Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

Các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini ISAAC EDUCATION

Bạn có muốn biết thực hiện chi tiết các bước để mở một cửa hàng tạp hóa, hay siêu thị mini như thế nào không? tất cả sẽ được chia sẻ một cách chi tiết trong bài viết này. 

CỬA HÀNG TẠP HÓA, SIÊU THỊ MINI LÀ GÌ?

Mặc dù hai mô hình này có những nét khác biệt, nhưng về khái niệm mô hình kinh doanh thì khá giống nhau, chúng đều là mô hình cửa hàng bán lẻ tập trung kinh doanh các nhóm mặt hàng tiêu dùng phổ biến, và phục vụ cho một nhóm đối tượng khách hàng sinh sống và làm việc gần với địa điểm kinh doanh cửa hàng.
Các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini


CÁC BƯỚC MỞ CỬA HÀNG TẠP HÓA, SIÊU THỊ MINI 

BƯỚC 1: CHUẨN BỊ VỐN

Việc đầu tiên trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini cũng như các mô hình kinh doanh khác đó chinh là việc phải chuẩn bị nguồn vốn để đầu tư kinh doanh.

Và người kinh doanh luôn cần phải tìm hiểu, nghiên cứu thật kỹ về lượng vốn mình chuẩn bị đầu tư để mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, bởi việc chuẩn bị này thiếu cẩn thận và chi tiết rất dễ dẫn đến việc thiếu nguồn tài chính sau này để duy trì hoạt động kinh doanh.

Trung bình để mở một cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini thì cần lượng vốn đầu tư từ 8-10 triệu/ m2 diện tích kinh doanh, tất nhiên đối với mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa thì có thể thấp hơn chút ít so với mô hình siêu thị mini bởi kinh doanh bài bản, chuyên nghiệp hơn. 

Nguồn vốn đầu tư có thể đến từ các nguồn tài chính như:
✅ Vốn tự có (sẵn có)
✅ Kêu gọi chung vốn
✅ Kêu gọi nhà đầu tư
✅ Vay mượn bạn bè, người thân

Có nên vay vốn để mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini?
Việc vay vốn để đầu tư kinh doanh cộng thêm nguồn vốn mình sẵn có là chuyện bình thường, nên nếu bạn là trong trường hợp phải đi vay vốn bổ sung mới đủ điều kiện mở một cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini cũng là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như quản trị rủi ro trong kinh doanh cũng như sự nghiệp của mình, thì không nên vay mượn với số tiền quá 40% vốn đầu tư cửa hàng đối với người kinh doanh cá nhân. 

BƯỚC 2: MẶT BẰNG KINH DOANH TẠP HÓA, SIÊU THỊ MINI

Bước tiếp theo trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini chính là phải tìm kiếm được cho mình một mặt bằng kinh doanh phù hợp với mô hình kinh doanh của mình.

Diện tích thuê mặt bằng cần phải tính toán chi tiết phù hợp với nhu cầu sử dụng, tuyệt đối không nên thuê mặt bằng quá rộng so với lượng vốn đầu tư kinh doanh, chỉ với việc tiết kiệm này sẽ giúp cho người kinh doanh có thể tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ với thời gian kinh doanh lâu dài.

Đối với mô hình kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn thì đa phần mặt bằng sẵn có, và dù có đi thuê thì cũng không quá khó khăn hay chi phí thuê mặt bằng thấp hơn nhiều so với tại các khu vực thành phố, trung tâm như Hà Nội, TPHCM.

Tại các khu vực phát triển, nhu cầu tiêu dùng rất cao, bên cạnh đó mô hình kinh doanh cũng nhiều và đa dạng, nên mặt bằng cho thuê tại các khu vực này thường khan hiếm và giá thành thuê mặt bằng kinh doanh cũng cao hơn rất nhiều. 

Việc một người có nhu cầu đầu tư kinh doanh, ngay cả với các mô hình kinh doanh nhỏ cũng rất khó khăn trong quá trình tìm kiếm được mặt bằng kinh doanh mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa ưng ý là rất khó khăn.

Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta dễ dàng có thể chấp nhận thuê các mặt bằng mà không phù hợp, hoặc dễ dàng trong việc đàm phán hợp đồng thuê mặt bằng với chủ nhà. 

Đặc biệt đối với nhưng người phải thuê mặt bằng để kinh doanh cực kỳ rủi ro các vấn đề liên quan tới việc thuê mặt bằng như:
✅ Chủ nhà tự ý tăng tiền nhà
✅ Chủ nhà phá vỡ hợp đồng
✅ Thời gian thuê mặt bằng quá ngắn
✅ Chủ nhà gây khó dễ trong kinh doanh
✅ Chung với chủ nhà 

Với kinh nghiệm tìm kiếm mặt bằng kinh doanh để mở một cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini thì người kinh doanh cần phải lưu ý những điểm chính sau:
✅  Địa điểm kinh doanh phải đông dân cư
✅  Giao thông thuận tiện, chủ yếu là giao thông lượng dân cư quanh đó.
✅  Diện tích thuê mặt bằng phù hợp với lượng vốn đầu tư kinh doanh.
✅  Thời gian thuê mặt bằng càng dài càng tốt
✅  Hạn chế đầu tư quá nhiều vào cơ sở vật chất không thực sự cần thiết.
✅  Hạn chế chung với chủ nhà
✅  Ràng buộc hợp đồng rõ ràng các vấn đề liên quan tới: Thời gian thuê, điều kiện tăng giá mặt bằng, điều khoản phá vỡ hợp đồng.

BƯỚC 3: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH TẠP HÓA, SIÊU THỊ MINI

Bản chất thì thủ tục đăng ký để mở kinh doanh cửa hàng tạp hóa hay siêu thị mini không khác gì nhau, đa phần đều đăng ký hộ kinh doanh dạng cá thể. 

Đây là thủ tục bắt buộc để chúng ta có thể yên tâm trong quá trình kinh doanh của mình liên quan tới các vấn đề pháp lý. 

Ngoài thủ tục đăng ký kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini ra thì thỉnh thoảng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình vẫn sẽ có các đơn vị như: Phòng thuế, quản lý thị trường, liên ngành, đội quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý phường... đến kiểm tra. 

Tất nhiên khi chúng ta đáp ứng được đầy đủ giấy tờ cũng như kinh doanh các sản phẩm luật pháp Việt Nam cho phép thì chúng ta sẽ không phải lo lắng điều gì quá phức tạp, các vấn đề khác chỉ là "ngoại giao". 

BƯỚC 4: LÊN KẾ HOẠCH KINH DOANH MỞ SIÊU THỊ MINI, CỬA HÀNG TẠP HÓA

Bước tiếp theo trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini chính là lên một bản kế hoạch kinh doanh siêu thị, tạp hóa thật chi tiết. 

Đá lẽ việc lên kế hoạch kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini chúng ta phải thực hiện đầu tiên, chứ không phải đợi đến khi chúng ta gom đủ vốn và mặt bằng kinh doanh mới thực hiện bước này. 

Nhưng đa phần những người kinh doanh mô hình nhỏ, và thiếu kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa thường đến bước này mới thực hiện hoặc là không.

Tại bài trước ISAAC EDUCATION đã chia sẽ rất chi tiết 10 bước lập kế hoạch kinh doanh cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini rồi, các bạn có thể xem thêm.

Xin nhắc đối với những mô hình quy mô lớn ( có diện tích kinh doanh lớn hơn 200m2) thì nên nhờ những người có kinh nghiệm hoặc thuê dịch vụ lập kế hoạch kinh doanh, nó sẽ tiết kiệm thời gian và quan trọng là tiết kiệm cho bạn rất nhiều chi phí rủi ro khởi nghiệp. 
Lập kế hoạch các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini


BƯỚC 5: TÌM KIẾM CÁC NHÀ CUNG CẤP

Trong khâu chuẩn bị thì việc tìm kiếm các nhà cung cấp chúng ta cần thực hiện một cách hoàn toàn chủ động từ trước, bởi sau khi chúng ta có mặt bằng kinh doanh là có thể bắt tay ngay vào các công việc thi công sửa sang mặt bằng, và thông báo tới các nhà cung cấp triển khai các dịch vụ của họ, như vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian để hoàn thành cửa hàng của mình, cũng như tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng nhất định.

Các nhà cung cấp chúng ta cần phải tìm hiểu, liên hệ và chuẩn bị trong quá trình setup siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa bao gồm:
✅  Đơn vị thi công sửa sang mặt bằng
✅  Đơn vị xử lý ánh sáng, đường điện
✅  Đơn vị cung cấp thiết bị an ninh, mạng
✅  Đơn vị cung cấp thiết bị, phần mềm bán hàng
✅  Đơn vị cung cấp giá kệ siêu thị
✅  Đơn vị thiết kế, thi công biển bảng
✅  Danh sách các nhà cung cấp nguồn hàng tạp hóa hóa
✅  Đơn vị cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini

BƯỚC 6: THỰC HIỆN CÁC BƯỚC SETUP SIÊU THỊ MINI, TẠP HÓA

Đối với các mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini quy mô nhỏ thì công việc thực hiện việc setup siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa không quá phức tạp. 

Rủi ro lớn nhất tại bước này là đa phần các chủ cửa hàng do thiếu kinh nghiệm, cũng như kiến thức kinh doanh nên thường dẫn đến việc đầu tư lỗi, và chưa hiểu về mô hình kinh doanh, nên thường sau này gặp phải tình trạng kinh doanh kém hiệu quả, hàng cận date, hết date nhiều, hàng thoát thất thoát khó quản lý, kiểm soát. 

Và đương nhiên với các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini quy mô nhỏ sẽ chịu khoản chi phí khởi nghiệp không nhỏ như vậy thì các mô hình siêu thị quy mô lớn thì hậu quả để lại còn khủng khiếp hơn nữa.


Tại nội dung bài viết theo đường link hướng dẫn quy trình setup siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa cũng đã hướng dẫn rất kỹ từng bước để thực hiện mở một cửa hàng kinh doanh hoàn chỉnh. 

BƯỚC 7: NGHIÊN CỨU THÊM

Trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini thì việc nghiên cứu, tìm hiểu và nắm bắt được thông tin các lỗi mà những người đi trước thường mắc phải chính là bước rất quan trọng, bởi nó có thể giúp cho những người mới, chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini hoàn toàn có thể tránh, hoặc giảm được những lỗi cũng như chi phí "tiền ngu" mà những người khác thường mắc phải.

* Nghĩ kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini đơn giản
Mặc dù hầu hết những người chưa có kinh nghiệm đang có kế hoạch mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa đều có câu hỏi chung trong đầu là kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini có khó không? nhưng bên cạnh đó cũng rất nhiều người có thói quen chủ quan, thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nghĩ kinh doanh mô hình này đơn giản, điều đó cực kỳ nguy hiểm, và rất có thể hậu quả rất nặng nề đang đón chờ những người có lối suy nghĩ như vậy.

Không chỉ riêng gì mô hình kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini mà với tất cả các mô hình khác, điều kiện để tồn tại và phát triển trong kinh doanh là cực kỳ khắc nghiệt, tính đào thải rất cao, điều đó minh chứng cho một điều là kinh doanh không hề đơn giản, nó đòi hỏi sự chuẩn bị của người kinh doanh thật sự phải rất chu đáo.

* Kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini có giàu không?
Rõ ràng với câu hỏi này nó áp dụng cho toàn bộ những người đang có nhu cầu kinh doanh nói chung và tạp hóa, siêu thị nói riêng. Chúng ta kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini là để làm giàu, đó là điều hoàn toàn chính đáng, và cũng không có câu trả lời nào chính xác tuyệt đối cho câu hỏi kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini có giàu không?

Cũng có rất nhiều người giàu lên từ mô hình kinh doanh này, nhưng cũng rất nhiều người phải rơi vào tình trạng thanh lý siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa.

* Kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini bao lâu thu hồi vốn?
Cũng lại một câu hỏi rât thông minh đối với người kinh doanh, khi hỏi mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini thì sau bao lâu thu hồi vốn? để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cần tìm hiểu các giai đoạn của kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là sẽ rõ. 

✅  Giai đoạn 1: Lỗ
Không có mô hình kinh doanh nào mà đầu tư kinh doanh là có lãi ngay, và đương nhiên đối với mô hình này cũng không ngoại lệ, chắc chắn người kinh doanh phải chấp nhận lỗ thời gian đầu kinh doanh. 

Thời gian lỗ này, hay nói cách khác chính là thời gian đạt điểm hòa vốn trong kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini dài hay ngắn tùy thuộc vào việc xây dựng mô hình kinh doanh của mình như thế nào? Mình có biết cách tối ưu hiệu quả nguồn vốn đầu tư ra hay chưa? nhưng thông thường mất từ 3 đến 6 tháng cửa hàng sẽ đạt điểm hòa vốn, tức là thoát lỗ.


✅  Giai đoạn 2: Lãi và thời gian bù lỗ
Ví dụ như cửa hàng mất 6 tháng để đạt điểm hòa vốn, thì đồng nghĩa với việc là mất 6 tháng sau đó để số tiền lãi bù lại cho 6 tháng lỗ trước đó (chưa bao gồm chi phí đầu tư lỗ, hàng hủy, hết, cận date...)

Tức là tính sơ sơ thì những cửa hàng mới cũng cần phải mất tới 1 năm mới về được vạch xuất phát. Nó quá lâu phải không? Nhưng đó là sự thật đối với mô hình kinh doanh này. 

Vậy làm thế nào để rút ngắn thay vì lỗ 6 tháng, và mất thêm 6 tháng sau tức là 1 năm tròn để mới về vạch xuất phát? Cách đơn giản nhất chính là phải rút ngắn thời gian đạt điểm hòa vốn từ 6 tháng xuống còn 2 hoặc 3 tháng? bạn có muốn thực hiện điều đó không?  Hãy tham gia khóa học kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa để có thể tối ưu vốn đầu tư, tránh chi phí khởi nghiệp, và kinh doanh hiệu quả, thành công.

Xem thêm: Khóa học setup và kinh doanh siêu thị mini

Tham gia khóa học kinh doanh siêu thị của chuyên gia Nguyễn Văn Thịnh

✅  
Giai đoạn 3: Thời gian thu hồi vốn lần 1
Nếu như người bình thường thì phải mất trắng 1 năm để quay về vạch xuất phát, thì mặt bằng chung kinh doanh mô hình này tỷ lệ lãi ròng (trừ đi hết các chi phí) thường chỉ đạt được khoảng 30 -40% vốn đầu tư / năm (bao gồm cả kinh doanh vụ tết), tức là ví dụ như bạn đầu tư 600 triệu thì mỗi năm sau đó bạn sẽ có lợi nhuận ròng khoảng 180 triệu đến 240 triệu, tức là giai đoạn này để thu hồi vốn bạn cần tối thiểu 2,5 - 3 năm, cộng với 1 năm đầu tổng cộng là 3,5 - 4 năm sẽ thu hồi vốn đầu tư.

Chắc chắn nhìn vào con số sau tận 3,5-4 năm mới thu hồi vốn sẽ nhiều người nghĩ ngay tới việc có nên mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini để kinh doanh? bởi thời gian thu hồi vốn khá lâu. 

Nhưng chúng ta cần phải nhìn vào mặt bằng chung trong kinh doanh, đối với các mô hình kinh doanh có tỉnh ổn định cao và an toàn thì cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận > 20% là có thể đầu tư được, đó là cơ hội kinh doanh tốt. Và chúng ta cần đọc tiếp giai đoạn 4.

✅  Giai đoạn 4: Thời gian thu hồi vốn lần 2
Tuy giai đoạn một bạn cần phải mất tới 4 năm để thu hồi vốn lần 1, nhưng lần 2 thì thời gian được rút ngắn hơn hẳn, bởi lần 2 bạn không bị mất 1 năm đầu tay trắng kia, bên cạnh đó, sau quá trình thời gian 3 - 4 năm, chắc chắn kinh nghiệm của bạn sẽ được cải thiện đáng kể, bên cạnh đó tệp khách hàng quen bạn đã có, và ổn định. 

Các loại chi phí cũng được giảm đi đáng kể, từ việc bạn đã thu hồi được một lần vốn (có thể gửi ngân hàng), từ việc chi phí khấu hao tài sản cố định giảm, nên thời gian thu hồi vốn lần 2 bạn chỉ mất từu 2-2,5 năm là cùng. 

Đồng nghĩa với việc, bạn phải mất 3,5 -4 năm để thu hồi vốn 1 lần, nhưng chỉ mất 6 năm có thể thu hồi vốn được 2 lần rồi. 

Ví dụ cụ thể: Đầu tư 600 triệu, sau 6 năm thu hồi vốn được 2 lần tương đương 1,2 tỷ cộng với gốc (vẫn tiếp tục kinh doanh) thì bạn sẽ có được 1,8 tỷ sau 6 năm. Đồng nghĩa với việc bạn có tỷ suất lợi nhuận 33%/ năm. Và nếu tiếp tục kinh doanh thì con số 33% này sẽ còn được tăng cao hơn nữa.

Điều đó minh chứng cụ thể cho những người đang có kế hoạch kinh doanh mô hình cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini:

=> Kiên trì, gắn bó với nghề, xác định kinh doanh lâu dài.

Và ngược lại, đối với những người có tính ăn sổi, muốn rủi ro cao, kinh doanh nhanh thu hồi vốn thì không nên đầu tư kinh doanh mô hình này, và bạn đã hiểu thêm vì sao thời gian thuê mặt bằng càng dài càng tốt rồi chứ? 


SHARE THIS

Chuyên Gia:

Người đầu tiên đưa nền tảng giáo dục kinh doanh siêu thị, với những khóa học quản lý siêu thị và cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini đầu tiên tại Việt Nam với thương hiệu ISAAC. ISAAC là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ setup hệ thống chuỗi minimart, trung tâm thương mại với quy trình setup và quản lý vận hành 4.0

0 nhận xét: