Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

31 kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng bán lẻ thành công

31 kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng bán lẻ thành công

Kinh doanh bán lẻ là một trong các hình thức kinh doanh được ưa chuộng và cũng là sự lựa chọn phổ biến của nhiều cá nhân, đơn vị hiện nay. Kinh doanh bán lẻ có thể nói là hình thức kinh doanh thương mại tập trung nhiều vào đối tượng người tiêu dùng cá nhân, với khả năng mua hàng đơn lẻ số lượng ít.

Cửa hàn bán lẻ là gì?

Cửa hàng bán lẻ hay đôi khi gọi gọn là cửa hàng, cửa hiệu, tiệm là một công trình (thường là một ngôi nhà hoặc dãy nhà) được dùng trong việc mua bán hàng hóa với quy mô nhỏ phục vụ trực tiếp cho các cá nhân trực tiếp tiêu thụ bằng cách mua sắm tại chỗ, thoả thuận và trả tiền, nhận hàng tại chỗ đối với các mặt hàng gọn nhẹ giá cả bình dân (thường là các mặt hàng gia dụng, dân dụng). Cửa hàng bán lẻ có thể bao gồm các dịch vụ kèm theo chẳng hạn như giao hàng tận nơi, bao hàng.

Người mua có thể là cá nhân hoặc các doanh nghiệp (tuy nhiên những cửa hàng bán lẻ có quy mô nhỏ do cá nhân, hộ gia đình đầu tư mở ra thì không có tư cách pháp nhân nên không có con dấu và không thể xuất được hóa đơn). Cửa hàng bán lẻ có thể được đặt trên đường phố đông dân cư, đường phố mua sắm hoặc trong những ngôi nhà nhỏ hoặc đặt trong một trung tâm mua sắm. Đường phố mua sắm có thể được chỉ dành cho người đi bộ.

Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng bán lẻ thành công

1. Hãy cho khách hàng lý do để đến cửa hàng của bạn

Đừng thụ động chờ đợi khách hàng ghé thăm cửa hàng của bạn rồi cầu nguyện họ sẽ mua sản phẩm nào đó. Thay vì thế hãy đứng lên và tìm cách để khách hàng tự đến với bạn. Một chương trình khuyến mãi khủng nào đó hay đơn giản chỉ là đợt “sale off” bất thường chẳng hạn. Chắc chắn sẽ có người chú ý đến cửa hàng của bạn, tỉ lệ họ ghé qua sẽ cao hơn, vậy là coi như bạn đã thành công bước đâu rồi. Hoặc là tổ chức một sự kiện nhỏ, ý kiến này không tồi!

2. Bí quyết bán lẻ là luôn tự hỏi: “Bán cái gì? Và bán thế nào?”

Để trả lời được những câu hỏi này bạn phải điều tra thị trường một cách kỹ lưỡng và thường xuyên. Hiện nay khách hàng là người quyết định bạn sẽ bán gì chứ không phải bạn là người quyết định khách hàng sẽ mua gì, mọi thứ đề do khách hàng và vì khách hàng. Thế nên bạn phải hiểu rõ nhu cầu hiện nay của thị trường hay những kẽ hở vẫn đang bỏ ngỏ, để xác định được sản phẩm mà mình bán. Có công cụ bạn mới biết phải thực hiện như thế nào, đó là cách bạn đưa ra chiến lược kinh doanh. Điều này không khó, nhưng cần sự chuẩn xác, như việc bạn chọn đường để đi vậy, chỉ cần nhấc chân nhưng nếu sai lầm sữa đưa bạn xuống vực sâu. Hãy đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa mục tiêu và chiến lược của bạn.

3. Bí quyết bán lẻ: Đừng dừng lại việc nghiên cứu!

 Nghiên cứu để hiểu hơn vấn đề, từ đó phát triển một cách vững chắc nhất. Nghiên cứu sản phẩm của chính bạn để hoàn thiện nó hơn và phát triển nó phù hợp với nhu cầu của thị trường. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và khách hàng của bạn, hiểu hơn về họ bạn sẽ có được chiến lược đúng đắn nhất. Nghiên cứu về nhân viên trước khi thuê họ hay trong quá trình làm việc của họ để có những chính sách và kế hoạch đào tạo kịp thời. Nghiên cứu hệ thống bạn đang vận hành, cải tiến cho nó gọn nhẹ hơn, hiệu quả hơn….Việc nghiên cứu là vô vàn và xuyên suốt, đó là cách tốt nhất để bạn phát triển kinh doanh của mình.

4. Thúc đẩy hành vi mua của khách hàng

Nếu bạn đã thành công thu hút khách hàng đến với cửa hàng của mình, đừng để họ chỉ đứng nhìn và ra về tay không, hãy tìm cách để họ mua hàng. Kỹ thuật bán hàng của nhân viên cố nhiên rất quan trọng, nhưng bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng những biện pháp khác để tác động vào hành vi mua của khách hàng. Chẳng hạn đi kèm với chương trình khuyến mãi, giảm giá là giới hạn về số lượng hoặc thời gian. Đừng để khách hàng đắn đo quá lâu, nhẹ nhàng giục giã họ để họ thấy được lợi ích của việc mua ngay và luôn.

5. Tổ chức sự kiện thường xuyên, bí quyết bán lẻ hiệu quả!

Trong hàng ngàn những cửa hàng bán lẻ, đừng để cửa hàng của bạn chìm nghỉm giữa những thứ phổ thông như thế. Làm nổi bật cửa hàng của bạn, đó là cách tốt nhất để gây sự chú ý với khách hàng. Đôi khi không phải điều gì quá lớn lao, chỉ cần một sự kiện nhỏ nhưng được tổ chức thường xuyên, cố định cũng làm tốt điều đó. Chẳng hạn như ngày thứ bảy “siêu mua” với việc giảm giá hàng loạt các mặt hàng thiết yếu. Hay chương trình mua càng nhiều tặng càng nhiều. Tất cả đều tạo nên sự đặc biệt cho cửa hàng của bạn.

6.  Kết hợp giữa kinh doanh trực tuyến và truyền thống

Đó là xu thế thời đại, cũng là cách thức để bạn mở rộng quy mô kinh doanh của mình. Việc kinh doanh trực tuyến giúp bạn dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn bằng cách Marketing Online, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc mua sắm.

7. Hãy quảng bá thương hiệu của bạn thường xuyên

Marketing luôn là hoạt động quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh, giúp bạn đưa thương hiệu của mình phổ biến hơn trên thị trường cũng như xâm nhập thị trường mới. Đầu tư cho marketing hiệu quả là bạn đã bước được một chân trên con đường thành công.

8. Biết cách quản lý nhân viên bán hàng

Một nhà quản lý bán lẻ tài ba sẽ biết cách để cho nhân viên của bạn một diễn đàn để nêu lên ý kiến hoặc ý tưởng của họ. Đừng chỉ ra lệnh nhân viên làm theo kế hoạch của mình và mong chờ họ làm theo. Hãy để họ tham gia vào việc lập kế hoạch và ra quá trình quyết định công việc. Vì nhân viên của bạn là những người được tiếp xúc với khách hàng hàng ngày, có sự ngầm hiểu nhất định về khách hàng, nên có thể gợi ra những ý tưởng vô giá cho công việc kinh doanh của bạn. Đừng xem nhẹ ý tưởng của họ. Hãy cho họ thể hiện ý tưởng, sau đó xem xét những ý tưởng đó một cách nghiêm túc. Bạn sẽ thấy rằng nhân viên của mình sẽ làm việc nhiều tích cực hơn khi họ biết rằng những ý tưởng của họ có ích cho cửa hàng.

9. Đầu tư cho công nghệ quản lý

Như ở bài trước, tổng kết 1 năm của ngành bán lẻ với sự thay đổi chóng mặt của thị trường, ISaac đã chia sẻ với các chủ shop rằng, bạn cần cung cấp và không ngừng đổi mới mọi thứ trong cửa hàng với công nghệ mới. Thật là tệ khi bạn luôn cảm thấy hài lòng với những gì đang có ở cửa hàng. Hãy luôn bắt kịp các xu hướng mới nhất trong ngành của mình. Có kĩ thuật công nghệ mới nào bạn cần biết không? Bạn có nên lao vào một xu hướng cụ thể nào không? Thế giới đang chuyển động với tốc độ cực nhanh, vì vậy các nhà bán lẻ cần chú ý để không bị bỏ lại phía sau. Điều này không có nghĩa là bạn nên đầu tư vào mọi xu hướng mới, nhưng ít nhất bạn nên biết các xu hướng hiện giờ là gì để bạn có thể đánh giá và quyết định những gì phù hợp với cửa hàng của bạn. Tốt nhất là sử dụng công nghệ – phần mềm quản lý để giám sát hoạt động cửa hàng, tăng cường sử dụng máy móc và các thiết bị hỗ trợ trong quá trình bán và sau bán.

10. Yêu công việc quản lý cửa hàng bán lẻ

Công việc chiếm một phần lớn cuộc sống của bạn. Cách duy nhất để bạn thấy thực sự hài lòng là làm những gì bạn nghĩ đó là công việc tuyệt vời. Và cách duy nhất biến nó thành công việc tuyệt vời là yêu chính nó. Điều hành một cửa hàng bán lẻ là cả một thách thức. Đừng làm nó trở nên khó khăn hơn bằng việc bán những gì mình không thích hay không tin tưởng vào sản phẩm đó. Hãy xem công việc của mình như một niềm đam mê. Bằng cách đó, bạn sẽ thấy rằng cuộc bán lẻ phiêu lưu của bạn đầy thú vị và đáng giá hơn.

11. Tôn trọng ý kiến của nhân viên

Hãy cho nhân viên của bạn một diễn đàn để nêu lên ý kiến hoặc ý tưởng của họ.

Đừng chỉ ra lệnh nhân viên làm theo kế hoạch của mình và mong chờ họ làm theo. Hãy để họ tham gia vào việc lập kế hoạch và ra quá trình quyết định công việc. Vì nhân viên của bạn là những người được tiếp xúc với khách hàng hàng ngày, có sự ngầm hiểu nhất định về khách hàng, nên có thể gợi ra những ý tưởng vô giá cho công việc kinh doanh của bạn. Đừng xem nhẹ ý tưởng của họ. Hãy cho họ thể hiện ý tưởng, sau đó xem xét những ý tưởng đó một cách nghiêm túc.

Bạn sẽ thấy rằng nhân viên của mình sẽ làm việc nhiều tích cực hơn khi họ biết rằng những ý tưởng của họ có ích cho cửa hàng.

12. Hãy lắng nghe khách hàng của mình

Hãy hiểu về khách hàng, lắng nghe những gì họ nói. Đó là cách tốt nhất để lấy thông tin miễn phí từ khách hàng.

Những phản hồi của khách hàng chính là vàng. Hiểu được khách hàng đang nghĩ gì sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định tốt hơn về mọi khía cạnh của kinh doanh bao gồm sản phẩm, giá cả, thiết kế và dịch vụ.

Ta có thể thấy rằng, có rất nhiều cách để lấy được những ý kiến phản hồi của khách hàng. Nó đơn giản có thể là cuộc trò chuyện “tình cờ” với khách hàng tại cửa hàng. Hoặc bạn cũng có thể lên kế hoạch để tiến hành một cuộc khảo sát, hỏi khách hàng những gì họ thích hay không thích về sản phẩm của bạn một cách chi tiết.

13. Thường xuyên tập huấn cho nhân viên

Nhân viên đóng vai trò then chốt cho sự thành công trong kinh doanh. Cho dù sản phẩm của bạn tuyệt vời như thế nào nhưng nếu nhân viên của bạn không tạo được sự kết nối với khách hàng thì bạn khó có thể bán được hàng.

Ngày nay, khách hàng có nhiều sự lựa chọn khi mua sắm. Họ có thể lựa chọn ở nhiều cửa hàng khác nhau. Chìa khóa cho sự khác biệt đó là nhân viên. Khi nhân viên của bạn phục vụ và bán hàng hiệu quả, khả năng khách hàng lựa chọn cửa hàng của bạn cao hơn những cửa hàng khác tăng theo cấp số nhân.

Vì vậy, hãy đầu tư vào việc đào tạo và huấn luyện nhân viên biết chi tiết về các sản phẩm. Cách đào tạo hiệu quả nhất là thông qua thực hành. Hướng dẫn nhân viên thông qua cảm giác, xúc giác và trải nghiệm của bạn về sản phẩm. Bên cạnh đó, tạo những cuộc thảo luận chuyên sâu về tính năng, lợi ích của sản phẩm.

Ví dụ như khi một đợt hàng hóa mới về nào đó, bạn hãy cùng nhân viên kiểm tra và quan sát sản phẩm, qua đó bạn có thể thảo luận với nhân viên của mình về sản phẩm đó, làm họ hiểu hơn về sản phẩm.

