Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

Các bước để cải thiện quản lý hàng tồn kho bán lẻ của bạn

Các bước để cải thiện quản lý hàng tồn kho bán lẻ của bạn

Các doanh nghiệp bán lẻ cả lớn và nhỏ thường phải vật lộn để theo dõi hàng tồn kho của mình, và điều này chủ yếu là do các vấn đề đơn giản và hoàn toàn có thể dễ dàng tránh được gây ra. 
Cách quản lý hàng tồn kho cửa hàng bán lẻ

Duy trì dữ liệu các con số chính xác có vẻ như là một nhiệm vụ khó khăn nhưng nó là không thể thiếu cho sự thành công của bất kỳ tổ chức kinh doanh nào. Đây là nơi các giải pháp điểm bán hàng phát huy tác dụng vì chúng có thể cải thiện đáng kể hệ thống quản lý hàng tồn kho bán lẻ của bạn. 

Nhiều nhà bán lẻ theo dõi mọi mặt hàng vào cửa hàng của họ và sau đó khấu trừ tổng doanh số cho từng mặt hàng. Phương pháp quản lý hàng tồn kho bán lẻ này là một quá trình tẻ nhạt và chịu nhiều điểm lỗi khác nhau của con người dẫn đến hàng tấn vấn đề. 

Xác định bất thường  

Mục tiêu chính của hệ thống quản lý hàng tồn kho bán lẻ là sớm xác định sự bất thường nào đó. Một trong những vấn đề chính mà các nhà bán lẻ thường có xu hướng phải đối mặt là các sản phẩm trùng lặp. 

Điều này dẫn đến các vấn đề vì các mặt hàng được đánh dấu là một sản phẩm và sau đó được bán dưới dạng một sản phẩm khác. Tìm những sản phẩm có dấu hiệu như thế này rất quan trọng cho sự thành công của một doanh nghiệp bán lẻ và đây là lúc các hệ thống Điểm bán hàng hoạt động khi họ có thể cung cấp cho các nhà bán lẻ mà không cần hệ thống quản lý hàng tồn kho bán lẻ hiệu quả. 

Tổ chức sản phẩm thông qua hệ thống POS bán lẻ

Điều quan trọng là các nhà bán lẻ phải đưa sản phẩm lên kệ càng nhanh càng tốt. Hàng tồn kho bán lẻ được lưu giữ trong kho, v.v. cần phải đến cửa hàng, nếu không, đây là một mất mát cho nhà bán lẻ, đặc biệt là đối với các sản phẩm không có thời hạn sử dụng dài. Do đó, các hệ thống quản lý hàng tồn kho như Ginesys là cần thiết để tránh sai lầm và tăng tốc quá trình. 

Quét hàng tồn kho bán lẻ

Quét một kho lưu trữ bán lẻ rất quan trọng vì điều này cho phép các nhà bán lẻ theo dõi hàng tồn kho đã nhận được vào kho lưu trữ đã đặt hàng và đây là lúc định giá hàng tồn kho phát huy tác dụng. Điều này giúp giảm thiểu việc giảm sản phẩm không chính xác từ các nhà phân phối, v.v. và tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc cho nhà bán lẻ. Nó cũng cung cấp cho nhà bán lẻ một ý tưởng rõ ràng về hàng tồn kho bán lẻ của anh ta bao gồm những gì và điều này có thể giúp tránh sự thiếu hụt một số sản phẩm chuyển động nhanh. 

Dọn dẹp sản phẩm

Phần lớn các nhà bán lẻ có xu hướng xây dựng một cơ sở dữ liệu sản phẩm lớn bao gồm các sản phẩm không còn bán. Các mục như thế này không còn cần thiết và do đó chúng sẽ bị xóa hoặc không có sẵn trong Hệ thống POS của bạn. Điều này ngăn cản nhân viên thu ngân vô tình bán một sản phẩm lỗi thời chẳng hạn. Quản lý hàng tồn kho bán lẻ của Ginesys cung cấp cho các nhà bán lẻ các công cụ tiện lợi có thể được sử dụng để giúp dọn dẹp các chủng loại của bạn một cách tự động, nâng cao hơn nữa hiệu quả của các nhà bán lẻ. 

Đây là một số trong những điều mà các nhà bán lẻ có thể làm với một hệ thống quản lý hàng tồn kho hiệu quả. Do đó, điều quan trọng là các nhà bán lẻ biết chính xác những gì họ yêu cầu tại thời điểm chọn một điểm bán lẻ phần mềm . 
10 Nguyên tắc giúp cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini của bạn kinh doanh hiệu quả hơn

10 Nguyên tắc giúp cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini của bạn kinh doanh hiệu quả hơn

Làm thế nào để cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini kinh doanh hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh. Sau đây là những kinh nghiệm giúp cho người kinh doanh cửa hàng bán lẻ kinh doanh một cách hiệu quả hơn.
10 nguyên tắc giúp cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini kinh doanh hiệu quả hơn

1. Địa điểm, địa điểm địa điểm

Vị trí kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini của bạn chính là nguyên nhân chính quyết định tới tính hiệu quả trong kinh doanh. Hãy biết lựa chọn địa điểm kinh doanh của mình một cách hoàn hảo nhất với những thủ thuật đơn giản.

Hãy khảo sát khu vực địa điểm để mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini xem tại các khu vực đó, người ta đi phương tiện gì, ăn gì, và ở đâu. 

2. Thấu hiểu khách hàng

Bạn không thể kinh doanh thành công nếu không thấu hiểu khách hàng của mình mong muốn gì? 
Cần phải nghiên cứu thất kỹ đặc thù tâm lý tiêu dùng, chi tiêu và sinh hoạt của họ. 

3. Thuê nhân viên chất lượng

Hãy thuê nhân viên dựa trên 5 yếu tố: Năng khiếu, thái độ, tính thông minh và cẩn thận. Nhân viên của cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini có tác động trực tiếp tới việc khách hàng có quay trở lại cửa hàng hay không. 

