Thứ Năm, 7 tháng 2, 2019

Hợp tác kinh mở siêu thị mini cẩn thận mất tiền mất bạn

Hợp tác mở siêu thị mini theo hình thức chung vốn kinh doanh có những lợi thế nhất định, nhưng đa phần những người góp vốn kinh doanh chung khó có thể gắn bó lâu dài với nhau. Vì đâu đến lỗi?
Hợp tác mở siêu thị mini
Hợp tác mở siêu thị mini 


CHUNG VỐN HỢP TÁC MỞ SIÊU THỊ MINI 

Trong kinh doanh có câu: "Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng đồng đội", và nó cũng chính là tiêu chí của những người đang có nhu cầu chung vốn đầu tư kinh doanh nói chung, và hợp tác mở siêu thị mini nói riêng.

1. Ưu điểm của việc hợp tác mở siêu thị mini

* Tài chính trong vấn đề hợp tác mở siêu thị mini 

Rõ ràng khi chung vốn hợp tác mở siêu thị mini theo hình thức kinh doanh chung thì điều đầu tiên chính là gia tăng nguồn lực về tài chính, chỉ cần tối thiểu hai người góp vốn lại với nhau thì vốn đầu tư mở siêu thị mini cũng đã được giảm đi một nữa.

Ví dụ, thay vì người khác mở một mình phải cần tới số vốn 600 triệu mới có được một cửa hàng quy mô tương đối, tuy nhiên khi chung vốn hợp tác mở siêu thị mini lại với nhau thì chỉ cần mỗi người đầu tư số vốn phân nửa tức là 300 triệu. 

Đồng nghĩa với việc vốn đầu tư của mỗi người sẽ được giảm thiểu xuống mức thấp hơn so với đầu tư cá nhân, bên cạnh đó trong trường hợp có cần bổ sung, huy động vốn trong quá trình setup siêu thị cũng như quá trình kinh doanh, đặc biệt vào các thời điểm như đóng tiền nhà, ôm hàng, hay dịp kinh doanh vụ tết thì với sự hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau, rủi ro vì thiếu vốn cũng được giảm thiểu một cách đáng kể.

* Kiến thức, kinh nghiệm

Một lợi thế nữa trong việc chung vốn hợp tác mở siêu thị mini chính là sự đóng góp, bổ trợ cho nhau về kiến thức, kinh nghiệm cũng như nguồn thông tin từ các mối quan hệ. 

Đây là một lợi thế không nhỏ trong kinh doanh nếu biết cách lựa chọn đối tác để hợp tác mở siêu thị mini. 

* Khai thác tệp khách hàng từ mối quan hệ

Mỗi người sẽ đều có mối quan hệ nhất định có thể từ họ hàng, người thân tới bạn bè, hoặc từ các mối quan hệ khác. Việc chung vốn hợp tác mở siêu thị mini chính là cơ hội cửa hàng có thể khai thác được tệp khách hàng thân thiết sẵn có từ chính mối quan hệ của mỗi người.

Trong kinh doanh nói chung có mô hình hợp tác ngôi sao, tức là 5 người thuộc 5 lĩnh vực, ngành hàng khác nhau, nhưng cùng tệp đối tượng khách hàng tiềm năng họ kết hợp với nhau tạo thành một mô hình kinh doanh tổng quan dựa trên nền tảng liên kết ngôi sao. 

* Chi phí rủi ro khởi nghiệp thấp

Chính bởi việc góp vốn đầu tư kinh doanh chung hợp tác mở siêu thị mini giúp cho tiền đầu tư vào kinh doanh của mỗi người giảm đi được nửa, đồng nghĩa với đó là nếu trong trường hợp rủi ro kinh doanh có xảy ra thì lượng vốn thua lỗ trong kinh doanh cũng được giảm đi một nửa. 

Tuy nhiên cái dở của những mô hình phải thanh lý cửa hàng, giải tán ngừng kinh doanh trong trường hợp chung vốn đầu tư kinh doanh thường là không có kết quả tốt đẹp, nên có thể chi phí khởi nghiệp giảm đi một nửa nhưng kinh nghiệm thu lại thì không có được nhiều. :)

2. Nhược điểm

* Trách nhiệm
Đa phần những người góp vốn hợp tác mở siêu thị mini kinh doanh cửa hàng đều có quen biết nhau, hoặc có mối quan hệ với nhau từ trước, nên trong quá trình chung vốn thường cả nể lẫn nhau mà không có văn bản, điều khoản, ký kết gì. 

Chính bởi vậy mà không phân rõ công việc, nhiệm vụ, vai trò của nhau trong quá trình vận hành kinh doanh hợp tác mở siêu thị mini, dẫn đến tình trạng cha chung không ai khóc, và đương nhiên một khi là những người sáng lập, người chủ còn thiếu trách nhiệm với chính mô hình kinh doanh của mình thì làm sao có thể có được những nhân viên chất lượng được. 

* Ý kiến bất đồng trong việc hợp tác mở siêu thị mini

Các cụ có câu lắm thầy thì nhiều ma, trong kinh doanh cũng vậy, quá nhiều người và với những ý kiến trái chiều nhau, rất dễ dẫn đến tình trạng ý kiến bất đồng với nhau, dần dần thành xung đột ảnh hưởng tới quá trình quản lý điều hành kinh doanh của nhau.

* Mô hình kinh doanh nhỏ những nhiều chủ

Cũng chính bởi việc không phân công rõ ràng nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn... mà ai cũng là chủ. Điều đó rất khó có thể tạo ra được một môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Ngay với nhân viên họ không biết nghe lời ai trong trường hợp ông nói gà, bà nói vịt.

KINH NGHIỆM HỢP TÁC  MỞ SIÊU THỊ MINI

1. Xác định tiềm lực tài chính

Đầu tiên tìm đối tác hợp tác mở siêu thị mini kinh doanh siêu thị cần phải tìm đến những người có tiền, mà là tiền tích lũy từ công việc hoặc kinh doanh của họ nhé. 

Tiền nong phần nào chính là thước đo của năng lực của đối tác, nên cực hạn chế tình trạng cả hai người cung đi vay tiền để chung vốn hợp tác mở siêu thị mini kinh doanh, theo quan điểm cá nhân của tôi thì rất khó để thành công!

2. Thế mạnh những người hợp tác mở siêu thị mini

Người đứng lên kêu gọi vốn và lựa chọn đối tác kinh doanh mở siêu thị mini thì nên xuất phát từ việc nghiên cứu mình và các đối tác tiềm năng. 

Mô hình siêu thị mini mới mở nhiều khả năng sẽ khó khăn chủ yếu các vấn đề liên quan tới tài chính, quản lý kinh doanh. Do đó cần xác định được thế mạnh của đối tác nhằm hỗ trợ lẫn cho nhau. Và tuyệt đối hạn chế dẫm chân lên nhau. 

Ví dụ hai người trước đây là đồng nghiệp cùng là quản lý, hoặc hai cửa hàng trưởng của siêu thị mini về chung vốn kinh doanh sẽ khó có sự hỗ trợ cho nhau, mà thay vào đó rất có thể nhanh chóng bất đồng quan điểm.

Lời khuyên: Hãy nên tập trung hợp tác mở siêu thị mini với những người có chuyên môn khác với mình.

3. Xác định rõ mục tiêu hợp tác mở siêu thị mini

Không phải ai cũng có mục tiêu giống nhau khi chung vốn, hợp tác kinh doanh siêu thị mini đâu nhé. 

Ví dụ như trường hợp tôi đang có kế hoạch mở chuỗi siêu thị mini, chưng tôi chưa có kinh nghiệm, và tôi muốn có kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa nhưng với chi phí thấp nhất có thể. Và như thế là tôi có thể chung với nhiều người khác để mở cửa hàng kinh doanh, và ngay cả sau đó 3 tháng cửa hàng đó thanh lý tôi cũng rất vui vẻ, bởi thay vì tôi phải mất 200 triệu tiền ngu thì giờ đây tôi chỉ mất có một góc nhỏ vì đã có nhiều người khác gánh cùng. 

Đó. Đấy là trường hợp ví dụ cụ thể về mục đích khác nhau trong việc chung vốn hợp tác mở siêu thị mini kinh doanh siêu thị. Bạn có hiểu không? 

Nên khi tìm người hợp tác kinh doanh cần phải có cùng trí hướng, cùng mục tiêu giống nhau thì mới có thể đi đường dài với nhau được.

4. Thời gian tìm hiểu đối tác 

Đừng chỉ đơn thuần gặp mặt, giao lưu, thậm trí tào lao một buổi trà đá, cafe mà ngay lập tức ra quyết định hùn vốn hợp tác mở siêu thị mini kinh doanh. 

Khi hợp tác kinh doanh cần phải hiểu rõ về con người của nhau, nó không chỉ đơn thuần vấn đề rõ ràng, tiền bạc, mà khi hợp tác mở siêu thị mini kinh doanh đồng nghĩa giữa hai hoặc nhiều người sang một mối quan hệ khác hoàn toàn so với trước đây.

Hợp tác kinh doanh cần có sự chuẩn bị, vì đã hợp tác là cần phải xác định lâu dài, chứ không phải chộp dựt, ăn xổi ở thì. 

5. Tìm hiểu mối quan hệ của đối tác

Để biết về một người chỉ cần quan sát xem bạn bè của người đó là ai? 

Cũng chính là bởi cần có thời gian quan sát, và nên tìm hiểu bạn bè mà đối tác đang chơi với nhau là người như nào?

Bạn không thể tin tưởng được một người "chém gió" thành thần mà trong khi người đó suốt ngày ngồi chém gió, tào lao với nhóm thất nghiệp, đa cấp. 

6. Có nên hợp tác mở siêu thị mini với bạn bè

Thực ra danh sách đối tác tiềm năng để chung vốn, hợp tác kinh doanh siêu thị mini chính là bạn bè, bởi bạn bè thường là có nhiều nét tương đồng từ: Tuổi tác, tài chính, mối quan hệ... và đặc biệt là không mất thời gian quan sát bởi tính nết, tác phong, cách sống từ trong công việc và xã hội ta có thể dễ dàng khai thác được.

Tuy nhiên đây lại là một mối quan hệ dẫn đến thất bại trong kinh doanh phổ biến nhất, bởi tình cảm tác động rất nhiều đến các quyết định trong kinh doanh.

7. Xác định hợp tác mở siêu thị mini là để phát triển

Cần phải tính toán tìm đối tác thực sự phù hợp, để hai nguồn vốn, hai cái đầu hợp lại với nhau để tạo ra 3, 5 lần kết quả, tức là phải hơn nhiều lần so với kinh doanh độc lập, cá nhân. 

Chứ không phải hợp tác mở siêu thị mini kinh doanh siêu thị mini nhưng lại vô tình kìm hãm sự phát triển của nhau. 

8. Đừng miễn cường chung vốn hợp tác mở siêu thị mini 

Nếu trong trường hợp hai bên vì bất kỳ lý do nào đó mà phải miễn cưỡng chung vốn làm ăn thì chắc chắn đó chính là khởi đầu cho sự chấm hết trong công việc kinh doanh.

Nhiều siêu thị quy mô tại tỉnh, vì nể nang quan chức của tỉnh, huyện, xã mà nhận mô "đống" người quen, thân, của họ vào làm. Pó tay luôn.

9. Nên có một bản ký kết hợp tác mở siêu thị mini

Dù là bất kỳ mố quan hệ như thế nào đi chăng nữa, vẫn nên cần có một bản ký kết hợp tác kinh doanh với nhau.

Hãy tin tôi đi, không rõ ràng, cam kết ngay từ đầu cơ hội tan tành trong  vấn đề hợp tác mở siêu thị mini kinh doanh siêu thị sớm muộn gì cũng xảy ra.

10. Đôi khi cần tin vào linh cảm của mình


Theo Jack Canfield - đồng sáng lập thương hiệu Chicken Soup for the Soul: "Hai tiêu chí chọn đối tác là: Một, tôi phải thích và tin tưởng họ. Hai, họ phải có những thứ mà tôi không có".



Ông nói rằng, nếu ông cảm thấy đối phương không đáng tin thì sẽ lập tức từ chối hợp tác mở siêu thị mini.

Tôi hoàn toàn đồng ý với ổng.

11. Mọi quy định, điều khoản cần phải được thể hiện bằng văn bản có giá trị pháp lý


Sai lầm lớn nhất mà những người hợp tác kinh doanh nói chung và siêu thị mini nói riêng chính là hay mắc phải vấn đề không làm rõ các điều khoản về vai trò, giới hạn, bồi thường, cũng như chiến lược hoàn vốn của các bên bằng văn bản.



Sự tin tưởng lẫn nhau trong quá trình hợp tác mở siêu thị mini là rất quan trọng, nhưng sự rõ ràng bằng văn bản khi tiến hành hợp tác chung vốn làm ăn với nhau cũng quan trọng không kém.

Đây chính là cách để cụ thể hóa những mục tiêu và giảm thiểu tối đa rủi ro tranh chấp.

Thà mất lòng trước, đặng lòng sau.

12. Trao đổi cụ thể, thẳng thắn

Nhà cố vấn doanh nghiệp Chirs Plough cho rằng hợp tác kinh doanh là dựa trên mối quan hệ lâu dài và các bên cùng có lợi (win-win).

Do đó, sự thẳng thắn và cởi mở trong quá trình làm việc sẽ giúp cho các bên vừa có thể cải thiện bản thân vừa có thể khắc phục những nhược điểm.

Nên nhớ rằng, sự bảo thủ sẽ đưa doanh nghiệp đi đến diệt vong!

13. Rõ ràng vấn đề góp vốn và chia lợi nhuận


Trong khi bàn bạc để kí kết hợp đồng kinh doanh thì vấn đề vốn và lợi nhuận là những điều khoản không thể thiếu.



Nếu không muốn nói là cực kỳ quan trọng.

Kim chỉ nam cho vấn đề này chính là sự công bằng.

Nếu đối tác muốn góp vốn ít hơn hoặc trốn tránh công việc mà vẫn muốn chia đều lợi nhuận thì bạn nên thẳng thắn từ chối.

Đây chính là cánh cửa quan trọng nhất của một mối hợp tác mở siêu thị mini kinh doanh.

Nếu cánh cửa này chưa được khai thông thì bạn chưa nên đi tiếp.

NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ TRONG HỢP TÁC KINH DOANH SIÊU THỊ

1. Hợp tác 50/50


Trong việc hợp tác mở siêu thị mini kinh doanh, cần có một người đứng ra làm chủ và đưa ra những quyết định cuối cùng.



Nếu bạn muốn hợp tác với ai đó, hãy góp vốn theo tỷ lệ 60/40 hoặc 70/30, tức là tỷ lệ góp vốn lệch, hay nói một cách khác đơn giản, chỉ một người làm chủ.

Như vậy, cả hai bên sẽ có được một người chính thức cho chức danh quản trị điều hành và nắm bắt toàn bộ mọi hoạt động của công ty bán lẻ, hoặc siêu thị.

Bởi vì sự tranh giành quyền lực rất dễ xảy ra khi không xác định rõ ràng ai là người đứng đầu.

Sai lầm của rất nhiều startup hiện nay chính là đánh đồng vai trò của tất cả các thành viên tham gia hợp tác mở siêu thị mini chung vốn kinh doanh.

Bạn có thể sẽ chưa thể hình dung và  nhận ra ngay tác hại của nó, nhưng một khi dự án đi vào thời điểm quyết định và cần có những quyết định then chốt. Bất đồng ý kiến sẽ nảy sinh và nguy cơ đổ vỡ sẽ ập đến ngay lập tức.

Mọi nguồn vốn góp cần dựa theo các điều khoản được quy định rõ trong luật Doanh nghiệp.

2. Không có điều khoản chấm dứt hợp đồng

Trong bất kỳ mối quan hệ hợp tác mở siêu thị mini nào, hãy xác định rõ các điều khoản cho phép bạn và đối tác có thể chấm dứt hợp đồng hoặc những lựa chọn liên quan đến việc mua hoặc bán lại toàn bộ tài sản của siêu thị mini.

Đây thật sự là một công việc dễ dàng và minh bạch, cũng như không hề dính dáng đến sự thành công của việc kinh doanh siêu thị mini chung.

Nếu một thỏa thuận hợp tác kinh doanh siêu thị mini không có điều khoản chấm dứt hợp đồng thì bạn đang đi vào ngõ cụt. Và sẽ rất phiền phức sau này khi muốn thay đổi.

3. Hợp tác như 1 cách thuê nhân nhân công

Đây chính là một liều thuốc độc dành cho việc hợp tác mở siêu thị mini kinh doanh siêu thị mini.

Ví dụ như bạn có ý tưởng kinh doanh siêu thị mini và Tèo lại sở hữu kỹ năng, kinh nghiệm kinh doanh siêu thị rồi. Khi đó, bạn không đủ khả năng thuê Tèo nên đã quyết định cùng chia sẻ công việc, chi phí và lợi nhuận.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Tèo và bạn có xích mích?

Và bạn chợt nhận ra rằng bạn hoàn toàn lệ thuộc vào những điều lệ bắt buộc ghi trong hợp đồng hợp tác mở siêu thị mini với Tèo?

Nếu Tèo là nhân viên của bạn thì dễ quá rồi. Bạn chỉ việc sa thải anh ta.

Nhưng ở đây, Tèo là Đối Tác.

Tình hình phức tạp hơn nhiều.

Muốn “sa thải”Tèo, bạn phải thanh lý hợp đồng đối tác (có giá trị lớn hơn nhiều so với hợp đồng lao động thông thường)

Muốn có nhân viên, thì bạn cứ thuê nhé.

Đừng có dại dột rủ rê đối tác này nọ.

4. Góp vốn vì tin tưởng

Khi góp vốn để hợp tác mở siêu thị mini kinh doanh siêu thị mà thiếu đi sự suy xét, cẩn trọng thì bạn rất dễ bị rơi vào những tình huống đầy rủi ro.

Giả sử như bạn có một người thân đang tiến hành một dự án mở siêu thị mini nên cần huy động vốn.

Bạn tin tưởng anh ấy nên góp 500 triệu và không hề có bằng chứng pháp lý nào.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu dự án làm ăn thua lỗ hoặc người kia lấy tiền và bỏ đi?

Một quy tắc có vẻ lạnh lùng nhưng lại rất thực tế trong thương trường đó là đừng tin tưởng bất kì ai qua lời nói.

5. Không coi trọng việc hợp tác hữu hạn

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của hợp đồng hợp tác kinh doanh siêu thị chính là việc hiểu nhầm về các điều lệ pháp lý mà các bên đặt ra cho nhau.

Một điều đáng chú ý chính là tính chủ quan trong hợp tác mở siêu thị mini hữu hạn, nghĩa là một bên không phải chịu trách nhiệm về những hành động hay bổn phận nào của bên kia.

Hãy để luật sư xem xét kỹ vấn đề này trong bản thỏa thuận.

6. Một trong 2 bên phá vỡ điều khoản hợp đồng

Đây là một trong những hệ quả trực tiếp của việc không rõ ràng và thống nhất với nhau trước khi kí hợp đồng hợp tác mở siêu thị mini kinh doanh siêu thị mini.

Do đó, khi thấy dự án làm ăn thua lỗ thì có thể đối tác của bạn sẽ hoang mang và đề nghị rút vốn khẩn cấp.

Thậm chí có trường hợp dẫn đến kiện tụng vì không minh bạch trong các điều khoản quy định trong việc chấm dứt hợp đồng.

Và lúc này, chắc chắn dự án sẽ đổ vỡ, vì dù có rút vốn được hay không thì hòa khí giữa các bên đã bị tổn thương.


SHARE THIS

Chuyên Gia:

Người đầu tiên đưa nền tảng giáo dục kinh doanh siêu thị, với những khóa học quản lý siêu thị và cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini đầu tiên tại Việt Nam với thương hiệu ISAAC. ISAAC là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ setup hệ thống chuỗi minimart, trung tâm thương mại với quy trình setup và quản lý vận hành 4.0

0 nhận xét: