Hiển thị các bài đăng có nhãn cửa hàng sữa bột. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cửa hàng sữa bột. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

Kinh nghiệm mở cửa hàng sữa, đại lý sữa cần bao nhiêu vốn

Kinh nghiệm mở cửa hàng sữa, đại lý sữa cần bao nhiêu vốn

Kinh doanh đại lý sữa theo dạng mở cửa hàng sữa khá phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên xu hướng kinh doanh mô hình này vài năm trở lại đây có những nét thay đổi đáng kể về mô hình lẫn xu hướng tiêu dùng.
Mở cửa hàng sữa


MÔ HÌNH MỞ CỬA HÀNG SỮA LÀ GÌ?

Không khó để chúng ta có thể nhận ra mô hình kinh doanh mở cửa hàng sữa là gì? Đương nhiên là mô hình kinh doanh tập trung vào các loại sữa trên thị trường cho người tiêu dùng có thể là thuần sữa bột, hoặc bao gồm cả sữa bột và sữa nước.

Tuy nhiên mở cửa hàng sữa là mô hình kinh doanh khá đa dạng, và người kinh doanh cần phải nghiên cứu thật kỹ, hiểu sâu sắc về mô hình minh đáng có ý định kinh doanh thì cơ hội thành công mới cao được.

1. Đối tượng nào nên mở cửa hàng sữa kinh doanh

Theo kinh nghiệm của tôi thì thấy đây là mô hình kinh doanh khá mở, nên không căn ke về đối tượng đầu tư kinh doanh mở cửa hàng sữa, nhưng hòa chung với yếu tố đối tượng khách hàng mục tiêu là trẻ em và các mẹ bỉm sữa thì người kinh doanh là các bà mẹ bỉm sữa, chị em phụ nữ văn phòng yêu thích kinh doanh sẽ là phù hợp hơn.

2. Tệp khách hàng mục tiêu

Một cách chắc chắn đối với mô hình kinh doanh theo dạng đại lý sữa mở cửa hàng sữa này thì đối tượng khách hàng mục tiêu chính là nhóm đối tượng tiêu dùng phần lớn là trẻ em, tuy nhiên người kinh doanh cần phải hiểu rõ một vấn đề rất quan trọng từ kinh nghiệm thực tế cho những người mở cửa hàng sữa kinh doanh mô hình này và phân biệt được một cách rõ ràng đối tượng khách hàng mục tiêu và đối tượng mua hàng.
* Đối tượng khách hàng mục tiêu: Trẻ em
* Đối tượng mua hàng: Mẹ bỉm sữa

3. Các mô hình kinh doanh sữa phổ biến

Xuất phát từ nhu cầu và ý tưởng mở cửa hàng sữa, và ghim sẵn sản phẩm "sữa" vào trong đầu, đặc biệt là các bà mẹ bỉm sữa ý tưởng kinh doanh mô hình này xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng cho con cái, nhưng trong kinh doanh không đơn thuần như vậy? Nên khi các bà mẹ bỉm sữa kinh doanh gì? là thường hay nghĩ ngay tới mô hình mở cửa hàng sữa bỉm để kinh doanh.

Và khi chúng ta lên kế hoạch mở cửa hàng sữa thì cần tìm hiểu một số mô hình đại lý sữa phổ biến sau đây nhé.

 Cửa hàng sữa bột 

Tức đây là mô hình chỉ thuần túy kinh doanh sữa bột, có thể là chuyên các loại sữa bột nội địa và nhập khẩu. 

Để mở cửa hàng sữa bột này vốn không cần quá lớn và diện tích cửa hàng cũng không cần phải quá rộng. Với diện tích mặt bằng kinh doanh chỉ từ 30m2 cùng với số vốn tiền hàng lớn hơn 200 triệu là người kinh doanh hoàn toàn có thể setup cho mình một cửa hàng chuyên sữa bột rồi.

tuy nhiên trước khi xây dựng mô hình kinh doanh này, thì cần phải đọc phần tư vấn mở cửa hàng sữa tại nội dung phía dưới để hiểu rõ hơn về thông tin kinh doanh sữa có lời không

Mô hình chuyên kinh doanh sữa bột này có yếu điểm cơ bản là quy mô cửa hàng thường nhỏ, tuy nhiên lợi nhuận lại khá thấp, số lượng đơn hàng trong ngày thường thấp. 

Ngoài ra có thể mở cửa hàng sữa theo dạng mô hình cửa hàng chuyên sữa bột quy mô lớn, đây chính là key chính để tồn tại và phát triển đối với mô hình cửa hàng chuyên kinh doanh sữa bột - Mô hình lớn, phải là mô hình cửa hàng quy mô lớn mới có thể hưởng được các chính sách tốt nhất của các hãng sữa như: hỗ trợ PG, tiền trưng bày, tiền tích lũy, tổ chức sự kiện marketing... 

✅ Cửa hàng sữa bỉm

Về cơ bản thì mở cửa hàng sữa theo mô hình này không khác mấy so với mô hình chuyên sữa bột phía trên, chỉ là có mở rộng ra kinh doanh thêm bỉm trong list danh sách sản phẩm kinh doanh. 

Tuy nhiên đặc điểm kinh doanh của bỉm cũng thuộc nhóm lợi nhuận không cao, nhưng dù sao thì đã kinh doanh sữa bột thì bắt buộc phải kinh doanh thêm cả bỉm rồi vì chúng là hai ngành hàng gắn bó khăng khít với nhau. 

Bạn nhớ nhé, dù có thể quy mô nhỏ thì khi mở cửa hàng sữa vẫn nên kinh doanh cả thêm bỉm tức là mô hình bỉm sữa chứ không chỉ đơn thuần là đại lý sữa phổ biến, không một khách hàng nào vào cửa hàng bạn mua sữa bột không và chạy qua cửa hàng khác mua bỉm đâu, vì cửa hàng kia rất có thể họ đang kinh doanh bỉm và kinh doanh cả sữa bột nữa. 

✅ Cửa hàng mẹ và bé

Nâng tầm thêm cửa hàng sữa bỉm về mô hình kinh doanh chính là cửa hàng mẹ và bé, đây có vẻ chính là mô hình mở cửa hàng sữa hiệu quả hơn so với hai mô hình phía trên. 

Bởi hiểu ngắn gọn thì đối với các loại sữa bột và bỉm phổ thông thì lợi nhuận khá thấp, nên tại mô hình kinh doanh mẹ và bé mở rộng ra thêm rất nhiều dòng sản phẩm, thậm trí ngành hàng mang lại lợi nhuận cao hơn. 

Nếu có lượng vốn đủ lớn thì thay vì mở cửa hàng sữa, hay đại lý sữa bột thuần túy bạn nên đầu tư xây dựng mô hình kinh doanh mẹ và bé, chắc chắn nó sẽ tối ưu hơn rất nhiều cho người kinh doanh chỉ thuần túy theo dạng đại lý sữa kinh doanh mở cửa hàng sữa đơn thuần, với kinh nghiệm kinh doanh và tư vấn cho hàng ngàn cửa hàng của tôi, dám chắc với bạn đây là mô hình tối ưu hơn rất nhiều so với hai mô hình phía trên. 

Để hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh mẹ và bé này làm thế nào để kinh doanh hiệu quả, thành công và có lãi, có lẽ bạn cần đọc bài viết của tôi chuyên sâu về mô hình kinh doanh mẹ và bé này rồi.
Cửa hàng mẹ và bé


MỞ ĐẠI LÝ SỮA CẦN BAO NHIÊU VỐN?

Mở đại lý sữa kinh doanh cần bao nhiêu vốn chính là câu hỏi của người kinh doanh khi mới chân ướt chân ráo khởi đầu công việc kinh doanh của mình?


Đối với việc xây dựng mở cửa hàng sữa  theo hình thức dạng đại lý sữa thì lượng vốn cần đầu tư về cơ bản là phải lớn hơn so với mô hình siêu thị mini, bạn nhớ nhé vốn cần nhiều hơn, bởi để dễ hình dung thì bạn tưởng tượng một lon sữa bột, một bịch bỉm thường có giá nhập vào từ 200 - 600 ngàn đống, trong khi đó một thùng đồ uống 24 chai cũng chỉ có giá nhập hơn 100 ngàn đồng thôi.

Thông thường để mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa thì cần lượng vốn đầu tư từ 8-10 triệu/ m2 thì đầu tư mở cửa hàng sữa hay mẹ và bé lượng vốn cần 10-12 triệu/ m2 diện tích kinh doanh.

Sau đây là các hạng mục phân chia giải quyết bài toán mở đại lý sữa cần bao nhiêu vốn?

✅ Chi phí liên quan tới thuê mặt bằng

Thường thì chi phí mặt bằng này bao gồm: Tiền đặt cọc và đóng tiền nhà đợt đầu ( 3 tháng, hoặc 6 tháng).

✅ Chi phí đầu tư cơ sở vật chất

Các hạng mục đầu tư cở vật chất mở cửa hàng sữa bao gồm:
- Chi phí sang sửa lại mặt bằng (nếu có)
- Chi phí đầu tư các hạng mục điện nước mạng
- Đầu tư các loại tủ mát, tủ đông (có thể mượn từ các hãng)
- Giá kệ siêu thị phù hợp với mô hình
- Thiết bị bán hàng: Phần mềm, máy đầu đọc mã vạch, máy in phiếu bán hàng.

 Chi phí đầu tư tiền hàng

Mở đại lý, mở cửa hàng sữa thì vốn đầu tư tiền hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, đây là khoản vốn đầu tư chính để mở cửa hàng sữa kinh doanh thành công, thường chiếm tới 70% tổng vốn đầu tư, và đương nhiên trong quá trình setup mở cửa hàng cần ưu tiên cho việc đầu tư vào tiền hàng, bởi cốt lõi doanh thu từ hàng hóa mà ra.

Chi phí khác khi mở cửa hàng sữa

- Chi phí marketing
- Chi phí tổ chức khai trương, sự kiện

MỞ ĐẠI LÝ SỮA CÓ LỜI KHÔNG

Lại thêm một câu hỏi khá đau đầu với người kinh doanh lẫn người tư vấn: Mở đại lý sữa có lời không? Đương nhiên là có lời rồi, đã kinh doanh là sẽ có lời, tuy nhiên người kinh doanh cần phải hoạch toán hoạt động kinh doanh của mình xem có thực sự hiệu quả hay không?

Để biết được mô hình kinh doanh mở cửa hàng sữa của mình có hiệu quả hay không thì bạn cần phải lấy lãi gộp từ hoạt động kinh doanh và trừ đi các khoản chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh của mình. 

Về cơ bản thì các loại chi phí hoạt động tại cửa hàng đại lý sữa không khác gì so với kinh doanh mô hình siêu thị mini, để hiểu về chi phí hoạt động và cách tối ưu nó thì bạn nên tham khảo bài viết này

Quay trở lại chủ đề chính về tính khả thi và lợi nhuận từ kinh doanh cửa hàng sữa nói chung và sản phẩm sữa nói riêng.

Như nói ở trên thì nên xây dựng mô hình kinh doanh mẹ và bé thay vì mở cửa hàng sữa kinh doanh thuần túy, bởi đối với các sản phẩm sữa bột và bỉm phổ thông thì tỷ suất lợi nhuận khá thấp, trung bình từ 2-5%/ sản phẩm. 

Nên để tối ưu lợi nhuận cũng như hiệu quả kinh doanh thì cửa hàng cần phải mở rộng và tập trung kinh doanh thêm các sản phẩm mang lại lợi nhuận cao như: Đồ chơi, sữa ngoại, phụ kiện cho mẹ và bé, thời trang.

Bên cạnh đó, để giải quyết bài toán mở đại lý sữa có lời không, thì người kinh doanh cần phải đa dạng kênh bán hàng cũng như cách thu hút khách hàng tới cửa hàng của mình.

MUỐN LÀM ĐẠI LÝ SỮA VINAMILK

Đây là nhu cầu của nhiều người đang có kế hoạch kinh doanh mô hình này, muống làm đại lý sữa Vinamilk cũng không phải là điều quá khó khăn. Tuy nhiên, để giải quyết bài toán muốn là đại lý sữa Vinamilk là dựa trên ý tưởng nào? 

Muốn làm đại lý sữa Vinamilk theo hình thức giống như các cửa hàng kinh doanh phổ thông và nhập hàng thương hiệu Vinamilk về kinh doanh hay là muốn làm đại lý sữa vinamilk theo hình thức đại lý của cửa hàng Giấc Mơ Sữa Việt của Vinamilk?

Ý đầu tiên nếu chỉ đơn thuần là đại lý thuần túy có kinh doanh các sản phẩm sữa từ thương hiệu Vinamilk thì quá đơn giản, chỉ cần tìm làm việc với đội ngũ sales, nhà phân phối Vinamilk tại địa phương mình là bạn hoàn toàn đã là đại lý sữa vinamilk rồi. 

Tiếp theo nếu bạn có nhu cầu mở cửa hàng sữa theo hình thức hợp tác với Vinamilk để kinh doanh cửa hàng giấc mơ sữa việt thì bắt buộc bạn phải liên hệ với Hotline của bộ phận tìm đại lý của kênh phát triển cửa hàng Giấc Mơ Sữa Việt.
Mô hình cửa hàng giấc mơ sữa việt của Vinamilk

KINH NGHIỆM KINH DOANH MỞ CỬA HÀNG SỮA 

Quy trình mở cửa hàng sữa như thế nào

Điều kiện mở cửa hàng sữa không quá phức tạp, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây là hoàn toàn có thể tự mình setup được một cửa hàng sữa và bắt tay vào hoạt động kinh doanh khai thác hiệu quả rồi.

Bước 1: Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh

Đầu tiên bạn bắt buộc phải có mặt bằng để có thể mở cửa hàng sữa và dùng nó để quảng bá hình ảnh cửa hàng của mình đến người tiêu dùng. Tất nhiên chẳng có gì tuyệt vời hơn khi bạn là người có sẵn mặt bằng kinh doanh tại nhà mình.

Lứu ý trong quá trình tìm kiếm mặt bằng nếu bạn phải đi thuê, bởi mô hình kinh doanh này là mô hình kinh doanh địa điểm, nên địa điểm kinh doanh đóng vai trò quan trọng quyết định tới tính hiệu quả chung của cả mô hình. Nên bạn cần phải tìm một mặt bằng kinh doanh có đông dân cư, đặc biệt là những nơi mà có tệp khách hàng tiềm năng như: Bệnh viện, nhà trẻ, trường hợ cấp 1, mẫu giáo ...

Bước 2: Thủ tục mở cửa hàng sữa 

Để làm thủ tục đăng ký kinh doanh mô hình này không quá phức tạp, bạn chỉ cần nên làm việc với cơ quan thuế nhờ họ tư vấn và hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh. 

Lưu ý: Bạn nên đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể nhé để dễ dàng hơn các vấn đề pháp lý trong quá trình kinh doanh của mình.

Bước 3: Mặt bằng kinh doanh mở cửa hàng sữa

Tiếp theo là bạn cần phải hoàn thiện mặt bằng kinh doanh của mình đễ sẵn sàng lắp các trang thiết bị, giá kệ và hàng hóa nhằm chuẩn bị cho khâu bán hàng của mình.

Bước 4: Làm việc với các đơn vị

Tiếp theo là bạn cần làm việc với các đơn vị cung cấp trang thiết bị như: An ninh, giá kệ, thiết bị bán hàng, các hạng mục cơ sở vật chất khác.

Bước 5: Tìm nguồn hàng mở cửa hàng sữa làm đại lý

Tiếp theo là bạn tìm kiếm thông tin các nhà cung cấp hàng sữa bột tại địa phương của mình, hoặc nhập hàng từ kênh buôn hàng hóa.