Đội ngũ nhân viên bán hàng siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa chính là công cụ tiếp thị số một tại cửa hàng, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đang có đội ngũ nhân viên bán hàng siêu thị tốt. Và đừng ngần ngại nếu phải ra quyết định một nhân viên xấu, không phù hợp với công việc hoặc vị trí mà họ đang đảm nhận.

4. Khích lệ nhân viên 

Bên cạnh việc huấn luyện đào tạo thì cửa hàng bán lẻ cần phải có những động tác khích lệ tinh thần cũng như trách nhiệm làm việc của nhân viên. 

Họ cần được đảm bảo rằng họ sẽ có thể tự hào khi được làm việc tại cửa hàng của bạn và sẵn sàng khoe với người thân bạn bè của họ. Khi đạt được mức độ đó chắc chắn họ sẽ làm việc với một tinh thần trách nhiệm khác hoàn toàn.

5. Sử dụng khách hàng thân thiết

Để giữ khách hàng quay trở lại, và quay trở lại nhiều hơn, hãy xây dựng chính sách khách hàng thân thiết đối với những khách hàng cần có sự chăm sóc đặc biệt. 

Bởi không chỉ đơn thuần là chúng ta đang giữ những vị khách hàng trung thành, mà bên cạnh đó, những người đó chính là công cụ marketing miễn phí mà vô cùng hiệu quả.

6. Đẩy mạnh thương hiệu cửa hàng bán lẻ 

Bạn đừng nghĩ chỉ có các siêu thị, trung tâm thương mại lớn họ mới cần phải đẩy mạnh thương hiệu của họ, trong khi đó các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini quy mô nhỏ thì không?

Mỗi mô hình kinh doanh có tệp khách hàng và thị trường riêng của mình. Đừng ngần ngại xây dựng thương hiệu cửa hàng của mình ngày càng lớn mạnh trong tâm trí khách hàng. 

7. Xử lý nhanh trong mọi tình huống của khách hàng

Để xử lý nhanh các tình huống giao tiếp bán hàng với khách hàng thì bạn cần phải nắm bắt được khách hàng muốn gì vì vậy hãy giao tiếp với khách hàng nhiều hơn với một cuốn sổ và cây bút trên tay ghi chép lại bất kỳ lời đề nghị, khiếu nại, hoặc quan tâm của khách hàng. Lập thành danh sách cùng với đội ngũ nhân viên của mình đưa ra các phương án và lựa chọn phương án tốt nhất.

8. Phân tích hàng hóa hàng ngày

Hãy coi công việc phân tích hàng hóa bán hàng ngày một cách thường xuyên, đặc biệt là đối với các sản phẩm bán chậm, và cần đưa ra phương án xử lý, chạy chương trình khuyến mại cho chúng. 

Ngoài ra đối với các sản phẩm bán tốt, người chủ hoặc quản lý siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa cần phải phân tích tại sao các sản phẩm đó bán tốt.

9.Tối ưu chi phí hoạt động kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa

Hãy đảm bảo được rằng chi phí hoạt động kinh doanh của cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini của bạn đang ở mức thấp nhất và phát huy được tối đa hiệu quả. Ngay cả khi lợi nhuận cửa hàng đang tốt thì bạn vẫn luôn phải tìm cách tối ưu chi phí hoạt động kinh doanh của mình, đây chính là cách giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn đó từ công việc kinh doanh của mình.

10. Gợi ý cuối cùng

Nếu còn ý tưởng, hoặc thắc mắc gì thì đừng ngần ngại comment nhờ sự trợ giúp của chuyên gia bán lẻ Nguyễn Văn Thịnh - Học Viện đào tạo ISaac Education nhé.

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

9 bước mở cửa hàng tạp hóa siêu thị mini - ISaac Education

9 bước mở cửa hàng tạp hóa siêu thị mini - ISaac Education

Chia sẻ nội dung độc quyền bài viết 9 bước mở cửa hàng tạp hóa siêu thị mini được viết bởi chuyên gia đào tạo bán lẻ Nguyễn Văn Thịnh | ISaac Education. 
9 bước mở cửa hàng tạp hóa siêu thị mini

9 BƯỚC MỞ CỬA HÀNG TẠP HÓA SIÊU THỊ MINI

Bước 1: Lên ý tưởng và lập kế hoạch kinh doanh

Hầu hết người kinh doanh mô hình siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ đều triển khai mô hình kinh doanh của mình theo kiểu tự phát mà không có một hệ thống bài bài từng bước và thực hiện như thế nào. 

Điều này khá nguy hiểm ở góc độ đầu tư kinh doanh, đa phần chúng ta chỉ dừng lại ở cấp độ có ý tưởng, và tìm hiểu thấy khả thi là chúng ta bắt tay vào thực hiện ngay mà không có sự chuẩn bị thật sự chi tiết, tỷ mỉ và phân tích thật ký tính khả thi của mô hình kinh doanh.

Việc lên ý tưởng là điều bắt buộc phải có nhưng bên cạnh đó cần phải có một bản kế hoạch kinh doanh tỷ mỉ, chi tiết để thực hiện từng bước một. 


Tất nhiên để chia nhỏ ra các công việc cần phải thực hiện để hoàn thiện một cửa hàng thì không chỉ dừng lại ở 9 bước mở cửa hàng tạp hóa siêu thị mini mà cần rất nhiều thông tin ở bên trong đó. 

Bước 2: Chuẩn bị các hạng mục cần thiết

1. Vốn mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Bạn đã biết để mở cho mình một cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini cần bao nhiêu vốn chưa? 

Đây là vấn đề rất quan trọng mà người kinh doanh cần phải nghiên cứu kỹ, đừng để thanh lý cửa hàng của mình vì thiếu vốn. Bởi đa phần những người kinh doanh nhỏ, rất ít người có đủ tài chính đủ vững rồi mới khởi nghiệp kinh doanh. 

Đa phần đều phải vay mượn thêm từ những nguồn khác: Nhà đầu tư, người thân gia đình, bạn bè ... Nên việc thiếu vốn sau này là vấn đề thường xuyên xảy ra.

Bạn cần phải xác định được để mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini như dự kiến thì cần lượng vốn đầu tư ra bao nhiêu, và cần phải có một khoản nguồn ngân quỹ dự phòng, hoặc chủ động cho những đợt cần tới tài chính sau này như: Đóng tiền nhà tiếp theo, tiền nhập bổ sung hàng theo nhu cầu khách hàng ... 
Vốn đầu tư mở cửa hàng tạp hóa

2. Mặt bằng

Tiếp theo trong khâu chuẩn bị chính là cần phải tìm kiếm một mặt bằng để kinh doanh, việc lựa chọn mặt bằng phù hợp với mô hình cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini đóng vai trò vô cùng quan trọng, nên người kinh doanh cần phải nghiên cứu thất kỹ vị trí kinh doanh và các vấn đề quản trị rủi ro liên quan tới mặt bằng kinh doanh.

Nên lựa chọn các vị trí có giao thông thuận tiện, và đông dân cư sinh sống, hoặc làm việc, đặc biệt là cố gắng thuê mặt bằng kinh doanh có thời hạn tối thiểu 5 năm.

Những năm gần đây tại các khu vực phát triển như Hà Nội, TPHCM việc tìm kiếm mặt bằng kinh doanh phù hợp với việc mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa không phải đơn giản, tuy nhiên chúng ta không nên chủ quan, hoặc đơn giản hóa trong việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh. Trong kinh doanh mô hình này cực kỳ hạn chế việc phải chuyển sang mặt bằng mới.
3. Thông tin các nhà cung cấp
Để setup hoàn thiện được cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini cần phải làm việc với rất nhiều nhà cung cấp, nên trong quá trình chuẩn bị kế hoạch kinh doanh của mình thì người kinh doanh cần phải tìm kiếm thông tin các nhà cung cấp, để khi có được mặt bằng là chúng ta có thể hoàn toàn bắt tay vào thực hiện các công việc được ngay.

Các nhà cung cấp mà cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini mart cần tìm kiếm cơ bản bao gồm:

* Thông tin nhà cung cấp thiết bị an ninh

* Thông tin các đơn vị sửa chữa mặt bằng, điện nước

* Thông tin đơn vị thiết kế, thi công biển bảng siêu thị mini

* Thông tin đơn vị cung cấp giá kệ siêu thị

* Thông tin đơn vị cung cấp trang thiết bị bán hàng, phần mềm

* Thông tin các đơn vị cung cấp dịch vụ setup siêu thị (nếu có nhu cầu).

* Thông tin các nhà cung cấp nguồn hàng tạp hóa.

* Ngoài ra cần chủ động thông tin ứng viên

Bước 3: Sửa sang mặt bằng kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Khi có mặt bằng kinh doanh trong tay rồi thì chúng ta cần phải tiến hành ngay tới bước sửa sang lại để có được một mặt bằng đủ điều kiện kinh doanh mô hình cửa hàng bán lẻ này.

Bởi đa phần các mặt bằng cho thuê chưa được thiết kế hoặc là thi công hoàn thiện phù hợp với mô hình của mình, nên bắt buộc phải ít nhiều điều chỉnh, sữa sang lại mặt bằng kinh doanh.

Nên kết hợp việc sửa sang mặt bằng cùng với các hạng mục liên quan tới điện nước tại cùng một đơn vị và thời điểm để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí.

Bước 4: Thiết kế mặt bằng, biển bảng

Tiếp theo cần phải có bản thiết kế sơ bộ về mô hình kinh doanh cửa hàng, quy mô càng lớn thì vai trò của thiết kế này càng quan trọng.

Còn đối với các mô hình kinh doanh nhỏ thì có thể thực hiện một cách không quá phức tạp, tùy thuộc vào ngân quỹ tài chính đầu tư của cửa hàng cho các hạng mục này mà lên phương án xây dựng thực hiện cho hợp lý.

Nguyên tắc đầu tư, đối với các mô hình kinh doanh mà phải thuê mặt bằng thì nên cân đối tài chính cho việc đầu tư nhiều tới các hạng mục cơ sở vật chất, bởi cần phải có phương án dự phòng khi chuyển địa điểm đi thì gần như các hạng mục đầu tư này chưa chắc đã phù hợp với địa điểm kinh doanh mới.

Bước 5: Thi công các hạng mục cơ sở vật chất

Tại bước này trong 9 bước mở cửa hàng tạp hóa siêu thị mini cần liên hệ với các đơn vị cung cấp giá kệ siêu thị, trang thiết bị bán hàng, thiết bị hệ thống an nình.

Đa phần các đơn vị này có thể triển khai, cung cấp trong thời gian ngắn, tuy nhiên chúng ta nên chủ động tìm kiếm và có phương án chốt đơn vị hợp tác sớm như đã thực hiện ở bước 2. 

Tại bước này công việc có thể hoàn thành trong 01 tuần, nó không mất quá nhiều thời gian bởi trong thời gian này chúng ta vẫn có thể kết hợp thực hiện các công việc khác cùng lúc được.

Bước 6: Phân bổ hàng hóa và lên đơn đặt hàng

Đây chính là bước quan trọng nhất trong 9 bước mở cửa hàng tạp hóa siêu thị mini, bởi mọi vấn đề liên quan tới hàng hóa đều đóng vai trò quan trọng nhất.

Từ việc là lượng vốn đầu tư chính kinh doanh cũng dành cho hàng hóa, hàng cận date, hết date sau này cũng trực tiếp từ hàng hóa mà ra, và quan trọng nhất chính là hiệu quả kinh doanh cũng từ hàng hóa là nguyên nhân chính.

Nên việc phân bổ hàng hóa, ngành hàng, vốn đầu tư cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm như thế nào để cho hợp lý là điều tối thượng quản trọng.

Đặc biệt đối với mô hình quy mô nhỏ vài chục m2, có khi lỗi trong việc liên quan tới hàng hóa có thể mất vài chục triệu, nhưng đối với các mô hình siêu thị, chuỗi siêu thị mini quy mô lớn thì thiệt hại liên quan tới hàng hóa có thể lên tới cả tỷ đồng, thậm trí hơn.

Tất nhiên là sau khi phân bổ được hàng hóa và có list danh sách nhà cung cấp hàng hóa thì chúng ta lên đơn đặt hàng và hẹn ngày các nhà cung cấp phân phối hàng tạp hóa họ giao hàng.

Bước 7: Tuyển dụng và đào tạo 

Tiếp theo là việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàng, thu ngân cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini. 

Hàng hóa là điều kiện cần để có một mô hình kinh doanh thành công, tuy nhiên nhân sự hoạt động tại cửa hàng mới chính là điều kiện đủ để đưa mô hình kinh doanh đó tới mục tiêu hướng tới.

Đừng đơn giản hóa trong vấn đề nhân sự tại cửa hàng, cần phải lựa chọn những nhân sự phù hợp với công việc tại cửa hàng. 

Bước 8: Rà soát lại quá trình chuẩn bị

Trước khi chính thức tổ chức khai trương siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa thì chúng ta nên kiểm tra lại quá trình hoàn thiện cửa hàng kinh doanh của mình.

Nên dành 2-5 ngày để bán thử tại cửa hàng, tức là cho cửa hàng hoạt động bán hàng như bình thường, để từ đó có thể lắng nghe ý kiến khách hàng, cũng như để nhân sự, thiết bị bán hàng của chúng ta được kiểm tra lại một cách kỹ lưỡng nhất.

Ngày khai trương mà không có sự chuẩn bị tốt, chắc chắn rất nhiều các vấn đề mà chúng ta không thể lường trước hết được. 

Bước 9: Tổ chức khai trương siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa

Sự kiện khai trương cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là ngày đánh dấu chính thức cửa hàng đi vào hoạt động. Cũng có thể coi như là thành quả của bao lỗ lực của người chủ và đội ngũ nhân viên. 

Ngày khai trương thường sẽ rất đông quan khách, bạn bè, hàng xóm, hoặc khách hàng tới mua sắm, nên cửa hàng cần có sự chuẩn bị tốt cho các vấn đề liên quan tới tiếp khách, hàng hóa, giá cả, an ninh. 

Tổng kết:

Trên đây là 9 bước mở cửa hàng tạp hóa siêu thị mini dành cho người mới kinh doanh chưa có kinh nghiệm có thể nắm bắt được các bước thực hiện như nào để có được cho mình một cửa hàng hoàn thiện.

CHÚC CÁC BẠN KINH DOANH THÀNH CÔNG!
6 nguyên nhân BÁN HÀNG TẠP HÓA  thành công mà không ai biết

6 nguyên nhân BÁN HÀNG TẠP HÓA thành công mà không ai biết

Chúng ta dễ dàng gặp những cửa hàng bán hàng tạp hóa vô cùng đông khách và thâm ao ước nếu chúng ta mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini kinh doanh cũng được như vậy. Nhưng đâu biết được rằng, để có một cửa hàng như vậy họ cần phải làm rất nhiều việc và kết hợp với nhiều yếu tố để có thể kinh doanh tạp hóa thành công được.
Bán hàng tạp hóa

1. THÂM NIÊN KINH DOANH

Bán hàng tạp hóa là mô hình kinh doanh truyền thống, và hầu hết những cửa hàng đông khách đều là những cửa hàng đã có thâm niên kinh doanh trên dưới 10 năm. 

Nên đối với những người mới mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa nóng vội và mong muốn trong ngày một, ngày hai mình cũng có thể sở hữu cho mình một cửa hàng cũng đông khách như vậy là không khả thi, ngoại trừ các yếu tố khác thực sự tích cực và phù hợp.

Tất nhiên giai đoạn ngày nay xu hướng mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini mọc lên như nấm sau mưa, nên sẽ khó có sự đột phá so với giai đoạn trước, cách đây tầm 10 - 15 năm. 

Cũng chính bởi đây là mô hình kinh doanh truyền thống, nên kinh doanh theo kiểu mưa dầm thấm lâu, tức là lượng khách sẽ ngày càng đông hơn, và cửa hàng nào duy trì được chính sách bán hàng, chăm sóc bán hàng hợp lý, hay nôm na là có duyên bán hàng hơn thì sẽ ngày càng đông khách, và thời gian từ những năm thứ 5 trở đi, chính là giai đoạn "phất" của những cửa hàng đó.

2. KINH NGHIỆM KINH DOANH BÁN HÀNG TẠP HÓA

Trong kinh doanh không có chuyện sống lâu lên lão làng, mà cần phải đòi hỏi yếu tố sàng lọc, cửa hàng đông khách thường sẽ có thâm niên kinh doah lâu năm, nhưng cửa hàng kinh doanh lâu năm chưa chắc đã đông khách. 

Nguyên nhân chính của sự khác biệt chính là kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini. Bán hàng tạp hóa là cả một nghệ thuật, và giai đoạn trước đây chưa cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, nhưng sức mua lại hạn chế, nên người kiên trì và luôn luôn đúc rút kinh nghiệm trong kinh doanh.

Lảo qua các cửa hàng tạp hóa rất đông khách, đặc biệt ngày tết thì thấy hầu hết những cửa hàng này có một đặc điểm chính là người chủ cực kỳ nhanh nhẹn, và thấu hiểu về mô hình kinh doanh tạp hóa, từ thông tin sản phẩm, hàng hóa họ phân tích không khác gì những chuyên gia. 

Điều đó mình chứng một điều rất quan trọng, để kinh doanh mô hình cửa hàng tạp hóa này thành công thì bạn cần phải nắm rõ rất sâu chi tiết liên quan tới sản phẩm và đương nhiên không thể thiếu kỹ năng quản lý cửa hàng. 

3. KINH DOANH TẠI NHÀ HOẶC CỦA NGƯỜI THÂN

Một yếu tố thường thấy của những mô hình kinh doanh tạp hóa thành công, đa phần họ tự kinh doanh trên mặt bằng của nhà mình, hoặc là thuê được lâu dài của người thân.

Cũng có phần nào giống như yếu tố thâm niên kinh doanh, một cửa hàng mà phải đi thuê mặt bằng rất khó có thể thuê được mặt bằng kinh doanh đó trong thời gian dài lên tới 10 năm, rất hiếm xảy ra. 

Nên đa phần các cửa hàng bán hàng tạp hóa này đều thuộc nhóm kinh doanh tại mặt bằng của nhà mình, hoặc là thuê của người thân mà họ không có nhu cầu sử dụng. 

4. QUẢN LÝ SÁT SAO CỬA HÀNG

Dù cửa hàng đông khách đến mấy đi chăng nữa, nhưng đa phần những cửa hàng này vẫn hoạt động bán hàng tạp hóa theo cách truyền thống, họ ít sử dụng phần mềm bán hàng, hay các công cụ quản lý khoa học khác. 

Tuy ở góc độ nào đó thì đây là cách kinh doanh, quản lý khá lỗi thời. Nhưng chắc chắn chính nhờ tư duy theo kiểu "chẳng tin ai" lại góp phần không nhỏ vào việc cửa hàng tạp hóa kinh doanh thành công. 

Đa phần các mô hình siêu thị mini mở ra những năm gần đây, người chủ ít ở cửa hàng và không có công cụ, cách quản lý cửa hàng một cách chuẩn, dẫn đến tình trạng thất thoát hàng hóa cực nhiều, kinh doanh kém hiệu quả và phải dẫn đến thanh lý.

5. BÁN HÀNG TẠP HÓA - ÔM HÀNG

Để có được giá đầu vào tốt, cũng như có thể bán giá rẻ cho khách hàng, thì người chủ bán hàng tạp hóa bắt buộc phải "canh" các chương trình của nhà cung cấp hàng tạp hóa trên thị trường. Tất nhiên với những cửa hàng này thì việc chương trình, giá thành hàng hóa sản phẩm như thế nào trong năm, và ôm hàng với số lượng bao nhiêu gần như họ nắm chắc trong lòng bàn tay. 

Việc ôm hàng, đặc biệt vào dịp cuối năm khi nhu cầu thị trường lên cao được coi như là đặc sản trong công việc bán hàng tạp hóa. Và với những người lọc lõi trong nghề họ thường tận dụng kinh nghiệm và tệp khách hàng sẵn có để đo được dung lượng thị trường, sức mua như thế nào.

6. NHỮNG KHÁCH HÀNG ĐẶC BIỆT

Đừng chỉ nghĩ đơn thuần các cửa hàng bán hàng tạp hóa thuần túy cho những khách hàng đến cửa hàng mua như bao cửa hàng khác. Các cửa hàng thực sự đông khách họ đều có những "bí quyết" mà ngay cả với nhân viên bán hàng cũng chưa chắc biết được. 

Những vị khách hàng đặc biệt này có thể là các đơn vị cơ quan, khối doanh nghiệp, trường học, doanh trại quân đội, khu công nghiệp, thậm trí từ thiện, hầu đồng lễ ... 

Bạn hiểu rồi chứ? Rất có thể khi bạn còn chưa nghĩ ra phương án kinh doanh khác thì những cửa hàng đó họ đã thực hiện cách đây cả chục năm rồi. Tuy nhiên đây cũng chính là một số ý tưởng để bạn khai thác tệp khách hàng mới cho mình.

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

Các loại băng vệ sinh, hãng nào tốt nhất thị trường

Các loại băng vệ sinh, hãng nào tốt nhất thị trường

Danh sách các loại băng vệ sinh trên thị trường, hãng nào tốt nhất và cách để phân biệt nhận biết loại băng vệ sinh giả sẽ được chia sẻ một cách chi tiết trong nội dung bài viết này.
Các loại băng vệ sinh trên thị trường


BĂNG VỆ SINH TIẾNG ANH LÀ GÌ?

Không ít người khi tìm hiểu nghĩa của từ băng vệ sinh trong tiếng anh là gì? Trong tiếng anh băng vệ sinh dịch ra tiếng anh là tampon hoặc Sanitary napkin . 

Mặc dù các nhà sản xuất thường không muốn tiết lộ thành phần chính xác của các sản phẩm của họ, nhưng nguyên liệu chính thường sẽ là rayon tẩy trắng ( cellulose làm từ bột gỗ ), bông và nhựa . Ngoài ra, hương thơm và các tác nhân kháng khuẩn có thể được bao gồm. Các bộ phận bằng nhựa là tấm nền và bột polymer như một chất hấp thụ mạnh mẽ ( polyme siêu hấp phụ ) biến thành gel khi được làm ẩm.

CÁC LOẠI BĂNG VỆ SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG

1. Băng vệ sinh Diana

Đầu bảng trong list danh sách các loại băng vệ sinh trên thị trường phải nhắc đến thương hiệu băng vệ sinh Diana, công ty Diana là thành viên của tập đoàn Unicharm Nhật Bản. Tất cả nguồn gốc nguyên vật liệu đều đến từ các nhà cung cấp uy tín và phải trải qua quá trình kiểm định, kiểm chứng thành phần chặt chẽ trước khi nhập về để đưa vào sản xuất, sử dụng. Tất cả những thành phần có trong sản phẩm đều được công bố rõ ràng trên bao bì, đạt tiêu chuẩn kiểm định để người tiêu dung có thể yên tâm sử dụng.

Với hệ thống phân phối băng vệ sinh Diana rộng khắp toàn quốc, gần như 100% các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini đều có trưng bày và bán một trong các sản phẩm băng vệ sinh thương hiệu Danisa. 

Nên người tiêu dùng có nhu cầu mua loại băng vệ sinh này chỉ cần qua cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini gần nhất là hoàn toàn có thể mua về sử dụng cho mình. 

Còn đối với các cửa hàng khi mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, trong quá trình tìm kiếm thông tin nhà cung cấp, phân phối băng vệ sinh Diana thì có thể liên hệ trực tiếp số hotline phân phối băng vệ sinh Diana và yêu cầu công ty cử đội ngũ bán hàng thị trường qua chăm sóc. Thị phần mà Băng vệ sinh Diana đang chiếm khoảng 29,8%. 

Website: http://www.unicharm.vn/index.html

2. Băng vệ sinh Kotex

Cùng với thương hiệu băng vệ sinh Diana thì Kotex chính là đối trọng lớn nhất về thị phần cũng như cạnh tranh trên thị trường phân phối.

Kotex được sở hữu và quản lý bởi tập đoàn Kimberly Clark chuyên sản xuất các sản phẩm tiêu dùng hoạt động tại hơn 80 quốc gia. Kotex Việt Nam rất được ưa chuộng và yêu mến nhờ chất lượng cao, sự thân thiện và an toàn trong chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cho phụ nữ.

Kotex đã cho ra đời rất nhiều dòng sản phẩm đa dạng về kịch cỡ và phong cách lấy ý tưởng từ hình ảnh người con gái cá tính. Ở Việt Nam, Kotex rất được ưa chuộng với chất lượng sản phẩm , sự thân thiện và an toàn trong hệ thống công nghệ tiên tiến, được kiểm tra đánh giá chặt chẽ đạt đầy đủ tiêu chuẩn.

Với việc đang chiếm quá nửa thị phần tiêu dùng băng vệ sinh, đương nhiên với hệ thống phân phối của Kotex khủng khiếp hơn nhiều so với Diana, và chắc chắn không một cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini nào bỏ qua cơ hội kinh doanh thương hiệu băng vệ sinh này rồi. Nên việc lọt vào top danh sách các loại băng vệ sinh bán tốt nhất trên thị trường là điều không phải bàn cãi.

Thị phần mà băng vệ sinh Kotex đang chiếm lĩnh thị trường vượt qua 50%, đồng nghĩa chỉ với thương hiệu Kotex thị phần 50,6% hơn tất cả các thương hiệu khác kể cả Diana cộng lại. 

3. Băng vệ sinh Laurier

Laurier là thương hiệu của tập đoàn Kao Nhật Bản với sứ mệnh mang tới sự an toàn về sức khỏe cho người phụ nữ vào những “ngày đặc biệt” . Từ đó Laurier đã cố gắng và nỗ lực không ngừng liên tục cải tiến các dòng sản phẩm để phù hợp với thị hiếu cũng như đặc thù của người sử dụng Việt Nam, và đã nhanh chóng chiếm được sự tin tưởng và ủng hộ các chị em phụ nữ.

Tính đến thời điểm này Băng vệ sinh Laurier đã có hơn 22 năm có mặt tại thị trường Việt Nam khi vào thị trường từ rất sớm năm 1997.

4. Băng vệ sinh Gold bon

Băng vệ sinh Gold bon sử dụng 100% bông hữu cơ với bề mặt bông hoàn toàn không chứa hóa chất, làm giảm đáng kể hiện tượng kích ứng da gây ngứa, đồng thời dễ phân hủy sinh học khi thải bỏ, giúp môi trường sống của chúng ta sạch hơn. Gold bon là sản phẩm băng vệ sinh hữu cơ quan tâm đặc biệt đến sức khỏe phụ nữ. Là sản phẩm băng vệ sinh hữu cơ thân thiện với sức khỏe phụ nữ và thân thiện với môi trường vì vậy Gold bon đã "lấy lòng" được phái đẹp và trở thành sản phẩm uy tín được người tiêu dùng tin dùng.
Băng vệ sinh Hàn Quốc Dube

website:
https://dubevietnam.com/
Địa chỉ: Số 26, Ngõ 53 Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
Hot line: 02436762555  -  02463287459



Top 5 Vị trí mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini không bao giờ lỗ

Top 5 Vị trí mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini không bao giờ lỗ

Vị trí kinh doanh mô hình cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là điều cực kỳ quan trọng, nên người kinh doanh cần phải thành thạo và kỹ năng trong việc tìm kiếm và đánh giá vị trí kinh doanh mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa đó có tiềm năng hay không?
Vị trí đẹp mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa


TOP 5 VỊ TRÍ TUYỆT ĐẸP MỞ CỬA HÀNG TẠP HÓA, SIÊU THỊ MINI

1. Căng tin bệnh viện: Tuyệt vời mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Đây có lẽ là nơi lý tưởng nhất để mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, hoặc cửa hàng tiện lợi kinh doanh 24h luôn. Tuy nhiên không dễ dàng gì để có thể thuê được địa điểm kinh doanh tại Căn tin bệnh viện. 

Rõ ràng ai cũng biết vị trí mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini tại Căng tin bệnh viện gần như không bao giờ lo lỗ hoặc kinh doanh không hiệu quả cả bởi lợi thế địa điểm mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa này quá lợi thế và nó tạo ra một điều kiện không thể tốt hơn.

Khó khăn chính là việc làm thế nào để có thể thuê được căng tin bệnh viện làm vị trí mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini để kinh doanh. 

Đương nhiên là bạn phải cần có sự chuẩn bị, và cần phải có "mối quan hệ" thì mới may có cơ hội đấu thầu hoặc đăng ký thuê được căng tin trong bệnh viện.

Đối tượng khách hàng tiềm năng đương nhiên là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân rồi, nên hàng hóa kinh doanh cũng không cần phải quá cầu kỳ.

Hàng hóa kinh doanh tại cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini trong căng tin bệnh viện

Cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini tại khu vực bệnh viện là mô hình kinh doanh đặc thù, và nó không giống như các cửa hàng ngoài phố, hoặc khu dân cư. Nên hàng hóa kinh doanh cũng có những nét chung và riêng. Nhưng chung quy lại thi mô hình kinh doanh này tập trung vào các sản phẩm, ngành hàng sau:
* Đồ ăn nhanh
* Bánh kẹo
* Sữa - bỉm
* Đồ chơi
* Đồ uống
* Cafe - Fastfood
* Giấy - khăn mặt
* Một ít gia dụng cơ bản

2. Căng tin trong trường học đông sinh viên, học sinh

Vị trí đẹp mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini tiếp theo chính là căng tin trong các trường cao đẳng, đại học, hay trung cấp. 

Bởi đa phần mỗi trường học đều có vài nghìn học sinh, sinh viên, và đây là nhóm đối tượng tiêu dùng cực lớn, đa phần tiêu tiền của bố mẹ :), nên tha hồ cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini kinh doanh tại vị trí địa điều này khai thác. 

Tuy nhiên cũng như tại căng tin tại bệnh viện thì căng tin ở các trường học này không dễ gì để có thể thuê được, nên cũng cần phải có những điều kiện nhất định.

Đối tượng tiêu dùng của mô hình kinh doanh tại đây cũng khác bệnh viện hay các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini khác nên hàng hóa kinh doanh cũng cần phải phù hợp với đối tượng khách hàng tại đây.

Hàng hóa cho mô hình cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini tại căng tin trường học

* Đồ uống
* Bánh kẹo
* Cafe - Fasst food
* Hóa mỹ phẩm
* Giấy
* Tất khăn mặt
* Gia dụng cơ bản 

3. Khu vực đông sinh viên trọ

Điều kiện để kiếm mặt bằng có vị trí nằm ở trong bệnh viện hay trường học khá khó khăn, và không phải ai có nhu cầu cũng có thể thuê được, nên việc tìm kiếm những mặt bằng kinh doanh có vị trí phù hợp khác khác, và vị trí khu vực đông sinh viên trọ, sinh sống là địa điểm tiếp theo nên tìm kiếm.

Tất nhiên vị trí này tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, TpHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng bởi đa phần các trường đại học lớn đều có vị trí tại những khu vực này, và tập trung tại các khu vực nội thành. 

Tuy nhiên việc chúng ta là phải tìm kiếm cho được các khu vực mà sinh viên tập trung sinh sống, thuê trọ nhiều, và mỗi tỉnh thành cũng chỉ có một vài khu vực thực sự hót mà thôi.

Ví dụ như tại khu vực Hà Nội thì có những khu vực rất hot tập trung sinh viên thuê trọ và sinh sống như: Khu vực Triều khúc, khu vực Phùng Khoang của quận Thanh Xuân, hay như khu vực Đình Thôn, Dịch Vọng tại quận Nam Từ Liên và Cầu Giấy, hay khu vực đường Láng của quận Đống Đa... 

4. Chân các tòa nhà chung cư cao tầng

Mô hình cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là mô hình không phải mới mẻ tại Việt Nam, tuy nhiên để tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm mô hình kinh doanh siêu thị mini tại chân tòa nhà thì bạn nên đọc tham khảo. 

Điều khó khăn nhất trong việc kinh doanh mô hình siêu thị mini chân chung cư tòa nhà đó chính là số lượng căn hộ tại chung cư đó, bạn có kế hoạch thuê thì nên hạn chế thuê tại các tòa nhà có số lượng căn hộ hoặc đến ở ít.

Đối với mô hình siêu thị mini chân chung cư tòa nhà này, người kinh doanh sẽ hạn chế được hơn về các vấn đề liên quan tới mặt bằng, có thể giá thành thuê mặt bằng hơi cao hơn so với ngoài các con phố nhỏ tuy nhiên phân tích sâu sa ra thì vẫn có lợi thế nhất định.

5. Có thể kinh doanh 24h

Tại các khu vực trung tâm, phố cổ, đô thị phát triển thì có rất nhiều khu vực hoạt động không phân biệt ngày và đêm, nếu việc mở được cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini kinh doanh được 24h thì chắc chắn cơ hội kinh doanh thành công rất cao. 

Các bạn có biết mô hình kinh doanh cửa hàng tiện ích, tiện lợi kinh doanh 24h không? Mô hình này kinh doanh nếu mở full 24h trong ngày thì tương đương tăng 30% thời gian bán hàng trong ngày so với những cửa hàng mở từ 6h - 22h. 

Tất nhiên kye chính vẫn phải tìm được các vị trí mà tại đó cửa hàng có thể hoạt động được 24h tức là có thể bán xuyên đêm. 

Tổng kết:

Vị trí mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là vô cùng quan trọng và nó quyết định tới trên 70% cơ hội kinh doan thành công, hiệu quả của mô hình. Nên trong quá trình tìm kiếm mặt bằng kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa thì người kinh doanh cần phải lựa chọn thật ký cho mình những vị trí đẹp.

Tuy nhiên dù mở cửa hàng ở đâu thì bạn cũng cần phải bổ sung kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh mô hình này. 


Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Top 8 loại đồ uống bán tốt nhất tại cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Top 8 loại đồ uống bán tốt nhất tại cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Người kinh doanh mô hình cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini đều mong muốn có được list danh sách các loại đồ uống bán tốt, đặc biệt là những người mở mới chưa có kinh nghiệm.
Top các loại đồ uống bán tốt tại Việt Nam

TOP 8 LOẠI ĐỒ UỐNG BÁN TỐT NHẤT TẠI THỊ TRƯỜNG

1. ĐỒ UỐNG NƯỚC TINH KHIẾT LAVIE

Nước tinh khiết Lavie là sản phẩm thương hiệu của tập đoàn Nestle, mặc dù chỉ có vài Skus kinh doanh tuy nhiên đây là loại đồ uống không ga bán tốt nhất trên thị trường, rõ ràng sản phẩm này quá đỗi quen thuộc với người tiêu dùng chúng ta, và đương nhiên đứng đầu top loại đồ uống bán tốt nhất trên thị trường, và người tiêu dùng thường có thể mua ở bất kỳ hàng quán nào tại Việt Nam.

2. NƯỚC NGỌT COCACOLA

Coca là loại đồ uống có ga mà không nhỉ nhóm lứa tuổi trẻ em mới thích, mà ngay với những người lớn cũng sử dụng thường xuyên. 

Chính bởi tệp khách hàng quá lớn như vậy mà các dòng sản phẩm thương hiệu cocacola có số lượng bán ra rất khủng khiếp. 

Ngoài đồ uống thương hiệu chính cocacola ra thì tập đoàn này cũng đang sở hữu những thương hiệu khác bán cũng cực khủng là: Fanta, Sprite..

3. NƯỚC NGỌT PEPSI

Đối thủ trực tiếp của cocacola trên thị trường chính là Pepsi, không khác gì nước và lựa (màu xanh và màu đỏ). Hai ông lớn này luôn có những cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất trên thị trường đồ uống không chỉ tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini mà ngay với các kênh khác như buôn, Horeca...

Có thể thị phần cũng như sản lượng bán ra giữa hai thương hiệu này tại hai vùng miền nam bắc khá khác nhau, với thị trường miền bắc thì Cocacola đang chiếm thế thượng phong, trong khi đó thì thị trường miền nam thì Pepsi lại chiếm ưu thế.

4. Bò húc

Mặc dù chỉ có 01 Skus duy nhất tuy nhiên doanh thu của bò húc tại thị trường Việt Nam vô cùng khủng khiếp, số lượng người tiêu dùng sản phẩm này đa phần nhóm đối tượng thanh thiếu niên, nước tăng lực bò húc thực sự là một sản phẩm đặc biệt khi lop top 8 loại đồ uống bán tốt nhất tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini. 

Red Bull được ví như “nước uống dành cho thể thao”
Nước tăng lực Red Bull được rất nhiều vận động viên trên thế giới tin tưởng và sử dụng cho mỗi lần tập hoặc trước mỗi trận đấu quan trọng. Lindsey Vonn, vận động viên trượt tuyết người Mỹ chia sẻ: "Tôi thường uống nước tăng lực 30 phút trước mỗi trận đấu. Đây là cách tôi nạp năng lượng cần thiết". Cô cho biết, Red Bull là cách giúp cô tăng cường sự tỉnh táo và sức mạnh cần thiết cho trận đấu.

5. Bia Heineken

Tiếp theo trong danh sách các loại đồ uống bán tốt nhất tại Việt Nam chính là thương hiệu bia Heineken. 

Với việc sở hữu tới 2 thương hiệu lớn thị trường bia tại Việt Nam bao gồm: Heineken, Tiger và Hành trình 140 năm đã đưa giá trị thương hiệu bia Heineken vượt ra khỏi biên giới Hà Lan, trở thành thương hiệu bia cao cấp hàng đầu có mặt ở hơn 170 quốc gia trên thế giới. Tại Tập đoàn bia Heineken, giá trị thương hiệu được xây dựng dựa trên nền tảng vững chắc về chất lượng sản phẩm: thượng hạng và luôn đồng nhất.

6. SABECO - Bia Sài Gòn

Sabeco đã tổ chức cuộc họp công ty lần đầu tiên (12/01) sau thương vụ thâu tóm trị giá 4,8 tỷ USD của Thaibev. Các lãnh đạo của Tập đoàn từ Thái Lan đã có bài phát biểu chính thức đầu tiên trước các nhân viên của Sabeco.

Lãnh đạo của Thaibev cho biết Sabeco hướng đến tăng thị phần từ khoảng 40% như hiện tại lên mức 50% nhờ mạng lưới bán lẻ của Thaibev. Thaibev là công ty hàng đầu của tập đoàn TCC Holdings thuộc sở hữu của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi (Thái Lan).

Ông Koh Poh Tiong, Chủ tịch HĐQT của công ty Fraser & Neave (công ty con của TCC Holdings), phát biểu trong cuộc họp rằng sản phẩm của Sabeco sẽ được phân phối khắp Việt Nam nhờ vào hệ thống bán lẻ gồm các siêu thị và các cửa hàng tiện lợi của Tập đoàn TCC Holdings.

SABECO - BIA SÀI GÒN đang sở hữu các loại bia thương hiệu: Bia sài gòn và 333. 

7. HABECO - Bia Hà Nội

Với bề dày lịch sử 60 năm khôi phục, xây dựng và phát triển, Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO) với thương hiệu Bia Hà Nội đã trở thành một thương hiệu rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Các dòng sản phẩm mang thương hiệu Bia Hà Nội của HABECO như Bia Trúc Bạch, Hanoi Beer Premium, Bia chai Hà Nội 450ml, Bia lon Hà Nội, Bia hơi Hà Nội… đã nhận được sự tin yêu của người tiêu dùng về cả chất lượng và phong cách, chinh phục những người sành bia trong và ngoài nước.

Habeco - Bia Hà Nội sở hữu các thương hiệu bia nổi tiếng như: Bia Hà Nội, bia trúc bạch, và Bia Thanh Hóa.

8. Tân Hiệp Phát

Được thành lập năm 1994, Tân Hiệp Phát là một trong những tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng nhanh lớn nhất Việt Nam. Nổi lên nhờ Trà thảo mộc Dr.Thanh, Tân Hiệp Phát đã phát triển rất thành công trong giai đoạn những năm 2010, nhờ vào các dòng sản phẩm chủ lưc là trà Dr.Thanh, trà xanh 0 độ và nước tăng lực Number 1. Đến năm 2014, Tân Hiệp Phát vẫn tăng trưởng đều đặn và đạt doanh thu khoảng 7.000 tỷ đồng. 

Để tăng quy mô sản xuất, Tân Hiệp Phát xây dựng nhà máy tại Hà Nam, Chu Lai và Hậu Giang với tổng mức đầu tư trên 300 triệu USD để nâng công suất lên hơn 2,4 tỷ lít/năm. Công ty lạc quan đặt mục tiêu tới năm 2018 sẽ đạt doanh thu 1 tỷ USD.

Đang đà đi lên, ‘vận đen’ bất ngờ ập tới Tân Hiệp Phát. Cuối năm 2015, dư luận cả nước nóng lên trước sự kiện con ruồi trong chai Number 1. Cách xử lý khủng hoảng truyền thông thiếu thiện cảm của công ty và bản án tù 7 năm dành cho người phát hiện ra con ruồi đã khiến người tiêu dùng đồng loạt lên tiếng kêu gọi tẩy chay các sản phẩm của Tân Hiệp Phát.

Hệ quả, doanh số của Tân Hiệp Phát bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ban lãnh đạo công ty cho biết, sự việc làm công ty thiệt hại khoảng 2.000 tỷ đồng. Đó mới chỉ là ước tính tức thời, còn xem xét trong một khoảng thời gian dài, thiệt hại của Tân Hiệp Phát còn lớn hơn con số này.

Trên thực tế, tổng doanh thu của Tân Hiệp Phát từ 2 nhà máy tại Bình Dương và Hà Nam chỉ đạt hơn 6.100 tỷ đồng trong năm 2016. Mức doanh thu này còn cách rất xa so với mục tiêu 1 tỷ USD công ty đặt ra cho năm 2018.