Hiển thị các bài đăng có nhãn so sánh tâm lý mua sắm giữa Hà Nộ và TPHCM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn so sánh tâm lý mua sắm giữa Hà Nộ và TPHCM. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

Văn hóa tiêu dùng trong kinh doanh siêu thị

Văn hóa tiêu dùng trong kinh doanh siêu thị

Khái niệm về văn hóa tiêu dùng và sự khác nhau giữa tâm lý mua sắm của người tiêu dùng tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh (TPHCM).

Khái niệm văn hóa tiêu dùng  

Cho đến nay hầu như  chưa có định nghĩa khái quát nào về  văn hóa tiêu  dùng. Để có được cái nhìn đúng hướng và rõ ràng về văn hóa tiêu dùng chúng  ta cần xuất phát từ định nghĩa văn hóa và cần hiểu được mối quan hệ giữa văn  hóa và văn hóa tiêu dùng. 
Văn hóa tiêu dùng


Các yếu tố  cơ bản nhất trong  định nghĩa văn hóa tiêu dùng là  chủ  thể  văn hóa và  khách thể  văn  hóa. Do  vậy  văn  hóa  tiêu dùng cũng bao  gồm các giá  trị  vật  chất  và  giá  trị  tinh thần tồn tại trong các  sản phẩm tiêu  dùng do con  người  sáng tạo ra để phục vụ cho hoạt động tiêu dùng.  

Khi khái niệm văn hóa được giới hạn trong từng lĩnh vực, chúng ta có  văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh, văn hóa tiêu dùng… Như vậy văn hóa  tiêu dùng chính là văn hóa trong hoạt động tiêu dùng.  

Từ  những lý  luận cơ bản trên  chúng ta có  thể rút ra cách hiểu đơn giản  nhất  văn hóa tiêu dùng là  tất cả  những gì  liên quan đến tiêu dùng,  bao gồm các  sản  phẩm  tiêu  dùng  và phong   cách,  tập  qu án  tiêu  dùng  làm  cho  quan  Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và  TP.HCM và giải pháp cho các  siêu thị  Việt Nam  điểm tiêu dùng của các cá  nhân, các cộng  đồng, các dân tộc có  những nét  khác biệt nhau. 

Nghiên cứu  văn  hóa tiêu dùng tức  là  nghiên cứu  tâm  lý,  thị  hiếu, thói  quen  tiêu  dùng,  khả  năng  thanh  toán  của  người  tiêu  dùng  đối  với  các  sản  phẩm tiêu dùng. Trước đó cần phải tìm hiểu về  sự khác biệt môi trường sống  có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng. 

Nghiên cứu văn hóa  tiêu dùng là  một khâu quan trọng trong nghiên cứu thị  trường, giúp các nhà  kinh doanh tung ra các sản phẩm phù  hợp với sở  thích và  bản sắc của từng  dân tộc, từng  nền  văn hóa nhằm thu  được lợi nhuận cao và  kinh doanh bền  vững.  

Các yếu tố cấu thành nên văn hóa tiêu dùng  

Các yếu tố cấu thành nên văn hóa tiêu dùng, bao gồm chủ thể tiêu dùng  (người tiêu dùng và  người sáng tạo ra sản phẩm tiêu dùng) và khách thể tiêu  dùng (các sản phẩm tiêu dùng).  

 Chủ thể tiêu dùng  

Tiêu dùng là  hoạt  động nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người, do vậy  khi nghiên cứu chủ thể tiêu dùng cần đi sâu tìm hiểu người tiêu dùng với vai  trò  là  chủ thể tiêu dùng cũng như  nhu cầu và  quá trình thông qua quyết định  mua hàng của họ. 
 
Văn hóa tiêu dùng sự khác nhau giữa Hà Nội và THCM
*Người tiêu dùng:  là  những người  mua sắm hàng hóa, dịch vụ  phục  vụ cho tiêu dùng của cá nhân, gia đình hoặc một nhóm người vì nhu cầu sinh  hoạt. Tập hợp những người tiêu dùng tạo nên thị  trường người tiêu dùng với  những đặc trưng cơ bản sau:  

 + Khách hàng rất khác nhau về tuổi tác, giới tính, thu nhập, trình độ văn  hóa và sở thích tạo nên tính đa dạng trong nhu cầu của họ trong việc mua sắm  và sử dụng hàng hóa.   

 + Có quy mô lớn và thường xuyên gia tăng.  Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và  TP.HCM và giải pháp cho các  siêu thị  Việt Nam  

+ Thị  trường người tiêu dùng bao gồm người mua sắm nhằm mục đích  tiêu dùng cá  nhân. Hành vi mua hàng của họ  mang  đậm dấu  ấn cá  nhân của  mỗi người, qua đó phần nào thể  hiện văn hóa tiêu dùng của người đó. 

Do đó  nhu cầu cá nhân luôn có nhịp độ thay đổi nhanh chóng hơn mọi nhu cầu khác.  Trong xã hội hiện đại người tiêu dùng ngày càng đóng vai trò quan trọng  thậm chí quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. 

Đối với một dân  tộc, quốc gia, người tiêu dùng là nhân tố tạo ra và thay đổi văn hóa tiêu dùng  của  dân  tộc,  quốc  gia  đó.  Một  khi  đã  tham  gia  vào  sân  chơi  chung  WTO,  chúng ta cần quan tâm nhiều hơn,  đáp  ứng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng  Việt Nam nếu không muốn những người nước ngoài chiếm thị phần lớn trong  thị trường người tiêu dùng Việt Nam.  
* Nhu cầu  tiêu dùng:  đây  là  khái niệm căn bản trong  hoạt  động tiêu  dùng. Nhu cầu là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự  thỏa mãn cơ  bản  nào  đó.  

Nhu cầu  không  giống  nhau  ở  mỗi  người  và  ở  mỗi thời  điểm  khác nhau. Để lý giải điều này, chúng ta có thể tham khảo tháp nhu cầu đưa ra  bởi Abraham Maslow ( 1954). Theo đó, nhu cầu của con người được sắp xếp theo trật tự  hình tháp từ  dưới lên, từ  nhu cầu cơ  bản nhất  đến nhu cầu  ít cơ  bản nhất.   

Thứ  tự  quan trọng của chúng là: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu  cầu xã hội, nhu cầu được quý trọng và nhu cầu tự khẳng định mình.  

Sơ đồ 1: Tháp nhu cầu của Maslow  
 + Nhu cầu sinh lý: nhu cầu về ăn, mặc, ở, tình dục…  
 + Nhu cầu an toàn: nhu cầu được bảo vệ, an tâm trước nguy hiểm  
 + Nhu cầu xã hội: nhu cầu được giao lưu tình cảm với xã hội.  
 +  Nhu  cầu  được  quý  trọng:  muốn  được  tôn  trọng,  công  nhận  về  năng  lực.  
 + Nhu cầu tự khẳng định mình: nhu cầu thể hiện bản thân qua hành động  

Theo  Maslow,  con  người  luôn  cố  gắng  thỏa  mãn  nhu  cầu  quan  trọng  nhất trước tiên. Đây là  những nhu cầu thiếu hụt vì  nếu thiếu các nhu cầu này  con người sẽ đấu tranh để  có được nó.

Khi nhu cầu đó đã được thỏa mãn rồi  con người sẽ hướng tới thỏa mãn nhu cầu quan trọng tiếp theo và  cứ thế  nhu  cầu của con  người càng  ngày càng phát triển  và  đòi  hỏi cao hơn bởi  những  nhu cầu bậc cao luôn khó  để  đạt  đến hơn và  phải thỏa mãn nhu cầu cơ  bản  mới có thể  hướng tới nhu cầu bậc cao này. 

Quá trình tiêu dùng theo đó  cũng  diễn ra liên tục bởi một nhu cầu được thỏa mãn sẽ tạo ra một chuỗi những nhu  cầu khác. Như vậy, những nhu cầu cơ bản đóng vai trò như nguồn định hướng  và  những nhu cầu cao hơn là  những nấc thang trong hoạt động tiêu dùng của  một cá nhân. Việc biết được một cá nhân đang có nhu cầu nào trong tháp nhu  
Văn hóa tiêu dùng sự khác nhau giữa Hà Nội và THCM

Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và  TP.HCM và giải pháp cho các  siêu thị  Việt Nam  cầu sẽ  giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc xác định các biện pháp nhằm  thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.   

Có  thể  thấy  nhu cầu  tồn tại  như  một phần cơ  bản thuộc bản chất con người trước khi các doanh nghiệp làm nên sản phẩm. Doanh nghiệp không tạo ra nhu cầu mà  là tác động đến nhu cầu bằng cách làm ra sản phẩm thích hợp nhất  với  người  tiêu  dùng  mục  tiêu.  Luôn  tồn  tại  những  nhu  cầu  chưa  được  thỏa mãn, thậm chí  chưa được gọi tên, do  đó  các doanh nghiệp Việt Nam sẽ  luôn có thị phần nếu biết cách đáp ứng tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng Việt  Nam.   
Quá trình thông qua quyết định mua hàng: đây là quá trình nhu cầu của con người được thể hiện ra thành mong muốn, yêu cầu cụ thể đối với sản phẩm hay nói cách khác thể hiện ở hành vi tiêu dùng của con người. 

Đó chính là  quá  trình  đấu  tranh  giữa  mong  muốn  đạt  đến  nhu  cầu  cao  hơn  của  con người với những tác nhân của môi trường làm cho nhu cầu  đó  có  xu hướng xuống bậc thấp hơn. Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng là  nghiên cứu  ảnh hưởng của các tác nhân này. 
Văn hóa tiêu dùng sự khác nhau giữa Hà Nội và THCM

Theo Philip Kotler các tác nhân đuợc chia thành  4 nhóm: các yếu tố văn hóa, các yếu tố xã hội, các yếu tố cá nhân và các yếu  tố  tâm lý. Các yếu tố  này ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, nhiệm vụ của  họ  là  nghiên  cứu  và  theo  dõi  chúng  để  hiểu  biết  về  hành  vi  người  tiêu dùng. Có thể thấy tác động của các yếu tố đến ý thức người mua qua mô hình   

Các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến hành vi của ngƣời tiêu dùng   
  • Văn hóa  
  • Xã hội  
  • Nền văn hóa 
  • Nhóm tham khảo
  • Cá nhân  
  • Tuổi và đường đời 
  • Tâm lý  
  • Nghề nghiệp 
  • Động cơ  
  • Nhánh văn                                                                                  
  • Gia đình 
  • Hoàn cảnh KT
  • Nhận thức văn hóa                                                                                        
  • Lối sống 
  • Hiểu biết  
  • Tầng lớp 
  • Vai trò và địa vị
  • Cá tính và tự ý thức 
  • Niềm tin, thái độ  
  • XH  

Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và  TP.HCM và giải pháp cho các siêu thị  Việt Nam  Nguồn: Quản trị Marketing , Philip Kotler (2003), trang 198  
 -  Các yếu tố văn hóa: bao gồm nền văn hóa, nhánh văn hóa và tầng lớp xã hội của một con người.  

+ Nền văn hóa: Nền văn hóa là nguồn gốc cơ bản nhất của những hành  vi  của  một  người.  Những  giá  trị  văn  hóa  đi  sâu  vào  tâm  thức  của  một  con  người. Khi tiêu dùng, mọi sở thích, mong muốn, cách thức lựa chọn của một người đều phản ánh rõ nét những giá trị văn hóa mà người đó đã và đang chịu  ảnh hưởng. 
Văn hóa tiêu dùng sự khác nhau giữa Hà Nội và THCM

+ Nhánh văn hóa: Mỗi  nền  văn  hóa  đều  có  những  nhánh  văn  hóa  nhỏ  hơn tạo nên những đặc điểm đặc thù hơn, bao gồm các dân tộc, tôn giáo, các  nhóm chủng tộc và các vùng địa lý. Những yếu tố này luôn có ảnh hưởng sâu  sắc tới sự quan tâm, cách đánh giá về giá trị hàng hóa, dịch vụ của mỗi người.   

 +  Tầng lớp x ã hội: Sự tồn tại các tầng lớp xã hội  là vấn đề tất yếu trong  hầu hết mọi xã hội. Các tầng lớp xã hội (đẳng cấp xã hội) có một số đặc điểm.  

Thứ nhất là sự hình thành tầng lớp xã hội không chỉ phụ thuộc vào một yếu tố  duy nhất là của cải mà là sự kết hợp của trình độ văn hóa, nghề nghiệp, những định hướng giá trị và những yếu tố đặc trưng khác. 

Thứ hai là các tầng lớp xã hội là những bộ phận tương đối đồng nhất và bền vững trong xã hội, được xếp  theo thứ bậc và  gồm những thành viên có  chung những giá trị, mối quan tâm và  hành vi. Thứ ba là  địa vị  xã  hội của con người được xem là  cao hay thấp  tùy theo tầng lớp xã hội của họ, địa vị này có thể thay đổi trong cuộc đời họ. 
 
Văn hóa tiêu dùng sự khác nhau giữa Hà Nội và THCM
Các yếu tố xã hội:  Hành vi người tiêu dùng cũng chịu  ảnh hưởng của các yếu tố xã hội như nhóm tham khảo, gia đình và vai trò và địa vị xã hội.  

 +  Nhóm  tham  khảo:  Nhóm  tham  khảo  của  một  người  bao  gồm  những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thái độ hay hành vi của người  đó. Đây là nhóm mà một cá nhân xem như một sự tham khảo khi hình thành thái độ  và  quan điểm của mình. Nhóm tham khảo thứ  nhất là  nhóm sơ cấp, gồm gia  đình, bạn bè, hàng xóm,  đồng nghiệp …  có  ảnh hưởng trực tiếp  

Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và  TP.HCM và giải pháp cho các siêu thị  Việt Nam  đến thái độ, hành vi của các thành viên. 

Nhóm thứ  hai là  nhóm thứ  cấp như các nhóm tôn giáo, nghề  nghiệp, công  đoàn…  ít  đòi hỏi các thành viên giao tiếp thường xuyên hơn. Ngoài ra con người cũng chịu  ảnh hưởng của những nhóm mà họ không là thành viên như nhóm ngưỡng mộ và nhóm tẩy chay. 

Các nhóm tham khảo tác động đến hành vi một cá  nhân theo ba cấp độ khác nhau tùy theo sản phẩm và  nhãn hiệu.  

Có  thể  chia các nhóm thành hai nhóm theo cách phân loại như  trên hoặc thành ba nhóm tùy vào cấp  độ  ảnh hưởng của nhóm đó : nhóm một là nhóm gây ảnh hưởng đến hành vi và phong cách  mới của cá  nhân,  nhóm hai  tác  động  đến thái  độ  và  quan  niệm của cá nhân về bản thân mình, nhóm ba gồm những cá nhân tạo ra những ảnh hưởng có tính chất áp lực buộc thành viên phải tuân theo và có thể tác động đến cách lựa chọn sản phẩm của người đó. 
 
Văn hóa tiêu dùng sự khác nhau giữa Hà Nội và THCM
 +  Gia đình: Gia đình là yếu tố  có  ảnh hưởng mạnh thậm chí  quan trọng nhất tới hành vi tiêu dùng một cá  nhân bởi hai lý  do: một là  giáo dục từ  gia đình tạo thành  những chuẩn  mực cơ  bản  nhất  đối  với  một  người;  hai  là  gia đình  là  chủ  thể  tiêu  dùng  quyết  định  số  lượng,  cơ  cấu  hàng  hóa  trên  thị trường.   

Có  thể  phân biệt hai gia  đình  trong  đời sống người mua. Gia đình  định hướng gồm bố  mẹ  của người  đó, những người  định hướng cho một cá  nhân đối với tôn giáo, chính trị, kinh tế, tình yêu…  

Ảnh hưởng trực tiếp hơn  đến hành vi mua sắm hàng ngày là gia đình riêng của người đó, tức là vợ chồng và con cái. Ảnh hưởng của các thành viên lẫn nhau không đơn thuần là mối quan hệ một chiều như trong gia đình định hướng mà đa chiều hơn rất nhiều do vai trò  và  vị  trí  của chồng, vợ  rất khác nhau trong mỗi gia  đình. 

Tùy thuộc vào loại sản phẩm, vai trò  họ  nắm giữ  trong gia  đình, trình  độ  hiểu  biết và  kinh nghiệm về  hàng hóa khác nhau mà  cách mua sắm của các gia đình khác biệt nhau.   

Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và  TP.HCM và giải pháp cho các siêu thị  Việt Nam  

+  Vai trò và địa vị: Mỗi người có thể tham gia vào rất nhiều nhóm trong  xã hội. Vị trí của họ trong mỗi nhóm được xác định căn cứ vào vai trò và địa vị  của  họ  trong  nhóm.  Với  gia  đình  một  cá  nhân  có  thể  giữ  vai  trò  là  một  người con,  người chồng,  người bố. 

Ở  công ty anh ta  lại có  thể  là  giám  đốc nhân sự. Cá  nhân thể  hiện  vai  trò  của  họ  thông qua các  hoạt  động  gây  ảnh hưởng tới những người xung quanh.   

Mỗi vai trò  đều gắn với một  địa vị, phản  ánh sự  kính trọng của xã  hội  đối với cá  nhân  đó. Cá  nhân gây  ảnh hưởng càng lớn tới những người xung quanh địa vị của cá nhân đó càng cao trong nhóm. 

Do đó người ta thường lựa chọn những sản phẩm thể  hiện  được vai trò  và  địa vị  của mình trong xã  hội. Các doanh nghiệp cần tạo cho sản phẩm của mình khả năng thể hiện địa vị xã hội của người sử dụng chúng song cũng cần lưu ý rằng biểu tượng địa vị thay đổi theo các tầng lớp xã hội và theo vùng địa lý.
  
Các yếu tố  cá  nhân:  Các đặc  điểm cá  nhân có  ảnh hưởng khá  mạnh đến  quyết  định của  người  mua,  nhất  là  tuổi tác  và  đường  đời,  nghề  nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối sống và cá tính và tự ý thức của người đó.  

+  Tuổi tác và  đường đời: Có  thể  thấy tuổi tác  làm thay  đổi tâm sinh lý mỗi người  đồng thời làm thay  đổi cách thức mua sắm của người  đó. 

Đường đời (chu kỳ  sống của gia đình) cũng có  quan hệ  chặt chẽ  với tiêu dùng. Sản phẩm phục vụ  cho sinh hoạt của một người  độc thân không giống những gì dành cho một gia đình trẻ, càng khác xa với một gia đình có con cái đã tự lập. 

Sự khác biệt này có bởi nhu cầu, khả năng tài chính, nhận thức của mỗi người gắn chặt với độ tuổi, chu kỳ  sống và khác nhau ở  mỗi độ tuổi và đường  đời.  

Các doanh nghiệp khi chọn tuổi tác và đường đời làm tiêu chí phân khúc thị trường cần lưu ý đến những đặc trưng tâm sinh lý ở mỗi giai đoạn, đặc biệt ở những thời điểm mang tính bước ngoặt từ  độ  tuổi này sang  độ  tuổi khác, có tác động lớn tới sự  lựa chọn hàng hóa..., thậm chí  nhiều loại hàng hóa trước đó bị tẩy chay giờ lại được ưa chuộng.   

Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và  TP.HCM và giải pháp cho các  siêu thị  Việt Nam  

 + Nghề nghiệp : Nghề nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến loại sản phẩm được chọn. Doanh nghiệp cần cố  gắng nhận biết khách hàng theo nhóm nghề nghiệp khác nhau và  quan tâm thích  đáng  đến sự  khác biệt nhu cầu của các nhóm.  Thậm chí  doanh  nghiệp có  thể  chuyên  môn  hóa việc sản xuất những sản phẩm cho một nhóm nghề nghiệp nào đó. 
+  Hoàn  cảnh  kinh  tế:  Khả  năng  mua  sắm  thực  tế  của  một  người  phụ  thuộc vào hai yếu tố: khả năng tài chính của họ và hệ thống giá cả hàng hóa,  dịch vụ. 

Vì  vậy hoàn cảnh kinh tế bao gồm: thu nhập, phần tiết kiệm, nợ  và  khả  năng vay mượn, quan  điểm về  chi tiêu-  tích lũy… có  ảnh hưởng rất lớn đến  cách  thức  tiêu  dùng  của  mỗi  người.

Các  nhà  kinh  tế  học  nhận  thấy  sự nhạy cảm về cầu của các loại hàng hóa khác nhau phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập thực tế  –  thu  nhập  danh  nghĩa tính theo chỉ  số  giá  tiêu dùng  -  của  họ.  
Điều này  đòi hỏi các công ty phải  thường xuyên theo dõi những biến  động hoàn cảnh kinh tế  của các cá  nhân và  những biến  động giá  cả, lãi  suất, lạm phát để điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù hợp.  

+ Lối sống :  Lối sống của  một  người thể  hiện qua  hành  động, sự  quan tâm và  quan điểm của người đó  về  môi trường xung quanh. Những người có cùng xuất thân từ  một nhánh văn hóa, tầng lớp xã  hội,  cùng nghề  nghiệp và hoàn cảnh gia  đình có  thể  có  những lối sống hoàn toàn khác nhau. Lối sống phác họa một cách đầy đủ và sinh động nhất chân dung một con người. 

Sự lựa chọn hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng thể hiện lối sống của họ. Các nhà kinh doanh cần tìm kiếm những mối quan hệ  giữa sản phẩm của mình và các nhóm theo cùng lối sống.   

+  Cá  tính và  tự ý  thức: Đây là  yếu tố  về  những  đặc tính tâm lý  nổi bật của  mỗi  người tạo ra thế  ứng  xử  có  tính  ổn  định  và  nhất  quán  đối  với  môi trường xung quanh như  tính tự  tin, tính thận trọng, tính năng  động, tính cởi mở …Cá tính và ý thức về bản thân có mối quan hệ chặt chẽ với thói quen bộc  lộ trong hành vi mua sắm.  

Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và  TP.HCM và giải pháp cho các  siêu thị  Việt Nam  

-   Các yếu tố  tâm lý :  Các yếu tố  tâm lý  gồm các yếu tố  động cơ, nhận thức, niềm tin, thái độ.  

+ Động  cơ:  là  nhu cầu  đã  có  đủ  sức  mạnh  để  thôi thúc  người  ta  hành  động. Cơ sở hình thành động cơ chính là nhu cầu.  

+ Nhận thức: động cơ  thúc đẩy con người hành  động, song hành  động con người diễn ra phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của họ về môi trường xung quanh. Đó  là  một quá  trình thông qua  đó  cá  thể  tuyển chọn, tổ  chức và  giải thích thông tin  đầu vào để  tạo ra một bức tranh có  ý  nghĩa về  thế  giới xung  quanh.   

+  Sự  hiểu  biết:  Khi  con  người  hành  động  họ  cũng  đồng  thời  lĩnh  hội  được  tri  thức;  tri  thức  mô  tả  những  thay  đổi  trong  hành  vi  của  cá  thể  bắt  nguồn từ kinh nghiệm.

Đó  là kết quả  của sự tương tác giữa động cơ,  tác  nhân  kích  thích  (hàng  hóa  cụ  thể),  những  gợi  ý,  sự  đáp  lại  và  củng  cố  (phản ứng người mua khi sử dụng hàng hóa so với những mong đợi của họ về hàng  hóa  đó).  

Vậy  doanh  nghiệp  có  thể  tạo  ra  nhu  cầu  với  sản  phẩm  bằng cách gắn liền nó  với những tác nhân kích thích mạnh mẽ, những gợi ý  tốt và đảm bảo sự củng cố tích cực.  

+ Niềm tin và thái độ : Thông qua hoạt động và tri thức, người ta có được niềm tin và thái độ. Những yếu tố này lại có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của con người. Niềm tin là  một  ý  nghĩ  khẳng  định của con người về  một sự việc nào  đó.  

Thái  độ  là  sự  đánh giá  những tình cảm và  là  những xu hướng hành động có tính chất tốt hay xấu về một khách thể nào đó. Niềm tin và thái độ dẫn con người đến quyết định thích hay không thích một đối tượng nào đó, đến với nó hay xa rời nó. 

Những yếu tố này rất khó thay đổi, đòi hỏi nhận  thức  lâu  dài  vì  nó  dẫn  dắt  họ  hành  động  theo  một  thói  quen  khá  bền  vững  mà  người  ta  có  thể  tiết  kiệm  được  công  sức  và  sự  suy  nghĩ  khi  hành  động.  

Trên đây ISaac chia sẻ kiến thức khái niệm văn hóa tiêu dùng, và sự khác biệt giữa tâm lý tiêu dùng khách hàng Hà Nội và THHCM khi mua sắm tại siêu thị.