Hiển thị các bài đăng có nhãn mở siêu thị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mở siêu thị. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2018

Kinh nghiệm mở siêu thị mini cho người mới TOANH

Kinh nghiệm mở siêu thị mini cho người mới TOANH

ISAAC Người mới rất khó khăn để bắt đầu kế hoạch mở siêu thị mini như nào? thường không biết phải lập kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm nguồn hàng, setup ra sao, hay chỉ đơn thuần là liệu mình kinh doanh có lãi hay không? tất cả các vấn đề đó sẽ được giải quyết trong nội dung bài viết này.

I. Có nên mở siêu thị mini, mở siêu thị mini có lãi không?

Khi cá nhân, hay doanh nghiệp bán lẻ có ý tưởng, kế hoạch lập dự án kinh doanh, để đầu tư, để khởi nghiệp thì yếu tố về tính khả thi của dự án kinh doanh đó luôn được đặt lên hàng đầu. 

Rõ ràng chỉ khi chúng ta thấy cơ hội kinh doanh từ mô hình siêu thị mini, và có nguồn lực về tài chính, vốn cùng với chiến lược, kế hoạch kinh doanh tốt thì sẵn sàng đầu tư mở siêu thị mini với mong muốn thu lại một nguồn lợi nhuận dồi dào và ổn định. Thậm chí hoàn toàn có thể nghĩ tới việc mở chuỗi siêu thị mini một cách đơn giản. 

Hiện tại thì tại các khu vực phát triển, thành phố lớn vẫn đang là thị trường màu mỡ để tập trung đầu tư, đặc biệt với các tòa nhà, chung cư mọc lên như nấm, thì xu hướng mở siêu thị mini ở chung cư cũng là một mô hình kinh doanh rất được giới đầu tư ưu tiên. 

Nhưng kinh doanh bán lẻ siêu thị ngày nay không còn chỉ là mảnh đất tại khác thành phố lớn, mà rất nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng đầu tư mở siêu thị mini ở nông thôn, vùng quê, tỉnh lẻ, và dễ gặp nhất đó chính là tập đoàn Vingroup với hệ thống chuỗi siêu thị mini Vinmart, họ đang đầu tư rất mạnh với dự án mở siêu thị mini ở nông thôn, các tỉnh thành gần Hà Nội, Tp HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng như Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng yên, Phú Thọ, Quảng Ninh ....

Từ đó để thấy xu hướng đầu tư kinh doanh siêu thị đang rất hot đối với giới đầu tư là cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào, miếng bánh thị phần tiêu dùng vô cùng lớn, và ngày càng được mở rộng ra với việc thu nhập người dân ngày càng tăng cao, cùng với đó tại các vùng nông thôn, quê cũng được công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng phát triển, chính bởi vậy mà dự án mở siêu thị mini ở nông thôn cũng đang là dấu hiệu tích cực trong kinh doanh bán lẻ. 

Tuy nhiên cùng với xu hướng tích cực đó thì tính cạnh tranh cũng sẽ ngày càng tăng cao, vì vậy mà không phải ai có vốn để đầu tư ra cũng chắc chắn đã có lãi, tồn tại việc rất nhiều các cửa hàng thường xuyên kinh doanh kém hiệu quả, mở siêu thị mini không có lãi và phải đóng cửa hàng cũng là điều dễ hiểu. 

Nên người kinh doanh cần phải trang bị cho mình lượng kiến thức, kinh nghiệm trong kinh doanh mô hình để đảm bảo tính hiệu quả, cũng như hạn chế việc rủi ro đối với mô hình kinh doanh này.
Có nên mở siêu thị mini, kinh doanh liệu có lãi?

II. Muốn mở siêu thị mini cần có giấy tờ gì? cần bao nhiêu vốn để đầu tư?

Đầu tiên để kinh doanh siêu thị, chúng ta cần phải đi tìm mặt bằng kinh doanh siêu thị mini và bắt đầu các bước setup siêu thị để đưa vào hoạt động kinh doanh của mình, sau khi có mặt bằng kinh doanh bước tiếp theo chúng ta cần phải tìm hiểu xem việc muốn mở siêu thị mini cần thủ tục gì để đảm bảo về tính pháp lý trong kinh doanh siêu thị.

