theo hình thức hộ kinh doanh cá thể, tuy nhiên đối với các mô hình siêu thị quy mô lớn, thường > 300m2 là bắt đầu hình thành các phòng ban, nên việc xây dựng quy trình vận hành siêu thị là điều rất cần thiết và bắt buộc.

12. Nhập hàng hóa

Sau khi có list danh sách nhà cung cấp hàng tạp hóa, siêu thị mini, chúng ta cần nhập hàng từ các nhà cung cấp này theo đơn hàng đã được phân bổ trước đó trong bản kế hoạch kinh doanh.

Một số lưu ý cho những người chưa có kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini, tạp hóa

Lừa đảo: Trên thị trường rất nhiều đơn vị chuyên đi lừa đảo các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini mở mới.
Hàng giả, nhái nhan nhản: Một vấn nạn nữa chính là rủi ro khi nhập phải hàng giả nhái trên thị trường.
Nhập số lượng nhiều: Một sai lầm phổ biến trong quá trình nhâp hàng chính là nhập hàng số lượng nhiều. Thay vì nhập một sản phẩm số lượng nhiều thì bạn nên nhập số lượng vừa phải và đa dạng hàng hóa lên.

13. Nhập dữ liệu vào phẩn mềm

Tiếp theo sau khi nhà cung cấp hàng tạp hóa giao hàng, thì chúng ta tiến hành nhập hàng hóa vào phần mềm, nghe có vẻ như đơn giản nhưng bước này lại mất rất nhiều thời gian nếu người kinh doanh chưa có kinh nghiệm.

Riêng việc tạo tên sản phẩm bạn đã phải thực hiện phải điền vào rất nhiều trường trong đó bao gồm:
  • Mã vạch
  • Tạo tên sản phẩm
  • Đơn vị sản phẩm
  • Quy cách sản phẩm
  • Nhóm sản phẩm
  • Nhà cung cấp
  • Giá nhập
  • Giá bán lẻ
  • Giá bán buôn
  • Chính sách giá: Lốc, thùng
  • Tồn kho tối thiểu
  • Tồn kho tối đa

Nên việc làm dữ liệu này chính là công việc khó khăn nhất trong quy trình setup siêu thị, tất nhiên nếu bạn không cần có một dữ liệu chuẩn thì bạn hoàn toàn có thể làm tắt, hoặc là làm sai.

14. Trưng bày hàng hóa lên kệ siêu thị

Tiếp theo là công việc tạo nên dầu ấn về hình ảnh, và cụ thể ở đây chính là nghiệp vụ trưng bày hàng hóa cho siêu thị, việc cần thiết để có chính là bạn phải biết cách trưng bày hàng hóa sao cho khoa học, logic, đẹp mắt, chuyên nghiệp, phải khai thác Layout và trưng bày hàng hóa thành một cỗ máy bán hàng tự động.

Công việc trưng bày cần phải đảm bảo một số tiêu chí sau đây:

Phân khu hàng hóa
Khoảng cách giữa các tầng mâm kệ siêu thị phù hợp với kích thước sản phẩm
Màu sắc sản phẩm phải logic với nhau
Quy cách tiêu chuẩn trưng bày nhỏ trên to dưới

15. Tổ chức khai trương siêu thị mini đạt kết quả hoàn hảo

Chắc chắn ít cửa hàng nào không tổ chức khai trương, chỉ có sự khác biệt là quy mô tổ chức chương trình lớn hay nhỏ tùy thuộc vào điều kiện tài chính cũng như chiến lược, chiến thuật kinh doanh của mình àm thôi.

Chương trình tổ chức khai trương siêu thị bao gồm các hạng mục sau: (đây là phiên bản đầy đủ, bạn có thể sử dụng tùy thuộc theo hoàn cảnh của mình)
  • Lên kế hoạch chi tiết tổ chức khai trương siêu thị
  • Truyền thông, quảng bá: Chạy quảng cáo, thiết kế và phát tờ rơi
  • Loa phát thanh tại siêu thị, ngoài đường
  • Tổ chức sự kiện: Múa lân
  • Trang trí tại siêu thị
  • Khuyến mại hàng hóa, quà tặng
Một số vấn đề ngày khai trương hay gặp phải:
Hàng hóa sai giá bán: Đây là tình huống xảy ra rất nhiều ngày khai trương
Không xây dựng chính sách giá: Khách mua số lượng nhiều (thùng) nhưng ta lại tính giá lẻ và nhân số lượng lên Test hàng hóa khách mua không ra, lý do này rất dễ mất lòng khách khi sản phẩm họ có nhu cầu mua mà người bán không biết giá
Phục vụ không kịp: Chắc chắn việc phải chờ đợi khi thanh toán ngày khai trương là không tránh khỏi nhưng để khách hàng phải đợi cả tiếng đồng hồ thì chắc chắn họ sẽ vút hàng dưới nền siêu thị và bỏ đi

16. Tổng kết

Cũng như bước đầu tiên là lập kế hoạch kinh doanh siêu thị để có mở siêu thị tối ưu nhất có thể rất ít người làm, thì bước cuối cùng là tổng kết lại toàn bộ quá trình setup hoàn thiện siêu thị cũng không mấy ai thực hiện.

Nên chúng ta đừng bỏ qua bước tổng kết lại toàn bộ quá trình xây dựng hoàn chỉnh siêu thị của mình nhá.

Trên đây là 15 bước để thực hiện công việc setup và mở siêu thị mini đưa vào khai thác hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên chúng ta có thể rút gọn lại quy trình setup siêu thị mini như sau:

Bước 1: Hoàn thiện mặt bằng kinh doanh

Bước 2: Lắp đặt, thi công các hạng mục cơ sở vật chất

Bước 3: Tuyển dụng, đào tạo nhân sự và xây dựng quy trình vận hành siêu thị

Bước 4: Nhập hàng và làm dữ liệu hàng hóa

Bước 5: Trưng bày hàng hóa lên kệ siêu thị

Bước 6: Tổ chức khai trương siêu thị mini

Bước 7: Tổng kết

Chúc các bạn kinh doanh thành công!


SHARE THIS

Chuyên Gia:

Người đầu tiên đưa nền tảng giáo dục kinh doanh siêu thị, với những khóa học quản lý siêu thị và cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini đầu tiên tại Việt Nam với thương hiệu ISAAC. ISAAC là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ setup hệ thống chuỗi minimart, trung tâm thương mại với quy trình setup và quản lý vận hành 4.0

0 nhận xét: