Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2019

46 Kỹ năng bán hàng để trở thành nhân viên bán hàng CHUYÊN NGHIỆP

Để trở thành nhân viên bán hàng xuất sắc thì người bán hàng không thể thiếu được những kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao. Nó sẽ giúp cho người bán hàng trở lên tự tin hơn trong mọi tình huống giao tiếp bán hàng, kể cả với những khách hàng khó tính nhất.

46 Kỹ năng bán hàng cần có của người nhân viên bán hàng Xuất Sắc

1. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả luôn được xem là yếu tố then chốt đối với sự phát triển toàn diện của một người, dù là trong công việc hay các mối quan hệ riêng tư. Vì vậy, nghệ thuật giao tiếp - hiểu người và làm cho người khác hiểu mình.là một trong những kỹ năng quan trọng cần phải rèn luyện để thực sự thành công

Lời khuyên có thể giúp bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp
  • Học cách lắng nghe 
Lắng nghe không chỉ là nghe đơn thuần; học cách lắng nghe không chỉ nội dung được nói ra mà còn theo cách nào và những thông điệp không lời được gửi gắm trong đó. 
  • Bắt đầu làm quen
Để giao tiếp hiệu quả, điều đầu tiên bạn cần làm là học cách phá bỏ không khí ngượng ngập ban đầu. Bạn có thể bắt đầu bằng bằng một câu hỏi dù là trong một cuộc họp hay buổi thảo luận thông thường. Bạn cũng cần phải là người lắng nghe giỏi nếu bạn muốn đặt câu hỏi hợp lý.
  • Quan tâm đến cảm xúc của người khác
Bạn cần thông cảm với khó khăn và khen ngợi mặt tích cực của người khác. Để làm điều này bạn cần phải nhận thức được những gì đang xảy ra trong cuộc sống của người khác. 
  • Trình bày trôi chảy
Bạn hãy nói từng luận điểm trôi chảy, rõ ràng và duy trì một mạch liên tục. Tuy nhiên bạn có thể tạm dừng giữa bài phát biểu để tiếp nhận thông tin phản hồi của khán giả khi bạn đang diễn thuyết giữa công chúng. 
  • Không nên lặp từ
Việc tiếp theo là bạn cần tăng cường vốn từ vựng của mình. Bạn không nên dùng những từ trùng lặp nhiều lần trong bài phát biểu. 
  • Học cách quản lý thời gian
Để giao tiếp hiệu quả ta cần biết quản lý thời gian. Nếu bạn cần thuyết trình một bài nghiên cứu, hãy học cách quản lý thời gian và thiết lập những quy tắc riêng để hoàn thành từng phần xác định của bài thuyết trình. 
  • Sự động viên khích lệ
Bạn nên đưa ra những lời nói, hành động hay lời khen ngợi để động viên người khác. Bạn hãy làm cho người khác cảm thấy được chào đón, được mong chờ, được coi trọng và được đánh giá cao trong quá trình giao tiếp.
  • Cố gắng giải quyết xung đột
Một trong những kỹ năng giao tiếp hiệu quả là kỹ năng khắc phục và giải quyết những vấn đề và mâu thuẫn phát sinh. Bạn cũng cần trở thành một nhà trung gian hòa giải và một nhà thương thuyết có hiệu quả. 
  • Duy trì thái độ tích cực và tươi cười
Bạn hãy cố gắng trở nên thân thiện, lạc quan và tích cực với những người khác. Những gì bạn cần làm là duy trì một thái độ vui vẻ tích cực đối với cuộc sống.

2. Kỹ năng nhận diện khách hàng

Việc nhận diên khách hàng giúp nhân viên bán hàng có những phương pháp phục vụ khách hàng tận tâm và chu đáo nhất, khách hàng sẽ mua sản phẩm của bạn mà không tiếc tiền, ngoài ra họ sẽ giới thiệu với bạn bè của mình về cửa hàng của bạn, góp phần giúp bạn tạo ra một kênh marketing truyền thông hiệu quả nhất. 


3. Kỹ năng lắng nghe

Rèn luyện kỹ năng lắng nghe là cả một nghệ thuật. Đó không chỉ đơn thuần là nghe qua. Nó đòi hỏi người nghe phải biết chủ động trong buổi nói chuyện cũng như biết cách kết hợp một số kĩ năng sống và kĩ thuật nhất định. Tham khảo các chú ý quan trọng sau đây:
  • Lắng nghe một cách chủ động
Nên nhớ rằng bạn đang lắng nghe. Hãy hướng sự chú ý vào người nói và làm cho họ thấy rằng dường như lúc này chỉ có một điều khiến bạn quan tâm: những gì họ đang nói.
  • Tập trung
Bày tỏ sự tôn trọng với người nói là việc làm cần thiết. Xem xét những ý kiến của họ thật kĩ lưỡng. Không nên đánh giá thấp hay tỏ ra coi thường những gì bạn đang nghe, vẻ mặt cũng không được lộ sự thiếu tôn trọng. 
  •  Đặt câu hỏi: Bạn sẽ có thắc mắc về những gì đã nghe.
Và khi gặp thời điểm thích hợp, hãy đưa ra những câu hỏi để xác nhận lại thông tin, cũng là một cách để bạn bày tỏ sự quan tâm. Không nên lèo lái đề tài câu chuyện theo ý mình. 
  • Hưởng ứng người nói: Đôi lúc khi bạn muốn khuyến khích người nói tiếp tục
Hãy tỏ ra rằng bạn vẫn đang rất chú tâm tới câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói: "Vậy ý của bạn là..." hay "Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không..." Và lặp lại những gì bạn nghĩ là mình đã nghe. 
  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Hãy cởi mở với người nói.
Mặt đối mặt và nhìn họ. Đừng để vật gì tạo ra khoảng cách giữa bạn và người nói. Nếu có thể, hãy bước ra khỏi bàn và ngồi bên cạnh họ. 
  • Diễn giải nội dung bạn muốn trình bày:
Thường thì khi bạn không nắm vững một vấn đề, bạn sẽ chỉ chú tâm vào nói, nói và nói, thay vì phải diễn giải. Giải thích một cách chính xác có thể làm cho cả người nói và người nghe đều hiểu rõ vấn đề. 

4. Kỹ năng đàm phán thương lượng

Nắm vững nghệ thuật đàm phán là công việc không dễ dàng, nhưng đó là kỹ năng sống cần thiết để biến các công việc hàng ngày trở nên hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Hãy tham khảo cách thức rèn luyện kỹ năng đàm phán, thương lượng và thuyết phục người khác trong bài sau.
Các phương pháp nâng cao kỹ năng đàm phán và thuyết phục:
  • Chiếm được niềm tin:
Người ta thường cảnh giác khi nhận thấy ai đó đang cố làm thay đổi suy nghĩ của họ. 
  • Tìm ra những điểm tương đồng:
Hãy cho khán giả của bạn thấy rằng giá trị của những ý kiến của bạn gắn với họ. Một lần nữa, bạn cần đặt mình vào trong hoàn cảnh của họ, hiểu những gì liên quan đến họ và hòa nhịp với những cảm xúc của họ.
  • Cấu trúc vấn đề tốt:
Những lời nói có sức thuyết phục thì dù chỉ là một câu hay là một bài diễn văn thì đều phải có cấu trúc rõ ràng. Nói một cách bình dân, một cấu trúc thành công là có sự lặp lại và đột phá của một vấn đề. 
  • Đưa ra cả mặt không tốt của vấn đề:
Hãy cẩn trọng cả mặt tốt và không tốt của ý kiến của bạn, càng làm điều này càng làm bạn có vẻ công bình và hợp lý hơn so với người khác. “Mẹo đàm phán” ở đây là nhấn mạnh những mặt không tốt của vấn đề và so sánh chúng với những mặt tốt. 
  • Kích thích vào tính tư lợi:
Bạn sẽ dễ dàng chinh phục mọi người hơn nếu như bạn chỉ cho họ thấy rằng họ sẽ được gì nếu làm theo bạn, như thể đây là một câu hỏi mà mọi người luôn đặt ra trong đầu họ. 
  • Nuôi dưỡng cái tôi:
Những nhà kinh doanh gọi nó là “tình yêu bom nguyên tử”, người khác lại gọi đó là sự tâng bốc có chiến lược. Bạn đừng nghĩ đây là vấn đề xấu. Khen ngợi những việc làm đúng của mọi người là kỹ năng sống cần thiết. 
  • Kích thích vào uy tín cá nhân:
Đây cũng là 1 trong những cách hiệu quả trong kỹ năng đàm phán và thuyết phục: Mọi người thường nghe theo những ý kiến của các chuyên gia. Nếu một chuyên gia nói ra điều gì đó thì điều ấy sẽ là sự thật. 
  • Tạo sự nhất trí:
Người ta thường bảo trăm nghe không bằng một thấy. Bạn phải chỉ ra rằng những gì bạn đưa ra đã được rất nhiều người đã làm trong thực tế. Sử dụng đến thực tiễn sẽ làm ý kiến của bạn dễ dàng thành công hơn ở bất cứ đâu. 
  • Chọn thời gian tốt cho sự thuyết phục của bạn:
Bạn cần phát triển giác quan thứ sáu cho việc chọn thời gian tốt. Tránh thuyết phục, tranh luận với ai vấn đề nào đấy trong thời gian họ bị stress hoặc có những mối lo lắng. 
  • Tạo cảm giác khan hiếm cho người nghe:
Một quy luật đơn giản của kinh doanh: cái gì càng hiếm thì giá trị càng cao. Hãy làm cho chính bạn và những ý kiến của bạn trở nên là “hàng độc”, mọi người sẽ lắng nghe nhiều hơn.

5. Kỹ năng thuyết phục

Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của một cuộc gặp gỡ, trò chuyện nào đó chính là kỹ năng thuyết phục người khác.
Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của một cuộc gặp gỡ, trò chuyện nào đó chính là kỹ năng thuyết phục người khác.

6. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc bởi cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng không có một công thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng là chúng ta phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì chúng ta có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất.

7. Kỹ năng chốt sale

Chốt sale là khâu vô cùng quan trọng trong quá trình bán hàng, nó quyết định giao dịch bán hàng của bạn có thành công hay không? Nhưng trên thực tế người bán hàng thường gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình này, có thể từ phía khách hàng hoặc đôi khi cản trở xuất phát từ chính bản thân người bán hàng. Có thể bạn chưa tinh tế hay khéo léo để có thể chốt đơn hàng, do vậy, quá trình chốt bán hàng cần đến những kỹ năng và nghệ thuật chốt bán hàng hiệu quả.

8. Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm nghĩa là những cách thức khiến nhiều người cùng thực hiện tốt một nhiệm vụ và hướng đến mục tiêu chung. Cách làm việc này sẽ giúp các cá nhân bổ sung những thiếu sót cho nhau và hoàn thiện bản thân mình. Tuy nhiên, khi làm việc nhóm sẽ không tránh khỏi những ý kiến trái chiều, những mâu thuẫn khiến nhóm dễ tan vỡ. Vì vậy mỗi thành viên cần phải luyện cho mình những kỹ năng làm việc nhóm cần thiết để xây dựng nhóm hoàn thiện, gắn kết hơn trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

9. Đề cao tính cơ động và năng suất cao

Năng suất lao động là một trạng thái tư duy. Nó là một thái độ nhằm tìm kiếm để cải thiện những gì đang tồn tại .có một sự chắc chắn rằng ngày hôm nay con người có thể làm việc tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay. Hơn nữa nó đòi hỏi những cố gắng không ngừng để thích ứng với các hoạt động kinh tế trong những điều kiện luôn thay đổi, luôn ứng dụng những lý thuyết và phương pháp mới. Đó là một sự tin tưởng chắc chắn trong quá trình tiến triển của loài người.

Khái niệm này nhấn mạnh mặt chất và phản ánh tính phức tạp của năng suất. Về mặt lượng năng suất vẫn được hiểu là mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra

10. Bán hàng xây dựng dựa trên hiểu biết sâu sắc về khách hàng

Bạn đã triển khai rất tốt kế hoạch kinh doanh của mình. Bước tiếp theo cần làm là học cách thấu hiểu khách hàng. Hoặc các khách hàng tiềm năng, nếu bạn chỉ mới khởi sự kinh doanh. Trong bài này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thấu hiểu khách hàng. Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao việc thấu hiểu khách hàng lại quan trọng.

11. Tập trung phát triển hệ thống “Quy trình bán hàng”

Quy trình bán hàng là gì? quy trình bán hàng trực tiếp, là như thế nào, lý thuyết quy trình bán hàng, tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết này, đê bạn đọc có thể nắm hơn về những quy trình cho việc bán hàng.Quy trình bán hàng chuyên nghiệp là việc làm cần thiết giúp đem lại doanh thu cũng như làm cho doanh nghiệp của bạn hoạt động một cách trơn tru và có hệ thống hơn. Vậy khái niệm bán hàng là gì? và một quy trình bán hàng chuẩn bao gồm các bước như thế nào?
  •  Bước 1: Chuẩn bị kế hoạch và xác định chỉ tiêu:
  •  Bước 2: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng 
  •  Bước 3: Tiếp cận khách hàng
  •  Bước 4: Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ
  •  Bước 5: Thuyết phục khách hàng và giải quyết khúc mắc
  •  Bước 6: Thống nhất và chốt đơn hàng
  •  Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng

12. Luôn chu đáo với khách hàng

Được xem là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp hiện nay, chăm sóc khách hàng giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược tiếp thị hướng đến người tiêu dùng. Hơn ai hết, doanh nghiệp ngày càng thấu hiểu sức mạnh to lớn của khách hàng thân thiết – những người đã đồng hành và tạo dựng nên giá trị thương hiệu và sự phát triển bền vững.

