Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Kinh nghiệm mua siêu thị mini thanh lý, chuyển nhượng

Mua lại cửa hàng, siêu thị mini thanh lý để mình kinh doanh cũng là một phương án mở mới siêu thị mini cho mình khá tốt, có điều câu chuyện liên quan tới siêu thị mini phải thanh lý không hề đơn giản, đặc biệt đối với người mới chưa có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

I. Ưu nhược điểm khi mua siêu thị mini thanh lý

Việc có nên hay không nên mua lại hay nhận chuyển nhượng siêu thị mini là câu chuyện khá phức tạp, bởi việc mua lại siêu thị mini có cả mặt tích cực, nhưng cũng có thể chứa đầy rủi ro trong đó, đòi hỏi người kinh doanh cần phải nghiên cứu thật kỹ. 

1. Ưu điểm khi mua siêu thị mini thanh lý

Cửa hàng tạp hóa, hay siêu thị mini thanh lý đồng nghĩa họ phải có lý do nào đó, nhưng nguyên nhân chính dẫn tới việc cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini phải thanh lý là kinh doanh kém hiệu quả, chắc chắn phải > 90% các cửa hàng phải chuyển nhượng, thanh lý là nguyên nhân này. 

Nhưng bù lại những cửa hàng này lại đã từng hoạt động kinh doanh thời gian rồi, họ có lượng khách hàng ổn định nhất định, tất nhiên càng gần thời điểm họ thanh lý chắc chắn là sẽ không nhập hàng về kinh doanh bổ sung kịp thời dẫn tới việc mất khách. 

Nhưng tổng kết lại thì khi mua một cửa hàng thanh lý, hay nhận chuyển nhượng lại có một số ưu điểm so với việc mở mới một siêu thị để kinh doanh từ đầu.

* Có lượng khách quen: Một cửa hàng mới mở ra, ít nhất phải mất thời gian tối thiểu 3 tháng kinh doanh mới có một lượng khách hàng quen, ổn định. Khi bạn nhận chuyển nhượng lại siêu thị mini này đồng nghĩa với việc bạn đã tiết kiệm được khoảng thời gian để quảng bá cửa hàng tới người tiêu dùng.

* Doanh thu xuất phát tốt: Cùng ý trên có lượng khách hàng quen thì doanh thu của người nhận lại cửa hàng xuất phát kinh doanh cũng được đẩy lên cao một đoạn, thay vì bạn phải đi lên từ doanh số vài trăm, 1,2 triệu/ ngày thì có thể bạn có vạch xuất phát cao hơn rất nhiều.

* Chi phí đầu tư thấp hơn so với mở mới: Việc mua lại cửa hàng thanh lý có lợi rất lớn trong việc tiết kiệm chi phí đầu tư. Người mua lại cửa hàng thanh lý sẽ được khấu trừ gần như hết khoản khấu hao tài sản cố định, cũng như hàng hóa với giá thành chuyển nhượng, thanh lý sẽ được nhập với giá rất thấp so với giá mặt bằng chung trên thị trường. 

* Giảm thiểu rủi ro khởi nghiệp: Người chưa có kinh nghiệm thường tự mình setup siêu thị sẽ mất khoảng 20% tổng vốn đầu tư, hay nói cách khác là mất tiền ngu bởi thiếu hiểu biết. Chính vậy, mà khi mua thanh lý siêu thị mini phần nào đó, dù sau này có kinh doanh không tốt mà phải thanh lý lại lần 2 tại cửa hàng đó thì cũng sẽ giảm rất nhiều thiệt hại. 

* Không mất thời gian setup siêu thị: Nhận lại cửa hàng, siêu thị mini thanh lý là rất nhanh chóng bạn có thể tái cơ cấu cửa hàng và tiếp tục kinh doanh ngay được, nhất là thời gian tìm kiếm danh sách nhà cung cấp hàng tạp hóa, hay ngay với việc tìm kiếm mặt bằng để thuê cũng là cả quá trình mất thời gian.

2. Nhược điểm khi mua siêu thị mini thanh lý

* Rủi ro cao: Sẽ cực kì rủi ro đối với người mới mà mua cửa hàng tạp hóa thanh lý, nếu thiếu hoặc chưa có kinh nghiệm thì rất có thể những ưu điểm ở nội dung phía trên sẽ biến thành nhược điểm, nhất là gặp những cửa hàng mà hoạt động ranh ma, họ hoàn toàn có thể xử lý rất nhiều thông tin liên quan tới doanh thu, hàng hóa, cơ sở vật chất để đánh lừa người mua thiếu hiểu biết.

* Nguyên nhân dẫn đến thanh lý siêu thị mini: Thông thường là các cửa hàng kinh doanh kém hiệu quả mới dẫn đến kết cục như vậy, tất nhiên cũng có thể có những nguyên nhân khách quan khác, nhưng phần nhiều nguyên nhân dẫn đến thanh lý siêu thị mini là kinh doanh kém, và tất yếu là sức mua, doanh thu, lợi nhuận thấp không đủ để duy trì hoạt động kinh doanh. Nên người mua lại cửa hàng đó kèm theo đó là rất rủi ro. Ngoại trừ bạn có thể phân tích được nguyên nhân và có phương án khắc phục, giải  quyết nó một cách triệt để. 

* Cửa hàng đó đang bị mất khách: Trong quá trình có ý định và triển khai thanh lý cửa hàng chắc chắn cửa hàng đó sẽ không nhập hàng và nguy hiểm hơn nữa là thái độ bán hàng cũng sẽ rất hời hợt, mất điểm trong mắt khách hàng, và nếu bạn nhận lại cửa hàng đó cần phải đối mặt với thực trạng này. 