Một khi các nhân viên đã quen thuộc với các mặt hàng, hãy tổ chức các buổi diễn tập trong đó bạn là người mua hàng. Hãy đặt ra các câu hỏi và những mối quan tâm chung, sau đó đánh giá cách giải quyết của từng thanh viên.

Hãy luôn không ngừng đào tạo nhân viên của mình. Luôn có những biến đổi mới về sản phẩm và sự phục vụ khách hàng. Thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo và cho nhân viên tham gia các sự kiện công nghiệp hoặc các hội thảo bán hàng để nâng cao khả năng chuyên môn cho họ.

14. Chạm vào cảm xúc

Đừng quên rằng, việc mua hàng  bị chi phối bởi cảm xúc. Một phụ nữ có thể chọn mua chiếc váy này vì nó làm cô ấy trông đẹp hơn. Một ví dụ khác, một gia đình có thể đặt vé xe với chỗ ngồi có giá đắt nhất vì họ nghĩ chỗ ngồi đó sẽ an toàn hơn cho con mình. Đây chỉ là một số ví dụ về sự ảnh hưởng của cảm xúc đến việc mua hàng như thế nào. Các nhà bán lẻ thông minh đã nhận thức được điều này và biết cách khai thác được cảm xúc của mọi người khi tiếp thị và bán hàng.

15. Kể một câu chuyên có ý nghĩa

Hãy đảm bảo sản phẩm của bạn gắn liền với những câu chuyện có ý nghĩa, luôn làm khách hàng cảm thấy rằng sản phẩm đó là một phần của cuộc sống. Điều quan trong nhất, làm sao cho sản phẩm đó tự hào về chính mình.

Ví dụ, hãng dầu gội Thái Dương, một thương hiệu về dầu gội dược liệu. bên cạnh chất liệu vượt trội của sản phẩm, dầu gội Thái Dương tự hào với việc bán ra ở Dubai và Mỹ. Với việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, hãng làm mọi người đặt niềm tin rằng sản phẩm này có chất lượng tốt.

Một ví dụ khác là nhiều khách hàng rất thích thương hiệu có “sản xuất tại Mỹ”.

Hãy áp dụng những nguyên tắc tương tự như vậy cho cửa hàng của bạn. Xem xét sản phẩm của bạn có giá trị như thế nào? Điều gì làm chúng nổi bật? Dựa vào những câu hỏi này để kể những câu chuyện tạo sức thu hút mạnh mẽ đến khách hàng.

16. Hãy nhớ rằng, nhân viên là những cá nhân độc lập.

Hãy dành thời gian cho từng người, hiểu từng người một và tạo mối liên kết với họ. Chỉ cẩn những câu hỏi đơn giản như: bạn khỏe không? Hỏi thăm về gia đình hoặc xem họ có cần giúp đỡ gì không.

Các nhân viên sẽ đánh giá cao sự giúp đỡ của bạn. Bên cạnh đó, hành động của bạn sẽ xây dựng được tình bạn và sự tôn trọng.

Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo là việc làm cần thiết. Nhưng bằng cách tiếp xúc từng người, quan tâm đến cuộc sống và cảm xúc của họ, ngoài việc tạo sự thân thiện hơn bạn còn có thể tìm ra cách làm thế nào để từng cá nhân làm việc hiệu quả hơn.

17. Không nên đặt các giả định

Một trong những sai lầm lớn nhất của bạn là đăt các giả định rằng thị trường đang cần gì dựa theo suy nghĩ của bạn. Cách duy nhất để hiểu được khách hàng là trò chuyện với họ. Lấy ý kiến từ khách hàng sau đó kiểm tra xem những ý kiến này có thực hiện được không.

Một cách tiếp cận tốt là khảo sát ý kiến khách hàng qua sản phẩm mẫu và đánh giá nhu cầu và tâm lí của người tiêu dùng. Ngày càng nhiều các nhà bán lẻ đi theo con đường này. Ví dụ hãng cà phê Trung Nguyên thường xuyên có các chương trình giới thiệu sản phẩm và cho khách hàng uống thử cà phê. Sau đó tìm hiểu sở thích uống cà phê của họ và sản xuất phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Một cách nữa là ghi nhận lại các hoạt động kinh doanh của bạn  (chẳng hạn dùng phần mềm quản lý bán hàng), để biết được hàng nào bán chạy, hàng nào không, phân khúc khách hàng nào thích những mặt hàng nào.

18. Bắt kịp sự đổi mới

Cung cấp và không ngừng đổi mới mọi thứ trong cửa hàng với công nghệ mới. Thật là tệ khi bạn luôn cảm thấy hài lòng với những gì đang có ở cửa hàng.

Hãy luôn bắt kịp các xu hướng mới nhất trong ngành của mình. Có kĩ thuật công nghệ mới nào bạn cần biết không? Bạn có nên lao vào một xu hướng cụ thể nào không? Thế giới đang chuyển động với tốc độ cực nhanh, vì vậy các nhà bán lẻ cần chú ý để không bị bỏ lại phía sau.

Điều này không có nghĩa là bạn nên đầu tư vào mọi xu hướng mới, nhưng ít nhất bạn nên biết các xu hướng hiện giờ là gì để bạn có thể đánh giá và quyết định những gì phù hợp với cửa hàng của bạn.

19. Tuyển đúng người

Tuyển đúng người bắt đầu bằng việc tìm kiếm các cá nhân với thái độ nhiệt tình đối với công việc. Luôn ghi nhớ điều này khi bạn tuyển dụng nhân viên. Để tìm được những người thật thà, chăm chỉ, nhiệt tình trong lĩnh vực của bạn là một thách thức lớn. Điều này còn khó khăn hơn nhiều so với việc dạy ai đó bán hàng.

Đó là lí do tại sao bạn nên quan tâm về thái độ trước khi kiểm tra về kĩ năng. Hãy thiết lập quá trình tuyển dụng làm sao bạn có thể dễ dàng đánh giá thái độ tự nhiên và giá trị của người đó. Chẳng hạn như, ta có thể tổ chức cuộc phỏng vấn nhóm, điều này cho phép ta xem các ứng viên tương tác với nhau như thế nào trong các tình huống xã hội.

20. Gây ấn tượng đối với khách hàng

Có những sản phẩm tuyệt vời là tốt, nhưng đừng quên rằng cách bạn trình bày sản phẩm sẽ tạo sự khác biệt rất lớn. Hãy đầu tư vào chiến lược buôn bán và sự trải nghiệm của khách hàng, kể những câu chuyện liên quan đến sản phẩm cho họ. Hãy làm cho sản phẩm của mình thật sự gây ấn tượng với thiết kế độc đáo hoặc những quảng cáo ấn tượng.

21. Tân trang diện mạo cửa hàng

Một trong các yếu tố thu hút và khiến khách hàng muốn ghé vào cửa hàng bán lẻ của bạn chính là phần hình thức và dáng vẻ bên ngoài của nó.

Cụ thể, không gian của cửa hàng chỉ cần vừa đủ so với khối lượng hàng bày bán, nếu rộng quá khách hàng sẽ cảm thấy ít mẫu mã hay chật quá sẽ khó để khách hàng xem và lựa chọn. Cách trưng bày sản phẩm cũng cần thay đổi liên tục để đa dạng mẫu mã và đánh vào thị hiếu là luôn có hàng mới, khiến khách hàng phải dừng lại nhìn ngắm và có ý định mua.

Nếu bạn đang thực hiện các chương trình giảm giá, khuyến mãi hay có các chính sách đặc biệt dành cho khách hàng thân thiết, hãy cho khách hàng biết đến thông qua những sản phẩm áp phích, poster, standee đặt phía trước cửa hàng

Chiến lược quan trọng nhất trong kinh doanh bán lẻ

1. Thứ nhất là thời điểm thâm nhập thị trường.

Thời điểm thâm nhập thị trường là nguyên lý tối thượng, thuộc về quản trị thời gian. Kinh doanh đúng thời điểm cực kỳ quan trọng, có nghiên cứu, phương pháp theo dõi, đánh giá thời điểm thâm nhập và thời điểm rút lui cũng quan trọng như nhau.

Ví dụ, VinaCapital biết thời điểm này phải mời Phó thủ tướng Đức về, để tìm ra những cái mới, phân tích cái hay, cái dở của mình. Đó là vấn đề thời điểm. Có thể nói về mình một chút, Chủ tịch Thaco khi mời tôi về phụ trách Ban Marketing cho Thaco vào đầu năm 2018 đã nói trước cuộc họp: “Anh Quang về đây là đúng thời điểm” và đó là thời điểm của tái cấu trúc đa ngành.

Shop&Go vào trễ, ra trễ. Ngược lại, Citimart, Maximart vào đúng, thoái lui đúng thời điểm. Cân đo được con cá vào lưới lúc nào là chiến lược chọn thời điểm đúng. Đó là bí mật kinh doanh.

2. Thứ hai là mô hình và cấu trúc sản phẩm.

Mô hình gì, bán mặt hàng gì phải xác định rõ ràng. Trung Nguyên ra G7Mart cũng chỉ là một mô hình rất chủ quan và cảm tính, không có phân tích chuyên nghiệp về cấu trúc sản phẩm và nhận diện tập hợp các yếu tố then chốt tạo nên mô hình phù hợp. Một cửa hàng tiện lợi cấu trúc sản phẩm phải khoa học và chuyên nghiệp, phải bán được ngay chứ không thể thay đổi nhiều.

Việc ghi nhận phản hồi khách hàng để thu thập dữ liệu là cực kỳ cần thiết. Khi khách hàng góp ý phải ghi sổ liền, không thể trả lời “không có!”, mà phải bảo đảm khách hàng quay lại có sản phẩm. Tôi thấy một số nhà thuốc mới giao nhiệm vụ cho nhân viên khi không có mặt hàng đều ghi vào sổ thống kê lại để phân tích nhu cầu, tỷ lệ, cơ hội, đó là cứu thị trường.

Family Mart thuê nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp, thậm chí có camera theo dõi hành vi, ghi âm hết cuộc gọi của khách hàng… để làm ra cấu trúc sản phẩm.

3. Thứ ba, kinh doanh siêu thị là tìm lãi đầu vào chứ không phải đầu ra.

Với siêu thị, giá rẻ là quan trọng nhất. Bột giặt OMO bữa trước 33 ngàn/kg, bữa sau 35 ngàn/kg là mấy bà nội trợ la làng. Tại sao có chỗ bán 33 ngàn? Vì họ mua với số lượng lớn, chiết khấu cao. Quan trọng siêu thị là huấn luyện người mua hàng chứ không phải huấn luyện người bán hàng, còn phải cho họ đi học tập ở nước ngoài nữa.

Chiến lược siêu thị là lo săn lùng nguồn cung cấp tốt, độc quyền bao tiêu cả những sản phẩm còn khan hiếm. Người mua phải có hiểu biết về sản phẩm để tìm ra sản phẩm tốt, ưu tiên về trưng bày để quảng bá, và bán ra phải rẻ nhất. Ví dụ Bách Hoá Xanh có cá đang bơi giống ngoài chợ mà bên Vinmart không có, đó là lợi thế cạnh tranh.

4. Thứ tư là quy mô và mô hình của quy mô đó.

Một tay chơi đặt quy mô một trăm cửa hàng và một tay chơi đặt quy mô 1.000 cửa hàng là khác hẳn nhau. Đối thủ đầu tư một trăm triệu USD mà mình đầu tư mười triệu thì thôi đừng làm, hoặc phải kích thêm người khác cùng đầu tư hãy làm. Nên mới nói quy mô lớn làm dễ hơn quy mô nhỏ.

Còn mô hình là theo xu hướng, theo thời đại. Đẩy số hoá ra trước hay đẩy siêu thị ra trước, online lợi thế đầu tư thấp, quảng bá tốt, còn offline lợi thế người ta có thể thử sản phẩm. Hai bên phải phối hợp nhịp nhàng với nhau như thế nào?

Ví dụ, quy mô Nguyễn Kim bản chất khác Điện máy Xanh. Trước đây 5 năm, Nguyễn Kim vỗ ngực xưng tên là số 1, nhưng bây giờ Điện máy Xanh là hoàn toàn khác, tốc độ ra cửa hàng mới cấp tập, tạo ra ‘độ phủ’ và tiết kiệm thời gian rất lớn cho người tiêu dùng, mà thời gian cũng là tiền.
Bài toán của họ là xác định đúng phân khúc, chỗ nào còn bỏ trống, và chiếm lĩnh nhanh, đầu tư nhân sự nhanh, tăng cường mua vào với giá tốt. Điện máy Xanh lên kế hoạch rất rõ ràng về mô hình và quy mô. Trước đây, bà con thị xã, thị trấn nhỏ phải lên tận TP. HCM mua hàng điện máy ở siêu thị Nguyễn Kim, giờ có thể lên ngay thị trấn, vào Điện Máy Xanh để mua liền, tiết kiệm thời gian.

5. Thứ năm là lợi thế thương lượng và chiến lược nguồn cung cấp.

Lợi thế thương lượng đi song song với quy mô, càng lớn càng tốt, đó là chìa khoá của lợi nhuận. Cùng một mặt hàng, một siêu thị chiết khấu 15 %, chỗ khác 14%, chênh lệch nhau 1% là lợi nhuận khác hẳn. Đó là phương châm “mua tận gốc, bán tận ngọn”, vừa là nhà phân phối, vừa bán lẻ, nên chắc chắn thắng so với mô hình truyền thống. Tuy nhiên, chợ truyền thống vẫn có lợi thế so với siêu thị về những mặt hàng tươi sống, đặc sản.

Nhiều thời điểm nông sản giá rẻ như bèo, cà chua ngoài chợ 15 ngàn 2 kg, siêu thị vẫn là 30-25 ngàn/kg. Phải có chiến lược nguồn cung để những nhà cung cấp luôn đi đồng hành. Ví dụ, mình có thể đồng hành với Lotte bán thanh long ra toàn thế giới, và gạo Việt Nam có thể bán cho nhà máy bia Heineken toàn thế giới… Nhìn hai hướng, từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻ, có nguồn cung độc quyền, bao tiêu.

Bài toán nguồn cung quan trọng và khó hơn với các mặt hàng nông sản. Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Thế Giới Di Động từng nói quản trị nguồn cung của Bách Hoá Xanh khó hơn Điện Máy Xanh rất nhiều, vì so với mặt hàng công nghiệp thường ổn định, mặt hàng nông sản có lúc giá bèo không ai mua, có lúc phải giành mua với giá cao như hàng mùa Tết, sang mùa khác lại ứ đầy, giá lại khác.

Mặt hàng nông sản mang tính thời vụ rất phức tạp, đang bán tốt bị dịch bệnh, phải xử lý khủng hoảng như vụ thịt heo vừa rồi chẳng hạn. Nhiều người cứ tưởng bán lẻ dễ, nhảy vô không dễ đâu.

Tập đoàn bán lẻ Phú Thái từng thành công ở thế hệ đầu, sau này “lên bờ xuống ruộng”, phải hợp tác với Thái Lan, xác định lại mặt hàng nào chính, mặt hàng nào rủi ro rất chi tiết, chiến lược phải rất linh hoạt.

Ở những nước phát triển như Nhật hay Mỹ, kỹ thuật bán lẻ “thượng thừa”, có rất nhiều chiêu trò, phân lập khách hàng thành từng nhóm, và họ thoả sức “diễn trò”, kiểu gì cũng “dính”.

6. Thứ sáu là mạng lưới hậu cần.

Thời bao cấp mạng lưới hậu phần phân phối là con số 0. Sau mở cửa, mãi gần đây Việt Nam mới có khái niệm logicstic là mạch máu, là điểm nghẽn của kinh tế Việt Nam. Chi phí logistis ở Việt Nam cao khủng khiếp, và nhìn ngược lại cũng có thể là cơ hội.

Bài toán bán lẻ đầu tiên là logistic, Coop Mart đặt tổng kho ở đâu nếu mở một siêu thị ở Quảng Trị? Đâu phải lấy hàng từ Bình Dương ra? Đó là một bài toán khá phức tạp. Rồi chi phí tồn kho, giao nhận, bảo quản sản phẩm, phần mềm quản lý, giao dịch vận tải hai chiều và mạng lưới.

Bài toán logistics ở Việt Nam đụng tới đâu cũng có vấn đề, thậm chí đường sắt Bắc Nam cũng không chở được hàng hoá, trong khi một đoàn tàu xuyên nước Mỹ chở được cả trăm container. Trung Quốc bây giờ là số 1 về đường sắt, vượt qua Mỹ, giá vô cùng rẻ. Nhìn lại ở Việt Nam với các BOT, có đoạn Quốc lộ 1 chỉ có hai làn xe chạy không có con lươn ngăn cách, một điểm nghẽn vô cùng lớn trên tuyến Bắc Nam trong giao thương và xuất khẩu hàng hoá, nhất là nông sản.

7. Thứ bảy là kỹ năng khuyến mãi linh hoạt và đa dạng, theo ngày, theo giờ, theo tháng, theo mùa.

Khuyến mãi có vô số các kỹ năng từ đơn giản cho đến tinh vi phức tạp, và cũng có rất nhiều bí quyết kinh doanh được che dấu, giư riêng cho mỗi người mỗi doanh nghiệp.

Có thể nói kinh doanh bán lẻ nếu không có các chiêu thức hay chiêu trò khuyến mãi thì chỉ có con đường thất bại.

Nhìn vào BigC, việc lập ý tưởng và giải pháp khuyến mãi được thực hiện rất tinh vi và giao cho bộ phận mua hàng. Chuyên viên mua hàng chuyên nghiệp của BigC có thể lập ý tưởng khuyến mãi và tính toán chi tiết doanh số lợi nhuận dự báo ngay từ qúa trình thương lượng mua nguồn cung cấp, chứ không phải là các chiêu trò ‘khuyến mãi bán’ của bộ phận bán hàng.

Các hoạt động khuyến mãi cũng phối hợp giữa online và offline, giữa kỹ thuật số với kênh truyền thống tạo ra cái gọi là OmniChannel (đa kênh tích hợp).

Rất nhiều các hoạt động và cơ chế khuyến mãi liên kết giữa các mặt hàng, các nhà sản xuất… tạo ra nhiều lợi ích bổ sung hấp dẫn khách hàng. Ngoài ra, việc khuyến mãi còn được áp dụng linh hoạt theo thời điểm: khuyến mãi theo giờ, theo ngày, theo mùa, lễ hội, Tết… tạo ra một ma trận thu hút khách hàng liên tục và không ngừng nghỉ.

8. Thứ tám là quan hệ khách hàng.

Thời nay quan hệ khách hàng không phải thẻ hội viên mà sử dụng công nghệ mới vào nhiều mục đích. Ví dụ, chào mặt hàng mới cho khách hàng quen. Khách hàng là tài sản của doanh nghiệp, quản trị khách hàng chính là quản trị kinh doanh, như các chương trình giảm giá cho khách hàng quen…

Tuy theo phân khúc và định vị mà áp dụng các chương trình chăm sóc khách hàng thường xuyên. Việc kích thích và thúc đẩy quan hệ khách hàng theo hướng loyalty (khách hàng trung thành) cũng là bản chất của thương hiệu, nghĩa là hướng đến phát triển kinh doanh bền vững. Tuy nhiên, luôn tồn tại tâm lý chủ quan khi nghĩ rằng đã có quan hệ khách hàng trung thành và giảm những nỗ lực không ngừng cải tiến chất lượng, vì đó là việc làm song song.

Quan hệ khách hàng thường duy trì bằng những khảo sát ý kiến thường xuyên để nắm bắt những nhu cầu mới cho những ý tưởng sản phẩm mới.

Marketing không chỉ hướng đến quảng bá, hay bán hàng, marketing chuyên nghiệp còn là một quy trình hoàn chỉnh thấu hiểu khách hàng để phối hợp nghiên cứu sản phẩm mới.

Một khi cạnh tranh đã lên cao thì bí quyết thành công bán lẻ chính là thấu hiểu khách hàng đế không chỉ khuyến mãi mà còn tạo ra những sản phẩm mới cho khách hàng hiện hữu.

9. Thứ chín là marketing và thương hiệu theo 'chuỗi giá trị'.

Điều này rất mới mẻ. Marketing theo chuỗi giá trị và thương hiệu, có liên kết dọc theo chuỗi sản xuất và liên kết ngang theo từng mặt hàng, các vấn đề đầu tư tài chính theo chuỗi giá trị, đầu tư cho nhà sản xuất thay vì đầu tư ra bên ngoài. Thương hiệu cũng xây dựng theo chuỗi giá trị nếu biết khai thác.

Nhà máy đóng tàu có thể đầu tư nhà máy thép, đầu tư nghiên cứu động cơ, thậm chí mua nhà máy động cơ, mở hãng tàu… để liên thông chuỗi giá trị. Một chuỗi siêu thị phải đầu tư theo chuỗi sản xuất, như gần đây chúng tôi đề cập chương trình “mỗi làng một sản phẩm” mà hiện tại, một số tỉnh thành đang phát triển tốt, đang có sự chạy đua, và đó là điều tích cực.

Các nhà bán lẻ nên bám theo đó để nâng cấp chuỗi giá trị từ sản xuất, chất lượng, bao bì, nhãn hiệu… tạo đầu ra cho họ tránh đầu tư mở rộng theo cảm tính, theo mối quan hệ sẽ rủi ro hơn, dính tới nhóm lợi ích. Phải đầu tư mở rộng ngoài ngành ưu tiên theo chuỗi giá trị, nhất là với các công ty Nhà nước phải rõ ràng chuyện này

10. Thứ mười đó là định vị đa-phân-khúc.

Đó là ma-trận định vị đa-sản-phẩm cho đến tổ hợp sản phẩm theo xu hướng, nhu cầu. Ví dụ, một chuỗi siêu thị sức khoẻ có thể cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau bán từ sản phẩm đến dịch vụ y học cổ truyền, thực phẩm chức năng từ thảo mộc, lá thuốc xông hơi đến bắt mạch đông y… Cấu trúc đa sản phẩm phải hấp dẫn và khác biệt so với các chuỗi bán lẻ khác, nhất là so với một bên là hệ thống nhà thuốc còn một bên là siêu thị hay cửa hàng tiện lợi thông dụng.


Nhưng đa số hiện nay vẫn theo tư duy chủ quan, người bán tinh dầu chỉ biết bán tinh dầu, người bán tỏi đen chỉ biết bán tỏi đen, không có tư duy sản phẩm hoàn chỉnh, tư duy thị trường và không biết liên kết với nhau. Tất cả những mặt hàng đặc sản phải liên kết với nhau tạo ra đa phân khúc, tạp ra phân khúc mới.


Nguồn: Internet

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

Hệ thống siêu thị minimart nào đang thống lĩnh thị trường Việt Nam

Hệ thống siêu thị minimart nào đang thống lĩnh thị trường Việt Nam

Hệ thống siêu thị minimart thay đổi trong vòng 2 năm qua, người tiêu dùng chứng kiến nhiều thương vụ M&A lớn như việc Vingroup mua lại hệ thống siêu thị Fivimart từ Aeon, sáp nhập hệ thống cửa hàng bán lẻ thiết bị điện tử Viễn Thông A, hay như thương vụ chuỗi siêu thị Pháp Auchan mới đây nhượng lại 18 siêu thị để rút khỏi thị trường Việt Nam.

Hệ thống siêu thị mini tại Việt Nam đang thay đổi như thế nào?

Trái với suy nghĩ của nhiều người, thị trường bán lẻ hiện đại lại phát triển mạnh mẽ hơn ở các thành phố cấp 2, thay vì ở hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và Tp.HCM. Tình từ năm 2017 đến hết tháng 4 năm 2019, tổng số siêu thị ở các thành phố như Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng… đã tăng gần gấp rưỡi, từ 108 lên 161 địa điểm. Đồng thời, số lượng cửa hàng bách hóa (department store) ở những địa điểm này cũng có mức tăng ấn tượng, đạt 150%, từ 22 tới 55 địa điểm. Ngược lại, sự tăng trưởng của hai mô hình cửa hàng hiện đại này tại Hà Nội và Tp.HCM lại chậm hơn, lần lượt chỉ ở mức 23% và 10%.


Mặc dù nhìn chung số lượng các cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng, đạt tới 62% trong vòng 2 năm qua nhưng điều này chủ yếu dựa sự mở rộng của hệ thống siêu thị Vinmart+. Tuy nhiên, rất nhiều trong số các thương hiệu khác lại đang chứng kiến sự trì trệ trong kế hoạch mở rộng thị phần. Có thể kể đến Ministop mới chỉ có khoảng 115 cửa hàng, đạt 14,3% so với mục tiêu mở tới 800 cửa hàng đến hết năm 2018. Hay như thương hiệu GS25 cũng mới mở được 32 địa điểm, quá chậm chạp so với kế hoạch mở đến 2,500 địa điểm tới năm 2028. Bản thân Vinmart+ đến nay cũng mới thực hiện được hơn 1/3 mục tiêu mở 4.000 cửa hàng khắp cả nước vào năm sau.

Khi hệ thống siêu thị minimart ngoại bị “thâu tóm”

Vào đầu tư tại Việt Nam từ năm 2015, tập đoàn bán lẻ Auchan Retail (Pháp) đã có mặt tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Tây Ninh. Giữa tháng 5-2019, Auchan bất ngờ rút khỏi thị trường Việt bằng quyết định bán 18 cửa hàng. Bất ngờ không kém khác trong thương vụ này là lần đầu tiên, một doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã tiếp nhận một thương hiệu bán lẻ tầm cỡ thế giới. 

Theo đó, Saigon Co.op sẽ nhận chuyển giao 15 cửa hàng đã đóng cửa và 3 cửa hàng đang hoạt động cùng các hoạt động thương mại điện tử, nền tảng online của Auchan Việt Nam. Saigon Co.op sẽ quản trị thương hiệu Auchan tại Việt Nam từ nay đến Tết Nguyên đán (đầu năm 2020), sau thời gian này, 2 bên sẽ cùng bàn thảo lại. Kể từ khi tiếp nhận, bên mua sẽ khai trương mới các điểm bán dưới dạng siêu thị Co.opmart, Co.optra, Finelife. Trong 18 siêu thị Auchan đang quản lý, đến cuối năm nay, Saigon Co.op sẽ sắp xếp lại và một số sẽ đóng cửa hẳn. Như vậy, sau khi bị “trượt tay” trong thương vụ mua lại chuỗi Big C Việt Nam 4 năm trước từ Casino Group, lần này, Saigon Co.op đã “phục thù” khi mua được Auchan.

Chỉ cách đây vài tháng, Auchan vẫn được nhắc đến như một nhà bán lẻ tiềm năng với kế hoạch đến năm 2020 sẽ phủ kín khu vực phía Bắc với 20 siêu thị. Nhưng doanh nghiệp này đã không thể cầm cự để tiếp tục kinh doanh thua lỗ thêm nữa nên quyết định rút khỏi Việt Nam. Trước thương vụ nêu trên, thị trường bán lẻ Việt Nam cũng đã từng chứng kiến doanh nghiệp nội thâu tóm doanh nghiệp ngoại.

Cơ hội và thách thức mới với thị trường bán lẻ Việt Nam

Vài đánh giá về thị trường bán lẻ Việt Nam

Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thị trường bán lẻ đã mở cửa hoàn toàn, những thay đổi tích cực của thị trường đã tác động lớn đến tiêu dùng của người dân cũng như phương thức phân phối sản phẩm của các nhà sản xuất, cung cấp.

Điều này được thể hiện trong Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) được ghi nhận bởi tập đoàn Tư vấn thị trường AT Kearney (Mỹ) -  Nghiên cứu xếp hạng 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, dựa trên cơ sở điều tra, khảo sát các nhà phân phối, bán lẻ hàng đầu thế giới.

Năm 2008, Việt Nam lần đầu tiên trở thành thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất trong số các thị trường mới nổi, sau đó tụt xuống vị trí thứ 5 vào năm 2009, thứ 14 năm 2010, vị trí 23 năm 2011 và vị trí 28 năm 2014. Hiện nay, Việt Nam đã lọt khỏi top 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng bình quân của tiêu dùng cá nhân là 10,5%/năm, từ đó, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng tăng dần qua các năm với tỷ lệ tăng bình quân là 15,5%/năm. Cụ thể:

Cơ hội và thách thức mới với thị trường bán lẻ Việt Nam - Ảnh 1
Quy mô thị trường bán lẻ tăng nhanh từ 70 tỷ USD năm 2010 lên đến 158 tỷ USD năm 2016. Kênh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam hiện chiếm khoảng 25% thị phần, thấp hơn so với các nước trong khu vực như Philippines là 33%, Thái Lan là 34%, Trung Quốc là 51%, Malaysia là 60% và Singapore lên đến 90%.

Thị trường bán lẻ Việt Nam tăng mạnh với nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là hình thức bán lẻ hiện đại như các siêu thị, trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại rộng lớn.

Bên cạnh đó, các cửa hàng, hộ kinh doanh cá thể, gánh hàng rong cũng ngày càng phát triển. Hiện nay, cả nước có khoảng 800 siêu thị, trung tâm mua sắm và 150 trung tâm thương mại, gần 9.000 khu chợ và 2,2 triệu hộ kinh doanh bán lẻ trên khắp mọi miền.

Các DN trong nước chiếm phần lớn thị trường bán lẻ Việt Nam như: Hệ thống siêu thị minimart kinh doanh tổng hợp có Co.op Mart, Vinmart, Fivimart, SaigonCoop, SatraMart, Hapromart… Ngoài ra, thị trường còn có sự tham gia của các nhà bán lẻ nổi tiếng nước ngoài.

Trong năm 2016, một số thương vụ đầu tư lớn vào Việt Nam như: Aeon đầu tư 500 triệu USD xây dựng hệ thống siêu thị minimart, trung tâm mua sắm; Tập đoàn TCC Holdings của Thái Lan mua lại Metro Cash và Carry Việt Nam với giá 655 triệu EUR; Tập đoàn Central Group của Thái Lan mua lại Big C với giá 1,4 tỷ USD. Trong năm 2017, 7 Eleven và một số nhà phân phối hàng đầu thế giới sẽ mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam.

Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương), giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ của Việt Nam sẽ đạt 11,9%/năm, quy mô thị trường khoảng 179 tỷ USD vào năm 2020, trong đó bán lẻ hiện đại chiếm trên 45% so với mức 25% của năm 2016. Đến năm 2020, theo quy hoạch, cả nước sẽ có khoảng 1.200 - 1.500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại, 157 trung tâm mua sắm.

Thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong nước trong giai đoạn 2007-2016 tăng trung bình khoảng 20%/năm, (gần 7 lần từ khi Việt Nam vào WTO).

Những thách thức đặt ra

Từ ngày 01/01/2009, Việt Nam đã mở cửa gần như hoàn toàn thị trường bán lẻ trong nước cho các nhà cung cấp nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với sự cạnh tranh tăng lên rất nhiều và thị trường bán lẻ Việt Nam đã có sự thay đổi về chất.

Trong thời gian ngắn, hệ thống phân phối cho chuỗi siêu thị minimart hiện đại ở Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, với hơn 700 siêu thị và trung tâm mua sắm thì nhà bán lẻ nước ngoài chiếm đến 40%, 125 trung tâm thương mại thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 25%.

Số lượng cửa hàng của một số thương hiệu lớn đã tăng nhanh, trong năm 2016, Vinmart: 1.000, Circle K: 200, Familly mart 73, vinmart: 36, Big C: 32, Fivimart: 30… đặt các DN bán lẻ trong nước trước những thách thức to lớn như: tăng cường năng lực cạnh tranh, sử dụng các công cụ được phép để bảo vệ tốt nhất lợi ích của người tiêu dùng.

Thị trường bán lẻ Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết, thiếu tính liên kết giữa các lực lượng tham gia thị trường bán lẻ.

Hệ thống siêu thị minimart kinh doanh theo chuỗi, cửa hàng bán lẻ thiếu tính chuyên nghiệp từ công nghệ quản trị chuỗi, tổ chức trưng bày hàng hóa, giá cả thiếu cạnh tranh, nguồn hàng chưa phong phú, đa dạng, mức độ kiểm soát chất lượng hàng hóa chưa đáp ứng được yêu cầu, mạng lưới chưa rộng khắp và tương xứng với nhu cầu của khách hàng.

Thói quen của người tiêu dùng cũng là thách thức lớn đối với các DN bán lẻ. Bên cạnh đó, các DN bán lẻ trong nước còn gặp phải nhiều vướng mắc từ chính sách và thực thi chính sách của Nhà nước. Các DN bán lẻ nước ngoài thường được ưu ái hơn khi cần mặt bằng kinh doanh.

Một số quy định chưa bình đẳng giữa DN trong nước và DN nước ngoài. Ví dụ quy định về hạn mức chi cho quảng cáo của các nhà sản xuất trong nước tối đa là 10% tổng chi phí, còn các công ty nước ngoài thì có thể lên đến 40%.

Để thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định, các DN trong nước củng cố được vị thế top 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, cần có chiến lược mạnh mẽ và phù hợp, tận dụng các cơ hội tiềm năng từ hội nhập quốc tế.

Tài liệu tham khảo:
1. Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 – 2016;
2. Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2011-2015;
3. Chính phủ (2012) Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định năm 2030.
Nguồn: Internet

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019

Bí quyết xây dựng chuỗi cửa hàng bán lẻ kinh doanh thành công

Bí quyết xây dựng chuỗi cửa hàng bán lẻ kinh doanh thành công

Bán lẻ theo chuỗi được dự báo là mảnh đất màu mỡ, đầy tiềm năng tại Việt Nam với mức tăng trưởng 20 - 30% mỗi năm.

Chuỗi cửa hàng bán lẻ là gì?

Chuỗi cửa hàng hoặc chuỗi bán lẻ là một cửa hàng bán lẻ trong đó một số địa điểm chia sẻ thương hiệu, quản lý trung tâm và thực tiễn kinh doanh được tiêu chuẩn hóa. Họ đã thống trị thị trường bán lẻ và ăn uống, và nhiều loại dịch vụ, ở nhiều nơi trên thế giới. Một cơ sở bán lẻ nhượng quyền là một hình thức của chuỗi cửa hàng. Năm 2004, chuỗi bán lẻ lớn nhất thế giới, Walmart, đã trở thành tập đoàn lớn nhất thế giới dựa trên tổng doanh thu.
Xây dựng chuỗi cửa hàng bán lẻ 

4 xu hướng bán lẻ dự báo tăng mạnh tại Việt Nam

Bán lẻ theo chuỗi

Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, Đinh Thị Mỹ Loan cho biết, mở rộng chuỗi là xu thế tất yếu của các đơn vị kinh doanh bán lẻ. Hiện dư địa tăng trưởng của mô hình này vẫn còn lớn tại thị trường Việt Nam. Bà Loan cho hay, kinh doanh theo chuỗi tại nhiều tỉnh thành phát triển trong nước đang có mức tăng trưởng  20 - 30% mỗi năm.

Theo chuyên gia này, Việt Nam vẫn còn nhiều không gian để bán lẻ theo chuỗi bứt phá mạnh mẽ. Hậu phương vững chắc của mô hình bán lẻ theo chuỗi là quy mô dân số hơn 90 triệu dân. Tuy nhiên, vấn đề sống còn đối với việc bán lẻ theo chuỗi chính là lựa chọn mặt bằng hiệu quả.

Bán lẻ trực tuyến kết hợp với cửa hàng offline

Theo bà Rebecca Pearson, Phó giám đốc Công ty CBRE châu Á, 90% những người mua sắm ở khu vực châu Á Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam) sẽ mua nhiều hơn nếu họ đến cửa hàng thực thể (cửa hàng offline) nhận những mặt hàng đã đặt trực tuyến. Các cửa hàng thực thể này nên được đầu tư có vị trí thuận tiện để kết nối với người mua.

Khách hàng hiện đại thích đặt hàng online nhưng mong muốn được đến tận cửa hàng để chạm, sờ, cảm nhận sản phẩm... trước khi nhận hàng. Các thương hiệu lớn và cả các nhà kinh doanh trực tuyến lớn như Everlane, Amazon, Habitat... đều mở cửa hàng thực thể. Ví dụ Uniqlo đã tăng doanh thu 40% nhờ các cửa hàng thực thể này.

Xu hướng hiệu nay các nhà bán lẻ trực tuyến mở các cửa hàng thực thể (cửa hàng offline) để trưng bày, cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm và tăng hiệu quả kinh doanh. Các doanh nghiệp hãy nắm bắt và áp dụng công nghệ tại cửa hàng, đừng quan tâm quá nhiều đến cái nhập chuột.

Bán lẻ bổ sung trải nghiệm thực tế

Tại hội thảo, ông Geoffrey Morrison, sáng lập, kiêm Giám đốc điều hành Concept I cho rằng trải nghiệm thực tế là cánh cửa dẫn đến thị trường bán lẻ sôi động. Xu hướng tăng đầu tư để gia tăng tương tác kỹ thuật số trong hệ thống bán lẻ đang là bài toán sống còn. Thế nhưng các trải nghiệm mua sắm mới chính là con át chủ bài. Vì vậy, cần có sự phân biệt khách hàng thường xuyên và vãng lai để mở rộng các trải nghiệm mới mẻ, tạo điều kiện kích cầu.

Bán lẻ 4.0 song hành với truyền miệng

Ông Chris Dobson, Phó Chủ tịch Viện thiết kế Bán lẻ nhận định, dù nền tảng công nghệ đã phát triển và được ứng dụng ngày càng đa dạng vào thị trường bán lẻ nhưng truyền miệng vẫn là kênh phân phối nặng ký. Thị trường đang diễn biến theo chiều hướng 50% mua sắm đựa trên trải nghiệm và 80% mua sắm bằng cách truyền miệng. Các trao đổi của chính khách hàng với nhau sau khi trải nghiệm tại cửa hàng sẽ được kể lại cho bạn bè, người thân... và điều đó giúp việc mua sắm sôi động hơn.

Những kinh nghiệm trong xây dựng chuỗi bán lẻ


Có 5 nhân tố và 6 nguyên tắc chúng ta cần ghi nhớ khi xây dựng mô hình mẫu:

- Công thức tạo ra sản phẩm

- Số lượng mã sản phẩm.

- Diện tích cửa hàng.

- Biển bảng và mã thiết bị phục vụ bán hàng.

- Số lượng nhân viên

Điều này rất quan trọng, bởi nó liên quan tới ''quy mô'' và vốn đầu tư cho mỗi cửa hàng.

6 nguyên tắc mà theo Michael E. Gerber đã đưa ra, đó là:

- Logo, màu sắc, trang phục, trang thiết bị cần phải được sử dụng đồng nhất.

- Cửa hàng phải được xây dựng quy trình một cách trật tự và hoàn hảo.

- Chất lượng sản phẩm và dịch vụ phải nhất quán trên toàn hệ thống.

- Xây dựng KPI và hướng dẫn làm việc cụ thể cho nhân viên.

- Cửa hàng được vận hành bởi những người có kỹ năng thấp nhất có thể.

- Giá trị đem lại cho khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp, các nhà đầu tư hơn những gì họ mong đợi.

5 nhân tố và 6 nguyên tắc cần ghi nhớ khi xây dựng mô hình chuỗi
Chúng ta không còn nghi ngờ gì về sức mạnh của mô hình chuỗi. Sự phát triển thần kỳ và rất đáng kinh ngạc của những thương hiệu ngay tại Việt Nam như TGDĐ đã minh chứng cho điều đó.

Tại sao xuất phát điểm chỉ là 1 cửa hàng nhỏ, trong khi tại thời điểm đó F đã sở hữu tới 13 công ty, thâu tóm 90% thị phần di động và doanh thu toàn tập đoàn đã sấp xỉ 1 tỷ $. Nhưng chỉ sau hơn 10 năm, TGDĐ đã vượt qua cả về quy mô cửa hàng lẫn doanh số. Có thể gọi là một sự bứt phá thần kỳ.

Và tại sao F cũng tham gia mô hình chuỗi từ rất sớm, chỉ sau TGDĐ 1 năm. Với điều kiện về tài chính, nền tảng công nghệ, nguồn hàng, kinh nghiệm.. hơn hẳn, nhưng chỉ sau 10 năm đã bị TGDĐ bỏ xa.

Chúng ta cùng tìm hiểu 5 nhân tố và 6 nguyên tắc dưới đây.

A. 5 nhân tố
1 - Công thức tạo ra sản phẩm
Chúng ta bước vào quán gà rán K hay quán trà sữa P, chúng ta nhận thấy rằng tất cả sản phẩm của họ đều có chất lượng đồng đều. Bởi sản phẩm của họ đã có được công thức chung. Tỉ lệ nguyên, vật liệu và ngay cả thời gian chế biến cũng có quy trình cân đo đong đếm nghiêm ngặt.

Công thức tạo ra sản phẩm trong một vài trường hợp cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh và sự khác biệt. Nếu không có công thức tạo ra sản phẩm thì không thể quản lý được chất lượng, khi chất lượng sản phẩm không đồng đều thì không thể xây dựng mô hình chuỗi thành công.

2 - Số lượng mã sản phẩm
Năm 2007 TGDĐ bắt đầu xây dựng chuỗi cửa hàng, họ không bị áp lực về lựa chọn thương hiệu. Bởi vậy, TGDĐ hầu như có thể lựa chọn tất cả các mẫu mã hiện có trên thị trường, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Trong khi đó F bị ràng buộc bởi các hãng, không được phép bán các sản phẩm của đối thủ ngoài những thương hiệu mà F đang phân phối ( F khi đó đang là npp của Nokia, Samsung, Moto ) Chính điều này đã giúp cho TGDĐ có lợi thế cạnh tranh, khi thời điểm đó các sản phẩm giá rẻ như Q.mobile, hàng xách tay phát triển như vũ bão và được thị trường đón nhận tích cực.

Từ "Chính hãng" trước đây thể hiện quyền lực của F, nhưng trong mô hình chuỗi lại là rào cản rất lớn để cạnh tranh với chàng tí hon TGDĐ.

Lựa chọn số lượng mã sp và thương hiệu sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường là một yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển chuỗi.

3 - Diện tích cửa hàng
Năm 2008 F bắt đầu tham gia mô hình chuỗi với cửa hàng đầu tiên ở 45 Thái Hà, HN với thương hiệu [ in ]. Với sức mạnh tài chính của tập đoàn khi đó, những lãnh đạo đã định hướng F là phải to, phải hoành tráng.

Chính sự định hướng phải to, hoành tráng nên việc tìm mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn do số lượng bị hạn chế và giá thành thuê rất cao.

Và kết quả sau 1 năm, năm 2009 F phát triển được 9 cửa hàng còn TGDĐ đã là 40 cửa hàng.

Trong mô hình chuỗi, độ phủ và tốc độ phủ chính là sức mạnh của chuỗi. Khi F muốn thể hiện khả năng của một ông lớn thông qua bộ mặt hoành tráng của các cửa hàng trong bối cảnh lúc đó vẫn còn hàng ngàn cửa hàng điện thoại nhỏ lẻ với các dịch vụ đa dạng thì việc cạnh tranh để tồn tại đã là một bài toán khó.

TGDĐ thông minh hơn khi lựa chọn diện tích cửa hàng vừa phải, đủ trưng bày những mã sản phẩm cần thiết mà không bị chi phí quá cao. Việc tìm kiếm và nhân bản cũng dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.

Số lượng mã sản phẩm, diện tích cửa hàng là những chỉ số cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, phải phù hợp với bối cảnh thị trường, phù hợp với khả năng tài chính cũng như khả năng nhân bản.

4 - Biển bảng và mã thiết bị phục vụ bán hàng
Sự khác biệt của mô hình chuỗi với các cửa hàng đơn lẻ chính là nhận diện thông qua màu sắc và cách bài trí.

TGDĐ không phải là đơn vị đầu tiên phát triển mô hình chuỗi trong ngành di động. Trước đó, năm 2006 chuỗi cửa hàng điện thoại lớn nhất Việt Nam được mệnh danh "cơn lốc màu da cam" mang tên Nettra ra đời. Chỉ sau 3 tháng, Nettra đã phát triển gần 60 cửa hàng trên toàn quốc. Và cũng chỉ sau đó 1 năm cơn lốc màu da cam bị phai màu và biến mất.

Phải công nhận Nettra khi đó đã tạo ra một luồng gió mới cho thị trường bán lẻ ĐTDĐ, cũng nhờ nó mà TGDĐ mới tìm ra được con đường đi cho riêng mình.

Nettra đã tạo ra được sự khác biệt về việc nhận diện thông qua màu sắc, nhưng theo như các chuyên gia về thương hiệu, thì màu sắc Nettra lựa chọn là một sai lầm.

Theo các nghiên cứu của các công ty trên thế giới về màu sắc đã được kiểm chứng khi họ thử nghiệm với các màu sắc là: màu da cam, màu xanh, màu vàng, màu đen. Kết quả, trong kinh doanh màu da cam thường đem lại cảm giác không đáng tin cậy, màu của sự thay đổi thất thường, dân VN hay gọi màu "đồng bóng". Ngược lại, màu vàng, màu đen thể hiện quyền lực và sức quyến rũ, màu xanh thể hiện độ tin cậy.

Không phải ngẫu nhiên mà TGDĐ lấy màu vàng và đen làm màu sắc nhận diện hệ thống chuỗi của mình. Cũng giống như tại Mỹ, khi nhắc tới màu xanh người ta nghĩ ngay tới màu xanh của IBM.

Màu sắc và cách bài trí của mô hình chuỗi cũng giống như trang phục của con người. Nó thể hiện sự tinh tế, cảm xúc và độ tin cậy cho người đối diện.

5 - Số lượng nhân viên
Nhân tố cuối cùng chính là con người. Con người luôn là chìa khóa của bất kỳ mô hình nào để tạo ra sự thành công. Chỉ khác một điều là mức độ ảnh hưởng của con người trong từng mô hình là khác nhau.

Ở mô hình chuỗi, con người đóng vai trò kết nối giữa các nhân tố để tạo ra một chỉnh thể thống nhất - Một cửa hàng có thể đóng gói như một sản phẩm, có khả năng nhân bản và hoạt động y xì như cửa hàng đầu tiên.

Chính vì vậy, các nhân tố như: sản phẩm, số lượng mã sp, diện tích cửa hàng, màu sắc, trang thiết bị và số lượng nhân viên chính là "nguyên liệu" đầu vào để tạo ra sản phẩm mang tên "cửa hàng". Và việc tạo ra cửa hàng cũng cần phải có công thức để dễ dàng đóng gói và nhân bản.

6 nguyên tắc cần ghi nhớ trong xây dựng mô hình chuỗi

- Nguyên tắc 1: Logo, màu sắc, trang phục, trang thiết bị cần phải được sử dụng đồng nhất.
Nếu ví màu sắc của cửa hàng giống như trang phục, thì logo chính là khuôn mặt và trang thiết bị chính là các phụ kiện để tạo ra một phong cách đặc trưng của mỗi người.

The Kafe là cái tên không còn xa lạ gì với giới trẻ, đặc biệt là đối với các bạn khởi nghiệp trong lĩnh vực F&B. Và cái tên luôn đi sát bên cạnh chính là Cộng Cà Phê.

Tại sao The Kafe thất bại còn Cộng Cà Phê lại có thể tồn tại?

Khách hàng đến với bạn bởi 3 lý do chính: chất lượng sản phẩm, địa điểm và phong cách. Phong cách của The Kafe là trẻ trung, hiện đại. Khách hàng mục tiêu của The Kafe là giới trẻ. Giới trẻ thường thích trải nghiệm những cái mới và có xu hướng thay đổi nhanh.

Cái sai lầm của The Kafe là tư duy muốn giữ chân khách hàng phải luôn đổi mới mình. Chính vì vậy, nếu quan sát ta sẽ thấy trang thiết bị của mỗi cửa hàng có sự khác nhau. Sự thay đổi nhanh với tiêu chí hiện đại, sang trọng đã đẩy chi phí đầu tư trên mỗi điểm bán của The Kafe rất lớn. Nhưng tiếc thay nó lại không tạo ra một "phong cách" đặc trưng của chuỗi. Khách hàng họ không thể gọi tên The Kafe là gì và không hiểu mình đến với The Kafe vì lý do gì.

Cộng Cà Phê thì khác, họ lựa chọn màu xanh áo lính đặc trưng, những bộ bàn ghế salon cũ kỹ, những chiếc bình bi đông, ca sắt gỉ mèm..Cộng Cà Phê đã tạo ra được một concept rất riêng. Phong cách của thời bao cấp được thể hiện rất nổi bật. Sự nhất quán và xuyên suốt từ logo, màu sắc đến các vật dụng, không gian trên toàn hệ thống đã giúp Cộng Cà Phê định vị một cách rõ ràng về phong cách - phong cách hoài cổ thời bao cấp.

Phong cách hoài cổ với những vật dụng đơn giản, dễ kiếm và rẻ tiền đã giúp Cộng Cà Phê tiết kiệm được khoản chi phí đầu tư khá lớn trên mỗi điểm bán, giúp tăng tỉ suất lợi nhuận trên mỗi cửa hàng.

Trong xây dựng mô hình chuỗi, đầu tư nhiều hay ít không quan trọng, điều quan trọng là bạn phải tạo ra một thứ gọi là Phong Cách.

- Nguyên tắc 2: Cửa hàng phải được xây dựng quy trình một cách trật tự và hoàn hảo.


Trong một thế giới rối loạn, một đất nước giữ được sự trật tự hoàn hảo như Nhật Bản luôn được ngưỡng mộ và có sự tin cậy cao.

Doanh nghiệp hay cửa hàng cũng vậy, nếu bạn không thể đưa nó vào trật tự, khuôn khổ nó sẽ không còn là của bạn nữa.

Một cửa hàng được tổ chức bài bản và quy củ, nhân viên họ sẽ biết mình phải làm gì và khách hàng họ sẽ tin rằng thứ họ sắp mua ở đây đã được kiểm soát quy trình chất lượng tốt. Điều quan trọng hơn là sự trật tự và quy củ sẽ giúp cửa hàng hoạt động tốt ngay cả khi thị trường bên ngoài đang rối loạn.

Mô hình chuỗi muốn phát triển bền vững phải có kết cấu ổn định. Sự ổn định và quy củ sẽ giúp khách hàng tin tưởng vào những giá trị mà doanh nghiệp mang lại. Đồng thời, nhân viên trong doanh nghiệp cũng yên tâm và tin tưởng vào tương lai của họ khi gắn bó lâu dài với công ty.

- Nguyên tắc 3: Chất lượng sản phẩm và dịch vụ phải nhất quán trên toàn hệ thống.
Câu chuyện cây xăng và chai nước

Trên trục đường về quê tôi có 5 cây xăng. Một lần ghé vào đổ xăng ở cây thứ 3 với số tiền 300.000đ, tôi được họ tặng cho 1 chai nước suối. Tuy nhỏ, nhưng nó làm tôi vui. Và từ lần sau tôi đều ghé đó để đổ xăng.

Rồi đến một hôm (khoảng lần thứ 5) tôi ghé vào đổ xăng trong cơn khát và đợi họ đưa tặng chai nước, nhưng tuyệt nhiên không thấy gì. Tự dưng tôi thấy hơi bực, cảm thấy nhu cầu của mình không được xem trọng. Từ lần đó trở đi, tôi không bao giờ ghé đó đổ xăng nữa.

Tôi không quay lại không phải do xăng không tốt hoặc đắt hơn mà cảm giác mong đợi được phục vụ như lần đầu đã không còn nữa. Tôi không đòi hỏi nhưng tôi muốn sự phục vụ ổn định. Tôi muốn nó phải giống nhau sau mỗi lần tôi ghé cửa hàng. Chất lượng dịch vụ không ổn định làm tôi không yên tâm về những giá trị tôi nhận được.

Trong mô hình chuỗi, ngoài chất lượng sản phẩm và dịch vụ phải nhất quán trên toàn hệ thống thì nó còn phải nhất quán theo hướng tốt hơn cả những lần tiếp theo khi khách hàng quay lại.

Khi khách hàng quay lại có nghĩa họ đã cảm nhận được giá trị từ cửa hàng. Việc duy trì họ có quay lại thường xuyên hay không phụ thuộc vào cửa hàng có duy trì được những giá trị mà họ đã nhận được như lần đầu bước tới.

Sự tồn tại của mô hình chuỗi chính là giúp khách hàng cảm nhận rõ ràng về những giá trị sau mỗi lần mua hàng theo chiều hướng tốt lên.

- Nguyên tắc 4: Xây dựng kpi và hướng dẫn làm việc cụ thể cho nhân viên
Khi bạn bước vào quán kem Swensens, câu bạn được nghe đầu tiên là: Swensens xin chào!

Điều ngạc nhiên là không chỉ có một nhân viên chào bạn mà tất cả nhân viên, dù đang đứng im hay đang làm việc đều cúi đầu và chào bạn rất to. Bạn chưa bao giờ thấy điều này ở quán kem nào trước đây. Bạn cảm thấy sự hiện diện của mình được chào đón nồng nhiệt và trang trọng - Đó là điều làm nên sự khác biệt.

Một ngày làm việc bắt đầu bằng một lời chào, kèm theo bảng hướng dẫn chi tiết làm việc cho nhân viên là điều không thể thiếu đối với một mô hình chuỗi chuyên nghiệp.

Tâm lý chung, chúng ta làm việc không chỉ đơn giản vì tiền mà còn cần có những mục tiêu rõ ràng và cụ thể. Chúng ta cần được biết mình sẽ phải làm những gì? đạt bao nhiêu % kết quả. Sự cố gắng của bạn có được công ty đo lường và ghi nhận?

Nếu không có những quy định cụ thể thì mỗi công việc thường ngày của bạn sẽ trở thành một ngoại lệ và bạn không có động lực để hoàn thành. Một hệ thống cửa hàng nếu thiếu các văn bản quy định chi tiết thì không thể gọi là mô hình chuỗi quy củ, và đương nhiên không thể phát triển bền vững.

Bởi vậy, để xây dựng mô hình chuỗi hiệu quả và bền vững nhất thiết phải có những quy định cụ thể mà chúng ta hay gọi là "sổ tay công việc" cho từng vị trị và hệ thống kpi để đo lường và đánh giá kết quả.

- Nguyên tắc 5: Cửa hàng được vận hành bởi những người có kỹ năng thấp nhất có thể.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 ra đời vào cuối thế kỷ 19 mở ra nền đại công nghiệp là dây chuyền sản xuất hàng loạt - điển hình là việc áp dụng nguyên lý quản trị của F.W.Taylor mà FORD là hãng đi tiên phong.

Cuộc cách mạng đã đẻ ra hàng triệu triệu việc làm với chỉ một vài thao tác đơn giản đã được vua hề Saclo-Charlie Chaplin thể hiện trong tác phẩm huyền thoại mang tên "Thời Đại Công Nghiệp".

Mô hình chuỗi cũng được coi là một cuộc cách mạng trong mô hình kinh doanh nhượng quyền. Cuộc cách mạng này được mang tên "cuộc cách mạng chìa khóa trao tay".

Để có thể nhân bản được hệ thống cửa hàng, doanh nghiệp của bạn không thể phụ thuộc vào những người có kỹ năng cao. Trên thị trường lao động, rất hiếm những người như vậy. Nếu có, họ cũng đòi mức lương tương xứng. Nếu doanh nghiệp bạn chấp nhận thì sẽ phải đối mặt với hàng loạt chi phí khổng lồ.

Mô hình chuỗi cần hoạt động hiệu quả ở mức chi phí thấp nhất. Ở đó, cần những con người có kỹ năng tối thiểu để hoàn thành các mục tiêu. Bạn cần phải luôn tự hỏi: làm thế nào để đáp ứng sự mong đợi của khách hàng và đem lại giá trị tốt nhất cho họ thông qua cả hệ thống chứ không phải thông qua những cá nhân xuất sắc.

Hay nói cách khác: làm thế nào để xây dựng một chuỗi cửa hàng mà kết quả đạt được phụ thuộc vào hệ thống chứ không phải phụ thuộc vào chuyên gia.

Một mô hình chuỗi hiệu quả là ở đó nhân viên được đào tạo thành những chuyên gia. Nhưng để một người bình thường có thể đảm nhận được công việc của một chuyên gia thì trong hệ thống nhất thiết phải có những bản hướng dẫn tỉ mỉ và chi tiết. Điều này là để bù đắp sự chênh lệch giữa kỹ năng nhân viên có với kỹ năng doanh nghiệp cần để đem lại những kết quả tốt nhất.

Chúng ta cần nhớ rằng: những doanh nghiệp vĩ đại được tạo dựng nên không phải bởi những cá nhân xuất sắc mà bởi những người bình thường biết làm những việc đặc biệt.

- Nguyên tắc 6: Giá trị đem lại cho khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp, các nhà đầu tư hơn những gì họ mong đợi.
Giá trị là những gì chúng ta có thể cảm nhận được, bao gồm giá trị định tính và giá trị định lượng.

Giá trị đơn giản chỉ là một câu: Swensens xin chào - khách hàng cảm thấy mình được trân trọng.

Giá trị có thể là một món quà, một phần thưởng cho những nhân viên có thành tích xuất sắc trong hệ thống.

Giá trị có thể là một bức thư, một cái mail, một lời khen ngợi cho những đối tác cung cấp đầu vào đúng tiêu chuẩn, đúng thời gian góp phần đem lại sự thành công của chuỗi.

Giá trị có thể là những khoản cổ tức đều đặn và gia tăng thường xuyên cho các nhà đầu tư.

Tóm lại, để xây dựng một mô hình chuỗi thành công, doanh nghiệp của bạn không chỉ đem lại giá trị chắc chắn cho khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp, nhà đầu tư mà còn phải mang lại giá trị nhiều hơn những gì họ mong đợi.

Đó là mục tiêu của mọi doanh nghiệp và cũng là lý do để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & SETUP SIÊU THỊ ISAAC
🔥
🔥Địa chỉ: Phòng 501 tầng 5, tòa nhà ISaac 813 Giải Phóng, quận Hoàng Mai, HN
🔥Hotline: 0989 864 866
🔥 Webisite: https://www.dichvusieuthi.com/

Nguồn: Internet
Bán lẻ là gì? phân biệt khái niệm bán buôn, bán sỉ tổng quan thị trường Việt Nam

Bán lẻ là gì? phân biệt khái niệm bán buôn, bán sỉ tổng quan thị trường Việt Nam

Theo Wikiperia, Bán lẻ là quá trình bán hàng hóa hoặc dịch vụ tiêu dùng cho khách hàng thông qua nhiều kênh phân phối để kiếm lợi nhuận. Các nhà bán lẻ đáp ứng nhu cầu được xác định thông qua một chuỗi cung ứng. 

Thuật ngữ "nhà bán lẻ" thường được áp dụng khi nhà cung cấp dịch vụ xử lý hàng loạt các đơn hàng nhỏ của một số lượng lớn các cá nhân, là người dùng cuối, thay vì đơn đặt hàng lớn của một số lượng nhỏ khách hàng bán buôn, doanh nghiệp hoặc chính phủ. Mua sắm thường đề cập đến hành động mua sản phẩm. Đôi khi điều này được thực hiện để có được hàng hóa cuối cùng, bao gồm các nhu yếu phẩm như thực phẩm và quần áo; đôi khi nó diễn ra như một hoạt động giải trí. Mua sắm giải trí thường liên quan đến mua sắm cửa sổ và đi xem hàng: điều này không phải lúc nào cũng dẫn đến việc mua hàng.

Cách phân biệt bán lẻ và bán sỉ

Bán sỉ và Bán lẻ khác nhau như thế nào?

Hình thức bán:
  • Bán sỉ: bán với số lượng lớn (lô, lốc,…).
  • Bán lẻ: bán từng sản phẩm (cái, chiếc,…).

Đối tượng:
  • Bán sỉ: đại lý, cửa hàng, nhà phân phối sỉ.
  • Bán lẻ: người dùng cuối cùng, khách hàng dùng trực tiếp sản phẩm đó.

Giá cả:
  • Bán sỉ: thấp hơn giá bán lẻ. Đơn giản là người ta bán 1 sản phẩm lời ít đi nhưng với số lượng lớn trong 1 lần giao dịch thì tổng lợi nhuận sẽ nhiều.
  • Bán lẻ: giá bán lẻ tùy theo lợi nhuận mà người bán muốn đạt được nhưng sẽ cao hơn giá bán sỉ.
Bán lẻ là gì?

Tổng quan thị trường bán lẻ tại Việt Nam

1.     Định nghĩa về thị trường bán lẻ


Thị trường bán lẻ là thị trường ở đó diễn ra hoạt động bán lẻ. những người bán lẻ và người tiêu dùng là hai tác nhân chính của thị trường. Những người bán lẻ (cá nhân, tổ chức) và người tiêu dùng tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa trong một khuôn khổ khung pháp lý nhất định

2.     Cấu trúc kênh phân phối của thị trường bán lẻ

Dù hàng hóa được phân phối như thế nào thì kênh phân phối của thị trường bán lẻ về cơ bản bao gồm ba thành viên: người sản xuất, người trung gian và người tiêu dùng cuối cùng.

Người sản xuất: là người trực tiếp sản xuất ra hàng hóa đó. Đôi khi người sản xuất cũng là người bán thẳng hàng hóa đó tới tay người tiêu dùng không cần qua trung gian.

Người trung gian: là những người tham gia vào việc phân phối hàng hóa tới người tiêu dùng. Người trung gian có thể gồm: đại lý môi giới, người bán buôn, người bán lẻ (cửa hàng tiện dụng, siêu thị và siêu thị mini, cửa hàng bách hóa, cửa hàng đại hạ giá, cửa hàng chuyên doanh, trung tâm thương mại…)

Người tiêu dùng: là người cuối cùng nhận được hàng hóa đó. Họ nhận hàng hóa đó với mục đích để tiêu dùng

Do sự đa dạng của khâu trung gia mà hàng hóa có thể đén tay của người tiêu dùng theo nhiều con đường dài ngắn khác nhau:
Người sản xuất trực tiếp đưa hàng háo của mình tới tận tay người tiêu dùng mà không qua một khâu trung gian nào khác. Hàng hóa được bán tại các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của mình hoặc qua điện thoại, qua mạng, qua đơn đặt hàng…

+ Ưu điểm: Ưu điểm của trường hợp này là hàng hóa tiêu thụ nhanh chóng. Vì hàng hóa đến thẳng tay người tiêu dùng nên giá cả hợp lý hơn. Đồng thời, di không phải qua khâu trung gian nên nhà sản xuất có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn. Đặc biệt, ưu điểm lớn nhất đó là nhà sản xuất có thể dễ dàng nắm bắt, nhận biết nhu cầu của khách hàng.

+ Nhược điểm: Để thực hiện đưa hàng hóa theo con đường này và đảm bảo được nguyên tắc lợi nhuận thì người tiêu dùng ở đây phải là người có nhu cầu tiêu thụ lớn và ổn định. Trên thực tế, doanh nghiệp rất khó có thể tìm kiếm được những người tiêu dùng đáp ứng được yêu cầu đó. Dễ gây xung đột lợi ích giữa nhà bán sản phẩm cho công ty và công ty.

+Ứng dụng: Con đường trực tiếp thường được áp dụng trong trường hợp bán những hàng hóa có giá trị lớn, những hàng hóa có tính chất thương phẩm đặc biệt (hàng tươi sống, hàng lâu bền…) Ví dụ: bán ô tô, cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm.

Người sản xuất đưa hàng hóa của mình tới tay người tiêu dùng thông qua khâu trung gian là những nhà bán lẻ hoặc là thông qua nhà bán buôn rồi đén người bán lẻ cuối cùng là đến người tiêu dùng.

Trườn hợp hàng hóa theo con đường ngắn chỉ có một người trung gian là người bán lẻ:
+ Ưu điểm: Trong trường hợp này thì người sản xuất có thể tận dụng được vị trí bán hàng, hệ thống phân phối của người bán lẻ. Qua đó, nhà sản xuất có thể tăng được uy tín của hàng hóa. Ngoài ra, người sản xuất cũng dễ dàng điều chỉnh hoạt động bán hàng của mình.
+ Nhược điểm: Rõ ràng trong trường hợp này, lợi nhuận đã bị phân chia một phần cho nhà bán lẻ. Người sản xuất cũng khó điều phối được hàng hóa của mình do các địa điểm bán hàng thuộc sở hữu của nhiều người bán lẻ khác nhau.

+ Ứng dụng: Nhà sản xuất có quy mô nhỏ nên thường kiêm cả hoạt động bán buôn tì áp dụng trường hợp này. Các nhà bán lẻ cần phải đáp ứng được yêu cầu là phải có vốn lớn và mạng lưới rộng rãi.

Trường hợp hàng hóa theo con đường trung bình là qua người bán buôn, đến người bán lẻ, rồi đến người tiêu dùng.
+ Ưu điểm: Để mở rộng được thị trường của mình thì người sản xuất càn phải có vốn lớn, quan hệ rộng rãi, có bí quyết trong sản xuất, phân phối, bảo quản hàng hóa. Không phải người sản xuất nào cũng có thể đáp ứng được yêu cầu đó. Khi đó, để mở rộng thị trường thì những người sản xuất này sẽ nhờ đến vai trò của người bán buôn.

+ Nhược điểm: Chi phí sản xuất hàng  hóa chắc chắn sẽ tăng lên, từ đó người sản xuất bị chia sẻ lợi nhuận nhiều hơn. Người sản xuất cũng không thể tự mình điều chỉnh được thị trường phân phối của mình do còn phải phụ thuộc vào người bán buôn.

+ Ứng dụng: Mở rộng thị trường phân phối hàng hóa
Ngoài ra, hàng hóa có thể đến tay người tiêu dùng qua những con đường dài hơn. Hàng hóa đi từ nhà môi giới đến những nhà bán buôn rồi đến những nhà bán lẻ cuối cùng mới là người tiêu dùng.

+ Ưu điểm: Trong trường hợp này người sản xuất có thể chuyên tâm vào sản xuất, khâu phân phối được giao phối các người môi giới.
+ nhược điểm: Chi phí tăng lên rất nhiều.
+ Ứng dụng: Trường hợp này áo dụng khi hàng hóa phải thâm nhập vào những thị trường có những luật lệ, quy tắc khó khăn hoặc là những thị trường đầu tiên mà người sản xuất bán hàng hóa của mình. Tại những thị trường này, để có thể bán được hàng hóa thì cần những người am hiểu sâu sắc thị trường, có mối quan hệ tốt với người bán buôn. Người đó chính là người môi giới.

Trên thực tế, người sản xuất không chỉ áp dụng duy nhất một con đường để đưa hàng hóa của mình tới tay người tiêu dùng. Họ có thể bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng bnas và giới thiệu sản phẩm, bán buôn cho những người bán lẻ để phân phối được nhiều sản phẩm, đồng thời họ có thể bán hàng thông qua môi giới khi đưa hàng hóa của mình sang thị trường nước ngoài. Kết hợp nhiều con đường phân phối khác nhau giúp người sản xuất vừa am hiểu nhu cầu của thi trường để điều chỉnh sản xuất, vừa tiêu thụ sản phẩm được tốt hơn. khi lựa chọn các con đường phân phối hàng hóa của mình thì người sản xuất cần căn cứ vào:

+ Nhu cầu của thị trường: Nhu cầu của thị trường được xem xét trên các góc độ: số lượng của hàng hóa thi trường nhiều hay ít, quy mô, những khu vực có nhu cầu đối với sản phẩm hàng hóa, chu kỳ sống của sản phẩm.

+ Điều kiện của người sản xuất: điều kiện ở đây là thực tế về vốn, về mạng lưới phân phối của người sản xuất. Điều kiện cũng có thể hiểu đó là người sản xuất muốn tung ra sản phẩm mới hay là mở rộng thị trường.

+ Chiến lược phân phối hàng hóa của người sản xuất.    

3. Các loại hình bán lẻ

Các loại hình bán lẻ vô cùng phong phú và đa dạng. Dựa trên các tiêu chí khác nhau người ta có thể phân loại ra nhiều loại hình bán lẻ khác nhau. Ví dụ phân loại theo quy mô thì các loại hình bán lẻ có các cơ sở bán lẻ lớn, vừa và nhỏ. Hay phân loại theo các chủ thể tham gia bán lẻ thì các loại hình bán lẻ gồm có doanh nghiệp bán lẻ, hợp tác xã bán lẻ, cá thể hộ gia đình…

Tuy nhiên, phổ biến và dễ hiểu nhất thì người ta thường phân loại thị trường theo tiêu thức cách thức bán hàng và hàng hóa kinh doanh.

Theo đó trong thị trường bán lẻ, các loại hình bán lẻ gồm có bán lẻ tại cửa hàng, bán lẻ không qua cửa hàng và bán lẻ dịch vụ.

Bán lẻ tại cửa hàng: Đây là loại hình bán lẻ phổ biến nhất hiện nay. Theo loại hình bán lẻ này, các tổ chức hay cá nhân bán lẻ có một địa điểm kinh doanh cố định. Tại đây, người ta tổ chức trưng bày hàng hóa và người tiêu dùng tới đây để mua và thanh toán trực tiếp. các địa điểm bán hàng này tùy theo quy mô, tính chất của từng loại cửa hàng khác nhau. 

Hiện nay có các loại cửa hàng bán lẻ như sau:

Chợ: chợ là một loại hình bán lẻ truyền thống lâu đời và phổ biến khắp nơi trên thế giới. Chợ có thể hiểu là một nơi quy tụ nhiều người bán lẻ và người tiêu dùng để tiêu thụ các loại hàng hóa khác nhau. Hoạt động buôn bán của chợ có thể diễn ra hàng ngày hoặc định kỳ theo một khoảng thời gian nhất định.

Siêu thị: Siêu thị là một loại hình bán lẻ hiện đại, mới xất hiện tại Việt Nam. Siêu thị được hiểu là một cửa hàng bán lẻ kinh doanh theo phương thức tự phục vụ, được trang bị cơ sở vật chất tương đối hiện đại, bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu phong phú của người dân. Giá cả tại siêu thị thường cố định theo sự ấn định của người kinh daonh, không linh hoạt như giá cả ngoài chợ là kết quả thương lượng giữa người bán và người mua. Siêu thị thường phải đáp ứng được một số quy định nhất định về cơ sở vật chất: quy mô, địa điểm, kho… Quy định này tùy thuộc vào cơ quan quản lý.

Cửa hàng bán lẻ độc lập: loại hình bán lẻ này tồn tại rất phổ biến. Các cửa hàng này thường thuộc sở hữu của các cá nhân hay hộ gia đình. Nó tồn tại dưới hình thức các cửa hàng, cửa tiệm nhỏ tại các mặt phố, khu dân cư. Các loại hàng hóa tại các cửa hàng này thường là các hàng tiêu dùng, dân dụng phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày.

Cửa hàng bán lẻ dạng hợp tác xã: Hợp tác xã bán lẻ được hình thành bởi một nhóm người bán lẻ liên kết với nhau để cùng buôn bán, phân phối hàng hóa. Sự liên kết này dựa trên sự tự nghuyên, đồng thời các thành viên có quyền tự do gia nhập, tách khỏi hợp tác xã và tự cung ứng hàng hóa từ các nguồn ngoài hợp tác xã.

Cửa hàng bách hóa: Đây là loại hình cửa hàng lớn cả về quy mô và số lượng hàng hóa. Các cửa hàng bách hóa thường được xây dựng tại các khu dân cư tập trung đông đúc. Hàng hóa tại đây phong phú về chủng loại và mẫu mã nên thường được bày bán chuyên biệt tại các khu vực riêng của cửa hàng.

Cửa hàng đại lý: Các cửa hàng này được người sản xuất hoặc người phân phối trung gian cho việc tiêu thụ hàng hóa trên cơ sở hợp đồng đại lý. Hoạt động của các cửa hàng này thường độc lập và hưởng một khoản hoa hồng nhất định.

Cửa hàng nhượng quyền thương mại: Đây là một hình thức mới mẻ, nó bắt đầu xuất hiện tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20 và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cửa hàng này thường được ký hợp đồng để được nhượng quyền kinh doanh một loại hàng hóa dịch vụ nhất định từ nhà sản xuất. Các cửa hàng nhượng quyền là các cửa hàng có vốn sẵn định và có địa điểm kinh doanh. Các cửa hàng này kinh doanh dựa vào thương hiệu một hang đã nổi tiếng trên thị trường.  Ngoài ra, cửa hàng này cũng nhận được sự tư vấn, cung cấp bí quyết về marketing, tổ chức quản lý, đào tạo nguồn nhân lực… từ đơn vị trao quyền kinh doanh.

Để đổi được điều đó, thì ngoài số tiền đóng lúc đầu, các cửa hàng còn phải đóng thêm một khoản phí nhất định.

Cửa hàng chuyên doanh: Đây là hình thức cửa hàng kinh doanh chuyên sâu. Nó chỉ cung cấp một hay một nhóm hàng hóa nhất định hay chỉ phục vụ một nhóm người tiêu dùng nhất định. Ví dụ: cửa hàng chuyên doanh là cửa hàng chỉ bán một loại hàng hóa như quần áo, giày dép… hay một nhóm sản phẩm như hàng tươi sống, hàng đông lạnh, cửa hàng chuyên bán cho trẻ em, người già…

Cửa hàng giảm giá, hạ giá: Cửa hàng này bán các loại hàng hóa với giá thấp hơn với giá bán lẻ theo yêu cầu của người sản xuất hoặc tính chất của sản phẩm.

Cửa hàng kho: Cửa hàng này mang tính chất như một kho hàng. Các cửa hàng này thường không trưng bày hàng hóa, không quảng cáo nhằm tận dụng diện tích và chi phí.

Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm: Cửa hàng thuộc sở hữu của người sản xuất. Đây là kênh phân phối trực tiếp của người sản xuất tới người tiêu dùng.

Bán lẻ không qua cửa hàng: theo đó các tổ chức và cá nhân bán lẻ không cần thiết phải có một địa điểm bán hàng cố định. Người ta có thể bán hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện, bán hàng qua mạng…
Bán lẻ dịc vụ: Ở đay hàng hóa là dịch vụ chứ không phải là hàng hóa đơn thuần. Các loại hình bán lẻ hàng hóa dịch vụ như: cho thuê phòng ở, giặt là, cho thuê phương tiện…

Cùng với sự phát triển của cuộc sống thì các loại hình bán lẻ không qua cửa hàng và bán lẻ dịch vụ ngày càng phổ biến. Do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, công nghệ viễn thông đặc biệt là mạng internet thì hiện nay hoạt động thương mại điệ tử (giới thiệu, bán hàng và thanh toán qua mạng) đang rất phát triển. Đồng thời thu nhập của người tiêu dùng tăng lên dẫn tới nhu cầu đi lại, nghỉ ngơi, ăn uống… tăng lên kéo theo các laoij hình dịch vụ tăng lên không ngừng.

4.     Vai trò của hoạt động bán lẻ

Khi hoạt động bán lẻ phát triển tốt, lành mạnh thì nhờ đó sản xuất tăng, phục vụ được nhu cầu của người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế.

Hoạt động bán lẻ có vai trò điều tiết hàng hóa. Nó điều tiết hàng hóa từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng. Nó điều tiết hàng hóa  ở tất cả các vùng miền từ thành phố, nông  thôn, vùng sâu vùng xa bất kể nơi đâu có nhu cầu. Hoạt động bán lẻ phát triển nó đảm bảo cung cấp hàng hóa công bawngfcho mọi người dân trên khắp các vùng trên cả nước.

