Hiển thị các bài đăng có nhãn thị trường bán lẻ Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thị trường bán lẻ Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019

Bán lẻ là gì? phân biệt khái niệm bán buôn, bán sỉ tổng quan thị trường Việt Nam

Bán lẻ là gì? phân biệt khái niệm bán buôn, bán sỉ tổng quan thị trường Việt Nam

Theo Wikiperia, Bán lẻ là quá trình bán hàng hóa hoặc dịch vụ tiêu dùng cho khách hàng thông qua nhiều kênh phân phối để kiếm lợi nhuận. Các nhà bán lẻ đáp ứng nhu cầu được xác định thông qua một chuỗi cung ứng. 

Thuật ngữ "nhà bán lẻ" thường được áp dụng khi nhà cung cấp dịch vụ xử lý hàng loạt các đơn hàng nhỏ của một số lượng lớn các cá nhân, là người dùng cuối, thay vì đơn đặt hàng lớn của một số lượng nhỏ khách hàng bán buôn, doanh nghiệp hoặc chính phủ. Mua sắm thường đề cập đến hành động mua sản phẩm. Đôi khi điều này được thực hiện để có được hàng hóa cuối cùng, bao gồm các nhu yếu phẩm như thực phẩm và quần áo; đôi khi nó diễn ra như một hoạt động giải trí. Mua sắm giải trí thường liên quan đến mua sắm cửa sổ và đi xem hàng: điều này không phải lúc nào cũng dẫn đến việc mua hàng.

Cách phân biệt bán lẻ và bán sỉ

Bán sỉ và Bán lẻ khác nhau như thế nào?

Hình thức bán:
  • Bán sỉ: bán với số lượng lớn (lô, lốc,…).
  • Bán lẻ: bán từng sản phẩm (cái, chiếc,…).

Đối tượng:
  • Bán sỉ: đại lý, cửa hàng, nhà phân phối sỉ.
  • Bán lẻ: người dùng cuối cùng, khách hàng dùng trực tiếp sản phẩm đó.

Giá cả:
  • Bán sỉ: thấp hơn giá bán lẻ. Đơn giản là người ta bán 1 sản phẩm lời ít đi nhưng với số lượng lớn trong 1 lần giao dịch thì tổng lợi nhuận sẽ nhiều.
  • Bán lẻ: giá bán lẻ tùy theo lợi nhuận mà người bán muốn đạt được nhưng sẽ cao hơn giá bán sỉ.
Bán lẻ là gì?

Tổng quan thị trường bán lẻ tại Việt Nam

1.     Định nghĩa về thị trường bán lẻ


Thị trường bán lẻ là thị trường ở đó diễn ra hoạt động bán lẻ. những người bán lẻ và người tiêu dùng là hai tác nhân chính của thị trường. Những người bán lẻ (cá nhân, tổ chức) và người tiêu dùng tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa trong một khuôn khổ khung pháp lý nhất định

2.     Cấu trúc kênh phân phối của thị trường bán lẻ

Dù hàng hóa được phân phối như thế nào thì kênh phân phối của thị trường bán lẻ về cơ bản bao gồm ba thành viên: người sản xuất, người trung gian và người tiêu dùng cuối cùng.

Người sản xuất: là người trực tiếp sản xuất ra hàng hóa đó. Đôi khi người sản xuất cũng là người bán thẳng hàng hóa đó tới tay người tiêu dùng không cần qua trung gian.

Người trung gian: là những người tham gia vào việc phân phối hàng hóa tới người tiêu dùng. Người trung gian có thể gồm: đại lý môi giới, người bán buôn, người bán lẻ (cửa hàng tiện dụng, siêu thị và siêu thị mini, cửa hàng bách hóa, cửa hàng đại hạ giá, cửa hàng chuyên doanh, trung tâm thương mại…)

Người tiêu dùng: là người cuối cùng nhận được hàng hóa đó. Họ nhận hàng hóa đó với mục đích để tiêu dùng

Do sự đa dạng của khâu trung gia mà hàng hóa có thể đén tay của người tiêu dùng theo nhiều con đường dài ngắn khác nhau:
Người sản xuất trực tiếp đưa hàng háo của mình tới tận tay người tiêu dùng mà không qua một khâu trung gian nào khác. Hàng hóa được bán tại các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của mình hoặc qua điện thoại, qua mạng, qua đơn đặt hàng…

+ Ưu điểm: Ưu điểm của trường hợp này là hàng hóa tiêu thụ nhanh chóng. Vì hàng hóa đến thẳng tay người tiêu dùng nên giá cả hợp lý hơn. Đồng thời, di không phải qua khâu trung gian nên nhà sản xuất có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn. Đặc biệt, ưu điểm lớn nhất đó là nhà sản xuất có thể dễ dàng nắm bắt, nhận biết nhu cầu của khách hàng.

+ Nhược điểm: Để thực hiện đưa hàng hóa theo con đường này và đảm bảo được nguyên tắc lợi nhuận thì người tiêu dùng ở đây phải là người có nhu cầu tiêu thụ lớn và ổn định. Trên thực tế, doanh nghiệp rất khó có thể tìm kiếm được những người tiêu dùng đáp ứng được yêu cầu đó. Dễ gây xung đột lợi ích giữa nhà bán sản phẩm cho công ty và công ty.

+Ứng dụng: Con đường trực tiếp thường được áp dụng trong trường hợp bán những hàng hóa có giá trị lớn, những hàng hóa có tính chất thương phẩm đặc biệt (hàng tươi sống, hàng lâu bền…) Ví dụ: bán ô tô, cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm.

Người sản xuất đưa hàng hóa của mình tới tay người tiêu dùng thông qua khâu trung gian là những nhà bán lẻ hoặc là thông qua nhà bán buôn rồi đén người bán lẻ cuối cùng là đến người tiêu dùng.

Trườn hợp hàng hóa theo con đường ngắn chỉ có một người trung gian là người bán lẻ:
+ Ưu điểm: Trong trường hợp này thì người sản xuất có thể tận dụng được vị trí bán hàng, hệ thống phân phối của người bán lẻ. Qua đó, nhà sản xuất có thể tăng được uy tín của hàng hóa. Ngoài ra, người sản xuất cũng dễ dàng điều chỉnh hoạt động bán hàng của mình.
+ Nhược điểm: Rõ ràng trong trường hợp này, lợi nhuận đã bị phân chia một phần cho nhà bán lẻ. Người sản xuất cũng khó điều phối được hàng hóa của mình do các địa điểm bán hàng thuộc sở hữu của nhiều người bán lẻ khác nhau.

+ Ứng dụng: Nhà sản xuất có quy mô nhỏ nên thường kiêm cả hoạt động bán buôn tì áp dụng trường hợp này. Các nhà bán lẻ cần phải đáp ứng được yêu cầu là phải có vốn lớn và mạng lưới rộng rãi.

Trường hợp hàng hóa theo con đường trung bình là qua người bán buôn, đến người bán lẻ, rồi đến người tiêu dùng.
+ Ưu điểm: Để mở rộng được thị trường của mình thì người sản xuất càn phải có vốn lớn, quan hệ rộng rãi, có bí quyết trong sản xuất, phân phối, bảo quản hàng hóa. Không phải người sản xuất nào cũng có thể đáp ứng được yêu cầu đó. Khi đó, để mở rộng thị trường thì những người sản xuất này sẽ nhờ đến vai trò của người bán buôn.

+ Nhược điểm: Chi phí sản xuất hàng  hóa chắc chắn sẽ tăng lên, từ đó người sản xuất bị chia sẻ lợi nhuận nhiều hơn. Người sản xuất cũng không thể tự mình điều chỉnh được thị trường phân phối của mình do còn phải phụ thuộc vào người bán buôn.

+ Ứng dụng: Mở rộng thị trường phân phối hàng hóa
Ngoài ra, hàng hóa có thể đến tay người tiêu dùng qua những con đường dài hơn. Hàng hóa đi từ nhà môi giới đến những nhà bán buôn rồi đến những nhà bán lẻ cuối cùng mới là người tiêu dùng.

+ Ưu điểm: Trong trường hợp này người sản xuất có thể chuyên tâm vào sản xuất, khâu phân phối được giao phối các người môi giới.
+ nhược điểm: Chi phí tăng lên rất nhiều.
+ Ứng dụng: Trường hợp này áo dụng khi hàng hóa phải thâm nhập vào những thị trường có những luật lệ, quy tắc khó khăn hoặc là những thị trường đầu tiên mà người sản xuất bán hàng hóa của mình. Tại những thị trường này, để có thể bán được hàng hóa thì cần những người am hiểu sâu sắc thị trường, có mối quan hệ tốt với người bán buôn. Người đó chính là người môi giới.

Trên thực tế, người sản xuất không chỉ áp dụng duy nhất một con đường để đưa hàng hóa của mình tới tay người tiêu dùng. Họ có thể bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng bnas và giới thiệu sản phẩm, bán buôn cho những người bán lẻ để phân phối được nhiều sản phẩm, đồng thời họ có thể bán hàng thông qua môi giới khi đưa hàng hóa của mình sang thị trường nước ngoài. Kết hợp nhiều con đường phân phối khác nhau giúp người sản xuất vừa am hiểu nhu cầu của thi trường để điều chỉnh sản xuất, vừa tiêu thụ sản phẩm được tốt hơn. khi lựa chọn các con đường phân phối hàng hóa của mình thì người sản xuất cần căn cứ vào:

+ Nhu cầu của thị trường: Nhu cầu của thị trường được xem xét trên các góc độ: số lượng của hàng hóa thi trường nhiều hay ít, quy mô, những khu vực có nhu cầu đối với sản phẩm hàng hóa, chu kỳ sống của sản phẩm.

+ Điều kiện của người sản xuất: điều kiện ở đây là thực tế về vốn, về mạng lưới phân phối của người sản xuất. Điều kiện cũng có thể hiểu đó là người sản xuất muốn tung ra sản phẩm mới hay là mở rộng thị trường.

+ Chiến lược phân phối hàng hóa của người sản xuất.    

3. Các loại hình bán lẻ

Các loại hình bán lẻ vô cùng phong phú và đa dạng. Dựa trên các tiêu chí khác nhau người ta có thể phân loại ra nhiều loại hình bán lẻ khác nhau. Ví dụ phân loại theo quy mô thì các loại hình bán lẻ có các cơ sở bán lẻ lớn, vừa và nhỏ. Hay phân loại theo các chủ thể tham gia bán lẻ thì các loại hình bán lẻ gồm có doanh nghiệp bán lẻ, hợp tác xã bán lẻ, cá thể hộ gia đình…

Tuy nhiên, phổ biến và dễ hiểu nhất thì người ta thường phân loại thị trường theo tiêu thức cách thức bán hàng và hàng hóa kinh doanh.

Theo đó trong thị trường bán lẻ, các loại hình bán lẻ gồm có bán lẻ tại cửa hàng, bán lẻ không qua cửa hàng và bán lẻ dịch vụ.

Bán lẻ tại cửa hàng: Đây là loại hình bán lẻ phổ biến nhất hiện nay. Theo loại hình bán lẻ này, các tổ chức hay cá nhân bán lẻ có một địa điểm kinh doanh cố định. Tại đây, người ta tổ chức trưng bày hàng hóa và người tiêu dùng tới đây để mua và thanh toán trực tiếp. các địa điểm bán hàng này tùy theo quy mô, tính chất của từng loại cửa hàng khác nhau. 

Hiện nay có các loại cửa hàng bán lẻ như sau:

Chợ: chợ là một loại hình bán lẻ truyền thống lâu đời và phổ biến khắp nơi trên thế giới. Chợ có thể hiểu là một nơi quy tụ nhiều người bán lẻ và người tiêu dùng để tiêu thụ các loại hàng hóa khác nhau. Hoạt động buôn bán của chợ có thể diễn ra hàng ngày hoặc định kỳ theo một khoảng thời gian nhất định.

Siêu thị: Siêu thị là một loại hình bán lẻ hiện đại, mới xất hiện tại Việt Nam. Siêu thị được hiểu là một cửa hàng bán lẻ kinh doanh theo phương thức tự phục vụ, được trang bị cơ sở vật chất tương đối hiện đại, bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu phong phú của người dân. Giá cả tại siêu thị thường cố định theo sự ấn định của người kinh daonh, không linh hoạt như giá cả ngoài chợ là kết quả thương lượng giữa người bán và người mua. Siêu thị thường phải đáp ứng được một số quy định nhất định về cơ sở vật chất: quy mô, địa điểm, kho… Quy định này tùy thuộc vào cơ quan quản lý.

Cửa hàng bán lẻ độc lập: loại hình bán lẻ này tồn tại rất phổ biến. Các cửa hàng này thường thuộc sở hữu của các cá nhân hay hộ gia đình. Nó tồn tại dưới hình thức các cửa hàng, cửa tiệm nhỏ tại các mặt phố, khu dân cư. Các loại hàng hóa tại các cửa hàng này thường là các hàng tiêu dùng, dân dụng phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày.

Cửa hàng bán lẻ dạng hợp tác xã: Hợp tác xã bán lẻ được hình thành bởi một nhóm người bán lẻ liên kết với nhau để cùng buôn bán, phân phối hàng hóa. Sự liên kết này dựa trên sự tự nghuyên, đồng thời các thành viên có quyền tự do gia nhập, tách khỏi hợp tác xã và tự cung ứng hàng hóa từ các nguồn ngoài hợp tác xã.

Cửa hàng bách hóa: Đây là loại hình cửa hàng lớn cả về quy mô và số lượng hàng hóa. Các cửa hàng bách hóa thường được xây dựng tại các khu dân cư tập trung đông đúc. Hàng hóa tại đây phong phú về chủng loại và mẫu mã nên thường được bày bán chuyên biệt tại các khu vực riêng của cửa hàng.

Cửa hàng đại lý: Các cửa hàng này được người sản xuất hoặc người phân phối trung gian cho việc tiêu thụ hàng hóa trên cơ sở hợp đồng đại lý. Hoạt động của các cửa hàng này thường độc lập và hưởng một khoản hoa hồng nhất định.

Cửa hàng nhượng quyền thương mại: Đây là một hình thức mới mẻ, nó bắt đầu xuất hiện tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20 và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cửa hàng này thường được ký hợp đồng để được nhượng quyền kinh doanh một loại hàng hóa dịch vụ nhất định từ nhà sản xuất. Các cửa hàng nhượng quyền là các cửa hàng có vốn sẵn định và có địa điểm kinh doanh. Các cửa hàng này kinh doanh dựa vào thương hiệu một hang đã nổi tiếng trên thị trường.  Ngoài ra, cửa hàng này cũng nhận được sự tư vấn, cung cấp bí quyết về marketing, tổ chức quản lý, đào tạo nguồn nhân lực… từ đơn vị trao quyền kinh doanh.

Để đổi được điều đó, thì ngoài số tiền đóng lúc đầu, các cửa hàng còn phải đóng thêm một khoản phí nhất định.

Cửa hàng chuyên doanh: Đây là hình thức cửa hàng kinh doanh chuyên sâu. Nó chỉ cung cấp một hay một nhóm hàng hóa nhất định hay chỉ phục vụ một nhóm người tiêu dùng nhất định. Ví dụ: cửa hàng chuyên doanh là cửa hàng chỉ bán một loại hàng hóa như quần áo, giày dép… hay một nhóm sản phẩm như hàng tươi sống, hàng đông lạnh, cửa hàng chuyên bán cho trẻ em, người già…

Cửa hàng giảm giá, hạ giá: Cửa hàng này bán các loại hàng hóa với giá thấp hơn với giá bán lẻ theo yêu cầu của người sản xuất hoặc tính chất của sản phẩm.

Cửa hàng kho: Cửa hàng này mang tính chất như một kho hàng. Các cửa hàng này thường không trưng bày hàng hóa, không quảng cáo nhằm tận dụng diện tích và chi phí.

Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm: Cửa hàng thuộc sở hữu của người sản xuất. Đây là kênh phân phối trực tiếp của người sản xuất tới người tiêu dùng.

Bán lẻ không qua cửa hàng: theo đó các tổ chức và cá nhân bán lẻ không cần thiết phải có một địa điểm bán hàng cố định. Người ta có thể bán hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện, bán hàng qua mạng…
Bán lẻ dịc vụ: Ở đay hàng hóa là dịch vụ chứ không phải là hàng hóa đơn thuần. Các loại hình bán lẻ hàng hóa dịch vụ như: cho thuê phòng ở, giặt là, cho thuê phương tiện…

Cùng với sự phát triển của cuộc sống thì các loại hình bán lẻ không qua cửa hàng và bán lẻ dịch vụ ngày càng phổ biến. Do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, công nghệ viễn thông đặc biệt là mạng internet thì hiện nay hoạt động thương mại điệ tử (giới thiệu, bán hàng và thanh toán qua mạng) đang rất phát triển. Đồng thời thu nhập của người tiêu dùng tăng lên dẫn tới nhu cầu đi lại, nghỉ ngơi, ăn uống… tăng lên kéo theo các laoij hình dịch vụ tăng lên không ngừng.

4.     Vai trò của hoạt động bán lẻ

Khi hoạt động bán lẻ phát triển tốt, lành mạnh thì nhờ đó sản xuất tăng, phục vụ được nhu cầu của người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế.

Hoạt động bán lẻ có vai trò điều tiết hàng hóa. Nó điều tiết hàng hóa từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng. Nó điều tiết hàng hóa  ở tất cả các vùng miền từ thành phố, nông  thôn, vùng sâu vùng xa bất kể nơi đâu có nhu cầu. Hoạt động bán lẻ phát triển nó đảm bảo cung cấp hàng hóa công bawngfcho mọi người dân trên khắp các vùng trên cả nước.

Do vậy, hoạt động bán lẻ cũng có vai trò góp phần vào việc giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực.

Cơ cấu thương mại có những biến đổi sâu sắc khi mà hoạt động bán lẻ phát triển. Khi đó thị trường ngày càng lành mạnh, cạnh tranh hiệu quả hơn.

Sự phát triển của hoạt động bán lẻ cũng tăng cường khả năng tự điều tiết, ít chịu ảnh hưởng của nhà nước, của thị trường hơn. Khi hoạt động bán lẻ phát triển tức là hàng hóa phong phú và với nhiều nhà phân phối cộng với các quy định cạnh tranh lành mạnh thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ nhận được hàng hóa tốt nhất với giá cả hợp lý nhất.

Trong nền sản xuất hàng hóa kinh tế thị trường có xuất hiện mâu thuẫn cơ bản giữa một nền sản xuất hàng hóa lớn và nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Sở dĩ có mâu thuẫn đó là do vô số người tiêu dùng khác nhau lại có những nhu cầu, sở thích khác nhau. Khi xã hội ngày càng phát triển thì sự đa dạng của những nhu cầu ngày càng tăng. Trong khi đó các doanh nghiệp phải tăng quy mô sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận. Và hoạt động bán lẻ có vai trò giải quyết được mâu thuẫn cơ bản đó.

5.     Chức năng của hoạt động bán lẻ

Hoạt động bán có rất nhiều chức năng. Nhưng các chức năng chính của bán lẻ là mua, bán, vận chuyển, lưu kho, phân loại, tài chính, chịu rủi ro và thông tin thị trường.

– Chức năng cỏ bản nhất của hoạt động bán lẻ là chức năng mua và bán: Chức năng mua tức là tìm kiếm, đánh giá, so sánh các loại hàng hóa dịch vụ. Chức năng bán là tiêu thụ, phân phối các loại sản phẩm này. Lợi nhuận của các nhà bán lẻ chính là nhờ vào sự chênh lệch giữa giá hàng hóa bán ra và mua vào. Do đó để tối đa hóa lợi nhuận các nhà bán lẻ cố gắng mua hàng với giá rẻ và bán ra với số lượng lớn và giá cao.

– Chức năng cung cấp tài chính: Chức năng này thể hiện ở việc các nhà bán lẻ cung cấp tài chính tín dụng cần thiết cho một hoạt động sản xuất hàng hóa nào đó. Có thể nhà bán lẻ cung cấp tài chính trước một phần cho nhà sản xuất. Việc thực hiện chức năng này tùy thuộc vào khả năng tài chính của nhà bán lẻ và mối quan hệ giữa nhà bán lẻ với nhà sản xuất.

– Chức năng thông tin: Chức năng thông tin của hoạt động bán lẻ được thể hiện ở hai chiều. Thông qua các hoạt động quảng bá, marketing của các nhà bán lẻ thì các thông tin về sản phẩm được giới thiệu tới người tiêu dùng. Đồng thời, qua hoạt động bán lẻ các nhà bán lẻ là người tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng. Họ là những người hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu, thu nhập của người tiêu dùng nhất. Qua đó, nhà bán lẻ sẽ cung cấp những thông tin phản hồi tới nhà sản xuất để nhà sản xuất có thể điều chỉnh sản xuất để đưa ra những sản phẩm tốt nhất, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

– Chức năng vận tải: Dựa vào việc mua bán hàng hóa. Người tiêu dùng có nhu cầu, thu nhập rất đa dạng. người tiêu dùng ở nông thôn có thu nhập khác với người tiêu dùng ở thành thị. Người trẻ có yêu cầu về mẫu mã chất lượng hàng hóa khác với người già. Hoạt động bán lẻ đã thực hiện chức năng sắp xếp, phân loại số lượng hàng hóa gần nhất với nhu cầu của người tiêu dùng. Tiêu chuẩn hóa là công việc tìm kiếm những sản phẩm đồng nhất giữa các nhà sản xuất có thể thay thế cho nhau.
– Chức năng lưu kho, bảo quản sản phẩm: Đối với mọi hàng hóa phải có thời ạn sử dụng và điều kiện bảo quản nhất định. Chức năng nà của hoạt động bán lẻ là đảm bảo hàng hóa đảm bảo chất lượng nguyên gốc nhất có thể khi đến tay người tiêu dùng. Thước đo của chức năng này là khả năng đảm bảo sự ăn khớp về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng.

– Chức năng chia sẻ rủi ro: Mức độ chia sẻ rủi ro tùy thuộc vào mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất. nếu như nhà sản xuất tự phân phối hàng hóa của mình thì sự chia sẻ rủi ro bằng không. Nếu như nhà bán lẻ mua đứt hàng hóa của nhà sản xuất thì sau đó họ sẽ tự chịu trác nhiệm về bảo hành, vận chuyển hàng hóa cho khách hàng. Khi đó rủi ro đối với nhà sản xuất đã được chuyển tới nhà bán lẻ tại thời điểm bán xong sản phẩm đó. Trong trường hợp các nhà sản xuất gửi bán sản phẩm, hay nhà bán lẻ là đại lý hoa hồng, tiêu thụ cho nhà sản xuất thì rủi ro được chia sẻ đối với cả người sản xuất và bán lẻ đến khi bán, bảo hành xong sản phẩm.

– Một số chức năng khác: Các nhà bán lẻ như các siêu thị hiện đại còn thực hiện chức năng chế biến nhất là đối với thực phẩm. Ngoài ra, các nhà bán lẻ còn thực hiện các công việc khác như đóng gói, gắn nhãn mác…


Tóm  lại, hoạt động bán lẻ có vai trò, chức năng vô cùng quan trọng. Nó được coi là một mắt xích không thể thiếu của quá trình tái sản xuất mở rộng để đảm bảo cho quá trình này thông suốt từ đó đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội.

Nguồn: Tổng hợp

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM - PIE HẤP DẪN CHO GIANTS

THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM - PIE HẤP DẪN CHO GIANTS

Thị trường bán lẻ của Việt Nam tiếp tục thay đổi khi Maximark - một trong những thương hiệu bán lẻ tư nhân nổi tiếng - đã rời khỏi cuộc chơi. Cuộc cạnh tranh khốc liệt trong sân chơi bán lẻ giờ trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Và chúng tôi đang chờ đợi một bước đột phá giữa các doanh nghiệp trong nước để cạnh tranh với các đại gia nước ngoài đang tăng tốc mở rộng.
Thị trường bán lẻ Việt Nam

Tăng tốc trong việc mua lại và mở mới


Cuối tháng 10, Vingroup, công ty có thương hiệu bán lẻ VinMart, đã mua lại 100% cổ phần để trở thành chủ sở hữu mới của Maximark. 

Việc mua lại bao gồm 9 cửa hàng Maximark và các tài sản khác trước đây thuộc về Công ty Cổ phần Đầu tư An Phong. Cùng với Citimart, Maximark là một trong hai thương hiệu bán lẻ đầu tiên của các công ty tư nhân trong nước. 

Sau khi Citimart đồng ý bán 49% cổ phần dưới hình thức hợp tác cho Aeon - tập đoàn bán lẻ hàng đầu tại Nhật Bản và đổi tên thành "Aeon Citimart" vào cuối năm 2014, có thể nói không còn siêu thị tư nhân Việt Nam nữa.

Kể từ khi Vingroup chính thức gia nhập lĩnh vực bán lẻ, họ đã liên tục mở các siêu thị mới với quy mô và tốc độ không thể tin được. Sau gần hai năm, có 125 cửa hàng dưới tên của VinMart và VinMart +, độc quyền của 12 cửa hàng bách hóa dưới tên Vincom và Vincom Mega Mall.

Sau khi mua lại Maximark, Vingroup đã thêm vào tài sản của họ 9 siêu thị An Phong, nằm quanh TP HCM, Biên Hòa, Tuy Hòa, Cam Ranh, Nha Trang, trong đó có 4 siêu thị ổn định có lưu lượng người tiêu dùng lớn trong nhiều năm tại TP HCM.

Bên cạnh Vingroup, Saigon Co.op., một công ty 100% vốn nhà nước, mới bắt đầu xây dựng Co.opmart GoCong (Tiền Giang) với khoản đầu tư 70 tỷ đồng. Nó góp phần nâng tổng số điểm bán lẻ của Saigon Co-op lên tới 360. Trong năm nay, họ sẽ mở thêm 2 siêu thị dưới hình thức đa số là cả siêu thị, cửa hàng bán lẻ và cửa hàng tiện lợi.

Doanh nghiệp nước ngoài tăng trưởng quá mức

Từ năm 2011, Emart - nhà bán lẻ hàng đầu của Hàn Quốc đã tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và sau bốn năm, họ chính thức đánh dấu lối vào Việt Nam với một trung tâm mua sắm trị giá 60 triệu USD dự kiến ​​khai trương vào tháng 10 năm nay. 

Trước đó, Lotte Mart cũng khá thành công với 11 siêu thị, bao gồm siêu thị mới nhất được mở tại Cần Thơ vào giữa tháng 10 năm 2015. Con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên 60 cửa hàng trước cuối năm 2020.

Hầu hết các nhà đầu tư Nhật Bản coi sự thành công của Aeon tại VN là một trường hợp điển hình đáng khen ngợi trong đầu tư ở nước ngoài. Aeon hiện có 3 siêu thị tại TP HCM, Bình Dương và Hà Nội dự kiến ​​sẽ đạt 20 trung tâm trước năm 2020. "Chúng tôi sẽ mở rộng ra vùng ngoại ô và ngoại ô, tập trung vào mô hình trung tâm thương mại / cửa hàng bách hóa ở các khu vực trọng điểm của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó sẽ mở rộng sang các thành phố quan trọng khác như Đà Nẵng, Cần Thơ, ... "- Ông Yasuo Nishitohge nói.
 
Các nhà đầu tư Thái Lan cũng thể hiện sự quan tâm cao đối với thị trường bán lẻ Việt Nam. Trong năm 2014, chúng tôi đã thấy các thương vụ mua lại liên tục, M & A từ các nhà đầu tư này, chẳng hạn như tập đoàn Berli Jucker (BJC) đã mua 19 trung tâm của Metro Cash & Carry VN với 655 triệu Euro, hoặc Central Group đã mua 49% cổ phần của hệ thống điện tử Nguyễn Kim , ... 

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư Thái Lan cũng công bố chiến lược phát triển dài hạn tại VN với nhiều mô hình bán lẻ sẽ được triển khai trong tương lai gần.

Thương hiệu trong nước sẽ trở nên khó chịu

Sân chơi bán lẻ tại VN đã được phân khúc khá rõ ràng trên thị trường. Đối với hàng hóa chung, hệ thống của Co-op Mart và Big C đảm nhận khá tốt. Những điểm đến lý tưởng cho những khách hàng có thu nhập trung bình trở lên là Maximark, Citimart Aeon. Các lựa chọn ưa thích cho sự kết hợp giải trí phức tạp với mua sắm là Vincom Mega Shopping Mall, Lotte Mart, SC Vivo City.
 
Ông Nguyễn Thành Nhân - Tổng Giám đốc Sài Gòn Co-op - cho biết: Sự mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước vào thị trường bán lẻ là một tín hiệu tốt và rất phù hợp. Nó tạo ra một đối trọng cần thiết để duy trì và giữ thị phần. 

Hơn nữa, sự cạnh tranh với các thương hiệu bán lẻ nước ngoài sẽ giúp chúng tôi có nhiều cơ hội để cải thiện các mô hình bán lẻ trong nước nhanh hơn và hiệu quả hơn.
 
Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ, không chỉ các thương hiệu bán lẻ nước ngoài tăng tốc đầu tư vào VN vì thị trường hấp dẫn mà chúng ta cũng cần chú ý đến khả năng VN đang trở thành một điểm mới "tái lập" để các nước khác quảng bá hàng hóa của mình theo cách "mua rễ, bán hàng đầu" để tối ưu hóa lợi nhuận của họ. 

Vì vậy, lúc đầu người tiêu dùng trong nước có lợi vì có nhiều lựa chọn về hàng hóa và sản phẩm đa dạng. Về lâu dài, rủi ro tiềm ẩn là các sản phẩm trong nước sẽ bị "thu hẹp" tại sân nhà do khả năng cạnh tranh yếu hơn.

Cửa hàng tiện lợi mọc lên khắp nơi

Phân khúc hấp dẫn và cạnh tranh nhất có thể được coi là cửa hàng tiện lợi, cần không gian nhỏ để hoạt động và cũng có thể chen chân vào khu dân cư đông đúc. Ngay cả ở ngã tư Huỳnh Văn Banh - Nguyễn Văn Tràm - Trần Huy Liêu (quận Phú Nhuận, TP HCM), trong bán kính chưa đầy 1km, có ba cửa hàng tiện lợi của VN, Nhật Bản và Thái Lan cùng nhau "trị vì" trên con phố đông đúc này. Những cửa hàng này đang là sự lựa chọn của những con rối, sinh viên, nhân viên văn phòng, ... cho bữa trưa, hoặc là nơi dừng chân để trò chuyện như trong phim. 

Đại diện Familymart (Nhật Bản) cho biết, vào cuối tháng 11, hệ thống cửa hàng tiện lợi tại VN này sẽ có khoảng 85 cơ sở trong 300 cửa hàng chiến lược trong vài năm tới. 

Doanh nghiệp bán lẻ lớn ở Mỹ - 7-Eleven- cũng đã nhảy vào thị trường VN sau khi công ty con của Seven & I Holdings tại Mỹ, Ink Seven Eleven, nhượng quyền cho Seven System Vietnam để mở một chuỗi cửa hàng tiện lợi tại VN, với mục tiêu trong ba năm tới là mở 100 cửa hàng. 

Trước khi Tập đoàn BJC (Thái Lan) mua lại Metro, họ cũng đã mua lại 42 cửa hàng liên doanh của các nhà bán lẻ tại Nhật Bản và Phú Thái, và sau đó các cửa hàng này được đổi tên thành B's mart, kinh doanh nhiều mặt hàng tiện lợi được nhập khẩu từ Thái Lan. Saigon Co-op có khoảng 200 cửa hàng và cửa hàng trong phân khúc này, kinh doanh 100% hàng sản xuất trong nước. 

Kinh doanh nhiều mặt hàng tiện lợi được nhập khẩu từ Thái Lan. Saigon Co-op có khoảng 200 cửa hàng và cửa hàng trong phân khúc này, kinh doanh 100% hàng sản xuất trong nước. kinh doanh nhiều mặt hàng tiện lợi được nhập khẩu từ Thái Lan. Saigon Co-op có khoảng 200 cửa hàng và cửa hàng trong phân khúc này, kinh doanh 100% hàng sản xuất trong nước.