Hiển thị các bài đăng có nhãn khoi-nghiep. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khoi-nghiep. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

CÁCH PHÂN BIỆT giữa đi làm thuê với làm chủ, sự thật phũ phàng

CÁCH PHÂN BIỆT giữa đi làm thuê với làm chủ, sự thật phũ phàng

ISAAC Nhiều người khi khởi nghiệp không phân biệt được giữa đi làm thuê và làm chủ sẽ khác nhau nhiều như thế nào? Đó cũng chính là phần nào khiến cho tỷ lệ khởi nghiệp kinh doanh thành công thấp, thất bại cao. 

Tư duy làm thuê và làm chủ khác nhau như nào?


1. Làm thuê chủ yếu dựa vào năng lực cá nhân để có thể hưởng lương, còn khởi nghiệp thì dựa vào trí tuệ, tư duy, óc quan sát, tầm nhìn lãnh đạo. 

2. Đi làm thuê từ ý tưởng, kết quả đều xuất phát từ nguồn lực của người khác (doanh nghiệp) khởi nghiệp thì ý tưởng, hành động, kết quả dựa vào nguồn lực của chính mình. 

3. Đi làm thuê chỉ cần hoàn thiện công việc của mình một cách tốt nhất là ổn, khởi nghiệp là cần phải suy nghĩ từ nhiều góc độ, khía cạnh. 

4. Đi làm thuê thích đi muộn, về sớm, số lượng ngày nghỉ càng nhiều càng tết, khởi nghiệp cần phải tối ưu chi phí nhân sự, lo lắng mỗi kỳ phát lương, ngày nghỉ, thưởng lễ tết.. 

5. Đi làm thuê không chỉ quan tâm tới ngày lấy lương, khởi nghiệp kinh doanh phải lo tài chính doanh nghiệp mình. 

6. Làm thuê thu nhập được đánh giá dựa trên năng lực, kết quả công việc bản thân và có xu hướng xem thu nhập của mình được bao nhiêu, làm chủ thì phụ thuộc vào tầm nhìn, chiến lược và quan tâm tới vấn đề tạo ra bao nhiêu tiền. 

7. Làm thuê tập trung kiếm tiền để trang trải cuộc sống cá nhân, gia đình của mình, làm chủ cần phải lo cho tổ chức, doanh nghiệp của mình. 

8. Người đi làm thuê chỉ cần chăm chỉ, ngoan ngoãn, chịu khó là cuối tháng có lương, trong khi đó người chủ thì cần phải đối mặt với sự dịch chuyển của thị trường.

9. Làm thuê chỉ cần tập trung vào mối quan hệ giữa đồng nghiệp, cấp trên là yên ổn, làm chủ khởi nghiệp cần phải tập trung vào mối quan hệ với khách hàng, và các mối quan hệ xã hội.

10. Đi làm thuê phải nhìn sắc mặt của cấp trên, người làm chủ quan sát sắc mặt của khách hàng.
Tư duy làm thuê và làm chủ

11. Làm thuê tính toán mỗi năm mình sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền, làm chủ cần tính toán làm sao công ty lớn mạnh, mở rộng chi nhánh, ngành nghề kinh doanh.

12. Người làm thuê gặp vấn đề thì tìm cách giải quyết vấn đề đó, người làm chủ cần phải tìm hiểu nguyên nhân và quản trị vấn đề đó. 

13. Người đi làm thuê gặp yếu tố ngoại cảnh như trời mưa, tuyết, bão được nghỉ là mừng, người chủ thì lại lo lắng. 

14. Người làm thuê gặp vấn đề khó khăn sẽ tìm cách trốn tránh, nghĩ vấn đề đó không thuộc phạm vi của mình, hoặc rất khó giải quyết. Người làm chủ phải đương đầu và bắt buộc phải đối mặt với nó. 

15. Đi làm thuê có thể để dồn việc, hoặc lười, làm càng ít việc càng tốt, nhưng làm chủ thì khác cần phải tìm kiếm công việc cho nhân sự của mình.

16. Đi làm thuê luôn nhìn đồng hồ, hết giờ là về, khởi nghiệp luôn nghĩ cách để tồn tại, phát triển. 

17. Đi làm thuê hết giờ làm việc là có thể tắt điện thoại, người làm chủ chỉ mong có điện thoại của khách hàng ngay cả lúc đang ngủ. 

18. Người làm thuê dấu sự tự tin bên trong, người làm chủ lại bày tỏ ra ngoài. 

19. Người làm thuê sợ đứng trước đám đông, người làm chủ sợ người khác nói xấu khi khởi nghiệp mà chưa thành công.

20. Làm thuê cố gắng tiết kiệm tiền điện thoại cá nhân phục vụ cho công việc, người làm chủ sẵn sàng đầu tư thời gian tiền bạc để có được hợp đồng. 

21. Người làm thuê chỉ mong không phải làm việc mà vẫn có lương, người làm chủ ngoài việc kiếm tiền còn vì niềm đam mê.

22. Người làm thuê thích thích hạn chế chi tiêu để tiết kiệm, người làm chủ tập trung gia tăng nguồn thu. 

23. người làm thuê chủ động đón nhận công việc được giao, người làm chủ phải tìm kiếm công việc cho nhân sự của mình.

24. Người làm thuê thích tập trung vào các mối quan hệ xã giao, người làm chủ có sự tập trung vào các mối quan hệ tạo ra công việc, tiền. 

25. Người làm thuê sợ sự thay đổi, người làm chủ coi đó như là thử thách, khó khăn cần phải chinh phục.

26. Người làm thuê thích đòi hỏi quyền lợi, người làm chủ luôn tín toán cẩn thận. 

Người làm thuê có xu hướng dịch chuyển sang tự kinh doanh, làm chủ nhiều, nhưng khi sự chuẩn bị yếu, đặc biệt chưa thoát được tư duy làm thuê với tư duy làm chủ rất khó để thành công.

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018

11 ý tưởng kinh doanh buôn bán nhỏ, vốn ít lợi nhuận lớn

11 ý tưởng kinh doanh buôn bán nhỏ, vốn ít lợi nhuận lớn

Bạn có số vốn nhỏ, nhưng chưa có ý tưởng để tự mình có thể lên ý tưởng kinh doanh nhỏ, thì sau đây là hàng loạt các ý tưởng hay gợi mở cho bạn có thể lựa chọn mô hình kinh doanh nhỏ phù hợp với mình nhất. 

11 Ý tưởng kinh doanh buôn bán nhỏ, vốn ít lợi nhuận lớn

1. Mở tiệm làm bánh

Tại Việt Nam có rất nhiều mô hình kinh doanh tiệm làm bánh hoặc có thể kiếm tiền từ các công việc liên quan tới việc làm bánh với nhiều mô hình khác nhau, nhưng chung quy lại là mô hình kinh doanh nhỏ, vốn ít, phù hợp với những người có khả năng tự tay mình làm ra các chiếc bánh ngon.

Bạn có thấy rất nhiều cửa hàng bán bán ở vỉa hè không? và rất đôg khách, người mua có thể mua mang về nhà ăn, hoặc ngồi tại đó ăn luôn. Mô hình kinh doanh này cực hiệu quả, với số vốn đầu tư ít, lợi nhuận cao, chắc chắn là ý tưởng không tồi nếu đúng với sở thích và khả năng với bạn. 

Nếu bạn muốn đầu tư kỹ lưỡng hơn, phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng hơn thì hoàn toàn có thể thuê một mặt bằng với diện tích kinh doanh nhỏ, đủ cho 6-8 bàn ngồi, trong trường hợp đông khách thì mô hình này rất có thể nhân rộng thành chuỗi được. Đặc biệt cực kỳ hiệu quả tại các địa điểm kinh doanh có nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên. 

2. Cửa hiệu, tiệm giặt là

Mô hình kinh doanh tiệm giặt là này không quá cạnh tranh, nhưng cũng là một mô hình kinh doanh nhỏ khá phù hợp với người có số vốn ít. 

Nhưng có lẽ nó chỉ phù hợp với các khu vực có nhiều đối tượng là học sinh, sinh viên, bởi tại đây nhóm đối tượng này là khách hàng tiềm năng nhất để sử dụng dịch vụ này. 

Tùy thuộc vào vốn đầu tư cho mô hình nhiều hay ít để bạn có thể mở rộng ngành nghề cũng như dịch vụ kinh doanh mô hình cửa hàng tiệm giặt là này. 

Nếu chỉ đơn thuần là kiếm thêm thu nhập tại nhà, hoặc tận dụng khoảng không trong mặt bằng kinh doanh của mình thì có thể kinh doanh giặt là đơn thuần, tức là chỉ cung cấp dịch vụ giặt là quần áo cơ bản, đương nhiên bạn chỉ cần đầu tư một chiếc máy giặt là có thể bắt đầu công việc kinh doanh của mình rồi, và đừng quên khâu làm marketing nhé.

Trong trường hợp xây dựng đây là một mô hình kinh doanh thực sự thì có thể đầu tư số vốn nhiều hơn, với máy giặt cho những sản phẩm có kích thước lớn hơn như chăn, đương nhiên thời điểm đầu và cuối vụ đông chính là thời điểm thu hoạch của mô hình này. 
Mô hình kinh doanh nhỏ lợi nhuận lớn

3. Dịch vụ chú hề, manocanh người thật

Đây cũng là một ý tưởng kinh doanh nhỏ, với số vốn ít, nhưng vô cùng hiệu quả, mình chứng rõ ràng nhất là đã có rất nhiều doanh nghiệp lớn chuyên tổ chức sự kiện đầu tư mô hình kinh doanh này. 

Công việc này không quá khó khăn, vất vả, với số vốn đầu tư ít, bạn hoàn toàn có thể nhận những show tại các sự kiện, chương trình với thù lao không hề thấp. 

4. Quán trà đá 

Thời gian gần đây, mô hình kinh doanh trà đá đang được dư luận quan tâm bởi tỷ suất lợi nhuận của nó quả khủng, bạn có tin được rằng người kinh doanh trà đá có thể đủ điều kiện cho con di du học không? Thoạt nghe có vẻ hoang đường, nhưng đó là sự thật, tại Hà Nội có rất nhiều quán trà đá có thu nhập khủng lên tới 50 -100 triệu là bình thường. 

Có vẻ đây là mô hình kinh doanh nhỏ, vốn ít, siêu lợi nhuận, nhưng không được các bạn trẻ sẵn sàng làm. Nhưng đó là cơ hội kinh doanh tốt. 

5. Trông giữ xe

Tại các khu vực trung tâm thương mại, tòa nhà cao tầng, bệnh viện... dân tình rất ngại việc phải để xe dưới tầng hầm, hay nói cách khác là ngại phải đi bộ quá xe. 

Dịch vụ trông giữ xe tại các khu vực mà có nhu cầu cũng là mô hình kinh doanh tốt, bạn có thể kiếm được một chỗ trống nào, hoặc đất có sổ đỏ của người dân gần các khu vực tiềm năng đó mà họ chưa xây và thuê với giá rẻ để bắt đầu công việc kinh doanh dịch vụ trông giữ xe. 

Thậm trí rất nhiều người nhìn thấy cơ hội kinh doanh nhỏ lợi nhuận tốt này sẵn sàng mạnh dạn đầu tư thuê mặt bằng nhưng không phải để kinh doanh mô hình nào đó, mà chính là để kinh doanh dịch vụ trông giữ xe. 

Thử tưởng tượng một ngày bạn trông được khoảng 100 xe máy với giá 5-10k và vài chiếc với giá 20-50k thì thu nhập khủng như nào? 

6. Kinh doanh quán cafe, trà sữa nhỏ

Nếu bạn không có điều kiện để mua nhượng quyền các mô hình cafe, trà sữa thương hiệu, hoặc đầu tư 5,7 trăm triệu tự mở quán cafe, trà sữa cho mình, thì bạn hoàn toàn có thể co lại quy mô nhỏ, hạn chế suất đầu tư vốn. 

Mô hình cafe, trà sữa thành công chủ yếu có thương hiệu và tạo được điểm nhấn trong mắt khách hàng, hay nói cách khác là thương hiệu lớn, hoặc có không gian tốt. 

Nhưng đối với mô hình kinh doanh quán cafe, trà sữa nhỏ thì bạn chỉ nên tập trung vào sự tiện lợi, kinh doanh đồ uống, có chỗ ngồi để khách hàng có thể ngồi nghỉ ngơi, làm việc, tâm sự. 

7. Cửa hàng kem

Cũng giống như mô hình cafe nhỏ, trà sữa nhỏ, cửa hàng nhỏ chuyên kinh doanh kem cũng là một ý tưởng kinh doanh nhỏ vốn đầu tư ít mà lợi nhuận tốt. 

Bạn hoàn toàn có thể kết hợp kinh doanh các dòng kem có thương hiệu, và kem tự làm, thiết kế quán với trang trí bắt mắt chắc chắn thu hút được khách hàng. 

Đặc biệt mô hình này sẽ mang lại lợi nhuận tốt và mua hè, thời tiết nóng. 

8. Kinh doanh quà tết online

Nếu bạn có kiến thức về online thì hoàn toàn có thể kinh doanh quà tết online được. Để tiết kiệm vốn đầu tư thì tốt nhất bạn cần tự mình thực hiện tất cả để có thể tối ưu lợi nhuận được. 

Công việc để xây dựng mô hinh kinh doanh quà tết online rất đơn giản. 

Bước 1: Tìm hiểu về nhu cầu tiêu dùng quà tết 

Bước 2: Tìm kiếm các nhà cung cấp

Bước 3: Thực hiện marketing quảng bá dịch vụ

Nhu cầu mua sắm quà tết vào dịp tết Nguyên Đán là rất lớn, đặc biệt đối tượng là khối doanh nghiệp. Một năm bạn chỉ cần có vài đơn dịch vụ quà tết trọn gói cho khối doanh nghiệp thôi thì rất có thể thu nhập bằng với công nhân viên chức trong một nằm. 
Dịch vụ quà tết online

9. Tổ chức sự kiện

Dịch vụ tổ chức sự kiện cũng có rất nhiều doanh nghiệp lớn đang chiếm lĩnh thị phần, nhưng không có nghĩa không có cơ hội kinh doanh cho những cá nhân, đơn vị nhỏ. 

Một ngày cả cả ngàn sự kiện lớn nhỏ diễn ra: Đám cưới, hội thảo, sinh nhật, về nhà mới, khai trương cửa hàng... và các doanh nghiệp lớn họ tập trung khai thác các sự kiện lớn, chúng ta xây dựng ý tưởng kinh doanh nhỏ thì chỉ nên tập trung vào các sự kiện có quy mô nhỏ, sau này lớn dần thì sẽ có kế hoạch tiếp theo. 

Mô hình này phù hợp với những người ưa hoạt động, có mối quan hệ rộng rãi. 

10. Mở cửa hàng tạp hóa nhỏ

Với số vốn 100 triệu bạn hoàn toàn có thể xây dựng cho mình một cửa hàng tạp hóa nhỏ và bắt đầu kinh doanh được. Nhưng lưu ý chỉ nên kinh doanh tại nhà mình, tận dụng mặt bằng có sẵn, nếu bạn phải thuê mặt bằng mà số vốn nhỏ sẽ rủi ro cao lắm đó. 

Với số vốn 100 triệu, bạn phải đầu tư khoảng 10 triệu cho biển bảng, giá kệ siêu thị, cơ sở vật chất. Còn lại 90 triệu bạn nhập các nhóm sản phẩm thiết yếu, phổ thông và kinh doanh. 

11. Cửa hàng kinh doanh đồ chơi, và cho thuê

Kinh doanh đồ chơi thì dễ hình dung, nhưng có một mô hình nữa hoàn toàn có thể kết hợp lại được là cho thuê đồ chơi, bất kể đồ chơi rẻ tiền hay đắt tiền. 

Đặc thù trẻ em chơi đồ chơi như phá, gần như những người thuê đồ chơi rồi sẽ mang lại trả để lấy lại tiền đặt cọc. Còn đối với các loại đồ chơi nhiều tiền thì hoàn toàn có thể cho thuê và thu phí theo ngày. 

Để kinh doanh hiệu quả thì nên tập trung các sản phẩm đồ chơi phân khúc giá bán thấp, thường dưới 50k, và cho thuê các loại đồ chơi có giá > 300k trở lên. Tùy thuộc vào khu vực mà người kinh doanh lên phương án tính giá thuê sao cho hợp lý, và cần phải lưu ý tính khấu hao vào tài sản nhé.