Hiển thị các bài đăng có nhãn cách tính giá vốn hàng bán. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cách tính giá vốn hàng bán. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

Phương pháp tính giá vốn hàng bán trong thương mại, cách tính đơn giản

Phương pháp tính giá vốn hàng bán trong thương mại, cách tính đơn giản

Giá vốn hàng bán là khái niệm mà bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh thương mại đều cần phải tìm hiểu và nghiên cứu một cách sâu sắc về khái niệm, phương pháp và các cách tính giá vốn hàng bán, để từ đó có thể lên phương án xây dựng giá bán cũng như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Phương pháp tính giá vốn hàng bán trong thương mại, cách tính đơn giản

1. Giá vốn hàng bán là gì

Trước khi tìm hiểu về khái niệm giá vốn hàng bán là gì thì chúng ta cần phải phân biệt giữa hai khái niệm giá vốn sản phẩm và giá vốn hàng bán.

Giá vốn sản phẩm là là giá nhập của sản phẩm thương mại, kinh doanh mà tại đó đã được trừ hết các chi phí mua hàng và các khoản giảm giá, khuyến mại.

Và chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán tiếng anh gọi là Cost of Goods sold hoặc Cost of sales được viết tắt là COGS và COS, được hiểu một cách đơn giản là toàn bộ chi phí cấu thành để tạo ra một sản phẩm. Nó liên quan đến quá trình bán hàng bao gồm giá vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng, chi phí quản lý hoạt động doanh nghiệp. Sự hình thành giá vốn hàng bán được phân biệt và có sự thay đổi, điều chỉnh ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất như:
  • Giá vốn hàng tại điểm mua hàng hóa hay còn gọi là giá trị mua thực tế.
  • Đối với các công ty thương mại, giá vốn hàng bán là tổng các chi phí để hàng có mặt tại kho gồm giá mua từ nhà cung cấp, bảo hiểm, VAT, phí vận chuyển,…

Đối với các công ty sản xuất, tổng chi phí sẽ nhiều hơn vì đầu vào chỉ là nguyên liệu tạo thành phẩm.

Giá vốn hàng bán còn thay đổi phụ thuộc vào các quy định theo hợp đồng với bên cung cấp. Do một số nhà cung cấp đặc biệt là các đơn vị xuất nhập khẩu sẽ cộng các khoản phí như vận chuyển, thuế, bảo hiểm,… vào giá bán hàng.

Tóm lại về khái niệm giá vốn hàng bán trong kinh doanh đơn giản như sau:
  • Giá vốn hàng bán là những chi phí trực tiếp để sản xuất hàng hóa bán ra của một DN
  • Giá vốn được trừ khỏi doanh thu làm cơ sở để tính lợi nhuận gộp (gross profit)
  • Giá trị của Giá vốn sẽ thay đổi tùy thuộc vào Chuẩn mực kế toán áp dụng để tính toán giá trị giá vốn (HTK)

2. Các phương pháp tính giá vốn hàng bán phổ biến

2.1. Phương pháp tính giá vốn hàng bán đích danh

Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được

2.2. Cách tính giá vốn hàng bán theo bình quân (Average Cost Method - AVCO)

Với phương pháp tính giá vốn bằng phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng mặt hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.

2.3. Nhập trước xuất trước (First in, first out - FIFO)

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuồi kỳ còn tồn kho.

2.4. Phương pháp nhập sau xuất trước (Last in, first out – LIFO)

Phương pháp nhập sau xuất trước là phương pháp tính giá vốn mà tại đó áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.

Lưu ý:
Hiện nay theo Điều 23 TT 200 khi tính giá trị HTK đã loại bỏ phương pháp Nhập sau xuất trước (LIFO), và thay thế bằng phương pháp Giá bán lẻ (áp dụng cho các đơn vị bán lẻ), nội dung của phương pháp giá bán lẻ như sau:

2.5. Phương pháp giá bán lẻ 

Phương pháp này được sử dụng bởi các công ty bán lẻ để tính giá trị hàng tồn kho theo giá bán lẻ. Công ty bán lẻ có thể sử dụng công thức để chuyển đổi từ giá bán lẻ về giá gốc:

Phương pháp này yêu cầu các nhà bán lẻ cần duy trì ghi chép:

¹ Tổng giá gốc và giá bán lẻ của hàng hóa được mua

² Tổng giá gốc và giá bán lẻ của hàng hóa sẵn có để bán

³ Doanh thu trong kỳ

- Khi các bạn tính giá HTK thì có 2 phương pháp như sau:

+ Giá lẻ truyền thống

+ Giá gốc

- Các bước thực hiện 

Bước 1:

Trị giá hàng sẵn có để bán theo giá bán lẻ - Doanh thu thuần = Trị giá Hàng tồn kho cuối kỳ theo giá bán lẻ

Bước 2:

Trị giá hàng sẵn có để bán theo giá gốc : Trị giá hàng sẵn có để bán theo giá bán lẻ = Tỷ lệ giá gốc trên giá lẻ

Bước 3:

Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ theo giá bán lẻ x Tỷ lệ giá gốc trên giá lẻ = Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ theo giá gốc.

3. Cách tính giá vốn hàng bán một số mô hình kinh doanh phổ biến

3.1. Cách tính trị giá vốn hàng bán tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Hàng hóa của một doanh nghiệp được hình thành qua một quá trình sản xuất. Trải qua mỗi quá trình sản
xuất, trị giá vốn hàng bán lại được tăng thêm các chi phí lao động sống và lao động vật hóa.

1.1. Tóm tắt quá trình sản xuất
- Doanh nghiệp nhập mua nguyên vật liệu đầu vào.
- Xuất nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất, sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Nếu quá trình sản xuất là một dây chuyền thì qua mỗi công đoạn phải ghi nhận thêm các chi phí vào trị
giá vốn hàng bán.
- Kết thúc toàn bộ quá trình sản xuất thu được các thành phẩm trong kỳ. Giá trị thành phẩm đầu kỳ và
trong kỳ được tiêu thụ đưa vào trị giá vốn hàng bán.

1.2. Cách tính trị giá vốn hàng bán trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
- Nguyên vật liệu khi mới nhập kho là tổng giá trị của giá trị thực tế mua vào, cộng các chi phí vận
chuyển, chi phí nhân công và các chi phí bằng tiền khác. Trong đó, giá trị thực tế mua vào của nguyên vật
liệu được tính theo hai cách:
• Theo phương pháp trực tiếp: giá trị thực tế mua vào bằng tổng giá thanh toán, bao gồm thuế GTGT
trừ đi các khoản giảm giá hàng bán hoặc chiết khấu thương mại (nếu có). kế toán tổng hợp
• Theo phương pháp khấu trừ: giá trị thực tế mua vào bằng tổng giá thanh toán, trừ đi thuế GTGT, trừ
đi các khoản giảm giá hàng bán hoặc chiết khấu thương mại (nếu có).
- Chế phẩm khi chuyển sang một công đoạn sản xuất mới là giá trị khi nhập kho của chế phẩm đó cộng
với chi phí sản xuất tại công đoạn đó phân bổ cho chế phẩm (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp và chi phí sản xuất chung).
- Kết thúc quá trình sản xuất, kết quả cuối cùng là giá của thành phẩm. Trị giá vốn hàng bán được lấy từ
các kho giữ thành phẩm từ đầu kỳ và thành phẩm sản xuất trong kỳ.

2. Cách tính trị giá vốn hàng bán tại doanh nghiệp thương mại dịch vụ

Hoạt động của doanh nghiệp thương mại dịch vụ là nhiệm vụ cuối cùng trong quá trình lưu thông hàng hóa. Lợi ích mà doanh nghiệp thương mại dịch vụ thu lại được chính là việc phân phối hàng hóa từ tay nhà bán buôn đến người tiêu dùng. Hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chính là thành phẩm của doanh nghiệp thương mại dịch vụ. 

2.1 Tóm tắt quá trình sản xuất
- Doanh nghiệp nhập thành phẩm về trong kho
- Đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng và ăn chênh lệch qua các hình thức marketing gây hấp
dẫn người tiêu dùng. Có thể sử dụng thêm các chương trình hậu mãi hoặc tặng kèm thêm các tính năng sản
phẩm làm thỏa mãn người mua, khiến họ chi trả ra khoản chênh lệch xứng đáng.

2.2. Cách tính trị giá vốn hàng bán tại doanh nghiệp thương mại dịch vụ 

- Hàng hóa khi mới nhập kho trong doanh nghiệp thương mại cũng tương tự như nguyên vật liệu khi mới
nhập kho của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Phương pháp tính toán tương tự theo hai phương pháp
trực tiếp và khấu trừ.
- Toàn bộ nguyên giá vừa tính được đưa vào giá thành sản phẩm. Khi tiêu thụ sẽ đưa từng phần giá thành
theo cách mà doanh nghiệp đã quyết định vào trị giá vốn hàng bán.

3. Cách tính trị giá vốn hàng bán tại doanh nghiệp xây lắp

Xây lắp là hoạt động xây dựng mới, mở rộng, khôi phục cải tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế. Trong hoạt động xây lắp, nhận thầu giữ vai trò quan trọng và hoạt động chủ yếu theo phương thức nhận thầu khối lượng xây lắp do chủ đầu tư giao thầu. Xây lắp là ngành sản xuất vật chất mang tính chất sản xuất công nghiệp, nhưng có đặc điểm riêng biệt khác với ngành sản xuất khác.

Trên đây ISAAC GROUP đã chia sẻ phương pháp tính giá vốn hàng bán và các cách tính giá vốn đơn giản, áp dụng cho các mô hình kinh doanh thương mại, sản xuất.