Hiển thị các bài đăng có nhãn kênh phân phối hàng hóa MT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kênh phân phối hàng hóa MT. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

Kênh phân phối hàng hóa MT vào siêu thị liệu có đơn giản?

Kênh phân phối hàng hóa MT vào siêu thị liệu có đơn giản?

ISaac chia sẻ kiến thức kênh cung cấp hàng hóa kênh MT mà doanh nghiệp thương mại vào hàng siêu thị, hệ thống chuỗi siêu thị mini.

Ngày nay cũng như xu hướng thì siêu thị là một kênh phân phối hàng lớn nhất và phổ biến nhất trong kinh doanh thương mại bán lẻ, doanh nghiệp thương mại phân phối hàng hóa dễ dàng đưa sản phẩm của  mình tiếp cận với khách hàng mục tiêu, trên cơ sở đó khách hàng, người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một sản phẩm đạt chất lượng. 
Kênh phân phối hàng hóa MT vào hàng siêu thị

Theo như nguồn từ báo Nhân dân, thì tại hệ thống siêu thị Co.opmart, lượng hàng Việt chiếm 90 đến 95% cơ cấu hàng hóa lên tới hơn 700 nhà cung cấp đa dạng sản phẩm, ngành hàng, với con số vậy thì tương tự như ở BigC. Trong chuỗi hệ thống siêu thị thì mặt hàng lương thực thực phẩm chiếm đến 96%; hàng may mặc, giày dép, đồ nhựa chiếm 80%,…

Có thể thấy đây là một thị trường rất lớn và tiềm năng cho các doanh nghiệp bán lẻ cung cấp các sản phẩm nằm trong các danh mục nêu trên, vậy tại sao vấn dề này vẫn còn khá nhức nhối với doanh nghiệp hiện nay, dễ hay khó, nguyên nhân và cách thực  hiện như thế nào?

Góc nhìn vào hàng kênh MT từ Siêu thị 

Đối với các hệ thống chuỗi siêu thị, minimart store có thể dễ dàng nhận thấy so với hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt có ít lợi thế hơn do ít có doanh nghiệp nào đáp ứng đủ chất lượng hàng hóa cúng như quy trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của siêu thị. Đôi với những doanh nghiệp đã có thương hiệu, lớn mạnh, sản phẩm đạt chất lượng thì viêc đưa hàng hóa vào siêu thị rõ ràng là rất dễ, còn đối với những doanh nghiệp nhỏ thỉ thủ tục rắc rối là điều đương nhiên.

Phía siêu thị, nếu doanh nghiệp muốn cung ứng sản phẩm của đơn vị mình thì phải thực hiện theo quy trình, hiên nay một số hệ thống siêu thị lớn đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho những doanh nghiệp muốn cung ứng hàng như giảm chiết khấu, tăng thời gian mã hàng từ 3 đến 6 tháng, hỗ trợ quảng bá, cùng phối hợp với Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao đê hướng dẫn, huấn luyện cho các DN về thủ tục, xây dựng nhãn hiệu,…

Với những hỗ trợ như vậy thì tại sao việc đưa hàng vào siêu thị lại khó khăn như vậy?

Doanh nghiệp cung cấp kênh MT kêu khổ

Tuy răng phía siêu thị đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng về phía doanh nghiệp vẫn còn lắm bất cập.

Việc tiếp xúc với phía siêu thị để giới thiệu sản phẩm, chào hàng, chương trình khuyến mại, chính sách hợp tác cũng là một khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải, nhiều doanh nghiệp cho biết, để có được cuộc hẹn gặp phía bộ phận thu mua siêu thị, họ phải chờ rất lâu và còn nhiều vấn đề “nhạy cảm”khác như phí “bôi trơn” hay “lót tay” tạo mã hàng, mã nhà cung cấp mà sản phẩm của đơn vị mình có thể được trưng bày và bán trong siêu thị ở những vị trí thuận tiện. Ngoài ra phí chiết khấu cho siêu thị còn khá cao đối với các doanh nghiệp,  ngoài ra hàng năm còn tăng thêm viết khấu thương mại, chi phí vận chuyển,…

Tuy nhiên theo như các doanh nghiệp thì vẫn không thể bỏ kênh siêu thị được, vì đây là kênh quảng bá thương hiệu và sản phẩm đến người tiêu dùng một cách dễ dàng nhất nên doanh nghiệp phải cố bám trụ và cần có những chính sách phù hợp để có thể tiếp tục kinh doanh

Đó là với các doanh nghiệp đã đưa được sản phẩm vào siêu thị, vậy đối với những doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm vào siêu thị thì như thế nào?

Theo như kinh nghiệm của những doanh nghiệp đã đưa sản phẩm váo siêu thị thì khi đến làm việc với họ bạn cần có sự chuẩn bị chu đáo về cách trình bày sản phẩm của mình và chú ý các yêu cầu lớn và hàng đầu của các siêu thị là :

Nguồn hàng chính hãng, hay do bạn sản xuất phải rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Đầy đủ hóa đơn VAT
  • Chiết khấu sản phẩm cao
  • Hàng hóa đem vào siêu thị được bán theo kiểu ký gửi.
  • Bạn phải chấp nhận thanh toán chậm

Ngoài ra đối vói sản phẩm các bạn cần đáp ứng đủ nhu cầu về các giấy tờ pháp lý như :

  • Đăng ký kinh doanh, Đăng ký mã số thuế, Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP, Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
  • Báo giá,
  • Chứng nhận ISO 9001:2008 (nếu có); nếu chưa có chứng nhận ISO thì phải có: quy trình sản xuất; kế hoạch kiểm soát chất lượng và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
  • công bố hợp quy sản phẩm
  • Chứng nhận hợp quy thiết bị điện điện tử đối với thiết bị điện gia dụng
  • Chứng nhận hợp quy tiếp xúc thực phẩm đối với những sản phẩm tiếp xúc thực phẩm như máy xay sinh tố, máy đánh trứng,…
  • đối với thực phẩm cần có bản công bố thực phẩm
  • Công bố tiêu chuẩn cơ sở đối với một số sản phẩm quy định
  • Đăng ký chất lượng sản phẩm
  • Một số sản phẩm cần phải dán nhãn hiệu suất năng lượng, …
  • Giấy kiểm dịch (đối với những mặt hàng bắt buộc qua kiểm dịch của trung tâm Y tế dự phòng – dấu Công ty)
  • Phiếu kiểm nghiệm lý hoá, vi sinh vật
  • Nếu là  hàng nhập khẩu: Bổ sung thêm Phiếu công bố sản phẩm ví dụ là công bố mỹ phẩm,… Giấy xác nhận đạt chất lượng nhập khẩu (dấu Công ty), C/O, C/A, tờ khai hải quan (lô hàng gần nhất dấu Công ty); các giấy tờ khác liên quan đến hàng hoá…

Để có thể đưa hàng vào siêu thị và quản bá thương hiệu của đơn vị mình, doanh nghiệp cung cấp cần phải quan tâm vào khâu chất lượng của sản phẩm, sản phẩm đạt chất lượng, hợp quy, và cần được công bố theo quy định hiện hành của nhà nước.

Để hiểu rõ hơn hay được hỗ trợ tư vấn về vấn đề cung cấp hàng vào siêu thị, quý khách hãy liên hệ ngay cho Vietpat chúng tôi sẽ được đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp dày dạn kinh nghiệm hỗ trợ cho đơn vị bạn tối đa nhất.

Trên đây ISaac chia sẻ thông tin liên quan tưới kênh phân phối hàng hóa MT có những thuận lợi và khó khăn trong quá trình vào hàng tại siêu thị, chuỗi hệ thống siêu thị mini.