Giai đoạn đầu bạn nên nhập số lượng ít, mỗi loại từ 2-6 lon thôi, gọi là đủ trưng bày mặt. Đó là kinh nghiệm tối ưu vốn đối với mô hình kinh doanh sữa này. 

Sau khi có thông tin các nhà cung cấp và lên đơn đặt hàng, nhận hàng thì tiếp tục công việc trưng bày hàng hóa lên kệ.

Bước 6: Quảng bá hình ảnh cho đại lý sữa

Để người tiêu dùng, khách hàng biết tới hoạt động kinh doanh của cửa hàng mình thì bạn cần phải có một kế hoạch quảng bá cửa hàng tới khách hàng một cách hiệu quả, đó cũng chính là cách mà để nhanh chóng cửa hàng của bạn đạt điểm hòa vốn, hay nói cách khác là thoát lỗ đó. 

Bước 7: Tổ chức khai trương cửa hàng

Thời điểm tổ chức khai trương cửa hàng chính là thời điểm quan trọng, đánh dầu việc hoàn thành làm đại lý sữa cho các nhà cung cấp và hoàn thành việc mở cửa hàng sữa đưa vào khai thác hoạt động kinh doanh. 

Lưu ý đừng tổ chức khai trương khi cửa hàng của bạn chưa sẵn sàng công việc kinh doanh nhé, không nhanh chậm gì một vài ngày, hãy chuẩn bị thật tốt cửa hàng mình, và nên có thời gian bán thử 2,3 ngày để làm quen và nghe ngóng phản hồi từ khách hàng.

Cách trưng bày cửa hàng sữa 

Để kinh doanh đại lý sữa theo dạng mở cửa hàng sữa thì vai trò của việc trưng bày hàng hóa tại cửa hàng sữa là vô cùng quan trọng, theo kinh nghiệm hướng dẫn cách trưng bày cửa hàng sữa, tốt nhất bạn nên dùng kệ đúng chủng loại đối với mô hình kinh doanh sữa, chứ không phải kệ dành cho mô hình kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa. 

Nếu có điều kiện thì có thể thuê thiết kế hoặc dùng các loại kệ chuyên dụng cho mô hình kinh doanh sữa, nó trông sẽ bắt mắt và tạo điểm nhấn cho cửa hàng.

Khoảng cách lối đi nên để rộng ra một chút để có thể tạo khoảng không gian mua sắm cho người tiêu dùng. 

Để dễ hình dung hơn về cách trưng bày cửa hàng sữa thì tốt nhất là bạn nên tham khảo tại các cửa hàng có cùng mô hình kinh doanh để tham khảo, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM.

Cách kinh doanh sữa bột trẻ em

Mô hình kinh doanh sữa bột trẻ em này cần có cách kinh doanh, bán hàng mà ở đó điểm nhấn chính là việc tư vấn về sản phẩm đang được bày bán tại cửa hàng, chỉ có tư vấn thì cơ hội mở cửa hàng sữa kinh doanh mới có cơ hội thành công.

Đối với các sản phẩm dinh dưỡng nói chung và sản phẩm sữa bột, đồ dùng trẻ em nói riêng thì vai trò của nhân viên bán hàng trong việc tư vấn sản phẩm rất quan trọng. 

Người bán hàng cần phải hiểu rõ, thậm trí sâu sắc về các thông tin sản phẩm để có thể tự tin tư vấn cũng như mang lại giá trị, giải pháp cho người tiêu dùng. 

Một cửa hàng mở và kinh doanh mô hình sữa hiệu quả chính là cửa hàng có đội ngũ nhân viên bán hàng biết tư vấn cho khách. Và chính bởi vậy mà bạn đã hiểu tại sao các cửa hàng sữa lớn một số hãng sữa đầu tư hẳn một PG chính bởi là để tư vấn chuyên sâu hơn cho khách hàng.

Trên đây ISaac chia sẻ kinh nghiệm và tư vấn cho những người mới có kế hoạch mở cửa hàng sữa kinh doanh theo dạng đại lý sữa cho các nhà cung cấp.