Hiển thị các bài đăng có nhãn cửa hàng tiện ích. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cửa hàng tiện ích. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2019

Kinh nghiệm mở cửa hàng tiện lợi, tiện ích kinh doanh thành công

Kinh nghiệm mở cửa hàng tiện lợi, tiện ích kinh doanh thành công

Mở cửa hàng tiện lợi, tiện ích đang là mô hình kinh doanh rất phát triển tại Việt Nam mặc dù các mô hình siêu thị, trung tâm thương mại đang là xu hướng cùng với mô hình kinh doanh internet nhưng không thể thay thế được các mô hình cửa hàng tiện lợi, tiện ích được.

CỬA HÀNG TIỆN LỢI, TIỆN ÍCH LÀ GÌ?

Kinh doanh gì thì chúng ta cần phải hiểu được về bản chất của mô hình kinh doanh và điều kiện kinh doanh thành công mô hình đó là gì và như thế nào?

Dám chắc rất nhiều người đang có ý tưởng đầu tư kinh doanh mô hình này, thậm trí ngay với những người đang kinh doanh cũng chưa chắc đã hiểu được khái niệm mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi, tiện ích là gì?

Vậy chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về cửa hàng tiện lợi, siêu thị tiện ích là gì nhé. 

Mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi, tiện ích là mô hình kinh doanh nhỏ tập trung các mặt hàng tiêu dùng phổ biến hàng ngày cũng như các cửa hàng tạp hóa, hay siêu thị mini phổ thông như: Đồ ăn nhẹ, bánh kẹo, đồ uống, thuốc lá, kem, sữa chua, tươi, thực phẩm thiết yếu ... tuy nhiên khác với mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini phổ biến tập trung mở rộng thêm các loại mặt hàng như đồ chơi, sữa bột, bỉm, gia dụng, văn phòng phẩm... thì mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi, tiện ích lại tập trung hơn vào các sản phẩm nhập khẩu cao cấp, hoặc có thể là rượu vang, mạnh.

PHẦN 1: LẬP BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH CỬA HÀNG TIỆN LỢI, TIỆN ÍCH

Để setup cửa hàng tiện lợi, tiện ích cũng giống như bất kỳ việc xây dựng mô hình kinh doanh nòa khác, cần tài chính, kế hoạch kinh doanh và thời gian hoàn thện công việc setup cửa hàng bán lẻ. Với vị trí mặt bằng kinh doanh phù hợp hàng hóa kinh doanh phù hợp với chiến thuật về giá là bạn hoàn toàn có thể bắt đầu thu lợi nhuận từ công việc kinh doanh cửa hàng tiện lợi, tiện ích của mình.
Mở cửa hàng tiện lợi, tiện ích

1. Quyết định mở cửa hàng tiện lợi, tiện ích hay nhượng quyền thương mại 

Người kinh doanh hoàn toàn có hai sự lựa chọn để có cho mình một mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi, tiện ích hoàn chỉnh là tự mở hoặc theo hình thức hợp tác kinh doanh nhượng quyền thương mại. 

Việc tham gia hợp tác với các đối tác cung cấp mô hình nhượng quyền thương hiệu sẽ giúp cho bạn dễ dàng hợp trong việc tiếp thị, quảng cáo và các nhiệm vụ liên quan tới setup và vận hành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi. 

Tuy nhiên thị trường nhượng quyền mô hình siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, tiện ích cũng khá phức tạp. Người mới chưa có kinh nghiệm cần tìm hiểu kỹ các đơn vị cung cấp hình thức nhượng quyền này.


Phần lớn những người đang có kế hoạch mở cửa hàng tiện lợi, tiện ích tập trung tự mình xây dựng một mô hình kinh doanh cho mình để đúng nghĩa mình là một người chủ và có thể toàn quyền quyết định tới kế hoạch cũng như cách thức kinh doanh của mình.

2. Phát triển, mở rộng kế hoạch kinh doanh cửa hàng tiện lợi, tiện ích

Bất kể bạn có tham gia hợp tác kinh doanh nhượng quyền hay tự doanh thì vẫn cần có một bản kế hoạch kinh doanh cho mình, thậm trí với một bản kế hoạch hoàn chỉnh bạn hoàn toàn có thể dùng nó để kêu gọi vốn đầu tư.

* Tạo một kế hoạch kinh doanh bằng cách liệt kê tên và cấu trúc kinh doanh (quyền sở hữu duy nhất, quan hệ đối tác hạn chế... ) của cửa hàng tiện lợi, tiện ích của bạn. Sau đó là liệt kê các mặt hàng và dịch vụ bạn dự định cung cấp và chi phí dự kiến để nhập hàng đó. Để biết thêm chi tiết về vốn đầu tư bạn có thể xem mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn

* Phát triển bản kế hoạch bằng cách phân tích đối thủ cạnh tranh và cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng và mục tiêu. Để có được dữ liệu thì bạn hoàn toàn có thể tham khảo từ nhiêu nguồn như: internet, báo chí, dữ liệu tại địa phương...

* Lên kế hoạch chi tiết về thời điểm cửa hàng tiện lợi, tiện ích của bạn sẽ mở và nơi hoạt động kinh doanh (nếu đã xác định được, hoặc dự kiến).

3. Xác định vốn đầu tư cửa hàng tiện lợi, tiện ích

Vốn đầu tư xây dựng mô hình mở cử hàng tiện lợi, tiện ích phụ thuộc phần lớn và diện tích kinh doanh và các sản phẩm, dịch vụ mà cửa hàng tiện lợi, tiện ích đó kinh doanh.

Chi phí khởi đầu để mở cửa hàng tiện lợi, tiện ích có thể bắt đầu từ 150 triệu, chính vì vậy mà người kinh doanh cần phải nghiên cứu thật kỹ từ các mô hình kinh doanh tương đồng để có thể dự toàn về chi phí đầu tư của mình một cách sát với thực tế nhất.

4. Đảm bảo nguồn tài chính tốt nhất

Rất có thể trong quá trình mở cửa hàng tiện lợi, tiện ích phát sinh những nguồn tài chính ngoài dự kiến, hoặc cần phải vay mượn để có đủ ngân sách tài chính mới hoàn thiện được mô hình nên người kinh doanh cần phải có một khoản đầu tư hoặc có nguồn bổ sung tài chính khi cần thiết.

5. Đăng ký thủ tục giấy phép kinh doanh

Về cơ bản thì thủ tục mở cửa hàng tiện ích không khác gì mấy so với thủ tục mở siêu thị mini, cũng đều là đăng ký dạng mô hình kinh doanh nhỏ hộ cá thể. 

Tuy nhiên đối với mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi, tiện ích kinh doanh nhiều hơn về nhóm sản phẩm cần phải bảo quản đặc biệt, hoặc kinh doanh một số sản phẩm đặc thù như rượu, bia nhập khẩu và nghiêm ngặt hơn về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh nên người kinh doanh cần phải lưu ý hơn về các vấn đề đó.

PHẦN 2: BẮT ĐẦU MỞ CỬA HÀNG TIỆN LỢI, TIỆN ÍCH

1. Địa điểm kinh doanh

Vị trí là điều kiện tiên quyết quyết định tới kết quả kinh doanh của mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi, tiện ích. Tuy nhiên địa điểm, mặt bằng kinh doanh mô hình này có những điểm khác biệt so với cửa hàng tạp hóa truyền thống. 

* Lý tưởng nhất, một cửa hàng tiện lợi, tiện ích là vị trí kinh doanh khiến cho khách hàng dễ quan sát, nhận biết thấy nhất, có vị trí để xe vì khách hàng chủ yếu lán và ở lại cửa hàng với thời gian dài. Nên ưu tiên vị trí có lưu lượng giao thông lớn, hoặc chân tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại.

* Các doanh nghiệp bán lẻ, tập đoàn lớn để tìm được vị tri kinh doanh tốt họ thường sử dụng các báo cáo từ hệ thống thông tin địa lý (GIS) để lập được bản đồ cạnh tranh và nhân khẩu học của địa phương đó. Nhưng những loại báo cáo này để có được nó thì thường quá đắt đỏ với các chủ hộ kinh doanh quy mô nhỏ. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn thông tin khác như Internet, thông tin từ địa phương.

2. Đầu tư trang thiết bị bán hàng, an ninh

Bộ trang thiết bị bán hàng, an ninh là thứ không thể thiếu khi mở cửa hàng tiện lợi, tiện ích kinh doanh, và chúng bao gồm:

* Thiết bị an ninh

- Camera
- Cổng từ
- Thiết bị chống trộm

* Thiết bị bán hàng

- Phần mềm bán hàng
- Đầu đọc mã vạch
- Máy in phiếu bán hàng
- Máy tính (hoặc máy pos)

3. Đầu tư giá kệ cửa hàng

Giá kệ cửa hàng là sản phẩm dùng để bày biện, trưng bày sản phẩm bạn kinh doanh. Người đầu tư kinh doanh cần phải đầu tư các sản phẩm giá kệ phù hợp với mô hình cửa hàng tiện lợi, tiện ích.

4. Thiết lập mối quan hệ nhà cung cấp

Tìm kiếm nguồn hàng và làm việc với các nhà cung cấp để lên đơn đặt hàng và nhập hàng về để kinh doanh. 

Công việc này người kinh doanh nên chủ động thực hiện sớm để đảm bảo nguồn cung cấp hàng hóa một cách nhanh chóng, phù hợp với tiến độ setup cửa hàng tiện lợi, tiện ích.

5. Tuyển dụng nhân viên bán hàng

Công việc tiếp theo chính là tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàng cho cửa hàng tiện lợi, tiện ích. Nhân viên bán hàng cần phải đảm bảo đã được đào tạo những kỹ năng cần thiết để đảm bảo công việc, nhiệm vụ được giao trước khi vào làm công việc chính thức.

6. Mở cửa hàng kinh doanh 

Hãy xem xét việc tổ chức khai trương cửa hàng với các kế hoạch marketing, truyền thông tiếp thị và chính sách ưu đãi sản phẩm nhân dịp ngày khai trương.

Việc tổ chức khai trương cửa hàng tiện lợi, tiện ích chính là dấu mốc đánh dấu sự khởi đầu cơ sở kinh doanh bắt đầu hoạt động.

7. Chuẩn bị cho kế hoạch phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi

Để mở rộng hơn đối với mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi này thì không chỉ dừng lại tại việc hoàn thiện setup cửa hàng tiện lợi và đưa vào hoạt động kinh doanh, mà bạn cần có một bản kế hoạch phát triển nhân rộng mô hình chuỗi cửa hàng tiện lợi trong tương lai gần và có kế hoạch cụ thể.

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2018

So sánh cửa hàng tạp hóa siêu thị mini và cửa hàng tiện ích

So sánh cửa hàng tạp hóa siêu thị mini và cửa hàng tiện ích

ISAAC Mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini và cửa hàng tiện ích là 3 mo hình kinh doanh bán lẻ phổ biến nhất tại Việt Nam. Mỗi mô hình có những đặc điểm nổi bật riêng của mình. Chúng ta cùng đi đánh giá, so sánh 3 mô hình kinh doanh này với nhau.

1. Khái niệm cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini và cửa hàng tiện ích

1.1 Cửa hàng tạp hóa

Cửa hàng tạp hóa là mô hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam, được coi như là mô hình kinh doanh tuyền thống, bởi nó được hình thành và phát triển với lịch sử nhiều năm.

Đặc điểm nổi bật của mô hình kinh doanh tạp hóa là hàng hóa tập trung cung cấp cho khách hàng là nhóm sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, phổ thông hàng ngày như: Sữa, mì tôm, gia vị, bánh kẹo phổ thông... 

1.2 Mô hình siêu thị mini

Là mô hình kinh doanh hiện đại, kinh doanh đa dạng hàng hóa hơn và cách thức vận hành cũng chuyên nghiệp hơn so với mô hình cửa hàng tạp hóa. Thông thường có diện tích kinh doanh từ 60m2 - 250m2.

Đặc điểm nổi bật của mô hình kinh doanh siêu thị mini chính là hiện đại và cách thức vận hành, quản trị.

Đối tượng kinh doanh mô hình siêu thị mini khác biệt khá nhiều so với mô hình kinh doanh tạp hóa, tập trung vào lứa tuổi trưởng  thành, có nguồn vốn tích lũy và đầu tư mô hình kinh doanh dựa trên xu hướng phát triển của ngành bán lẻ.

1.3 Cửa hàng tiện ích

Là mô hình kinh doanh hiện đại, nhưng có những điểm khác biệt khá lớn so với mô hình siêu thị mini. Mô hình kinh doanh cửa hàng tiện ích tập trung kinh doanh vào nhóm sản phẩm tiêu dùng nhanh, và có thể chế biến sử dụng ngay tại quầy. 

Mô hình cửa hàng tiện ích cũng được rất nhiều cá nhân, đơn vị tập trung phát triển, đặc biệt là tại các khu vực phát triển, trung tâm thành phố với đối tượng tiêu dùng chủ yếu là nhóm thanh thiếu niên.
Mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa
Mô hình siêu thị mini
Mô hình kinh doanh cửa hàng tiện ích

2. Tìm hiểu đặc điểm của mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, cửa hàng tiện ích

Nội dung phần phân tích đặc điểm kinh doanh này tập trung vào các thông tin liên quan đến: 

➼ Mô hình kinh doanh
➼ Đặc điểm nổi bật
➼ Đối tượng khách hàng

2.1 Đặc điểm mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa

 Hàng hóa: Chủ yếu kinh doanh hàng hóa phổ thông, hạn chế kinh doanh sản phẩm mới, đa dạng hàng hóa so với các mô hình khác

 Quy mô: Thường có quy mô kinh doanh từ 30 - 100m2

 Khách hàng tập trung: Hạn chế, chủ yếu đối tượng tiêu dùng là lượng dân cư sinh sống quanh khu vực cửa hàng.

✪ Dịch vụ: Cơ bản dịch vụ đa phần kém, hàng hóa bừa bộn, và người kinh doanh cũng ít có kiến thức, kỹ năng bán hàng.

 Thời gian phục vụ: Thời gian bán hàng thường ít, đa phần các cửa hàng nghỉ trưa.

 Đối tượng kinh doanh: Tập trung các thế hệ trước, người kinh doanh có độ tuổi thường ngoài 40. 

 Cách thức vận hành: Thông thường chủ tự đứng bán, thỉnh thoảng có cửa hàng thuê nhân viên bổ sung.

 Xu hướng: Xu hướng sự dịch chuyển tiêu dùng sang các mô hình kinh doanh hiện đại hơn như siêu thị mini, cửa hàng tiện ích. 

2.2 Đặc điểm mô hình kinh doanh siêu thị mini

 Hàng hóa: Kinh doanh đa dạng ngành hàng, cập nhật các sản phẩm mới, xu hướng, theo thị hiếu người tiêu dùng, đặc biệt thường kinh doanh nhóm sản phẩm Fresh.

 Quy mô: Thường có quy mô kinh doanh từ 60 - 250m2

 Khách hàng tập trung: Tập trung đối tượng khách hàng có thu nhập tốt, có nhu cầu sử dụng dịch vụ mua sắm hiện đại, dịch vụ tốt... 
✪ Dịch vụ: Mô hình kinh doanh siêu thị mini tập trung vào dịch vụ tốt hơn so với cửa hàng tạp hóa.

 Thời gian phục vụ: Thời gian bán hàng dài hơn so với cửa hàng tạp hóa thường từ 7h - 22h.

 Đối tượng kinh doanh: Tập trung các đối tượng mới trưởng thành, thích kinh doanh mô hình mới, hiện đại phù hợp xu hướng.

 Cách thức vận hành: Chuyên nghiệp, bài bản, có quy trình vận hành và sử dụng phần mềm (công nghệ) áp dụng vào công việc kinh doanh.

 Xu hướng: Mô hình siêu thị mini là mô hình kinh doanh xu hướng, đang rất phát triển tại Việt Nam.

2.3 Đặc điểm mô hình kinh doanh cửa hàng tiện ích

 Hàng hóa: Kinh doanh đa dạng ngành hàng, cập nhật các sản phẩm mới, xu hướng, theo thị hiếu người tiêu dùng, đặc biệt thường kinh doanh nhóm sản phẩm tiêu dùng nhanh. 

 Quy mô: Thường có quy mô kinh doanh từ 60 - 150m2

 Khách hàng tập trung: Tập trung đối tượng khách hàng có thu nhập tốt, có nhu cầu sử dụng dịch vụ mua sắm hiện đại, dịch vụ tốt, đối tượng tập trung tiêu dùng chính là thanh thiếu niên. 

✪ Dịch vụ: Mô hình kinh doanh siêu thị mini tập trung vào dịch vụ tốt, nâng cao trải nghiệm mua sắm mới cho khách hàng.

 Thời gian phục vụ: Thời gian bán hàng dài hơn so với cửa hàng tạp hóa thường từ 6h - 22h. Nhiều cửa hàng hoạt động theo mô hình 24h.

 Đối tượng kinh doanh: Tập trung các đối tượng mới trưởng thành, thích kinh doanh mô hình mới, hiện đại phù hợp xu hướng.

 Cách thức vận hànhChuyên nghiệp, bài bản, có quy trình vận hành và sử dụng phần mềm (công nghệ) áp dụng vào công việc kinh doanh.

 Xu hướng: Mô hình cửa hàng tiện ích là mô hình kinh doanh xu hướng, đang rất phát triển tại Việt Nam, tập trung hơn tại các khu trung tâm thành phố, hoặc thị xã.