Hiển thị các bài đăng có nhãn profit margin. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn profit margin. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2020

Biên lợi nhuận là gì? Cách tối ưu profit margin

Biên lợi nhuận là gì? Cách tối ưu profit margin

Biên lợi nhuận (profit margin) là yếu tố rất quan trọng nhằm mục đích đánh giá khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên có rất nhiều người vẫn chưa có khái niệm rõ ràng về thuật ngữ này.
Biên lợi nhuận là gì
Biên lợi nhuận là gì


Biên lợi nhuận là gì? profit margin là gì?

Biên lợi nhuận trong tiếng anh được là Profit Margin. Là mức chênh lệch giữa giá bán của một sản phẩm với chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ của nó. 

Chỉ số biên lợi nhuận (Profit Margincho biết mỗi đồng doanh thu thu về sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Dùng chỉ số biên lợi nhuận để tiến hành so sánh các công ty trong cùng 1 ngành, công ty nào có biên lợi nhuận cao hơn; đồng nghĩa với việc công ty đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Các loại biên lợi nhuận Profit Margin

Biên lợi nhuận gộp – Gross Profit Margin

Biên lợi nhuận gộp là mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của hàng hóa bán ra. Thông số biên lợi nhuận gộp cho biết số tiền lãi mà công ty kiếm được trong một khoảng thời gian nhất định; có thể tính theo chu kỳ thời gian tháng, quý, hoặc năm.

Công thức tính:
Ý nghĩa của Gross Profit Margin là mức lợi nhuận đầu tiên, cho các nhà phân tích biết công ty tạo ra sản phẩm tốt như thế nào hoặc cung cấp dịch vụ hiệu quả ra sao so với đối thủ cạnh tranh kinh doanh cùng ngành. 

Khi so sánh với doanh nghiệp đối thủ, hoặc kinh doanh cùng ngành thì biên lợi nhuận gộp - Gross Profit Margin của doanh nghiệp nào có chỉ số này cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn. Tuy nhiên,chỉ số này cao không đảm bảo lợi nhuận sau cùng bạn thu được cũng cao tương ứng bởi còn phụ thuộc vào chi phí vận hành và các chỉ số biên lợi nhuận khác.

Biên lợi nhuận ròng – Net Profit Margin


Biên lợi nhuận ròng là phần còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tất cả các khoản chi tiêu của doanh nghiệp. Đây là chỉ số cuối cùng mà doanh nghiệp hướng đến và tìm cách phải tối ưu nó. 

Mỗi mô hình kinh doanh có các loại chi phí khác nhau. Tuy nhiên ví dụ các khoản chi  của doanh nghiệp sản xuất bao gồm lương công nhân, chi phí nguyên vật liệu sản xuất, khấu hao máy móc, các khoản lãi phải trả, nợ, thuế và một phần tiền trả cho các cổ tức ưu đãi. Công thức tính:
Ý nghĩa của Net Profit Margin: Đây là con số tổng hợp thể hiện sát sườn nhất đối với hiệu quả quản lý của 1 doanh nghiệp. 

Nó cho thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp sau khi đã loại bỏ toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ. 

Một doanh nghiệp có chỉ số này cao và tăng trưởng trong nhiều năm liền là một dấu hiệu tốt kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp đó.

Chỉ số này cho biết giá trị lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số doanh thu doanh nghiệp. Từ đó sẽ đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện đang lãi hay lỗ.

Biên lợi nhuận hoạt động – Operating Profit Margin


Biên lợi nhuận hoạt động là thông số đo lường mức lợi nhuận mà một công ty kiếm được từ một đồng doanh thu, sau khi đã trả các chi phí sản xuất biến đổi như tiền lương, nguyên liệu và trước khi trả lãi và thuế. Công thức tính:


Ý nghĩa của Operating Profit Margin: Chỉ số cho thấy cái nhìn toàn diện hơn so với hai loại biên lợi nhuận kia, khi còn tính tới các chi phí vận hành để tạo ra doanh thu. 

Nó cho thấy tỉ lệ doanh thu có sẵn để trang trải các chi phí phi hoạt động như trả lãi vay. 

Nhìn vào con số này trong quá khứ của một công ty là cách hiệu quả để đánh giá liệu sự cải thiện lớn về thu nhập của công ty hiện tại có thể kéo dài hay không. 

Những doanh nghiệp có chỉ số này cao vượt trội hơn trung bình ngành cũng cho thấy lợi thế cạnh tranh nhất định.

Ý nghĩa của biên lợi nhuận - profit margin

1. Đánh giá liệu biên lợi nhuận có đáp ứng yêu cầu kinh doanh của bạn hay không. 

Nếu dự định phụ thuộc hoàn toàn vào thu nhập đến từ doanh nghiệp, hãy cân nhắc biên lợi nhuận và doanh thu có thể thu được trong một năm. Bạn cũng nên tái đầu tư một phần thu nhập để phát triển doanh nghiệp. Khi gạt bỏ phần vốn đầu tư đó, lợi nhuận còn lại có đủ để đáp ứng nhu cầu của bạn hay không?
  • Hãy cùng xem xét lại ví dụ ở trên. Doanh nghiệp của bạn thu được 600 triệu đồng lãi ròng khi doanh thu là 2 tỷ đồng. Nếu sử dụng 300 triệu đồng lợi nhuận để tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh (và thanh toán những khoản nợ, nếu có), bạn còn lại 300 triệu đồng.

2. So sánh với doanh nghiệp tương tự. 

So sánh với những doanh nghiệp tương tự rất có ích trong việc hiểu rõ chi phí biên, từ đó, giúp bạn xác định chỗ đứng của mình. Nếu làm hồ sơ vay nợ, nhiều khả năng ngân hàng sẽ cho bạn biết biên lợi nhuận mong muốn dành cho kích cỡ hay loại hình doanh nghiệp của bạn. Nếu là công ty lớn hơn đối thủ cạnh tranh, bạn có thể nghiên cứu những công ty này, tìm biên lợi nhuận của họ và so sánh với chúng.
  • Giả sử Công ty 1 có doanh thu 1 tỷ đồng và tổng chi phí là 460 triệu đồng. Biên lợi nhuận thu được là 54%.
  • Giả sử Công ty 2 có doanh thu 2 tỷ đồng và tổng chi phí là 1,16 tỷ đồng. Biên lợi nhuận của công ty 2 là 42%.
  • Công ty 1 có biên lợi nhuận tốt hơn dù Công ty 2 có doanh thu gấp đôi và lợi nhuận cao hơn.

3. Đảm bảo tính tương đương khi so sánh biên lợi nhuận. 

Biên lợi nhuận của các công ty có sự khác biệt rất lớn, phụ thuộc vào kích cỡ và ngành hoạt động. Tốt nhất, hãy so sánh hai hay nhiều công ty cùng ngành và có doanh thu tương tự nhằm thu được hiệu quả tốt nhất từ việc so sánh này.
  • Ví dụ, trung bình, biên lợi nhuận của ngành hàng không chỉ khoảng 3%. Trong khi đó, ở các công ty kỹ thuật và phần mềm, con số này nằm trong khoảng 20%.
  • Khi so sánh, đừng quên cân nhắc kích cỡ công ty để phép so sánh có ý nghĩa.

4. Điều chỉnh biên lợi nhuận nếu cần. 

Bạn có thể thay đổi phần trăm biên lợi nhuận bằng cách tạo nhiều doanh thu (chẳng hạn như tăng giá hoặc đẩy mạnh bán hàng) hoặc giảm chi phí doanh nghiệp. Đồng thời, kể cả khi biên lợi nhuận không đổi, nếu tăng tổng doanh thu và chi phí, thu nhập ròng vẫn tăng. Xem xét doanh nghiệp của bạn, sự cạnh tranh và mức chấp nhận rủi ro khi thử tăng giá hay cắt giảm chi phí.
  • Nhìn chung, bạn nên bắt đầu với những thay đổi nhỏ và mở rộng dần nhằm ngăn ngừa nguy cơ suy giảm đột ngột của hoạt động kinh doanh hay sự giận dữ từ khách hàng. Nhớ rằng, luôn có giá phải trả cho việc đẩy cao biên lợi nhuận và thực hiện quá mạnh mẽ có thể sẽ đem lại hiệu ứng trái ngược, khiến doanh nghiệp tụt dốc một cách nhanh chóng.
  • Đừng nhầm lẫn giữa biên lợi nhuận và tỉ lệ làm giá. Tỉ lệ làm giá là sự khác biệt giữa chi phí sản xuất và giá bán của một hàng hóa hay dịch vụ.

Cách tối ưu biên lợi nhuận profit margin cho doanh nghiệp

1. Tối ưu hóa chi phí hoạt động doanh nghiệp

Việc đầu tiên doanh nghiệp cần phải làm để tối ưu hóa biên lợi nhuận (profit margin) là tối ưu hóa các loại chi phí hoạt động của doanh nghiệp mình.

Issaac group gợi ý một số cách để có thể giúp doanh nghiệp giảm tối đa các chi phí hoạt động doanh nghiệp
  • Loại bỏ những thủ tục thừa thãi, cắt giảm quy trình chồng chéo
  • Thuê ngoài (outsource) một số hạng mục có thể
  • Nhân sự thường là chi phí lớn nhất trong kinh doanh - cần tối ưu số lượng nhân sự.
  • Rà soát lại toàn bộ các hạng mục cấu thành lên chi phí và tối ưu nó
  • Nâng cao chất lượng nhân sự để tối ưu hóa chi phí lương
  • ......

2. Tìm các nhà cung cấp hàng hóa tốt hơn

Giá nhập đầu vào cũng là nguyên nhân chính khiến tác động trực tiếp tới biên lợi nhuận. 

Tối ưu được giá nhập đầu vào sản phẩm, nguyên vật liệu sẽ giúp cho doanh nghiệp có chỉ số biên lợi nhuận tốt hơn. Phương pháp có thể áp dụng là tìm các nhà cung cấp tốt nhất có thể.

3. Tối ưu hóa giá bán sản phẩm trên thị trường

Đẩy mạnh dịch vụ, thương hiệu để tối ưu hóa giá bán sản phẩm cho đối tác, hoặc người khách hàng cũng là cách mà các doanh nghiệp thành công đang áp dụng để tối ưu hóa biên lợi nhuận kinh doanh.

Trên đây isaac group chia sẻ khái niệm biên lợi nhuận là gì? profit margin là gì? và các khái niệm khác liên quan tới như biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận ròng và cách tối ưu lợi nhuận trong kinh doanh.