* Hàng hóa cận, hết date nhiều: Đương nhiên hàng hóa thanh lý còn lại phần nhiều là hàng chậm bán, thậm trí không bán được, có thể sản phẩm đó không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng khu vực đó, hoặc là người kinh doanh nhập lỗi, nhiều nên bị tồn nhiều. 

Có thể giá chuyển nhượng là giá thanh lý, bạn sẽ chỉ nhập lại hàng hóa đó được chiết khấu 20-30% nhưng cần lưu ý đống hàng đó đã để vài tháng không bán được thì rất có thể dù thêm thời gian nữa cũng chưa chắc đã bán được. 
Thanh lý siêu thị mini


II. Một số lưu ý khi mua siêu thị mini thanh lý

Ngoài ưu nhược điểm mua, chuyển nhượng lại siêu thị mini đã được chia sẻ phía trên, thì khi có nhu cầu mua lại thì tham khảo thêm một số lưu ý trong quá trình đàm phán, chốt phương án mua thanh lý.

1. Tiền điện, nước, mạng, vệ sinh khi bàn giao 

Trong quá trình mua lại siêu thị mini thanh lý, vì tập trung quá nhiều vào các hạng mục, công việc chính mà có thể bạn quên các vấn đề liên quan tới tiền điện, nước, mạng, vệ sinh.

Tiền điện nước luôn đóng ở kỳ sau của tháng, nên rất nhiều người mua siêu thị sau quá trình kinh doanh được vài ngày lại phải đóng tiền điện, nước, mạng cho người trước, có thể tối thiểu là 1 tháng nhưng có thể lên tới 2,3 tháng là bình thường. 

2. Công nợ với nhà cung cấp

Rất có thể sau khi bạn nhận chuyển nhượng và kinh doanh một thời gian sẽ rất nhiều nhà cung cấp "mò" tới yêu cầu thanh toán các đơn nợ. Tất nhiên có thể bạn không liên quan tới các khoản nợ đó và không phải thanh toán, nhưng dù sao trên phiếu ghi nợ vẫn có tên cửa hàng (dù có đổi biển), và địa chỉ. Tất nhiên là nên chủ động để tránh tình huống đó

3. Không nghe chủ cũ chém gió thông tin

Dù có thể thanh lý cửa hàng do vắng khách, hoặc không biết kinh doanh nhưng không chủ nào lại thừa nhận rằng ở khu này dân cư thưa thớt, sức mua ít... nên không tồn tại được, mà họ sẽ vẽ ra những viễn cảnh một cách đẹp đẽ, tiềm năng để lôi cuốn người mua lại. 

Tất cả thông tin mà chủ cũ chia sẻ chỉ để tham khảo, bạn cần phải có cách kiểm chứng của riêng mình. 

4. Khảo sát thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.

* Khảo sát mặt bằng: Phân tích thật kỹ mặt bằng kinh doanh xem có phù hợp với mô hình chung hay không? Ví dụ như nhu cầu sử dụng mặt bằng kinh doanh của bạn chỉ cần 70m2, trong khi đó diện tích thuê mặt bằng lên tới tận 100m2, hoặc 120m2 thì sẽ cực kỳ lãng phí, và nếu trong trường hợp này thì đây cũng chính là một phần nguyên nhân dẫn đến việc cửa hàng đó thanh lý - nguyên nhân lãng phí chi phí mặt bằng. 

* Khảo sát doanh thu: Doanh thu chủ cũ có thể đưa ra rất hấp dẫn, thậm trí cho xem trên phần mềm, nhưng dù có trên phần mềm thì vẫn có thể "xử lý" một cách đơn giản để cho bạn xem. 

Nên khi khảo sát doanh thu cần phải ở gần cửa hàng đó 1,2 ngày, để xem có bao nhiêu người vào mua hàng, xem hàng hóa họ mua, túi họ xách ra có nhiều hay không? 
Ví dụ: Ngày cửa hàng đó có 150 người vào mua hàng, thì với doanh thu bình quân / người, hay nói cách khác là doanh số bình quân trên đơn hàng dịch chuyển từ 30 - 70 ngàn, tùy thuộc vào mô hình, quy mô, địa điểm kinh doanh. Nhưng có thể ví dụ là 50k, thì với lượng khách 150 người đòng nghĩa doanh số có thể là 7,5 triệu/ ngày. 


* Thăm hỏi những người xung quanh: Tâm lý người mới kinh doanh rất hào hứng, và không nghe những lời gàn, cảnh báo từ những người khác. Nên chúng ta cần phải tĩnh tâm, bình tĩnh tìm hiểu thật kỹ, đừng nghĩ đó là cơ hội ngon và nhanh chóng phải nắm bắt lấy. 

Việc cần thiết là tìm hiểu đa dạng nguồn thông tin, từ những người có kinh nghiệm, từ những người xung quanh đó bạn sẽ có góc nhìn đa dạng hơn. 

SHARE THIS

Chuyên Gia:

Người đầu tiên đưa nền tảng giáo dục kinh doanh siêu thị, với những khóa học quản lý siêu thị và cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini đầu tiên tại Việt Nam với thương hiệu ISAAC. ISAAC là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ setup hệ thống chuỗi minimart, trung tâm thương mại với quy trình setup và quản lý vận hành 4.0

0 nhận xét: