Hiển thị các bài đăng có nhãn thanh lý cửa hàng tạp hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thanh lý cửa hàng tạp hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2019

Sang chuyển nhượng cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini kinh nghiệm thanh lý

Sang chuyển nhượng cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini kinh nghiệm thanh lý

Sang nhượng cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là thực trạng đang diễn ra khá phổ biến trong lĩnh vực bán lẻ này. Đây cũng là điều rất đỗi bình thường bởi có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng người kinh doanh bắt buộc phải thanh lý, chuyển nhượng cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini của mình.
Sang nhượng cửa hàng tạp hóa

SANG NHƯỢNG CỬA HÀNG TẠP HÓA LÀ GÌ?

Sang nhượng cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là hình thức chuyển nhượng toàn bộ lại cửa hàng đang hoạt động kinh doanh từ người cũ cho người mới theo giá thấp hơn so với giá nhập, hoặc vốn đầu tư ban đầu hay thường gọi là giá sang nhượng, giá chuyển nhượng, giá thanh lý.

Tuy nhiên có một số ít trường hợp nếu thương hiệu, hiệu quả kinh doanh tại cửa hàng đang tốt và tập trung tại các thành phố lớn. Ví dụ như sang nhượng cửa hàng tạp hóa tphcm, hay sang nhượng cửa hàng tạp hóa tại Hà Nội thì một số cửa hàng có giá chuyển nhượng cao hơn so với giá trị đầu tư ban đầu.

CÁC HẠNG MỤC SANG CHUYỂN NHƯỢNG CỬA HÀNG TẠP HÓA, SIÊU THỊ MINI

Có nhiều hình thức để sang nhượng cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, tuy nhiên đa phần chúng ta hiểu về bối cảnh sang chuyển nhượng cửa hàng tạp hóa theo hình thức trọn gói. Tức là người mới sẽ mua lại toàn bộ cửa hàng cũ theo giá thành được hai bên thỏa thuận với nhau.

Các hạng mục khi sang nhượng, thanh lý toàn bộ cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini bao gồm:
✔ Chi phí mặt bằng
✔ Các hạng mục cơ sở vật chất
✔ Các hạng mục trang thiết bị bán hàng
✔ Hàng hóa tại cửa hàng, kho
✔ Thương hiệu 
✔ Thỏa thuận khác

NGUYÊN NHÂN PHỔ BIẾN DẪN ĐẾN THANH LÝ CỬA HÀNG TẠP HÓA, SIÊU THỊ MINI

Hầu hết các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini phải sang nhượng, thanh lý đều do kinh doanh kém hiệu quả, số ít còn lại do các nguyên nhân khách quan. Nhưng chung quy lại một số nguyên nhân dẫn đến việc cửa hàng siêu thị mini phải thanh lý phổ biến sau đây.

1. Thiếu kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Đa phần người kinh doanh mô hình cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini đều xuất phát từ những ý tưởng đơn thuần, không có lợi thế, và tỷ lệ người chưa biết và hiểu gì mô hình kinh doanh này đầu tư kinh doanh mà thiếu sự chuẩn bị.

Với tư duy kinh doanh theo số đông thích là mở, thích là đầu tư không chỉ nói riêng gì với mô hình cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini mà đầu tư trong bất kể mô hình kinh doanh nào thì tỷ lệ thất bại, phải thanh lý cửa hàng là rất cao.

Nguyên nhân này chính là là lý do chính mà nhiều người thường mắc phải khi khởi nghiệp kinh doanh bán lẻ. 

2. Thiếu sự tính toán chi tiết về vốn đầu tư kinh doanh

Cũng chính bởi chưa hiểu rõ về mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini mà trong quá trình setup cửa hàng của mình thiếu đi sự chi tiết, và đặc biệt là lượng vốn cần có để mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa. 

Nên chỉ sau thời gian ngắn, với việc hàng hóa cận, hết date lòi ra tại cửa hàng là khoản chi phí không nhỏ đối với người mới kinh doanh.

Và đặc biệt đối với những người phải đi thuê mặt bằng thì chỉ kinh doanh được thời gian ngắn, thường từ 3-6 tháng là phải đóng tiền nhà đợt tiếp theo. Nên việc thiếu vốn đầu tư chắc chắn sẽ lâm vào hoàn cảnh khó khăn về tài chính, bởi bao nguồn lực tài chính đổ dồn hết vào giai đoạn setup cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini rồi.

3. Đầu tư lỗi quá nhiều

Cũng xuất phát từ việc thiết kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini mà chưa nắm được các hạng mục cần thiết, hạng mục không cần thiết để đầu tư tại cửa hàng.

Đầu tư lỗi là khoản thiệt hại rất nặng nề vì nó không có cơ hội sửa sai cho người kinh doanh. Các vấn đề liên quan tới việc đầu tư lỗi trong kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini chủ yếu tập trung vào:

✔ Cơ sở vật chất
✔ Hàng hóa quá trình nhập hàng khai trương

Quy mô càng lớn thì thường chi phí cho việc đầu tư lỗi này càng nhiều và hậu quả cũng tỷ lệ theo quy mô đó.

4. Chi phí hoạt động kinh doanh cửa hàng quá cao

Tối ưu hiệu quả kinh doanh thì việc đầu tiên cần phải tối ưu chí phí hoạt động cửa hàng.

Lãng phí hoặc chưa tối ưu trong việc chi phí hoạt động tại cửa hàng dẫn đến việc hiệu quả kinh doanh kém, nhất là giai đoạn đầu kinh doanh khi lượng khách cửa hàng chưa đông, doanh thu, lợi nhuận thấp và rất khó để đạt được doanh thu điểm hòa vốn.

Tất nhiên để hoạt động kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini cần phải tối ưu đồng bộ rất nhiều yêu tố tuy nhiên trên đây là 04 yếu tố chính mà dẫn đến cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini phải thanh lý, chuyển sang nhượng cửa hàng.

KINH NGHIỆM ĐI MUA CỬA HÀNG THANH LÝ, SANG NHƯỢNG

Về cơ bản thì những người mới kinh doanh đi mua lại những cửa hàng thanh lý, sang chuyển nhượng khá rủi ro, tuy nhiên khi mua lại các cửa hàng này cũng có những ưu điểm nhất định, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản đầu tư không nhỏ để mở cửa hàng kinh doanh cho mình.

Khi mua lại cửa hàng thanh lý bạn cần phải quan tâm tới các vấn đề sau:

1. Mặt bằng

Đầu tiên bạn cần phải kiểm chứng lại thật kỹ thông tin liên quan tới mặt bằng kinh doanh. Tuyệt đối tránh trường hợp sau khi sang nhượng lại cửa hàng tạp hóa kinh doanh được vài tháng chủ nhà lấy lại mặt bằng.

Việc khảo sát, kiểm chứng lại giá thuê mặt bằng có phù hợp với mô hình kinh doanh cũng như theo giá thị trường hay không là điều hiển nhiên bạn phải thực hiện.

Tuy nhiên bên cạnh đó cần phải xem tận mắt hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh giữa người chủ cũ với chủ nhà. Cách tốt nhất là làm việc lại ba bên giữa chủ nhà, người kinh doanh cũ và bạn để có thể làm lại hợp đồng thuê nhà.

2. Thời gian mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Việc tiếp theo là bạn cần phải khảo sát thật kỹ thời gian mở cửa hàng mà đang có ý định sang nhượng, thanh lý, đây cũng chính là yếu tố rất quan trọng. 

Thời gian mà đa phần các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini phải thanh lý tập trung vào khung sau 6-9 tháng khai trương cửa hàng. Giai đoạn này cửa hàng cũ cũng đã có lượng khách hàng nhất định, bạn sẽ giảm thiểu thời gian khá nhiều so với việc mở cửa hàng mới.

Trong trường hợp cửa hàng đã hoạt động được hơn 2 năm thì đồng nghĩa là cửa hàng đó đã qua được giai đoạn khó khăn nhất trong kinh doanh tạp hóa rồi. Và ưu điểm lớn nhất chính là hàng hóa tại cửa hàng đó đang kinh doanh cũng đã được gia chủ sàng lọc khá kỹ, tuy nhiên chắc chắn vẫn sẽ còn khá nhiều hàng ban chậm như: Hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa thì bạn cần lưu ý.

3. Tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân thanh lý cửa hàng

Đương nhiên là khi bạn đã có kế hoạch mua lại cửa hàng tạp hóa thanh lý thì cần phải tìm hiểu thật kỹ rồi. Và trong đó tìm hiểu về nguyên nhân tại sao cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini đó lại thanh lý.

Phần nhiều nguyên nhân chính vẫn là vắng khách, doanh thu lợi nhuận thấp không đủ chi phí, hoặc là không bõ công người cũ bỏ ra để kinh doanh thì họ cũng có thể thanh lý, sang nhượng. 

Thông thường những người thanh lý, chuyển nhượng cửa hàng tạp hóa thường đưa ra các lý do khách quan như: Chuyển công tác, về quê lập nghiệp ... và chia sẻ cửa hàng kinh doanh vẫn tốt. Việc của mình là lắng nghe nhưng kiểm soát thông tin vẫn là điều quan trọng nhất.

Không quá khó để nhận biết được cửa hàng đó đang trong tình trạng kinh doanh như thế nào? Doanh số bán ra mà người cũ nói cũng chỉ để tham khảo, bạn hãy dành thời gian quan sát xem lượng khách hàng đến với cửa hàng như nào? đội ngũ nhân viên tiếp thị thị trường qua chăm sóc cửa hàng có đông hay không là có thể cảm nhận được tính xác thực mà người chủ cũ chia sẻ.

4. Rủi ro khi mua cửa hàng tạp hóa thanh lý, sang nhượng

Ngoại trừ những yếu tố đã được nêu lên tại các phần trên thì người mới chưa có kinh nghiệm cần phải lưu ý một số thông tin sau đây để có thể tránh được những rủi ro không đáng có.

* Hàng hóa

Do chưa kinh doanh bao giờ, nên giá nhập hàng hóa ngườ mới cũng không nắm được, list danh sách sản phẩm đang kinh doanh tại cửa hàng tạp hóa lên tới cả ngàn sản phẩm, rất khó để ai đó có thể nhớ hết giá nhập được sản phẩm.

Nên với những con "cáo già" trong kinh doanh tạp hóa sẵn sàng có thể dùng chiêu trò tăng giá nhập cao lên so với thực tế và chiết khấu lại cho người mới theo giá thỏa thuận. Và không may bạn híp mẩm được chiết khẩu 30% so với giá nhập, tuy nhiên có thể thực tế con số bạn nhận được không phải như vậy.

Kinh nghiệm: Kiểm tra lại giá nhập bằng cách xin từ một cửa hàng khác hoặc mua lại từ cửa hàng khác để bạn có thông tin để so sánh. Hoặc trong quá trình làm việc mua lại cửa hàng thanh lý, chuyển nhượng bạn giữ lại một khoản nhỏ nhỏ, hẹn sau 1,2 tuần ổn định cửa hàng sẽ thanh toán nốt. 

* Cơ sở vật chất

Như nói ở trên, rất nhiều cửa hàng đầu tư lỗi nên có thể rất nhiều các hạng mục đầu tư cơ sở vật chất bị dư thừa mà bạn vẫn phải mua lại, tuy nhiên, bạn cần biết tới các hạng mục cơ sở vật chất nào không cần thiết thì có thể làm việc lại với họ để có chính sách tốt hơn.

Kinh nghiệm: Các hạng mục cơ sở vật chất tại cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini phổ biến cần là những hạng mục hỗ trợ trực tiếp cho công việc bán hàng, chứ không phải dùng để trang trí. Thông thường các hạng mục lỗi như tủ rượu, tủ để phụ kiện ... là hay thuộc nhóm đầu tư lỗi.

* Địa điểm kinh doanh kém

Mô hình cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là mô hình kinh doanh địa điểm, nên địa điểm đóng vai trò quan trọng trong việc hiệu quả kinh doanh của mô hình này. 

Nên khi có nhu cầu tìm hiểu và mua lại các cửa hàng tạp hóa siêu thị mini thanh lý thì cần nghiên cứu thật kỹ địa điểm đó có thực sự tốt trong kinh doanh hay không. Đây là yếu tố rất khó để bạn có thể thay đổi trong quá trình kinh doanh sau này.

Kinh nghiệm: Quan sát lượng dân cư xung quanh, và quan trọng nhất là đối thủ. Tuy có thể có nhiều đối thủ đồng nghĩa với việc cạnh tranh kinh doanh cao, tuy nhiên đó cũng chính là minh chứng rõ nét nhất là phải có sức mua tốt thì mới có cạnh tranh. Đừng ham hố các cửa hàng mà bán kính cách đó 1km không có cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini nào.

Tổng kết

Trên đây là những kiến thức cơ bản dành cho những người đang có nhu cầu mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, đặc biệt là những người đang có nhu cầu tìm kiếm mua lại cửa hàng thanh lý, chuyển nhượng. 

Đặc biệt dù bạn là đối tượng nào đi chăng nữa thì cũng cần hiểu được rằng để kinh doanh mô hình này thành công, hiệu quả cần rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm. 

Bạn nên tìm hiểu khóa đào tạo setup & Kinh doanh siêu thị mini này.