Hiển thị các bài đăng có nhãn nhà phân phối là gì. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhà phân phối là gì. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

Nhà phân phối là gì? Vai trò kênh phân phối hàng hóa

Nhà phân phối là gì? Vai trò kênh phân phối hàng hóa

Nhà phân phối và các kênh phân phối hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là thị trường bán lẻ mô hình cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là những vấn đề người kinh doanh rất quan tâm và tìm hiểu để hiểu rõ về cách thức hoạt động của hệ thống phân phối hàng hóa trên thị trường cũng như khai thác lựa chọn kênh cung cấp hàng hóa phù hợp cho mô hình kinh doanh của mình.
Nhà phân phối là gì
Nhà phân phối là gì


Nhà phân phối là gì?

Khái niệm nhà phân phối là gì không có định nghĩa một cách chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên chúng ta có thể tìm hiểu về những khái niệm nhà phân phối là gì một cách khái quát nhất.

Nhà phân phối là một bộ phận trung gian kết nối sản phẩm từ công ty sản xuất đến các đại lý, cửa hàng hoặc người tiêu dùng. Hoặc có thể hiểu một cách đơn giản như sau "nhà phân phối là người mua hàng tích trữ hàng hóa vào kho và bán lại cho các đại lý nhỏ hoặc người tiêu dùng; trong trường hợp các sản phẩm, dịch vụ cần bảo hành thì nhà phân phối có thể kiêm nhiệm thực hiện công đoạn này".

Chức năng của kênh phân phối

Một kênh phân phối làm công việc chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng. Họ lấp được khoảng cách về thời gian, không gian và quyền sở hữu giữa người tiêu dùng với các sản phẩm (hay dịch vụ) Những thành viên của kênh phân phối thực hiện một số chức năng chủ yếu sau :

- Thông tin. Thu thập thông tin cần thiết để họach định marketing và tạo thuận tiện cho sự trao đổi sản phẩm và dịch vụ.

- Cổ động. Triển khai và phổ biến những thông tin có sức thuyết phục về sản phẩm nhằm thu hút khách hàng.

- Tiếp xúc.Tìm ra và truyền thông đến khách hàng tương lai.

- Cân đối.Định dạng nhu cầu và phân phối sản phẩm thích ứng với nhu cầu của khách hàng. Việc này bao gồm những họat động như sản xuất, xếp hàng, tập hợp và đóng gói.

- Thương lượng.Cố gắng để đạt được sự thỏa thuận cuối cùng về giá cả và những điều kiện khác liên quan để có thể thực hiện được việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng sản phẩm.

- Phân phối vật phẩm.Vận chuyển và tồn kho hàng hóa.

- Tài trợ.Huy động và phân bổ nguồn vốn cần thiết để dự trữ, vận chuyển, bán hàng và thanh toán các chi phí hoạt động của kênh phân phối.

- Chia sẻ rủi ro.Chấp nhận những rủi ro liên quan tới việc điều hành hoạt động của kênh phân phối.

Năm chức năng đầu nhằm thực hiện được những giao dịch, ba chức năng sau nhằm hoàn thiện những giao dịch đã thực hiện.

Điều kiện để trở thành nhà phân phối hàng hóa

4.1. Nguồn vốn là điều bắt buộc của nhà phân phối

Điều đầu tiên trong các điều kiện để trở thành nhà phân phối hàng hóa đó chính là nguồn tài chính. Có thể nói vốn là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn cần phải có trước khi muốn bắt đầu cuộc chơi kinh doanh phân phối hàng hóa của mình.

Tùy thuộc vào số vốn hiện có, mà bạn sẽ phải hoạch định được những kế hoạch kinh doanh của mình theo từng quy mô khác nhau. Trường hợp, nếu số vốn của bản thân vẫn còn khá hạn hẹp thì hãy suy nghĩ thật thấu đáo trước khi bắt đầu nhé, bởi bên cạnh việc đầu tư vào các khoản hàng hóa thì bạn cũng còn khá nhiều những khoản khác mà bạn phải chi trả như: mặt bằng, nhân sự, các chi phí marketing, chi phí thực hiện giấy tờ, logictic…

4.2. Đáp ứng giấy phép kinh doanh

Bên cạnh nguồn vốn thì giấy phép pháp lý cũng chính là một trong những yếu tố quan trong mà bạn cần phải đáp ứng được

Để đơn vị phân phối của mình được kinh doanh hợp pháp thì việc đăng ký các giấy tờ kinh doanh pháp lý tại các đơn vị và cơ quan có thẩm quyền là vô cùng quan trọng mà bạn cần phải nhanh chóng thực hiện, vì một điều cơ bản là mọi hoạt động kinh doanh, bất kể là với mặt hàng gì thì nó cùng phải đều được sự cho phép và nhận được sự chấp thuận từ pháp luật thì cơ sở đó mới có thể được chứng minh là một nhà phân phối. Đây không chỉ là yếu tố quan trọng mà còn là yếu tố bắt buộc mà đơn vị nào cũng phải chấp hành

4.3. Am hiểu được thị trường

Nếu như vốn và giấy tờ pháp lý là điều kiện bắt buộc thì tìm hiểu về thị trường chính là một trong những nguyên tắc cơ bản mà bạn cần phải thực hiện tìm hiểu thật kỹ nếu muốn việc kinh doanh phân phối của đơn vị mình thành công.

Liệu với sản phẩm này thì nhu cầu của thị trường có cao hay không? Đâu là các sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu cao hiện nay? Chính là những điểm quan trọng mà bạn cần phải nhanh chóng nắm được nếu muốn việc kinh doanh của mình thu lại lợi nhuận cao nhất.

Bên cạnh đó bạn cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ về từng phân khúc của mỗi thị trường hiện nay, như: mức thu nhập, tiêu chí lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng là gì,.. cũng là một trông những yếu quan trọng trong việc thúc đẩy kinh doanh và phân phối sản phẩm của đơn vị mình.

4.4 Đáp ứng được điều kiện kho bãi, vận chuyển hàng hóa

Nhà phân phối chính là bộ phận hậu cần của kênh phân phối hàng hóa, nên bắt buộc phải đáp ứng được điều kiện của kho bãi và vận chuyển hàng hóa trong phạm vi mình được giao trọng trách phân phối hàng hóa.

4.5 Điều kiện làm việc cho nhân viên công ty

Thông thường nhân viên hoạt động thị trường là người thuộc biên chế của công ty sản xuất, hoặc nhập khẩu chứ không phải là nhân viên của nhà phân phối. 

Nên hầu hết tại các hệ thống phân phối hàng hóa đang áp dụng quy trình nhân viên công ty xuống làm việc tại nhà phân phối. 

Nên nhà phân phối phải đảm bảo điều kiện làm việc, văn phòng theo tiêu chuẩn (có thể quy định của công ty) nhằm hỗ trợ một cách tốt nhất điều kiện làm việc của cán bộ nhân viên làm thị trường tại khu vực đó.

ISaac Group chia sẻ về chủ đề “nhà phân phối là gì”, hi vọng rằng thông qua những kiến thức được chia sẻ trong bài viết đã có thể giúp bạn có cho mình một câu trả lời tổng quan nhất về nhà phân phối là gì, cũng như có thể tìm nhà phân phối để hợp tác thành công!