Do vậy, hoạt động bán lẻ cũng có vai trò góp phần vào việc giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực.

Cơ cấu thương mại có những biến đổi sâu sắc khi mà hoạt động bán lẻ phát triển. Khi đó thị trường ngày càng lành mạnh, cạnh tranh hiệu quả hơn.

Sự phát triển của hoạt động bán lẻ cũng tăng cường khả năng tự điều tiết, ít chịu ảnh hưởng của nhà nước, của thị trường hơn. Khi hoạt động bán lẻ phát triển tức là hàng hóa phong phú và với nhiều nhà phân phối cộng với các quy định cạnh tranh lành mạnh thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ nhận được hàng hóa tốt nhất với giá cả hợp lý nhất.

Trong nền sản xuất hàng hóa kinh tế thị trường có xuất hiện mâu thuẫn cơ bản giữa một nền sản xuất hàng hóa lớn và nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Sở dĩ có mâu thuẫn đó là do vô số người tiêu dùng khác nhau lại có những nhu cầu, sở thích khác nhau. Khi xã hội ngày càng phát triển thì sự đa dạng của những nhu cầu ngày càng tăng. Trong khi đó các doanh nghiệp phải tăng quy mô sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận. Và hoạt động bán lẻ có vai trò giải quyết được mâu thuẫn cơ bản đó.

5.     Chức năng của hoạt động bán lẻ

Hoạt động bán có rất nhiều chức năng. Nhưng các chức năng chính của bán lẻ là mua, bán, vận chuyển, lưu kho, phân loại, tài chính, chịu rủi ro và thông tin thị trường.

– Chức năng cỏ bản nhất của hoạt động bán lẻ là chức năng mua và bán: Chức năng mua tức là tìm kiếm, đánh giá, so sánh các loại hàng hóa dịch vụ. Chức năng bán là tiêu thụ, phân phối các loại sản phẩm này. Lợi nhuận của các nhà bán lẻ chính là nhờ vào sự chênh lệch giữa giá hàng hóa bán ra và mua vào. Do đó để tối đa hóa lợi nhuận các nhà bán lẻ cố gắng mua hàng với giá rẻ và bán ra với số lượng lớn và giá cao.

– Chức năng cung cấp tài chính: Chức năng này thể hiện ở việc các nhà bán lẻ cung cấp tài chính tín dụng cần thiết cho một hoạt động sản xuất hàng hóa nào đó. Có thể nhà bán lẻ cung cấp tài chính trước một phần cho nhà sản xuất. Việc thực hiện chức năng này tùy thuộc vào khả năng tài chính của nhà bán lẻ và mối quan hệ giữa nhà bán lẻ với nhà sản xuất.

– Chức năng thông tin: Chức năng thông tin của hoạt động bán lẻ được thể hiện ở hai chiều. Thông qua các hoạt động quảng bá, marketing của các nhà bán lẻ thì các thông tin về sản phẩm được giới thiệu tới người tiêu dùng. Đồng thời, qua hoạt động bán lẻ các nhà bán lẻ là người tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng. Họ là những người hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu, thu nhập của người tiêu dùng nhất. Qua đó, nhà bán lẻ sẽ cung cấp những thông tin phản hồi tới nhà sản xuất để nhà sản xuất có thể điều chỉnh sản xuất để đưa ra những sản phẩm tốt nhất, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

– Chức năng vận tải: Dựa vào việc mua bán hàng hóa. Người tiêu dùng có nhu cầu, thu nhập rất đa dạng. người tiêu dùng ở nông thôn có thu nhập khác với người tiêu dùng ở thành thị. Người trẻ có yêu cầu về mẫu mã chất lượng hàng hóa khác với người già. Hoạt động bán lẻ đã thực hiện chức năng sắp xếp, phân loại số lượng hàng hóa gần nhất với nhu cầu của người tiêu dùng. Tiêu chuẩn hóa là công việc tìm kiếm những sản phẩm đồng nhất giữa các nhà sản xuất có thể thay thế cho nhau.
– Chức năng lưu kho, bảo quản sản phẩm: Đối với mọi hàng hóa phải có thời ạn sử dụng và điều kiện bảo quản nhất định. Chức năng nà của hoạt động bán lẻ là đảm bảo hàng hóa đảm bảo chất lượng nguyên gốc nhất có thể khi đến tay người tiêu dùng. Thước đo của chức năng này là khả năng đảm bảo sự ăn khớp về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng.

– Chức năng chia sẻ rủi ro: Mức độ chia sẻ rủi ro tùy thuộc vào mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất. nếu như nhà sản xuất tự phân phối hàng hóa của mình thì sự chia sẻ rủi ro bằng không. Nếu như nhà bán lẻ mua đứt hàng hóa của nhà sản xuất thì sau đó họ sẽ tự chịu trác nhiệm về bảo hành, vận chuyển hàng hóa cho khách hàng. Khi đó rủi ro đối với nhà sản xuất đã được chuyển tới nhà bán lẻ tại thời điểm bán xong sản phẩm đó. Trong trường hợp các nhà sản xuất gửi bán sản phẩm, hay nhà bán lẻ là đại lý hoa hồng, tiêu thụ cho nhà sản xuất thì rủi ro được chia sẻ đối với cả người sản xuất và bán lẻ đến khi bán, bảo hành xong sản phẩm.

– Một số chức năng khác: Các nhà bán lẻ như các siêu thị hiện đại còn thực hiện chức năng chế biến nhất là đối với thực phẩm. Ngoài ra, các nhà bán lẻ còn thực hiện các công việc khác như đóng gói, gắn nhãn mác…


Tóm  lại, hoạt động bán lẻ có vai trò, chức năng vô cùng quan trọng. Nó được coi là một mắt xích không thể thiếu của quá trình tái sản xuất mở rộng để đảm bảo cho quá trình này thông suốt từ đó đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội.

Nguồn: Tổng hợp

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019

Khóa Đào Tạo Quản Lý Kinh Doanh Siêu Thị - INHOUSE

Khóa Đào Tạo Quản Lý Kinh Doanh Siêu Thị - INHOUSE

Một siêu thị không thể hoạt động hiệu quả nếu không được đồng bộ các bộ phận: Thu mua, vận hành, marketing, tài chính và nhân sự.

Tại sao nên tham gia khóa đào tạo quản lý kinh doanh siêu thị

1. Vấn đề siêu thị, chuỗi siêu thị thường gặp phải

🎯 Siêu thị trưng bày chưa đạt chuẩn, lộn xộn

🎯 Hàng hóa kinh doanh chưa phù hợp, khó kiểm soát

🎯 Chưa biết tối ưu kênh cung cấp hàng hóa, giá nhập đầu vào

🎯 Chi phí hoạt động cao

🎯 Nhân viên hay nghỉ việc

🎯 Nhân sự thiếu kiến thức nghiệp vụ và quản lý siêu thị

🎯 Siêu thị hoạt động tự phát, không có nghiệp vụ quản lý vận hành

🎯 Thiếu các chương trình marketing: Trade & Marketing online

🎯 Doanh thu thấp

🎯 Biên lợi nhuận thấp kinh doanh kém hiệu quả

🎯 Cạnh tranh ngày càng cao

2. Xây dựng hoặc tái cấu trúc lại doanh nghiệp bán lẻ chuyên nghiệp

Học viên, đối tác sẽ nắm bắt được kiến thức từ cơ bản đến nâng cao để xây dựng và quản lý vận hành siêu thị một cách hiệu quả nhất, khai thác tối đa nguồn lực đầu tư và hiệu quả kinh doanh.

️🎯 Thiết kế, tái cấu trúc nhận diện thương hiệu siêu thị, tạo sự khác biệt so với các cửa hàng, mô hình khác

️🎯 Phân tích nguồn lực đầu tư siêu thị

️🎯 Phân tích, đánh giá, các tiêu chí, chỉ số kinh doanh siêu thị một cách chi tiết nhất
️🎯 Biết kế hoạch, lộ trình từng giai đoạn thúc đẩy doanh thu và tối ưu lợi nhuận kinh doanh siêu thị.

️🎯 Xây dựng chiến lược, chiến thuật kinh doanh để vượt qua mọi đối thủ.
-> Chi tiết khóa học quản lý siêu thị độc quyền tại ISAAC

3. Xây dựng quản lý kinh doanh siêu thị hiệu quả

Để kinh doanh siêu thị, chuỗi siêu thị mini kinh doanh hiệu quả, toàn bộ đội ngũ nhân sự cần có nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức trong phạm vi công việc, nhiệm vụ mình quản lý phụ trách. Tuy nhiên đó lại chính là điểm yếu của hầu hết các siêu thị, chuỗi siêu thị mini đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, tuy nhiên đó cũng chính là cơ hội lớn cho những mô hình có sự tập trung vào đào tạo nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh siêu thị cho đội ngũ nhân sự của mình. 

Học viên & đối tác sẽ học được gì từ khóa học quản lý kinh doanh siêu thị - khóa học Inhoue

🎯 Kiến thức về sản phẩm: Phân bổ, cơ cấu, kiến thức sản phẩm từ hiện tại và xu hướng kinh doanh sản phẩm tiêu dùng tại Việt Nam.

🎯 Điểm mạnh yếu liên quan tới sản phẩm hàng tiêu dùng tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại

🎯 Các kênh cung cấp hàng hóa trên thị trường và lựa chọn kênh hàng hóa phù hợp với cửa hàng, siêu thị của mình.

🎯 Quy trình và tài liệu quy trình tuyển dụng nhân sự phù hợp với từng vị trí, phòng ban

🎯 Kiến thức & tài liệu quản lý vận hành, đào tạo nội bộ hoạt động siêu thị

🎯 Kiến thức & tài liệu phân tích hiệu quả, cơ hội kinh doanh, sản phẩm, ngành hàng

🎯 Kiến thức & tài liệu báo cáo tuần, tháng, quý và lập kế hoạch kinh doanh

🎯 Kiến thức & tài liệu triển khai marketing siêu thị cho cả năm

🎯 Kiến thức & tài liệu marketing offline & Online với những công cụ tiết kiệm và hiệu quả nhất đối với mô hình kinh doanh bán lẻ.

4. Ai nên tham gia khóa học này

🎯 Mô hình siêu thị đang kinh doanh hoặc mở mới có diện tích > 200m2

🎯 Mô hình siêu thị dạng đầu tư muốn kinh doanh Automation

🎯 Mô hình phát triển chuỗi siêu thị mini 

🎯 Giám đốc siêu thị

🎯 Giám đốc điều hành

🎯 Nhà đầu tư kinh doanh siêu thị, chuỗi siêu thị minimart

5. Kết quả đạt được sau khóa học quản lý kinh doanh siêu thị

🎯 Mô hình siêu thị mini chuyên nghiệp

🎯 Tối ưu nhà cung cấp, quản lý tồn kho hiệu quả

🎯 Giảm tối thiểu 30% vốn đầu tư

🎯 Tăng tối thiểu 30% doanh thu

🎯 Tăng tối thiểu 30% biên lợi nhuận

🎯 Quản lý vận hành hiệu quả với quy trình đạt chuẩn phù hợp với mô hình

🎯 Siêu thị hoạt động với báo cáo theo quy trình quản lý chuẩn

🎯 Các chương trình marketing tổ chức thường xuyên và hiệu quả

🎯 Đẩy mạnh thương hiệu và mở rộng tệp khách hàng tiềm năng

6. GIẢNG VIÊN ĐÀO TẠO

Học viên sẽ được trực tiếp giảng viên Nguyễn Văn Thịnh giảng dạy tại khóa học. Người có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ từ phân phối, quản lý, điều hành và kinh doanh siêu thị mini, chuỗi siêu thị và 8 năm kinh nghiệm làm marketing và kinh doanh online. 

Giảng viên Nguyễn Văn Thịnh là người không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức cũng như kinh nghiệm, luôn tìm tòi, cập nhật kiến thức mới nhất để xây dựng và tối ưu mô hình kinh doanh hiệu quả và đã trực tiếp đào tạo cho hàng trăm mô hình siêu thị quy mô lớn cũng như ngàn học viên là các chủ cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini trên toàn quốc. 

7. Một số hình ảnh khóa học




Khóa đào tạo quản lý kinh doanh siêu thị cho chuỗi Family mart

Trung Tâm Đào Tạo Kinh Doanh và Setup Siêu Thị ISAAC Việt Nam


Địa chỉ: Phòng 501, Tầng 5, tòa nhà ISaac 813 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Điện thoại: 0989.864.866

Mail: Thinhnv281@gmail.com

Websitehttp://www.dichvusieuthi.com