13. Truyền đạt hiệu quả

Chúng ta sống, làm việc và học tập trong môi trường xã hội bị ràng buộc bở các mối quan hệ xã hội. Đôi khi những cuộc gặp gỡ, trao đổi khiến chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng, khó chịu vì người đối diện không hiểu hoặc cố tình không hiểu những vấn đề mà chúng ta đưa ra. Vậy, chúng ta phải làm thế nào để đối tượng tiếp nhận thích thú lắng nghe những điều mà chúng ta nói?

14. Đặt ra những câu hỏi thông minh

Hãy tưởng tượng bạn nhận được một cú điện thoại từ một người đàn ông bạn chưa bao giờ gặp ở văn phòng làm việc và được dồn một loạt các câu hỏi như sau: “Ông đã kinh doanh trong bao nhiêu năm rồi? Hiện ông đang có bao nhiêu nhân viên? Ngân sách của ông có thể dành ra bao nhiêu để chi cho loại thiết bị mà tôi cung cấp? Hiện nay ông đang mua các thiết bị đó từ đâu? Liệu ông có phải người có quyền ra quyết định cuối cùng không?”, thì bạn sẽ phản ứng như thế nào. Nếu bạn là đàn ông, bạn có thể cho rằng kẻ gọi điện này là loại vớ vẩn và hơi thiếu lịch sự trong giao tiếp. Nhưng nếu bạn là phụ nữ, rất có thể bạn sẽ nghĩ người gọi thật thô bỉ và huênh hoang. Dù thế nào thì bạn cũng khó có thể làm ăn với anh ta được.

15. Người đề xuất và người kết thúc khéo léo

Là một người đi làm, mỗi ngày chúng ta có rất nhiều cuộc gặp gỡ và giao tiếp với khách hàng. Nhưng đôi khi, lịch làm việc quá dày đặc khiến chúng ta không có nhiều thời gian cho việc trao đổi. Vậy làm thế nào để kết thúc câu chuyện một cách khéo léo và gây ấn tượng tốt đối với khách hàng của mình? Hãy để ISAAC chia sẻ bí quyết này với bạn nhé.
  • 1. Well, It was nice meeting you. I really had a great time. Thật vui khi được gặp anh. Tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời.

  • 2. I had a nice time talking to you. Tôi đã có một khoảng thời gian nói chuyện với cô thật thú vị.

  • 3. Anyway, I’ve got to get back to work. I’m glad that we met. Tôi phải trở lại làm việc. Rất vui vì chúng ta đã gặp nhau. 

  • 4. So, listen, it’s been great talking to you… Nghe này, nói chuyện với anh thật tuyệt…

  • 5. Anyway, I’ll let you get back to your shopping. Thôi, tôi sẽ trả cô về với việc mua sắm của mình.

  • 6. Anyway, I don’t want to monopolize all your time. Thôi, tôi không muốn chiếm hết thời gian của cô.

  • 7. Well, I don’t want to keep you from your work. Thôi, tôi không muốn ngắt quãng công việc của cô.

  • 8. If you’ll excuse me, I just saw someone I’ve been meaning to catch up with. Xin phép anh, tôi vừa thấy một người mà tôi đang muốn hỏi thăm.

  • 9. My friends just walked in. I want to say hi to them… Bạn tôi vừa bước vào, tôi muốn đến chào họ…

  • 10. Sorry I can’t talk longer. I’m actually on my way to meet a friend for coffee. Xin lỗi tôi không thể nói chuyện lâu hơn. Sự thật là tôi đang trên đường đi gặp một người bạn để uống cà-phê.

  • 11. Let’s talk more another time. I’ve got to find my friends. Chúng ta hãy nói chuyện nhiều hơn vào một dịp khác. Giờ tôi phải đi tìm bạn tôi.

  • 12. I just have to head to the bathroom. I’ll run into you later maybe. Tôi cần phải vào nhà vệ sinh. Có thể tôi sẽ gặp lại anh sau.

  • 13. I just got here. I’m going to look around a bit more. Tôi vừa đến. Tôi sẽ đi quanh một vòng xem thử có gì.

  • 14. I’m going to go grab another drink. Tôi sẽ đi lấy một chai/ly nữa.
  • 15. Well, I gotta go (but I’ll text later). Tôi phải đi đây (nhưng tôi sẽ nhắn tin sau).
  • 16. Take care. Giữ gìn sức khỏe nhé.

16. Hình ảnh tự tin, năng động

Tự tin là chìa khóa để thành công”, đây là lời khuyên chính xác và vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng có sẵn sự tự tin ngay từ khi sinh ra. Nếu bạn là người nhút nhát và rụt rè, hãy tham khảo 7 lời khuyên dưới đây để nuôi dưỡng sự tự tin cho mình.
  • 1. Rèn luyện ý chí
  • 2. Chỉ giữ lại những suy nghĩ tiêu cực có ích
  • 3. Tập lối sống giúp phát triển bản thân
  • 4. Tìm hiểu về “Hội chứng kẻ mạo danh” (Imposter Syndrome)
  • 5. Xây dựng thương hiệu cá nhân “chất lượng cao”
  • 6. Tìm ra giá trị bản thân bên ngoài văn phòng làm việc
  • 7. Cách ăn mặc cũng ảnh hưởng đến sự tự tin

17. Sởi lởi và chu đáo

Không chỉ tự tin năng động, hình cảnh thường thấy của một người bán hàng chuyên nghiệp rất xởi lởi và chu đáo. Khách hàng sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và được quan tâm. Họ cũng sẽ có cách nhìn tích cực hơn với bạn và công ty.


18. Con người của sự liêm chính

Bác Hồ dạy rằng, đã là con người cần phải hội tụ các đức tính: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, thiếu một trong những đức tính ấy thì không phải là người. “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, chính là dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”. Liêm nghĩa là “trong sạch, không tham lam…”, nói rộng hơn là trung với Tổ quốc, hiếu với nhân dân. Chính nghĩa là “không tà, thẳng thắn, đứng đắn”. Hành động bất liêm, bất chính đều có hại đối với dân, với nước phải dùng pháp luật để trừng trị, dù đó là người nào, giữ cương vị gì, làm nghề gì. Hơn ai hết, những người làm ăn kinh doanh cần phải đặt nặng hai đức tính này. 

19. Mong muốn giúp đỡ người khác

Khi chúng ta giúp đỡ người khác, không những chúng ta thấy vui mà tất cả mọi người thấy vui. Trong thực tế, có nhiều người không tốt, muốn dìm người khác xuống; nhưng cũng không ít người mong muốn giúp đỡ người khác, những người có hoàn cảnh khó khăn một cách thực tâm. Đôi khi, chỉ vì gặp một số người không tốt, ta lại vội quy kết rằng cả xã hội này chẳng có ai tốt, bởi những điều tốt khiến ta dễ quên, còn những điều xấu lại làm ta nhớ lâu.

20. Đồng cảm

Sự đồng cảm được nhắc đến rất nhiều trong đào tạo nhân viên hỗ trợ, và với lý do tích cực: Đó có thể là kỹ năng chăm sóc khách hàng quan trọng nhất cần phát triển.

Để giúp khách hàng cảm thấy hài lòng và thành công, nhất thiết phải hiểu được ý nghĩa của hài lòng và thành công đối với họ. Và để làm được điều đó, bạn phải đặt mình vào vị trí của họ.

21. Kiên nhẫn

Bán sản phẩm hoặc dịch vụ giữa một thị trường đông đảo đối thủ bao giờ cũng cần sự cần mẫn, kiên nhẫn và linh hoạt. Đức tính kiên nhẫn rất cần thiết để duy trì tinh thần làm việc tích cực về kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng sau mỗi lần bị khách hàng từ chối, nhiệt huyết của nhân viên bán hàng bị giảm rõ. Chính vì vậy mà là người bán hàng cần phải rèn luyện tính kiên nhẫn.

22. Thân thiện

Tạo thiện cảm với khách hàng là việc đương nhiên và hoàn toàn nên được chú trọng. Mặc dù đã có rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc lấy thiện cảm từ khách hàng nhưng không phải lúc nào cũng thành công với 100% khách hàng.

Tạo thiện cảm với khách hàng không phải là chuyện dễ, vậy làm thế nào để có thể tạo được thiện cảm với khách hàng, kể cả khách hàng khó tính nhất?

23. Phải là một người học nhanh

Một phát hiện mới về những người có khả năng học tập nhanh hơn những người khác đó là não họ có nhiều chất xám hơn và ít đối xứng. Khả năng học nhanh hay không phụ thuộc vào cách chúng ta sử dụng não bộ. Dưới đây là dấu hiệu cho thấy bạn học nhanh hơn người khác. 
  • 1. Bạn không sợ phải nói "tôi không biết"
  • 2. Bạn có khả năng hình dung tốt 
  • 3. Bạn biết đơn giản hóa
  • 4. Bạn thích thực hành
  • 5. Bạn cách chọn lọc

24. Phải có khả năng đa nhiệm (làm nhiều việc cùng một lúc)

Mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy làm việc đa nhiệm gây xao nhãng, ảnh hưởng hiệu quả công việc... thế nhưng những người thành công nhất thế giới đều là những người có khả năng đa nhiệm tuyệt vời.

Các nghiên cứu gần đây đều cho thấy “đa nhiệm” (Multitasking) là cách làm việc rất sai lầm khiến khả năng tập trung, trí nhớ và hiệu quả công việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy vậy, thật khó tránh khỏi việc phải kiêm nhiệm nhiều vai trò khi bạn vươn tới vị trí quản lý, điều hành và lãnh đạo.

25. Am hiểu sâu sắc về sản phẩm

Kiến thức tạo nên sức mạnh và đối với nhân viên bán hàng, hiểu biết về sản phẩm sẽ giúp họ bán được nhiều hàng hơn. Thật khó để bán được hàng nếu chúng ta không thể giúp khách hàng tìm được đúng sản phẩm mà họ mong muốn. Và hiểu biết về sản phẩm sẽ là chìa khóa giúp bạn bán hàng hiệu quả hơn bởi các lợi ích mà nó mang lại như sau:

* Tăng cường kỹ năng giao tiếp* Nâng cao sự nhiệt tình trong công việc* Thể hiện sự tự tin khi giao tiếp với khách hàng* Tăng khả năng thuyết phục khách hàng* Những điều bạn cần biết về sản phẩm :·        Cơ cấu về giá·        Phong cách, màu sắc hoặc những mẫu có sẵn·        Nguồn gốc hình thành sản phẩm·        Bất cứ điều đặc biệt nào trong quá trình sản xuất·        Cách sử dụng sản phẩm·        Phân phối và chuyển giao sản phẩm·        Phục vụ, bảo hành và sửa chữa thông tin

26. Kỹ năng bán hàng/ dịch vụ khách hàng

Kỹ năng bán hàng là gì?
Bán hàng là một công việc có tính nghệ thuật cao, đòi hỏi phải có sự ứng xử năng động, tư duy sáng tạo kết hợp với sự thông minh và lòng kiên nhẫn. Cụ thể chính là việc bạn thuyết phục khách hàng mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn hoặc của công ty bạn.


Dịch vụ khách hàng là gì?
Dịch vụ khách hàng là mọi vấn đề tương tác với khách hàng của bạn.
Một khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nghĩa là bạn đã cung cấp dịch vụ khách hàng đủ tốt và dịch vụ đó đã hoàn toàn đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng.

27. Kỹ năng nắm bắt thông tin

Kỹ năng thu thập thông tin: Thông tin có vai trò quan trọng trong công tác lãnh đạo, điều hành và giải quyết công việc của người lãnh đạo. Có đầy đủ thông tin, công việc được giải quyết hợp tình hợp lý. Cung cấp thông tin kịp thời công việc được giải quyết nhanh chóng. Ngược lại, thiếu thông tin, thông tin sai lệch sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết công việc. Đôi khi công việc giải quyết một cách phiến diện không đáp ứng được nhu cầu công tác. - Xác định nhu cầu đảm bảo thông tin: (Nhu cầu thông tin của cơ quan, tổ chức, của cá nhân người lãnh đạo quản lý) - Xác định nguồn kênh thông tin + Thông tin từ công văn chỉ thị của cấp trên. + Thông tin từ báo cáo cấp dưới. + Thông tin từ các cơ quan thông thấn báo chí. + Thông tin từ những kinh nghiệm, những địa phương khác, cơ sở khác. - Xây dựng thiết chế đảm bảo thông tin thông suốt + Cơ sở vật chất + Lực lượng con người + Quy trình thủ tục 

28. Khiêm tốn

Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp của con người nó thể hiện qua từng lời nói cử chỉ và hành động của con người đối với người đối diện một cách thật tâm nhất. Khiêm tốn giúp chúng ta sống tích cực và làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiệm, uy tín, lòng tin, sự yêu mến.

Ngược nghĩa với khiên tốn là Kiêu căng, Bốc đồng, Tự mãn, Tự cao tự đại… những người có đức tính Khiêm tốn họ thường được bạn bè, đồng nghiệp, thầy cô yêu quý.

29. Ăn vận chỉnh chu, nụ cười thường trực

Bạn luôn cởi mở, tươi cười thì khách hàng tiềm năng của bạn mới có hứng thú nói chuyện với bạn. Vẻ bề ngoài gọn gàng, gương mặt sáng sủa, quần áo lịch sự vừa giúp người làm sales tự tin hơn vừa cho khách hàng thấy vẻ chuyên nghiệp, lịch sự của họ. Và nhờ như vậy, bạn cũng dễ dàng thành công hơn khi tìm việc làm về lĩnh vực kinh doanh, bán hàng.


30. Khéo léo, nhạy bén

Vẻ bề ngoài gọn gàng, gương mặt sáng sủa, đầu tóc gọn gàng, quần áo hợp thời, lịch sự vừa giúp người làm sales tự tin hơn vừa cho khách hàng thấy vẻ chuyên nghiệp, lịch sự của họ. Nhớ là luôn tươi cười và niềm nở để tạo thiện cảm

31. Chịu áp lực tốt của doanh số

Đã là Sales thì phải đối mặt với áp lựcdoanh số hàng ngày, ko thể nào tránh đi đâu được. Nếu chúng ta nhìn thấy đó là gánh nặng thì việc làm Sales trở nên hết sức nặng nề. 

Ngược lại, nếu xem đó là mục tiêu để chinh phục thì Sales là một nghề rất lý thú. Nói thì hay chứ làm ko dễ chút nào. Mình đoan chắc rằng ko ít lần các bạn thấy mệt mỏi, ngán ngẫm thậm chí kiệt sức vì 2 tiếng DOANH SỐ.

32. Hiểu biết sâu, rộng

Trí thông minh không phải chỉ là bẩm sinh, mà nó cũng trải qua một quá trình rèn luyện để ngày càng phát triển hơn.

Trí thông minh không phải chỉ là bẩm sinh, mà nó cũng trải qua một quá trình rèn luyện để ngày càng phát triển hơn. Vậy phải làm thế nào để rèn luyện trí thông minh? Đó không phải là một câu hỏi quá khó, vì có khá nhiều cách để rèn luyện bộ não và trí thông minh của chúng ta. Nhưng vấn đề là bạn có kiên trì rèn luyện và biến chúng thành thói quen mỗi ngày hay không.

33. Thuộc lòng sản phẩm mà mình bán

Nắm vững tất cả các kiến thức về sản phẩm của bạn, về sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh để có thể thuyết trình với khách hàng một cách  lưu loát. Từ đó bạn có thể khẳng định với khách hàng của bạn rằng tại sao sản phẩm mà bạn giới thiệu là một sản phẩm phù hợp cho họ.

Nếu như bạn bán giày bóng rổ, hãy tìm hiểu các cầu thủ mang những giày gì, họ chọn các phong cách giày như thế nào, và lịch sử về giày thể thao. Tương tự, hãy học tất cả các chi tiết kỹ thuật về kích thước, sự thoải mái và cách chăm sóc sản phẩm.

34. Bản lĩnh cao

“Trong cuộc sống, không ai muốn mình là kẻ yếu, kẻ thua cuộc. Vì thế xây dựng bản lĩnh cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công của mỗi con người”.

35. Chủ động xoay chuyển tình thế

Cùng là một thông tin, có khen, có chê nhưng cách bạn sử dụng chúng có thể xoay chuyển được tình thế và mang về cho bạn kết quả tốt nhất.

36. Khả năng thích ứng

Khả năng thích ứng là khả năng của một người thích nghi với hoàn cảnh thay đổi. Khả năng thích ứng thể hiện phẩm chất trí tuệ của một người, nhờ đó một cá nhân có thể thay đổi hướng suy nghĩ của mình và tất cả hoạt động trí tuệ của mình phù hợp với các nhiệm vụ tinh thần và điều kiện cho giải pháp của họ.


Khả năng thích ứng cao là một tài sản trong tâm lý của nhân cách, do đó một cá nhân có nhiều cơ hội hơn những người có mức độ thích ứng thấp.

37. Luôn có mục tiêu

Nếu những nhân viên bán hàng của bạn hiện nay chỉ có 1 mục tiêu duy nhất là đạt đủ KPI thì cũng có nghĩa rằng họ đang hạ thấp chính bản thân mình . Chính vì vậy, hãy đểnhững nhân viên đó chịu trách nhiệm với những mức KPI thấp hơn cho hàng tuần hoặc hàng tháng, và bạn sẽ để họ thấy sự thật rằng họ có thể đáp ứng những con số lớn hơn.

Chính những mục tiêu thấp đó sẽ khiến nhân viên của bạn cảm thấy tự tin hơn khi họ đạt được các thành tích cao.

Từ đó, họ sẽ giúp bạn theo dõi các quá trình bán hàng để có thể đạt được những các kết quả tốt hơn, và bạn sẽ có dành thêm nhiều thời gian để quan tâm và giúp đỡ các nhân viên đang gặp khó khăn khác.

38. Đam mê với công việc

Nhiều người thường phàn nàn rằng “Công việc của tôi thật nhàm chán, tôi không biết liệu quyết định trước đây có đúng không?” Đây chính là dấu hiệu đầu tiên của sự chán nản và đang mất đi động lực làm việc. Bạn bắt đầu nhìn lên đồng hồ, suy nghĩ và hối tiếc về khoảng thời gian đã trôi qua. 


Đã đến lúc bạn nên ngừng chất vấn bản thân bằng những câu hỏi “vu vơ” như thế. Niềm đam mê trong công việc chính là sự kết hợp hài hoà giữa khả năng và sở thích nhằm mang lại niềm hạnh phúc và sinh lực vô biên. Đây không phải là quá trình diễn ra trong ngày một, ngày hai. Tuy nhiên, bạn có thể xây viên gạch đầu tiên ngay từ hôm nay. 

39. Tính sáng tạo

Thay vì bạn thuyết phục khách bằng lời nói suông thì hãy dùng hành động chứng minh cho họ thấy, tốt nhất là hành động của chính họ. Những người bán hàng giỏi không chỉ cần bí quyết mà cần cả sự sáng tạo.

40. Tạo dựng mối quan hệ

Nếu công việc của bạn là thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, thì đây chính là bài viết dành cho bạn.

Nếu bạn không quan tâm, rất có thể doanh nghiệp của bạn sẽ trở thành nỗi ám ảnh của khách hàng mỗi khi được nhắc tới, hoặc đơn giản hơn, có thể để khách hàng tiềm năng rơi vào tay đối thủ.

chi tiết mà một người làm việc với khách hàng cần phải hiểu rõ, nắm vững, với mong muốn tiến đến mục đích cao nhất là bạn có thể làm hài lòng khách hàng trong bất kì trường hợp nào. Hãy trở thành bậc thầy trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng nhé!

41. Không ngừng trau dồi, rèn luyện kỹ năng

Là một nhân viên bán hàng, bạn phải phát triển nhiều kỹ năng để có nhiều cơ hội thăng tiến nghề nghiệp hơn. Dưới đây là những cách giúp bạn rèn luyện được những kỹ năng của mình.

42. Khôn khéo so sánh với đối thủ cạnh tranh

Phương pháp so sánh đối thủ cạnh tranh” (benchmarking) là phương thức so sánh tình hình hoạt động hoặc sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh dựa trên những tiêu chí đã được định sẵn. Mục tiêu là để đánh giá quá trình hoạt động của một doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh nhằm học hỏi kinh nghiệm, cải tiến các hoạt động và quá trình kinh doanh cũng như xác định vị thế của doanh nghiệp trong ngành.


43. Hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh

Người hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh là người có khả năng nhận biết, thấu hiểu và ứng dụng các khái niệm, quy luật và xu hướng về ngành và sản phẩm thuộc lĩnh vực kinh doanh.

44. Nắm bắt tâm lý khách hàng

Người bán hàng thông minh luôn biết nắm bắt tâm lý khách hàng, xác định trước hết là có khách rồi mới sinh lãi - điều quan trọng là đặt mình vào vị trí khách hàng. Với khách hàng, mua sắm thông minh cũng là một trong những "tiêu chí" cần áp dụng trong mỗi trường hợp.


46. Tính kỷ luật

Kỷ luật là hành động theo những gì bạn nghĩ bất kể khi đó cảm xúc của bạn là gì. Thường thì nó là sự hy sinh niềm khoái cảm và sự vui thú của giây phút hiện tại để đầu tư cho những điều quan trọng nhất trong cuộc đời. Do đó, kỷ luật sẽ khiến bạn:

  • Tiếp tục thực hiện một ý tưởng hay một dự án sau khi sự nhiệt tình hào hứng ban đầu phai nhạt dần
  • Tới phòng tập thể thao trong khi tất cả những gì bạn muốn làm lúc này là nằm dài trên ghế xem TV
  • Dậy sớm để dành thời gian rèn luyện bản thân
  • Nói “không” khi bạn thèm ăn một món mình đang cần ăn kiêng
  • Chỉ kiểm tra hộp thư vài lần mỗi ngày vào những thời điểm nhất định



SHARE THIS

Chuyên Gia:

Người đầu tiên đưa nền tảng giáo dục kinh doanh siêu thị, với những khóa học quản lý siêu thị và cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini đầu tiên tại Việt Nam với thương hiệu ISAAC. ISAAC là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ setup hệ thống chuỗi minimart, trung tâm thương mại với quy trình setup và quản lý vận hành 4.0

0 nhận xét: