Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

Hệ thống siêu thị minimart nào đang thống lĩnh thị trường Việt Nam

Hệ thống siêu thị minimart thay đổi trong vòng 2 năm qua, người tiêu dùng chứng kiến nhiều thương vụ M&A lớn như việc Vingroup mua lại hệ thống siêu thị Fivimart từ Aeon, sáp nhập hệ thống cửa hàng bán lẻ thiết bị điện tử Viễn Thông A, hay như thương vụ chuỗi siêu thị Pháp Auchan mới đây nhượng lại 18 siêu thị để rút khỏi thị trường Việt Nam.

Hệ thống siêu thị mini tại Việt Nam đang thay đổi như thế nào?

Trái với suy nghĩ của nhiều người, thị trường bán lẻ hiện đại lại phát triển mạnh mẽ hơn ở các thành phố cấp 2, thay vì ở hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và Tp.HCM. Tình từ năm 2017 đến hết tháng 4 năm 2019, tổng số siêu thị ở các thành phố như Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng… đã tăng gần gấp rưỡi, từ 108 lên 161 địa điểm. Đồng thời, số lượng cửa hàng bách hóa (department store) ở những địa điểm này cũng có mức tăng ấn tượng, đạt 150%, từ 22 tới 55 địa điểm. Ngược lại, sự tăng trưởng của hai mô hình cửa hàng hiện đại này tại Hà Nội và Tp.HCM lại chậm hơn, lần lượt chỉ ở mức 23% và 10%.


Mặc dù nhìn chung số lượng các cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng, đạt tới 62% trong vòng 2 năm qua nhưng điều này chủ yếu dựa sự mở rộng của hệ thống siêu thị Vinmart+. Tuy nhiên, rất nhiều trong số các thương hiệu khác lại đang chứng kiến sự trì trệ trong kế hoạch mở rộng thị phần. Có thể kể đến Ministop mới chỉ có khoảng 115 cửa hàng, đạt 14,3% so với mục tiêu mở tới 800 cửa hàng đến hết năm 2018. Hay như thương hiệu GS25 cũng mới mở được 32 địa điểm, quá chậm chạp so với kế hoạch mở đến 2,500 địa điểm tới năm 2028. Bản thân Vinmart+ đến nay cũng mới thực hiện được hơn 1/3 mục tiêu mở 4.000 cửa hàng khắp cả nước vào năm sau.

Khi hệ thống siêu thị minimart ngoại bị “thâu tóm”

Vào đầu tư tại Việt Nam từ năm 2015, tập đoàn bán lẻ Auchan Retail (Pháp) đã có mặt tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Tây Ninh. Giữa tháng 5-2019, Auchan bất ngờ rút khỏi thị trường Việt bằng quyết định bán 18 cửa hàng. Bất ngờ không kém khác trong thương vụ này là lần đầu tiên, một doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã tiếp nhận một thương hiệu bán lẻ tầm cỡ thế giới. 

Theo đó, Saigon Co.op sẽ nhận chuyển giao 15 cửa hàng đã đóng cửa và 3 cửa hàng đang hoạt động cùng các hoạt động thương mại điện tử, nền tảng online của Auchan Việt Nam. Saigon Co.op sẽ quản trị thương hiệu Auchan tại Việt Nam từ nay đến Tết Nguyên đán (đầu năm 2020), sau thời gian này, 2 bên sẽ cùng bàn thảo lại. Kể từ khi tiếp nhận, bên mua sẽ khai trương mới các điểm bán dưới dạng siêu thị Co.opmart, Co.optra, Finelife. Trong 18 siêu thị Auchan đang quản lý, đến cuối năm nay, Saigon Co.op sẽ sắp xếp lại và một số sẽ đóng cửa hẳn. Như vậy, sau khi bị “trượt tay” trong thương vụ mua lại chuỗi Big C Việt Nam 4 năm trước từ Casino Group, lần này, Saigon Co.op đã “phục thù” khi mua được Auchan.

Chỉ cách đây vài tháng, Auchan vẫn được nhắc đến như một nhà bán lẻ tiềm năng với kế hoạch đến năm 2020 sẽ phủ kín khu vực phía Bắc với 20 siêu thị. Nhưng doanh nghiệp này đã không thể cầm cự để tiếp tục kinh doanh thua lỗ thêm nữa nên quyết định rút khỏi Việt Nam. Trước thương vụ nêu trên, thị trường bán lẻ Việt Nam cũng đã từng chứng kiến doanh nghiệp nội thâu tóm doanh nghiệp ngoại.

Cơ hội và thách thức mới với thị trường bán lẻ Việt Nam

Vài đánh giá về thị trường bán lẻ Việt Nam

Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thị trường bán lẻ đã mở cửa hoàn toàn, những thay đổi tích cực của thị trường đã tác động lớn đến tiêu dùng của người dân cũng như phương thức phân phối sản phẩm của các nhà sản xuất, cung cấp.

Điều này được thể hiện trong Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) được ghi nhận bởi tập đoàn Tư vấn thị trường AT Kearney (Mỹ) -  Nghiên cứu xếp hạng 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, dựa trên cơ sở điều tra, khảo sát các nhà phân phối, bán lẻ hàng đầu thế giới.

Năm 2008, Việt Nam lần đầu tiên trở thành thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất trong số các thị trường mới nổi, sau đó tụt xuống vị trí thứ 5 vào năm 2009, thứ 14 năm 2010, vị trí 23 năm 2011 và vị trí 28 năm 2014. Hiện nay, Việt Nam đã lọt khỏi top 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng bình quân của tiêu dùng cá nhân là 10,5%/năm, từ đó, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng tăng dần qua các năm với tỷ lệ tăng bình quân là 15,5%/năm. Cụ thể:

Cơ hội và thách thức mới với thị trường bán lẻ Việt Nam - Ảnh 1
Quy mô thị trường bán lẻ tăng nhanh từ 70 tỷ USD năm 2010 lên đến 158 tỷ USD năm 2016. Kênh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam hiện chiếm khoảng 25% thị phần, thấp hơn so với các nước trong khu vực như Philippines là 33%, Thái Lan là 34%, Trung Quốc là 51%, Malaysia là 60% và Singapore lên đến 90%.

Thị trường bán lẻ Việt Nam tăng mạnh với nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là hình thức bán lẻ hiện đại như các siêu thị, trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại rộng lớn.

Bên cạnh đó, các cửa hàng, hộ kinh doanh cá thể, gánh hàng rong cũng ngày càng phát triển. Hiện nay, cả nước có khoảng 800 siêu thị, trung tâm mua sắm và 150 trung tâm thương mại, gần 9.000 khu chợ và 2,2 triệu hộ kinh doanh bán lẻ trên khắp mọi miền.

Các DN trong nước chiếm phần lớn thị trường bán lẻ Việt Nam như: Hệ thống siêu thị minimart kinh doanh tổng hợp có Co.op Mart, Vinmart, Fivimart, SaigonCoop, SatraMart, Hapromart… Ngoài ra, thị trường còn có sự tham gia của các nhà bán lẻ nổi tiếng nước ngoài.

Trong năm 2016, một số thương vụ đầu tư lớn vào Việt Nam như: Aeon đầu tư 500 triệu USD xây dựng hệ thống siêu thị minimart, trung tâm mua sắm; Tập đoàn TCC Holdings của Thái Lan mua lại Metro Cash và Carry Việt Nam với giá 655 triệu EUR; Tập đoàn Central Group của Thái Lan mua lại Big C với giá 1,4 tỷ USD. Trong năm 2017, 7 Eleven và một số nhà phân phối hàng đầu thế giới sẽ mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam.

Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương), giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ của Việt Nam sẽ đạt 11,9%/năm, quy mô thị trường khoảng 179 tỷ USD vào năm 2020, trong đó bán lẻ hiện đại chiếm trên 45% so với mức 25% của năm 2016. Đến năm 2020, theo quy hoạch, cả nước sẽ có khoảng 1.200 - 1.500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại, 157 trung tâm mua sắm.

Thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong nước trong giai đoạn 2007-2016 tăng trung bình khoảng 20%/năm, (gần 7 lần từ khi Việt Nam vào WTO).

Những thách thức đặt ra

Từ ngày 01/01/2009, Việt Nam đã mở cửa gần như hoàn toàn thị trường bán lẻ trong nước cho các nhà cung cấp nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với sự cạnh tranh tăng lên rất nhiều và thị trường bán lẻ Việt Nam đã có sự thay đổi về chất.

Trong thời gian ngắn, hệ thống phân phối cho chuỗi siêu thị minimart hiện đại ở Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, với hơn 700 siêu thị và trung tâm mua sắm thì nhà bán lẻ nước ngoài chiếm đến 40%, 125 trung tâm thương mại thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 25%.

Số lượng cửa hàng của một số thương hiệu lớn đã tăng nhanh, trong năm 2016, Vinmart: 1.000, Circle K: 200, Familly mart 73, vinmart: 36, Big C: 32, Fivimart: 30… đặt các DN bán lẻ trong nước trước những thách thức to lớn như: tăng cường năng lực cạnh tranh, sử dụng các công cụ được phép để bảo vệ tốt nhất lợi ích của người tiêu dùng.

Thị trường bán lẻ Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết, thiếu tính liên kết giữa các lực lượng tham gia thị trường bán lẻ.

Hệ thống siêu thị minimart kinh doanh theo chuỗi, cửa hàng bán lẻ thiếu tính chuyên nghiệp từ công nghệ quản trị chuỗi, tổ chức trưng bày hàng hóa, giá cả thiếu cạnh tranh, nguồn hàng chưa phong phú, đa dạng, mức độ kiểm soát chất lượng hàng hóa chưa đáp ứng được yêu cầu, mạng lưới chưa rộng khắp và tương xứng với nhu cầu của khách hàng.

Thói quen của người tiêu dùng cũng là thách thức lớn đối với các DN bán lẻ. Bên cạnh đó, các DN bán lẻ trong nước còn gặp phải nhiều vướng mắc từ chính sách và thực thi chính sách của Nhà nước. Các DN bán lẻ nước ngoài thường được ưu ái hơn khi cần mặt bằng kinh doanh.

Một số quy định chưa bình đẳng giữa DN trong nước và DN nước ngoài. Ví dụ quy định về hạn mức chi cho quảng cáo của các nhà sản xuất trong nước tối đa là 10% tổng chi phí, còn các công ty nước ngoài thì có thể lên đến 40%.

Để thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định, các DN trong nước củng cố được vị thế top 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, cần có chiến lược mạnh mẽ và phù hợp, tận dụng các cơ hội tiềm năng từ hội nhập quốc tế.

Tài liệu tham khảo:
1. Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 – 2016;
2. Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2011-2015;
3. Chính phủ (2012) Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định năm 2030.
Nguồn: Internet

SHARE THIS

Chuyên Gia:

Người đầu tiên đưa nền tảng giáo dục kinh doanh siêu thị, với những khóa học quản lý siêu thị và cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini đầu tiên tại Việt Nam với thương hiệu ISAAC. ISAAC là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ setup hệ thống chuỗi minimart, trung tâm thương mại với quy trình setup và quản lý vận hành 4.0

0 nhận xét: