Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

9 bước mở cửa hàng tạp hóa siêu thị mini - ISaac Education

Chia sẻ nội dung độc quyền bài viết 9 bước mở cửa hàng tạp hóa siêu thị mini được viết bởi chuyên gia đào tạo bán lẻ Nguyễn Văn Thịnh | ISaac Education. 
9 bước mở cửa hàng tạp hóa siêu thị mini

9 BƯỚC MỞ CỬA HÀNG TẠP HÓA SIÊU THỊ MINI

Bước 1: Lên ý tưởng và lập kế hoạch kinh doanh

Hầu hết người kinh doanh mô hình siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ đều triển khai mô hình kinh doanh của mình theo kiểu tự phát mà không có một hệ thống bài bài từng bước và thực hiện như thế nào. 

Điều này khá nguy hiểm ở góc độ đầu tư kinh doanh, đa phần chúng ta chỉ dừng lại ở cấp độ có ý tưởng, và tìm hiểu thấy khả thi là chúng ta bắt tay vào thực hiện ngay mà không có sự chuẩn bị thật sự chi tiết, tỷ mỉ và phân tích thật ký tính khả thi của mô hình kinh doanh.

Việc lên ý tưởng là điều bắt buộc phải có nhưng bên cạnh đó cần phải có một bản kế hoạch kinh doanh tỷ mỉ, chi tiết để thực hiện từng bước một. 


Tất nhiên để chia nhỏ ra các công việc cần phải thực hiện để hoàn thiện một cửa hàng thì không chỉ dừng lại ở 9 bước mở cửa hàng tạp hóa siêu thị mini mà cần rất nhiều thông tin ở bên trong đó. 

Bước 2: Chuẩn bị các hạng mục cần thiết

1. Vốn mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Bạn đã biết để mở cho mình một cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini cần bao nhiêu vốn chưa? 

Đây là vấn đề rất quan trọng mà người kinh doanh cần phải nghiên cứu kỹ, đừng để thanh lý cửa hàng của mình vì thiếu vốn. Bởi đa phần những người kinh doanh nhỏ, rất ít người có đủ tài chính đủ vững rồi mới khởi nghiệp kinh doanh. 

Đa phần đều phải vay mượn thêm từ những nguồn khác: Nhà đầu tư, người thân gia đình, bạn bè ... Nên việc thiếu vốn sau này là vấn đề thường xuyên xảy ra.

Bạn cần phải xác định được để mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini như dự kiến thì cần lượng vốn đầu tư ra bao nhiêu, và cần phải có một khoản nguồn ngân quỹ dự phòng, hoặc chủ động cho những đợt cần tới tài chính sau này như: Đóng tiền nhà tiếp theo, tiền nhập bổ sung hàng theo nhu cầu khách hàng ... 
Vốn đầu tư mở cửa hàng tạp hóa

2. Mặt bằng

Tiếp theo trong khâu chuẩn bị chính là cần phải tìm kiếm một mặt bằng để kinh doanh, việc lựa chọn mặt bằng phù hợp với mô hình cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini đóng vai trò vô cùng quan trọng, nên người kinh doanh cần phải nghiên cứu thất kỹ vị trí kinh doanh và các vấn đề quản trị rủi ro liên quan tới mặt bằng kinh doanh.

Nên lựa chọn các vị trí có giao thông thuận tiện, và đông dân cư sinh sống, hoặc làm việc, đặc biệt là cố gắng thuê mặt bằng kinh doanh có thời hạn tối thiểu 5 năm.

Những năm gần đây tại các khu vực phát triển như Hà Nội, TPHCM việc tìm kiếm mặt bằng kinh doanh phù hợp với việc mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa không phải đơn giản, tuy nhiên chúng ta không nên chủ quan, hoặc đơn giản hóa trong việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh. Trong kinh doanh mô hình này cực kỳ hạn chế việc phải chuyển sang mặt bằng mới.
3. Thông tin các nhà cung cấp
Để setup hoàn thiện được cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini cần phải làm việc với rất nhiều nhà cung cấp, nên trong quá trình chuẩn bị kế hoạch kinh doanh của mình thì người kinh doanh cần phải tìm kiếm thông tin các nhà cung cấp, để khi có được mặt bằng là chúng ta có thể hoàn toàn bắt tay vào thực hiện các công việc được ngay.

Các nhà cung cấp mà cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini mart cần tìm kiếm cơ bản bao gồm:

* Thông tin nhà cung cấp thiết bị an ninh

* Thông tin các đơn vị sửa chữa mặt bằng, điện nước

* Thông tin đơn vị thiết kế, thi công biển bảng siêu thị mini

* Thông tin đơn vị cung cấp giá kệ siêu thị

* Thông tin đơn vị cung cấp trang thiết bị bán hàng, phần mềm

* Thông tin các đơn vị cung cấp dịch vụ setup siêu thị (nếu có nhu cầu).

* Thông tin các nhà cung cấp nguồn hàng tạp hóa.

* Ngoài ra cần chủ động thông tin ứng viên

Bước 3: Sửa sang mặt bằng kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Khi có mặt bằng kinh doanh trong tay rồi thì chúng ta cần phải tiến hành ngay tới bước sửa sang lại để có được một mặt bằng đủ điều kiện kinh doanh mô hình cửa hàng bán lẻ này.

Bởi đa phần các mặt bằng cho thuê chưa được thiết kế hoặc là thi công hoàn thiện phù hợp với mô hình của mình, nên bắt buộc phải ít nhiều điều chỉnh, sữa sang lại mặt bằng kinh doanh.

Nên kết hợp việc sửa sang mặt bằng cùng với các hạng mục liên quan tới điện nước tại cùng một đơn vị và thời điểm để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí.

Bước 4: Thiết kế mặt bằng, biển bảng

Tiếp theo cần phải có bản thiết kế sơ bộ về mô hình kinh doanh cửa hàng, quy mô càng lớn thì vai trò của thiết kế này càng quan trọng.

Còn đối với các mô hình kinh doanh nhỏ thì có thể thực hiện một cách không quá phức tạp, tùy thuộc vào ngân quỹ tài chính đầu tư của cửa hàng cho các hạng mục này mà lên phương án xây dựng thực hiện cho hợp lý.

Nguyên tắc đầu tư, đối với các mô hình kinh doanh mà phải thuê mặt bằng thì nên cân đối tài chính cho việc đầu tư nhiều tới các hạng mục cơ sở vật chất, bởi cần phải có phương án dự phòng khi chuyển địa điểm đi thì gần như các hạng mục đầu tư này chưa chắc đã phù hợp với địa điểm kinh doanh mới.

Bước 5: Thi công các hạng mục cơ sở vật chất

Tại bước này trong 9 bước mở cửa hàng tạp hóa siêu thị mini cần liên hệ với các đơn vị cung cấp giá kệ siêu thị, trang thiết bị bán hàng, thiết bị hệ thống an nình.

Đa phần các đơn vị này có thể triển khai, cung cấp trong thời gian ngắn, tuy nhiên chúng ta nên chủ động tìm kiếm và có phương án chốt đơn vị hợp tác sớm như đã thực hiện ở bước 2. 

Tại bước này công việc có thể hoàn thành trong 01 tuần, nó không mất quá nhiều thời gian bởi trong thời gian này chúng ta vẫn có thể kết hợp thực hiện các công việc khác cùng lúc được.

Bước 6: Phân bổ hàng hóa và lên đơn đặt hàng

Đây chính là bước quan trọng nhất trong 9 bước mở cửa hàng tạp hóa siêu thị mini, bởi mọi vấn đề liên quan tới hàng hóa đều đóng vai trò quan trọng nhất.

Từ việc là lượng vốn đầu tư chính kinh doanh cũng dành cho hàng hóa, hàng cận date, hết date sau này cũng trực tiếp từ hàng hóa mà ra, và quan trọng nhất chính là hiệu quả kinh doanh cũng từ hàng hóa là nguyên nhân chính.

Nên việc phân bổ hàng hóa, ngành hàng, vốn đầu tư cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm như thế nào để cho hợp lý là điều tối thượng quản trọng.

Đặc biệt đối với mô hình quy mô nhỏ vài chục m2, có khi lỗi trong việc liên quan tới hàng hóa có thể mất vài chục triệu, nhưng đối với các mô hình siêu thị, chuỗi siêu thị mini quy mô lớn thì thiệt hại liên quan tới hàng hóa có thể lên tới cả tỷ đồng, thậm trí hơn.

Tất nhiên là sau khi phân bổ được hàng hóa và có list danh sách nhà cung cấp hàng hóa thì chúng ta lên đơn đặt hàng và hẹn ngày các nhà cung cấp phân phối hàng tạp hóa họ giao hàng.

Bước 7: Tuyển dụng và đào tạo 

Tiếp theo là việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàng, thu ngân cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini. 

Hàng hóa là điều kiện cần để có một mô hình kinh doanh thành công, tuy nhiên nhân sự hoạt động tại cửa hàng mới chính là điều kiện đủ để đưa mô hình kinh doanh đó tới mục tiêu hướng tới.

Đừng đơn giản hóa trong vấn đề nhân sự tại cửa hàng, cần phải lựa chọn những nhân sự phù hợp với công việc tại cửa hàng. 

Bước 8: Rà soát lại quá trình chuẩn bị

Trước khi chính thức tổ chức khai trương siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa thì chúng ta nên kiểm tra lại quá trình hoàn thiện cửa hàng kinh doanh của mình.

Nên dành 2-5 ngày để bán thử tại cửa hàng, tức là cho cửa hàng hoạt động bán hàng như bình thường, để từ đó có thể lắng nghe ý kiến khách hàng, cũng như để nhân sự, thiết bị bán hàng của chúng ta được kiểm tra lại một cách kỹ lưỡng nhất.

Ngày khai trương mà không có sự chuẩn bị tốt, chắc chắn rất nhiều các vấn đề mà chúng ta không thể lường trước hết được. 

Bước 9: Tổ chức khai trương siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa

Sự kiện khai trương cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là ngày đánh dấu chính thức cửa hàng đi vào hoạt động. Cũng có thể coi như là thành quả của bao lỗ lực của người chủ và đội ngũ nhân viên. 

Ngày khai trương thường sẽ rất đông quan khách, bạn bè, hàng xóm, hoặc khách hàng tới mua sắm, nên cửa hàng cần có sự chuẩn bị tốt cho các vấn đề liên quan tới tiếp khách, hàng hóa, giá cả, an ninh. 

Tổng kết:

Trên đây là 9 bước mở cửa hàng tạp hóa siêu thị mini dành cho người mới kinh doanh chưa có kinh nghiệm có thể nắm bắt được các bước thực hiện như nào để có được cho mình một cửa hàng hoàn thiện.

CHÚC CÁC BẠN KINH DOANH THÀNH CÔNG!

SHARE THIS

Chuyên Gia:

Người đầu tiên đưa nền tảng giáo dục kinh doanh siêu thị, với những khóa học quản lý siêu thị và cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini đầu tiên tại Việt Nam với thương hiệu ISAAC. ISAAC là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ setup hệ thống chuỗi minimart, trung tâm thương mại với quy trình setup và quản lý vận hành 4.0

0 nhận xét: