Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

Top 3 chợ đầu mấu lấy hàng tạp hóa giá rẻ tại Hà Nội

Top 3 chợ đầu mấu lấy hàng tạp hóa giá rẻ tại Hà Nội

Kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini việc tối ưu đầu nguồn nhập hàng là việc cần thiết để gia tăng lợi nhuận cũng như lợi thế trong kinh doanh siêu thị, cửa hàng của mình.

Top 3 chợ đầu mối lấy hàng tạp hóa giá rẻ

1. Chợ hàng buồm, hàng giầy

Chợ khu phố hàng buồm, hàng giầy tại quận Hoàn Kiếm nổi tiếng khắp cả nước là khu chợ kinh doanh, buôn bán hàng hóa đa dạng, giá rẻ. Là khu bán lẻ cho khách tây, người nước ngoài du lịch, và bán buôn cho các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini khu vực xung quanh.

Do việc hệ thống phân phối hàng tạp hóa mở rộng tại các tỉnh thành nên xu hướng những cửa hàng tại tỉnh thành cũng đang hạn chế nhập hàng tại đây, cùng với việc việc nằm tại vị trí phố cổ nên giao thông, phương tiện vào khu phố cũng bị ảnh hưởng nhiều, khiến cho mô hình bán buôn tại chợ phố Hàng Buồm, Hàng Giầy cũng bị tác động khá nặng nề.

Tuy nhiên đối với các mô hình siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa tại khu vực quanh quận Hoàn Kiếm như Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, hay Quận Long Biên thì vẫn có thể qua đây khảo sát, tham khảo và nhập hàng hóa tại đây.

Chính bởi là chợ đầu mối lại kinh doanh bán lẻ cho khách du lịch, hàng cao cấp, nên tại đây lượng hàng hóa rất đa dạng, phong phú, đặc biệt là hàng nhập khẩu.

Hàng Buồm và Hàng Giầy là nơi mà mọi hàng hóa của tất cả các công ty phân phối tại Việt Nam bắt buộc phải có mặt và được bày bán ở đây.

Các nhà sản xuất, công ty phân phối đi thị trường kiểm tra, hay muốn phát triển nhãn hàng mới đều cố gắng xây dựng hình ảnh sản phẩm tại khu vực này. Nên đó chính là nơi mà các chủ cửa hàng tạp hóa, mở siêu thị mini có thể tham khảo mẫu mã cũng như nhập hàng tại đây.

Cửa hàng tại chợ Hàng Buồm, Hàng Giầy

2. Chợ La Phù

Chợ Là Phù cùng với chợ Thổ Tang của Vĩnh Phúc nổi tiếng với việc kinh doanh hàng giả, hàng nhái kém chất lượng. Tuy nhiên những năm gần đây, chợ La Phù tại huyện Hoài Đức ngoại thành Hà Nội đang dần chuyển đổi thành khu chợ tập trung buôn bán các mặt hàng thương hiệu thiết yếu, phổ thông và một số hàng nhập khẩu, đồ chơi.

Chợ La Phù là nơi tập trung buôn các mặt hàng thiết yếu phổ thông như: Đồ uống, bánh kẹo, dầu ăn, nước mắm, mì tôm... là nơi tập trung hàng "chảy máu" hoặc buôn khắp các tỉnh thành miền bắc và tại Hà Nội.

Tại đây các nhà buôn thường có những nguồn hàng tạp hóa mà nhập trực tiếp từ nhà máy sản xuất, từ các nhà phân phối chảy về để đạt số khắp các tỉnh thành cũng như tại Hà Nội.

Nên hàng hóa tại đây thường có giá thành thấp hơn khá nhiều so với việc cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini nhập từ nhà phân phối hoặc kênh buôn nhỏ lẻ.

Với việc giao thông thuận tiện, nên chợ La Phù ngoài việc bán buôn, bán lẻ cho các cửa hàng tạp hóa khu vực Hà Nội như các huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Hà Đông, Thanh Trì cũng sẽ là nơi cung cấp hàng hóa giao thương với các tỉnh thành như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình....
Chợ La Phù

3. Chợ Mạc Thị Bưởi

Chợ Mạc Thị Bưởi mang dáng vóc của cả chợ Hàng Buồm, Hàng Giầy và La Phù. Kết hợp buôn cả các mặt hàng thiết yếu phổ thông từ các tỉnh thành miền bắc, kèm theo đó là các mặt hàng nhập khẩu từ các nước. 

Với việc giao thông thuận tiện, nên chợ Mạc Thị Bưởi ngoài việc bán buôn, bán lẻ cho các cửa hàng tạp hóa khu vực Hà Nội như các quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Gia Lâm, Long Biên, Thanh Trì... cũng sẽ là nơi cung cấp hàng hóa giao thương với các tỉnh thành như Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Giang....
Nhà buôn chợ Mạc Thị Bưởi


Kinh nghiệm nhập hàng tại các chợ đầu mối

1. Phải cung cấp thông tin là chủ cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Tại các chợ này đều bán buôn và bán lẻ cho người tiêu dùng, nếu đóng vai trò như một khách hàng bình thường, người tiêu dùng thì chắc chắn giá thành các cửa hàng báo giá cho bạn sẽ là giá bán lẻ và đương nhiên không có được giá tốt, và cửa hàng tạp hóa, siêu thị không thể nhập với giá thành đó về để kinh doanh được.

Chính vậy mà khi chúng ta làm việc với những nhà buôn này cần phải thông báo với họ là tôi là chủ cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, nhập hàng về để kinh doanh. Chỉ với động tác này chắc chắn bạn sẽ có được giá thành chuẩn mực cho người kinh doanh.

2. Đừng kỳ vọng chiết khấu, chương trình khuyến mại

Tại các chợ đầu mối này tất cả các sản phẩm, hay đầu thùng đều được quy đổi sang giá nhập cuối cùng, và hầu hết là không có chương trình khuyến mại hay chiết khâu thêm gì nữa, nên việc bạn đàm phán, hỏi han xin chương trình khuyến mại là không khả thi và cơ hội rất thấp.

Khi bạn hỏi chương trình, khuyến mại là các chủ kênh buôn tại đây nắm thóp được bạn là gà mờ, chưa có kinh nghiệm gì ngay, và rất có thể giá thành bạn nhập được chưa chắc đã là tốt nhất.

Mà thay vào đó có thể xin thêm chính sách hỗ trợ giá, hoặc vận chuyển, hoặc đơn đầu... nhỡ những thuật ngữ này, nó sẽ là một minh chứng bạn hiểu về nghề đó.

3. Không hỗ trợ vận chuyển

Giá thành ở đây là không bao gồm phí vận chuyển, và cũng rất ít cửa hàng có hỗ trợ vận chuyển cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị. Hay nói cách khác, đây chính là giá nhập tại kho, và chủ cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini có nhu cầu nhập hàng tại đây thì cần phải chủ động tự vận chuyển hoặc thuê xe máy, xe ba gác, hoặc xe tải để chở hàng về cửa hàng của mình.

Trên đây đơn vị setup siêu thị Isaac chia sẻ kinh nghiệm tìm kiếm và nhập hàng từ 3 chợ đầu mối lớn nhất tại Hà Nội cung cấp nguồn hàng tạp hóa giá rẻ.
Một số hình ảnh trưng bày hàng hóa trong siêu thị mà ISaac triển khai

Một số hình ảnh trưng bày hàng hóa trong siêu thị mà ISaac triển khai

Vai trò của việc trưng bày hàng hóa trong siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa là rất quan trọng, nó như cỗ máy bán hàng tự động, giúp cho khách hàng luôn cảm thấy dế thấy và dễ lấy.

Một số hình ảnh trưng bày hàng hóa isaac triển khai

ISaac là đơn vị cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini trọn gói và nâng cấp các cửa hàng tạp hóa thành siêu thị mini nên đã hoàn thành trên 300 siêu thị, cửa hàng trên toàn quốc. 

Để giúp cho những người mới có kế hoạch mở siêu thị mini chưa có kinh nghiệm cũng như chưa biết cách thức phân khu hàng hóa, trưng bày hàng hóa tại siêu thị sao cho bắt mắt, chuyên nghiệp có thể tham khảo và áp dụng cho cửa hàng của mình.









Trưng bày hàng hóa trong siêu thị










Để có thể trưng bày hàng hóa trong cửa hàng đẹp và chuyên nghiệp nhân viên cần có nghiệp vụ trưng bày hàng hóa đạt chuẩn siêu thị, và cửa hàng thường xuyên phải duy trì được hình thức trưng bày như vậy xuyên suốt trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó quản lý cửa hàng thường xuyên phải đôn đốc, kiểm tra nhân viên chăm sóc hình ảnh hàng hóa tại cửa hàng.

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

Nguyên nhân và cách phòng chống thất thoát hàng hóa trong siêu thị tăng doanh thu

Nguyên nhân và cách phòng chống thất thoát hàng hóa trong siêu thị tăng doanh thu

Thất thoát hàng hóa là diễn biến phổ thông tại các hệ thống cửa hàng bán lẻ nói chung và siêu thị nói riêng, nó tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh tại siêu thị, cửa hàng tạp hóa.

Xem thêm: 



Những nguyên nhân thất thoát hàng hóa trong siêu thị, cửa hàng tạp hóa

1. Nguyên nhân bên trong

Khái niệm thất thoát hàng hóa bởi nguyên nhân bên trong đơn giản được hình dung là những yếu tố nội tại bên trong siêu thị mà gây ra việc thất thoát hàng hóa thì được gọi là nguyên bên trong.
Thất thoát hàng hóa trong siêu thị

1.1 Từ khâu nhận hàng
Nhân viên kho đối với siêu thị quy mô lớn, hoặc nhân viên thực hiện công việc nhận, kiểm đếm hàng hóa khi vào siêu thị cũng là một trong những nguyên nhân gây thất thoát hàng hóa.

Việc nhân viên có thể kiểm đếm nhầm, hoặc thiếu trong quá trình nhận hàng rất dễ xảy ra, có thể do vô tình hoặc cố ý. Đây là nguyên nhân rất nguy hiểm mà siêu thị khó kiểm tra kiểm soát.

1.2 Nhân viên thu ngân
Cũng như nhân viên nhận hàng, thì nhân viên thu ngân cũng có thể gây ra việc thất thoát hàng hóa trong siêu thị, cũng bởi vô tình hoặc cố ý. 

Trong quá trình thu ngân thanh toán đơn hàng cho khách hàng, việc nhầm lẫn cũng dễ xảy ra, nên nhân viên thu ngân cần phải thực hiện đúng quy trình thu ngân là việc rất cần thiết, ngoài ra tại các siêu thị lớn thường áp dụng tăng cường lực lượng an ninh, bảo vệ đóng chốt tại lối ra vào và kiểm tra đơn hàng khách mua là biện pháp khá hiệu quả phòng chống việc thất thoát hàng hóa tại siêu thị.

1.3 Mất trộm cắp bởi chính nhân viên tại siêu thị
Một việc diễn ra khá phổ biến trong siêu thị dẫn đến việc thất thoát hàng hóa trong siêu thị chính bởi lực lượng cán bộ công nhân viên hoạt động, làm việc trong siêu thị.

Bởi tất cả các nhân viên làm việc trong siêu thị luôn thường xuyên được tiếp xúc với tiền, hàng hóa có trong siêu thị, nên chỉ cần nảy lòng tham là dễ dàng dẫn đến việc lấy trộm, cắp hàng hóa, tiền trong siêu thị, cửa hàng tạp hóa.

1.4 Hàng cận, hết date, hỏng hóc
Việc quản lý hàng hóa tại siêu thị kém dẫn đến việc hàng hóa cận, hỏng, hết date thường xuyên diễn ra, tác động trực tiếp tới thiệt hại cũng như hiệu quả kinh doanh của siêu thị. 

Việc để chuột cắn, ăn sản phẩm cũng diễn ra rất phổ biên dẫn đến việc hàng hóa bị hỏng, thiu, bốc mùi, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, nguy hiểm tới sức khỏe của người tiêu dùng.

2. Nguyên nhân bên ngoài

Những tác động bởi ngoại cảnh hay nói cách khác là từ phía bên ngoài thì được gọi là nguyên nhân bên ngoài dẫn đến thất thoát hàng hóa trong siêu thị, cửa hàng tạp hóa.

2.1 Khách hàng
Tỉ lệ khách hàng tham lam, có tính gian dối, thậm trí trộm cắp khi mua sắm tại cửa hàng là không hề nhỏ, có trên >70% hàng hóa thất thoát tại siêu thị có nguyên nhân chính bởi khách hàng.
KHách hàng là nguyên nhân chính dẫn đến thất thoát hàng hóa

2.2 Nhân viên sale, giao hàng, nhà cung cấp
Trong quá trình làm việc, giao dịch đội ngũ nhân viên sale thị trường, giao hàng hay thậm trí là nhà cung cấp cũng có thể dẫn đến việc thất thoát hàng hóa, trộm cắp.

Biện pháp cách phòng chống thất thoát hàng hóa trong siêu thị

1. Xây dựng nội quy, quy trình vận hành siêu thị bài bản, chuyên nghiệp

Việc xây dựng nội quy, quy định, hướng dẫn các bước thực hiện công việc cho từng vị trí, bộ phận hoạt động trong siêu thị là cần thiết và bắt buộc phải thực hiện một cách nghiêm ngặt, bên cạnh đó cần phải được kiểm tra một cách thường xuyên.

Thậm trí có thể tăng các hình phạt cao hơn so với những mô hình kinh doanh khác để hạn chế việc nhân viên nổi lòng tham dẫn đên việc gây ra tình trạng trộm cắp, thất thoát hàng hóa trong siêu thị.

Đặc biệt đối với các vị trí quan trọng đã nêu ở phía trên như nhân viên nhận hàng, thu ngân và bảo vệ, những vị trí này cần phải được hướng dẫn đào tạo các nghiệp vụ thực hiện quy trình một cách tuyệt đối chính xác.

2. Tăng cường các biện pháp an ninh, phòng chống gây thất thoát

Việc sử dụng các biện pháp an ninh như camera, cửa từ bảo vệ cũng như sử dụng phần mềm quản lý bán hàng sẽ hạn chế tốt cho việc thất thoát hàng hóa bởi cả nguyên nhân bên trong lẫn bên ngoài.

3. Thường xuyên kiểm kê hàng hóa trong siêu thị

Kiểm kê hàng hóa hiển nhiên là công việc thường xuyên cần phải thực hiện trong quá trình kinh doanh siêu thị, tuy nhiên ngoài ra giúp cho chúng ta phát hiện những sự sai lệch về số liệu trong sổ sách và thực tế một cách nhanh chóng.

Bản chất cả những nguyên nhân gây thất thoát hàng hóa bên trong và bên ngoài, đặc biệt là đội ngũ nhân viên hoạt động tại siêu thị cũng thấy khâu kiểm soát hàng hóa tại siêu thị có hệ thống và sẽ không dám làm bừa. 

4. Một số biện pháp khác để chống thất thoát hàng hóa trong siêu thị

4.1 Giữ cửa hàng gọn gàng ngắn nắp
  • Đồ nhỏ dễ đút vào túi nên xếp ở các giá kệ gần quầy thu ngân
  • Đồ đắt tiền có thể cho vào tủ kính riêng và khóa lại, khách hàng cần xem thì gọi nhân viên
  • Xếp hàng hóa gọn gàng, khoa học để mất cái gì là bạn nhận ra ngayĐồ nhỏ dễ đút vào túi nên xếp ở các giá kệ gần quầy thu ngân
  • Đồ đắt tiền có thể cho vào tủ kính riêng và khóa lại, khách hàng cần xem thì gọi nhân viên
  • Xếp hàng hóa gọn gàng, khoa học để mất cái gì là bạn nhận ra ngay

2. Treo biển cảnh báo
Mục đích: ngăn cản ý đồ của kẻ trộm hay những người có lòng tham
  • Nên lắp ở cửa ra vào hoặc gần phòng thử đồ. Bạn bước chân vào cửa hàng của mình và tự hỏi: Nếu bạn là một kẻ ăn trộm, bạn sẽ đi vào đâu? Câu trả lời sẽ giúp bạn xác định chỗ tốt nhất để đặt biển cảnh báo.
  • Nội dung biển bạn có thể nhắc nhở rằng việc ăn trộm sẽ chịu hậu quả như bị đưa thẳng đến đồn công an phường... Kẻ trộm sẽ nghĩ chủ cửa hàng là người cứng rắn và xử lý mạnh tay nếu phát hiện ra hành vi ăn cắp.
3. Tủ gửi đồ
Yêu cầu khách hàng cởi đồ chống nắng, mũ bảo hiểm trước khi vào cửa hàng

Túi xách to để vào tủ gửi đồ có khóa và khách hàng giữ chìa khóa. Ví và túi nhỏ được phép mang vào.

Quy định này áp dụng cho cả nhân viên trong cửa hàng

4. Cửa từ an ninh
  • Gắn hoặc dán tem từ ở một số hoặc tất cả hàng hóa của cửa hàng để cửa từ sẽ phát báo động nếu chưa thanh toán tiền
  • Muốn gỡ tem từ phải có bộ gỡ tem khoặc khử từ được trang bị ở quầy thu ngân
sử dụng cửa từ an ninh

5. Lắp thêm gương ở các góc
Lắp gương thường hoặc gương cầu lồi ở những chỗ nào có điểm mù, những góc khuất mà nhân viên hay thu ngân của bạn khó có thể quan sát hay những chỗ bị các giá kệ che khuất.

Đây cũng là một biện pháp tâm lý đối với kẻ trộm: chúng sẽ cảm thấy nao núng bởi khi đứng trước một chiếc gương giống như có một cặp mắt đang theo dõi mình, chúng sẽ không dám manh động mà thực hiện hành vi trộm cắp của mình.


Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

XU HƯỚNG mở cửa hàng tiện lợi 24h

XU HƯỚNG mở cửa hàng tiện lợi 24h

Chưa có thời điểm nào, mô hình cửa hàng tiện lợi lại phát triển như hiện nay. Hầu như các thương hiệu bán lẻ bên cạnh phát triển hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại đều đẩy mạnh phát triển phân khúc cửa hàng tiện lợi.

Mở chuỗi cửa hàng tiện lợi đang được chú trọng

Bà Nguyễn Thị Hạnh, Tổng giám đốc Saigon Co.op, cho biết, chủ trương của Saigon Co.op trong năm 2015 là mở thêm 30 cửa hàng Co.op Food tại TP.HCM và triển khai nhượng quyền thương hiệu (franchise) cho các cá nhân trong nước đủ điều kiện. Dự kiến, trong 30 cửa hàng được mở trong năm nay sẽ có 10 cửa hàng franchise.
XU HƯỚNG mở cửa hàng tiện lợi 24h

Hiện nay, trên thế giới, Casino Group đang phát triển các concept về đại siêu thị, siêu thị, siêu thị mini mang thương hiệu mini Big C, cửa hàng giảm giá (DIS) và cửa hàng chuyên doanh về chăm sóc sức khỏe và làm đẹp (Pure).

Tại Việt Nam, Casino Group đặt trọng tâm tiếp tục mở rộng trên cơ sở mô hình kép là các đại siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Trong đó, bên cạnh hệ thống 30 đại siêu thị Big C, thương hiệu bán lẻ lớn của Pháp đang song song phát triển 2 chuỗi cửa hàng New Chợ và C Express.

Trong khi đó, "tân binh" của ngành bán lẻ là Vingroup ngay khi tham gia thị trường đã tự tin công bố sẽ triển khai hệ thống 1.000 cửa hàng tiện lợi Vinmart trong 3 - 4 năm tới. Để chuẩn bị hàng hóa cung cấp cho chuỗi cửa hàng khổng lồ của mình, Vingroup đã làm việc với các hộ nông dân các tỉnh.

Cũng theo nghiên cứu của Nielsen, hình thức bán lẻ hiện đại (đại siêu thị, siêu thị, cửa hàng tiện lợi) ngày càng đóng vai trò quan trọng ở Việt Nam. Có đến 34% người tiêu dùng mua sắm tại đại siêu thị và 29% tại siêu thị thường xuyên. Có 22% người tiêu dùng chọn mua hàng tại các cửa hàng tiện lợi.

Theo đánh giá của cho rằng, mô hình cửa hàng tiện lợi sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới. Bởi hiện nay, số lượng bình quân đầu người trên mỗi cửa hàng tại Việt Nam vẫn rất lớn và vượt xa nhiều nước.

FamilyMart cũng mở rộng không gian ăn uống cho khách, thúc đẩy kinh doanh các loại thực phẩm ăn nhanh như sushi, lẩu hot pot, đồ chiên, bánh bao, sandwich... Ngoài ra, thương hiệu này xây dựng cửa hàng theo nhu cầu khác nhau của hai nhóm khách hàng: tại khu vực phục vụ đa số khách là người Việt thì cửa hàng cung cấp 95% là hàng nội địa; khu có người Nhật sinh sống thì bổ sung nhiều mặt hàng xuất xứ từ Nhật.

Cũng theo phong cách Nhật, chuỗi cửa hàng Ministop là sự kết hợp giữa bán tạp hóa với bán thức ăn nhanh, kem tươi... với không gian ăn uống khá rộng, có Internet miễn phí, nhà vệ sinh cho khách.
Ông Kigure Takahiko - Giám đốc Điều hành chuỗi FamilyMart cho biết, Việt Nam với 90 triệu dân nhưng chỉ có 400 cửa hàng tiện lợi, trong khi Thái Lan chỉ 60 triệu người nhưng đã có đến 10.000 cửa hàng.

Hơn thế, Nhật Bản có đến 50.000 cửa hàng cho 130 triệu người. "Quy mô thị trường Việt Nam lớn hơn Thái Lan và trong 10 năm nữa, số lượng CHTL có thể đạt trên 15.000 trên toàn quốc",

Nhà đầu tư ngoại đầu tư mở chuỗi cửa hàng tiện lợi 24h

Mô hình cửa hàng tiện lợi, theo các nhà bán lẻ, vẫn kém cạnh tranh so với siêu thị và cửa hàng truyền thống do giá bán hàng hóa đắt hơn. Điểm trừ lớn khác là cửa hàng tiện lợi thường không có thực phẩm tươi sống.

Để giảm giá bán, các chuỗi cửa hàng phải đảm bảo số lượng cửa hàng đủ lớn. Theo các chuyên gia, tối thiểu phải có khoảng 150 điểm bán thì mới đạt điểm hòa vốn và bắt đầu có lợi nhuận. Chi phí thuê mặt bằng ở các tuyến đường trung tâm đắt đỏ cũng là trở ngại lớn...

Việc tìm kiếm cho đủ số lượng mặt bằng và thỏa những yêu cầu về đầu tư, quản lý, chi phí vận hành đòi hỏi các doanh nghiệp phải trường vốn và có kỹ năng quản trị tốt. Điều này cũng lý giải tại sao các doanh nghiệp Việt Nam thường “đứt gánh giữa đường” khi hợp tác mở cửa hàng tiện lợi với doanh nghiệp nước ngoài.

Trong khi đó, với kinh nghiệm phát triển ở nhiều thị trường, các nhà bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam vẫn tin tưởng và đặt niềm tin thị trường sẽ thay đổi và phát triển. Như Family Mart có niềm tin sẽ rút ngắn thời gian lỗ bằng cân đối đầu tư và dự tính thị trường Việt Nam sẽ có lãi vào năm 2019, so với khoảng thời gian tám năm mới có lãi ở thị trường Thái Lan hay Hàn Quốc và 17 năm tại Trung Quốc.

Có thể thấy mô hình cửa hàng 24 giờ tại Việt Nam đang là sân chơi của các doanh nghiệp nước ngoài, một số doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường này chỉ dừng lại ở dạng siêu thị thu nhỏ như Co.op Food, Satra Foods, New Chợ... (mở cửa từ 6 giờ đến 21 giờ), chủ yếu phục vụ các bà nội trợ, nhân viên văn phòng.

Theo Hoclamgiau
Hàng hóa tiêu dùng tăng giá theo giá điện, xăng

Hàng hóa tiêu dùng tăng giá theo giá điện, xăng

Việc tăng giá liên tiếp hai mặt hàng thiết yếu là xăng dầu và điện trong khoảng thời gian ngắn vừa qua đã kéo theo giá nhiều loại hàng hóa trên thị trường tăng theo.

Người kinh doanh không kịp trở tay

Với 3 lần tăng giá liên tục kể từ cuối tháng 3 đến nay, tổng cộng mỗi lít xăng đã tăng khoảng 3.500 đồng, gây áp lực lớn lên giá cước vận tải, cũng như giá cả hàng hóa tiêu dùng, lương thực, thực phẩm. Đặc biệt, việc tăng giá này lại trong bối cảnh giá điện cũng tăng 8,36% từ ngày 20/3. Do đó, tác động cộng hưởng càng trở nên mạnh hơn.


Ghi nhận tại một số chợ dân sinh ở Hà Nội như chợ Thành Công, Kim Liên, chợ Hôm…, sau khi giá xăng dầu tăng lần thứ 2 (ngày 17/4), giá nhiều mặt hàng tiêu dùng như thịt, rau, củ, quả và thủy hải sản đã bắt đầu tăng nhẹ. Tới lần tăng giá thứ 3 (ngày 2/5), cùng với tác động của việc hoá đơn tiền điện của các hộ gia đình tăng vọt, giá các mặt hàng lại càng được "cớ" tăng mạnh hơn.

Chị Loan, tiểu thương bán rau, củ tại chợ Thành Công cho biết: Đa số các mặt hàng rau củ hiện đều tăng giá so với cuối tháng 4, giá hành từ 16.000 đồng/kg tăng lên 25.000 đồng/kg, su hào 8.000 đồng/củ, củ cải trắng 18.000 đồng/kg, rau muống 17.000 – 18.000 đồng/mớ (tăng 3.000 đồng). Giá thịt bò bán lẻ tăng 20.000 đồng/kg; thịt gà lông tăng 10.000 đồng/kg...

Theo lý giải của các tiểu thương, việc tăng giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm như hiện nay là do giá xăng, dầu tăng mạnh, khiến chi phí đầu vào tăng, đặc biệt là phí vận chuyển.

Khảo sát chiều 6/5 tại chợ Hàng Da cho thấy, các mặt hàng thực phẩm đã được điều chỉnh tăng giá sau khi giá xăng dầu tăng giá lần thứ 3. Sau nghỉ lễ 30/4, giá thịt lợn nạc vai, thăn, sườn tăng thêm 20.000 đồng/kg, lên mức 120.000 đồng/kg. Cá quả trước đây là 135.000 đồng/kg, nay tăng lên 140.000 đồng/kg; cá rô phi tăng 5.000 đồng/kg lên 45.000 đồng/kg…

Chị Hà, tiểu thương kinh doanh tại chợ Hàng Da cho biết, do các đợt tăng giá xăng dầu diễn ra liên tiếp và ở mức cao, đẩy chi phí vận chuyển rau, quả từ chợ đầu mối về chợ bán lẻ tăng lên gần 100.000 đồng/chuyến. Do đó các hộ kinh doanh buộc phải tăng giá bán theo.

Là một người tiêu dùng thường xuyên phải đi chợ, chăm lo bữa ăn cho gia đình mỗi ngày, bà Tôn Minh Hương (Thanh Trì, Hà Nội) cảm nhận rõ những tác động của việc tăng giá xăng dầu, giá điện lên túi tiền của mình. "Đầu tiên là hóa đơn tiền điện tăng vọt. Tháng này nhà tôi phải trả 1,6 triệu đồng tiền điện, trong khi tháng trước chỉ phải trả 1,1 triệu đồng. Mỗi lần đổ xăng xe máy phải tăng thêm 10.000 - 20.000 đồng mới đầy bình. Tiếp đó là hàng hoạt hàng hóa ở chợ tăng giá theo làm cho các bà nội trợ khó khăn chồng khó khăn...", bà Hương than thở.

Doanh nghiệp gặp khó khăn

Mặc dù việc tăng giá điện đã nằm trong kế hoạch tính toán chi phí sản xuất của các doanh nghiệp từ đầu năm. Song, giá điện tăng cộng hưởng cùng lúc với giá xăng dầu đã khiến doanh nghiệp thêm phần khó khăn.

Tại các hệ thống siêu thị, mặc dù giá cả hàng hóa ổn định hơn, song với việc giá xăng dầu, giá điện tăng cao như hiện nay, nhiều mặt hàng trong siêu thị cũng sẽ tăng giá trong thời gian tới. Đại diện siêu thị Co.opmart tiết lộ, đã nhận được báo giá mới của các nhà cung cấp hàng tiêu dùng và nguyên phụ liệu bao gói hàng hóa.
Khó khăn nhất phải kể đến là các hãng vận tải. Theo thông tin từ các hãng taxi, giá cước đang "nhấp nhổm" tăng từ 15 - 20%.

Ông Trương Quốc Hùng, Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển Thương mại và Du lịch quốc tế Ngôi Sao (chủ hãng Taxi VIC) chia sẻ: Giá xăng chiếm khoảng 35 - 40% trong cấu thành giá cước vận tải, do vậy việc giá xăng tăng 3.500 đồng/lít trong thời gian ngắn khiến doanh nghiệp rất khó khăn. 4 năm qua, Taxi VIC chưa tăng giá lần nào mà đều cố gắng cầm cự trước những biến động của giá xăng dầu.
"Trong kỳ điều hành giá sắp tới, nếu giá xăng tiếp tục tăng, chúng tôi buộc phải điều chỉnh giá cước khoảng 10%", ông Hùng cho hay.

Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Khoa, lái xe taxi của hãng Vạn Xuân chia sẻ: "Chỉ tính riêng 2 đợt tăng giá xăng dầu đầu tiên đã khiến lái xe tốn thêm cả trăm nghìn đồng tiền đổ xăng mỗi ngày, trong khi mức cước vẫn giữ nguyên, khiến thu nhập của lái xe bị hao hụt đáng kể. Đúng ra, hãng phải điều chỉnh cước taxi, nhưng do cạnh tranh hiện nay quá khốc liệt nên phải cố gắng cầm cự".

Ngay cả giá cước taxi của Grab cũng đã điều chỉnh tăng mà có thể người đi xe không để ý. Một lái xe Grab Bike cho hay, trước đây quãng đường 10 km, khách hàng phải trả khoảng 50.000 đồng, bây giờ được điều chỉnh lên 70.000 đồng.

Các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu cũng khó khăn không kém. Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam cho biết, việc tăng giá hai mặt hàng thiết yếu khiến các doanh nghiệp bị giảm bớt lợi nhuận bởi nhiều đơn hàng đã ký kết từ trước, nay do chi phí tăng cao, muốn đàm phán lại hợp đồng sẽ khó khăn. Điều này buộc các doanh nghiệp phải tiết giảm những chi phí không cần thiết, sử dụng các nguyên liệu có giá tốt hơn để bù đắp những khoản tăng thêm của chi phí đầu vào, bao gồm xăng dầu và điện.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc tăng giá 2 mặt hàng xăng và điện đang có tác động lan truyền đến tất cả các mặt hàng khác trên thị trường, bởi hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phải sử dụng xăng dầu và điện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Các chuyên gia nhận định, tác động lan tỏa này sẽ còn kéo dài từ 2 - 3 tháng tới và giá nhiều loại hàng hóa sẽ còn "té nước theo mưa".

Để hạn chế tình trạng này, theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan, cần tổ chức lại hệ thống phân phối, giảm bớt khâu trung gian - đây vốn là nguyên nhân khiến chi phí bán lẻ tăng bất hợp lý. Bên cạnh đó, cần sản xuất theo chuỗi cung ứng, bảo đảm “đầu ra” cho sản xuất một cách hợp lý, giá chấp nhận được với người tiêu dùng.

Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, giá xăng dầu và giá điện tăng đã góp phần làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2019 tăng 0,31% so với tháng trước, tăng 2,93% so với cùng kỳ năm trước.

Theo:baotintuc.vn