Bản chất việc muốn mở siêu thị mini cần thủ tục gì cũng như là để đáp ứng các giấy tờ pháp lý kinh doanh siêu thị. Trong kinh doanh mô hình này cần phải có những loại giấy tờ sau:

- Giấy đăng ký kinh doanh siêu thị: Có thể là hộ kinh doanh cá thể, hoặc doanh nghiệp.

- Giấy đăng ký kinh doanh rượu

- Giấy đăng ký kinh doanh thuốc lá

Rượu và thuốc lá là ngành hàng kinh doanh đặc thù, nhà nước Việt Nam quản lý rất chặt, nên tại các cửa hàng có kinh doanh hai ngành hàng, sản phẩm này cần phải cung cấp được giấy phép kinh doanh hai loại đó. 

Ngoài ra: 
Một số giấy tờ liên quan tới hoạt động kinh doanh khác cần phải có khi cán bộ, cơ quan luật pháp như thuế, quản lý thị trường yêu cầu thì người kinh doanh cũng cần phải cung cấp là:

- Giấy khám sức khỏe của nhân sự làm tại siêu thị, đối với ngành hàng thực phẩm, bảo quản.

- Giấy an toàn vệ sinh thực phẩm: Đối với các sản phẩm cần bảo quản, chế biến như: Thịt, hoa quả, kem, đồ uống mát lạnh...

- Giấy phòng cháy chữa cháy
... 

III. Tự mở siêu thị mini, hay hợp tác chung vốn, hoặc nhượng quyền siêu thị

Nhiều người vì nhiều lý do nào đó mà vẫn muốn có người đồng hành kinh doanh cùng với mình, một phần để huy động nguồn lực tổng thể lại với nhau, để khỏe về vốn, mạnh về tri thức và có thể là dự án phát triển chuỗi siêu thị mini.

Đương nhiên việc tìm kiếm người hợp tác chung vốn, hoặc đối tác franchise đều có hai mặt của nó, nội dung bài viết chỉ phân tích khách quan, và người kinh doanh cần phải chủ động đưa ra quyết định của mình xem, có nên chung vốn mở siêu thị mini, hay hợp tác kinh doanh nhượng quyền hay không hoặc là tự mình mở để toàn quyền, chủ động trong kế hoạch kinh doanh siêu thị của mình.

* Trường hợp 1: Tự mở siêu thị mini

Tự mình mở ra và kinh doanh chắc chắn sẽ khó nhân rộng, ngoại trừ bạn có nền tảng kiến thức quản trị kinh doanh tốt, hoặc tiềm lực tài chính mạnh để dễ dàng đầu tư chuỗi siêu thị mini.

Trong trường hợp bạn tự mở siêu thị mini thì chắc chắn phải tập trung toàn bộ thời gian dành cho nó, mới mong tới việc kinh doanh có lãi, không thì cơ hội bạn phải đối mặt với rủi ro là rất cao. 

Mô hình kinh doanh siêu thị khá phức tạp, đòi hỏi từ người chủ nhiều công sức, tiền bạc, cũng như thời gian vào cho nó. Việc chỉ đơn thuần bỏ vốn đầu tư kinh doanh siêu thị, và quản lý từ xa là rất khó, để setup siêu thị mini automation tức là quản lý từ xa mà vẫn có lãi, hiệu quả chỉ khi giai đoạn đầu người chủ dồn toàn bộ công sức, thời gian vào cho nó và xây dựng một cách từ gốc thì mới có thể mong có kết quả tốt được. 

Rất nhiều người làm văn phòng, ngân hàng, hoặc có công việc chính thức nào đó có thu nhập khá, ổn định và đầu tư mở siêu thị mini rồi thuê nhân sự vào làm và mong tự cửa hàng đó hàng tháng sinh lời cho mình mỗi tháng một khoản thu nhập ổn định nữa, điều này rất khó. Ý tưởng đầu tư này không khó để có thể nghĩ ra, và người có vốn đầu tư siêu thị cũng không thiếu, nhưng đó là điều rất khó thực hiện, ngoại trừ bạn là người có khả năng về quản trị, setup siêu thị mini automation được. Không thì bắt buộc phải xây dựng từ gốc và dần hoàn thiện. 

Nên trong trường hợp bạn muốn tự mình mở siêu thị mini và kinh doanh thì cách tốt nhất là bạn nên tập trung vào cửa hàng của mình, hoặc tràu dồi thêm cách để xây dựng cửa hàng quản lý từ xa. 

* Trường hợp 2: Chung vốn mở siêu thị mini

Trường hợp chung vốn kinh doanh vốn dĩ cực phức tạp, đối với mô hình siêu thị mini này cũng vậy. 

Ưu điểm: việc chung vốn mở siêu thị mini là huy động được tài chính, san sẻ thời gian quản lý siêu thị mini của mình, và hoàn toàn có cơ hội phát triển chuỗi siêu thi mini nếu kết quả kinh doanh có lãi và hiệu quả trong việc quản lý. 

Nhược điểm: Khó có thể đồng quan điểm trong kinh doanh, gặp khó khăn là dễ chùn bước, bàn lùi, và có ý định tách riêng hoặc nhượng lại phần vốn. 

Nên việc chung vốn mở siêu thị mini cần phải có những tiêu chí sau đây thì mới có thể gắn bó lâu dài được:

- Cùng chí hướng trong kinh doanh siêu thị

- Có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, bài bản

- Tài chính rõ ràng, minh bạch

- Xây dựng công cụ quản trị nội bộ tốt

- Cách đơn giản nhất là xác định đầu tư ra và không được phép rút vốn trong thời gian nhất định, tốt nhất là sau 1 năm. 

Trường hợp 3: Hợp tác nhượng quyền franchise siêu thị

Xu hướng hợp tác kinh doanh nhượng quyền kinh doanh nói chung đang phát triển và bản chất là mô hình hợp tác kinh doanh tốt, nhưng trong hợp tác nhượng quyền kinh doanh siêu thị cũng đầy rẫy rủi ro mà người kinh doanh cần phải lường trước, tránh trường hợp mất phí nhượng quyền để rồi không khác gì so với việc ta tự kinh doanh siêu thị. 

Các tiêu chí lựa chọn hợp tác nhượng quyền ( Franchise) siêu thị mini:

- Siêu thị mini kinh doanh phải có lãi, tức là hiệu quả.

- Có thương hiệu lớn

- Hỗ trợ xây dựng quy trình hoạt động siêu thị.

- Hỗ trợ về marketing, quản trị vận hành siêu thị mini.

Trên thị trường rất ít đơn vị đáp ứng được những tiêu chí như vậy, trong trường hợp chuỗi thương hiệu lớn thì rất ít đơn vị triển khai mô hình hợp tác Franchise.
Tự mở siêu thị mini hay chung vốn hoặc hợp tác Franchise

IV. Hướng dẫn lập kế hoạch, dự án mở siêu thị mini

Thông thường những người mới sẽ rất khó khăn trong việc lập kế hoạch cho dự án mở siêu thị mini của mình. Mặc dù đối với mô hình siêu thị mini là quy mô nhỏ không quá khó khăn, nhưng đối với việc thiếu kiến thức, kinh nghiệm thì hậu quả sẽ khôn lường, nó giống như việc 100 doanh nghiệp mở ra thì 90 doanh nghiệp thất bại đó, kinh doanh siêu thị mini cũng không phải ngoại lệ. 

1. Quy trình các bước mở siêu thị mini

Tại website dichvusieuthi.com đã chia sẻ một bài viết rất chi tiết hướng dẫn cho những người mới thực hiện quy trình để setup siêu thị .

2. Những lưu ý mở siêu thị mini

Để kinh doanh siêu thị mini thành công, cần phải đồng bộ rất nhiều các yếu tố, kiến thức, kinh nghiệm lại với nhau. Tuy nhiên bước đầu để kinh doanh siêu thị thì cần phải thuộc lòng những lưu ý mở siêu thị mini sau đây, để có thể tranh những rắc rối, rủi ro không đáng có. 

✅ Đảm bảo kinh doanh đúng luật pháp
Đầu tiên để tránh gặp phải những tình huống không đáng có liên quan tới luật pháp, thì người kinh doanh cần phải hoàn thiện các hạng mục giấy tờ, thủ tục đăng ký kinh doanh. 

Cũng nhưng tuyệt đối không kinh doanh các sản phẩm mà luật pháp Việt Nam không cho phép, cấm như: Thuốc lá nhập lậu, sản phẩm giả, nhái .. 

✅ Biển quảng cáo
Tiếp theo là biển quảng cáo nếu bạn muốn ghi chữ "siêu thị" thì bắt buộc phải đăng ký kinh doanh dạng công ty, doanh nghiệp, nếu không thì cơ quan quản lý thị trường có quyền phạt hoặc bắt dỡ tháo biển. 

Cách mà nhiều người vẫn dùng là không ghi chữ "Siêu Thị mini" ở biển chính mà thay vào đó là "minimart". Ví dụ như: Phương vân mart, hay hưng thịnh mart, hoặc là minimart Phương Vân... 

✅ Đầu tư hạng mục cơ sở vật chất
Phổ thông những người chưa có kinh nghiệm mở siêu thị mini thường hay tham khảo từ rất nhiều nguồn thông tin, để tìm kiếm cho mình thêm kinh nghiệm nào đó, nhưng đa phần cũng không thu lại được nhiều những thông tin phù hợp với mô hình kinh doanh của mình, thậm trí chắp vá thông tin lại một cách lủng củng, thiếu kiểm soát. 

Và thông thường thì các cửa hàng thường mắc phải lỗi lầm là đầu tư quá nhiều vào các hạng mục không cần thiết, hoặc dư thừa, hoặc bị các đơn vị cung cấp nhồi nhét, tư vấn mua những thứ không quá cần thiết. 

Điều đang lưu ý nhất đối với người phải thuê mặt bằng chính là càng hạn chế đầu tư vào phần cơ sở vật chất càng tốt, ngoại trừ đối với những mô hình cần gia tăng về dịch vụ nhiều, làm thương hiệu, và có thời hạn thuê mặt bằng lâu dài. 

✅ Nhập đơn hàng bị lỗi
Đương nhiên không có kinh nghiệm, kiến thức thì khó tránh được việc mắc phải sai lầm khi lên đơn hàng nhập trong quá trình mở siêu thị mini của mình, đặc biệt đơn hàng khai trương để bắt đầu kinh doanh, hay còn gọi cách khác chính là đơn đầu. 

Đội ngũ sales, nhà cung cấp luôn trong tâm thế gia sức nhồi nhét đơn hàng cho khách hàng, bất kể cửa hàng đó sống chết ra sao, tồn tại hoặc bán được hay không? vì đơn giản lợi nhuận, lương của họ là ăn theo doanh số mà, nhưng hậu quả thì đương nhiên là người kinh doanh phải chịu. 

Nên trong quá trình nhập hàng những đơn đầu, người kinh doanh cần phải phân bổ hàng hóa, ngành hàng, sản phẩm phù hợp với mô hình kinh doanh của mình, và bên cạnh đó thì luôn cần phải lưu ý tới vấn đề rủi ro trong kinh doanh, đối với các hàng hóa quay vòng chậm thì nhập số lượng vừa phải so với quy mô, cũng như đầu ra tại cửa hàng. 

✅ Giai đoạn đầu kinh doanh thường doanh số sẽ thấp
Khi bạn mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa thì hãy giữ một nguyên tắc đừng ảo tưởng về một kết quả kinh doanh tốt ngay từ đầu, thường thì doanh số của cửa hàng mới chỉ cao mấy ngày khai trương, sau đó sẽ quay trở lại với thực tế vốn dĩ của nó, và chỉ khi đó người kinh doanh mới có thể có thước đo chính xác nhu cầu tiêu dùng tại khu vực đó, cũng như doanh số của cửa hàng giai đoạn đầu như thế nào? đó mới là điều cần lưu ý. 

Và khi đó chúng ta cần đón nhận nó như một lẽ tất yếu, và đừng quá sốc so với "bản kế hoạch nháp" trên giấy. 
Những lưu ý mở siêu thị mini

3. Kinh nghiệm mở siêu thị mini kinh doanh hiệu quả, thành công
Để kinh doanh siêu thị thành công đòi hỏi người kinh doanh cần phải trang bị lượng kiến thức kinh doanh không hề nhỏ, và bên cạnh đó cần phải đồng bộ, tối ưu tất cả các vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh tại siêu thị. 

Vậy làm thế nào để siêu thị mini kinh doanh thành công? 
3.1 Tối ưu chi phí mặt bằng
Đối với người kinh doanh phải thuê mặt bằng thì việc tối ưu mặt bằng kinh doanh là điều vô cùng cần thiết, đương nhiên vẫn cần phải lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp với mô hình kinh doanh của mình. 

Trong quá trình mở siêu thị mini, việc tối ưu chi phí mặt bằng xuất phát từ nguồn vốn mình đầu tư kinh doanh, chứ không phải thuê mặt bằng kinh doanh rồi mới tính tới chuyện xoay sở nguồn vốn để đầu tư, nó vô cùng rủi ro. 

Rõ ràng thay vì bạn chỉ có nhu cầu sử dụng diện tích kinh doanh 60m2, trong khi đó bạn phải gánh chi phí mặt bằng là 80m2 hoặc thậm trí tận 100m2 thì bạn đang bị lãng phí 20-40% chi phí mặt bằng. Nó cực kỳ khủng khiếp nếu bạn là người biết kinh doanh. Thay vì giá thuê mặt bằng chỉ tầm 10 triệu/ tháng, mà bạn đang phải gánh 12 triệu, đồng nghĩa trong 5 năm bạn đang lãng phí tận 120 triệu. 

Và giờ bạn đã hiểu việc tối ưu chi phí mặt bằng kinh doanh quan trọng như nào rồi chứ. Nên trong bản kế hoạch kinh doanh siêu thị cần phải xác định được nguồn vốn đầu tư cho mô hình là bao nhiêu, và lựa chọn diện tích phù hợp với nguồn vốn đó. 

3.2 Tối ưu chi phí, nguồn nhân sự
Cũng nằm trong bản kế hoạch mở siêu thị mini, người chủ, người lập kế hoạch kinh doanh siêu thị cần phải lên kế hoạch cơ cấu đội ngũ nhân sự phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế tại siêu thị. Và luôn cần giữ nguyên tắc: "Thiếu còn hơn thừa" ngoại trừ bạn là người có kinh nghiệm, hoặc nhờ đơn vị tư vấn lập kế hoạch kinh doanh siêu thị thì có thể thực hiện theo kế hoạch.

Rất nhiều siêu thị quy mô nhỏ nhưng lại có đội ngũ nhân sự quá khủng, dư thừa dẫn đến rất nhiều những hệ lụy không đáng có liên quan tới nhân sự.

3.3 Tối ưu nhà cung cấp giải quyết bài toán mở siêu thị mini lấy hàng ở đâu?
Việc đầu tiên là phải biết được mở siêu thị mini lấy hàng ở đâu, cùng với đó phải biết cách tối ưu nhà cung cấp, hay nói cách khác là lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa uy tín, chất lượng, hợp tác lâu dài. 

Có lẽ với nhiều người chưa biết được trên thị trường có các kênh cung cấp hàng tạp hóa, siêu thị như nào, và cũng sẽ khó khăn trong việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, cùng với đó là việc tối ưu nhà cung cấp. 

Xem thêm: Cách tìm kiếm nguồn hàng tạp hóa

3.4 Tối ưu các loại chi phí hoạt động kinh doanh siêu thị
Để tối ưu hiệu quả khi mở siêu thị mini thì một trong việc bắt buộc phải làm là tối ưu chi phí hoạt động kinh doanh tại siêu thị. Không làm được việc này chắc chắn doanh nghiệp bán lẻ, cửa hàng sẽ khó tồn tại. 

Trong kinh doanh, trước khi nghĩ tới việc phát triển thì cần phải tối ưu chi phí hoạt động để tập trung để nhanh chóng bước sang giai đoạn tồn tại. Nhiều cửa hàng mắc phải những sai lầm phổ thông cùng với việc hạn chế về vốn, tài chính mà phải dừng kinh doanh, và không đủ kiên trì để đợi tới ngày hái quả. 

Tối ưu chi phí hoạt động kinh doanh siêu thị chỉ xoay quanh các loại chi phí:

- Chi phí mặt bằng

- Chi phí nhân sự

- Chi phí khấu hao tài sản cố định

- Chi phí tiền điện

- Chi phí hàng hư hỏng, hết date

- Chi phí thất thoát nội bộ, ngoại cảnh

.... 

3.5 Xây dựng quy trình hoạt động, quản trị vận hành
Một siêu thị mini để kinh doanh hiệu quả không thể thiếu quy trình hoạt động siêu thị được, điều đó cực kỳ quan trọng, có thể nhiều người chưa kinh doanh chưa cảm nhận được vai trò quy trình trong hoạt động kinh doanh siêu thị. 

Vốn dĩ mô hình kinh doanh siêu thị phức tạp, list nhà cung cấp lớn, hàng hóa kinh doanh cũng nhiều, đa dạng, tuổi thọ nhân sự gắn bó thấp... Trong khi đó việc mở siêu thị mini và đưa vào hoạt động không có quy trình sẽ dẫn đến các vấn đề bất cập, phát sinh nhiều. Một nhân sự gắn bó thời gian, quen việc, đủ care hoạt động siêu thị nhưng do nguyên nhân nào đó mà nghỉ việc, thì liệu nhân viên mới, hoặc người quản lý mới có làm tốt được như vậy hay không. Chính vậy mà lợi thế cạnh tranh của các chuỗi so với cửa hàng đơn lẻ không chỉ đơn thuần là hơn về số lượng quầy, mà bản chất lợi thế cạnh tranh đó chính là quy trình quản trị vận hành chuỗi. 


3.6 Tập trung vào marketing
Bản chất mô hình kinh doanh cửa hàng là mô hình kinh doanh địa điểm, nên tập trung cung cấp đối tượng khách hàng sống và làm việc tại khu vực xung quanh cửa hàng, nên số lượng khách hàng sẽ hạn chế, và rất nhanh chóng sẽ khai thác cạn kiệt đối tượng khách hàng tiềm năng, mục đích. 

Chính vậy mà việc để gia tăng doanh số, cần phải mở rộng miệng phễu gia tăng khách hàng tiềm năng, và một trong những cách đó chính là việc đẩy mạnh các hoạt động marketing. 

4. CHI PHÍ MỞ SIÊU THỊ MINI
Qua quá kinh nghiệm thực tế và tư vấn chi phí mở siêu thị mini cho hàng trăm học viên cũng như khách hàng, tôi nhận thấy một điều đa phần chúng ta đang đi làm ngược. 

Hầu hết mọi người tính toán chi phí mở siêu thị mini theo cách đo đếm, khảo sát, nhờ tư vấn từ nhiều cá nhân, tập thể ở những phạm trù, mô hình kinh doanh và lắp ghép lại. Nhưng thực tế nó không phải như vậy.

Cách tính chi phí mở siêu thị cũng như xây dựng mô hình kinh doanh cần phải được xây dựng từ nguồn lực sẵn có của mình. Cụ thể chính là nguồn lực tài chính. 

Bước 1: Xác định tổng vốn đầu tư để mở siêu thị mini là bao nhiêu?
Bước 2: Xây dựng mô hình kinh doanh, phân bổ cho từng hạng mục trong các chi phí mở siêu thị mini của mình.
Bước 3: Điều chỉnh lại chi phí từng hạng mục cho phù hợp với lượng vốn đầu tư. 

Có lẽ nói đến đây sẽ nhiều người chưa hình dung ra, bởi với những người mới chưa có kinh nghiệm thì chưa thể biết được để setup hoàn thiện siêu thị, cửa hàng của mình phải đầu tư những gì? và phân bổ nó như thế nào. Thì chúng ta có thể tham khảo bảng sau đây.


PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ SIÊU THỊ
Stt Hạng mục Tỷ trọng  Note
1 Mặt bằng 10%
2 Cơ sở vật chất 15-20%
3 Hàng hóa 60-65%
4 Marketing 5%
5 Tổng ABC

Trên đây là form cơ bản để có thể phân bổ vốn đầu tư kinh doanh của mình cho các hạng mục chính, và từ đó tiếp tục phân bổ cho các hạng mục trong của nó. 

Để xác định mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn thì chúng ta có cách tính đơn giản: 

1. Từ diện tích kinh doanh x (8-10) triệu/ m2 

2. Hoặc từ vốn đầu tư / (8-10tr) sẽ ra diện tích kinh doanh cần sử dụng.
Chúc các bạn kinh doanh thành công!