Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2019

7 Chi phí mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tự chọn, tiện ích

Đối với các mô hình siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tự chọn, tiện ích thì công thức tính toàn chi phí đầu tư ban đầu để mở cửa hàng kinh doanh không khác nhau lá mấy.

Chi phí vốn đầu tư này phụ thuộc vào đặc thù của từng cửa hàng cũng như quy mô của mỗi mô hình là khác nhau. 
Chi phí mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tiện ích, tự chọn

7 Chi phí mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tự chọn, tiện ích

Chi phí mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tự chọn, tiện ích bao gồm các hạng mục sau đây, và chúng ta cùng đi phân tích từng hạng mục chi tiết.

  • Chi phí mặt bằng
  • Chi phí đầu tư biển bảng
  • Chi phí thiết bị an ninh
  • Chi phí đầu tư thiết bị bán hàng
  • Chi phí đầu tư cơ sở vật chất
  • Chi phí đầu tư hàng hóa
  • Chi phí làm Marketing khai trương cửa hàng

1. Chi phí mặt bằng

Không phải mô hình kinh doanh nào cũng có sẵn mặt bằng của nhà mình. Đa phần chúng ta phải đi thuê mặt bằng để bắt đầu một công việc kinh doanh của mình. 

1.1 Chi phí thuê mặt bằng cửa hàng kinh doanh
Tùy thuộc vào vị trí, khu vực, và diện tích kinh doanh mà mức đầu tư vốn cho hạng mục chi phí thuê mặt bằng này là khác nhau. 

Tại các vùng nông thôn thì giá thuê mặt bằng để mở cửa hàng siêu thị mini, tạp hóa, tiện ích, tự chọn là thấp hơn rất nhiều so với tại các vùng trung tâm thành phố, hay thị trấn, thị xã. 

* Giá thuê tại các vùng nông thôn chỉ giao động từ 2-5 triệu/ diện tích kinh doanh khoảng tầm 60m2. 

* Nhưng tại thành phố để thuê mặt bằng có diện tích kinh doanh 60m2 thì cần tối thiểu từ 8-15 triệu. 

Sự chênh lệch về giá thuê mặt bằng giữa các khu vực trung tâm với vùng quê, nông thôn là khá lớn. 

Thông thường thì người thuê mặt bằng kinh doanh cần phải đặt cọc 1 tháng tiền nhà và đóng từ 3- 6 tháng/ đợt. Đây chính là một khoản chi phí không nhỏ đối với người phải đi thuê mặt bằng để đầu tư kinh doanh.

Nhưng cố gắng chi phí cho hạng mục thuê mặt bằng này không vượt quá 10% vốn đầu tư kinh doanh. Việc phải đầu tư quá lớn vào việc thuê mặt bằng kinh doanh này sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu tư vào các hạng mục khác, bởi để mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, tự chọn, tiện ích thì cần phải đầu tư rất nhiều các hạng mục liên quan và cần thiết hơn rất nhiều.

1.2 Chi phí sửa sang mặt bằng
Không phải mặt bằng nào cũng có thể đưa vào khai thác hoạt động kinh doanh được ngay, chắc chắn ít nhiều cũng đều phải đầu tư sang sửa lại để phù hợp với mô hình kinh doanh của mình. 

Tùy thuộc vào kết cấu mặt bằng mà chi phí đầu tư để tu sửa các hạng mục liên quan tới như: Sơn, đường điện nước... nhiều hay ít, nhưng đây là một trong các hạng mục mà cửa hàng phải đầu tư. 

Kinh nghiệm thuê mặt bằng:

* Lựa chọn mặt bằng cần phải sang sửa ít là điều tốt nhất

* Trong trường hợp phải thuê mặt bằng thì nên đầu tư vừa phải, không quá nhiều vào chi phí sang sửa này. 

* Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh càng dài càng tốt.

Chi phí sửa sang mặt bằng kinh doanh này không vượt quá 10% vốn đầu tư kinh doanh.

2. Chi phí đầu tư biển bảng

Chi phí đầu tư biển bảng này phụ thuộc vào đặc điểm của từng cửa hàng, vốn đầu tư cho hạng mục biển bảng khá rộng, có thể từ 2 triệu đến hàng trăm triệu tùy thuộc vào vật liệu để thi công biển bảng đó. 

Nhưng hạng mục đầu tư biển bảng này chỉ nên dừng lại ở mức độ vừa phải, đặc thù đối với các mô hình cần tính dịch vụ cao thì có thể nâng mức đầu tư biển bảng thêm là điều hợp lý như: Mô hình siêu thị mini, mô hình cửa hàng tiện ích, mô hình cửa hàng tự chọn. 

Biển bảng cơ bản bao gồm:

* Biển chính 

* Biển vẫy ngoài đường

* Biển đèn led

* Biển đèn bên trong cửa hàng (nếu cần)

* Biển Standy 

Chi phí đầu tư hạng mục biển bảng này không nên vượt quá 5% vốn đầu tư kinh doanh.

3. Chi phí đầu tư thiết bị an ninh

Đầu tư kinh doanh các mô hình như siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tự chọn, cửa hàng tiện ích thì hạng mục thiết bị an ninh là cần thiết và bắt buộc. 

Bởi đặc thù kinh doanh mô hình này với lượng hàng hóa đa dạng, phức tạp, khó quản lý nên việc cần phải đầu tư các trang thiết bị an ninh là cần thiết. 

Các hạng mục thiết bị an ninh bao gồm:

* Cổng từ an nình (nếu cần thiết)

* Camera

* Mạng

* Màn hình tivi

Chi phí đầu tư hạng mục thiết bị an ninh cho cửa hàng không nên vượt quá 10% vốn đầu tư kinh doanh.

4. Chi phí đầu tư cho thiết bị bán hàng

Xu hướng mô hình kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tự chọn, tiện ích đều sử dụng thiết bị bán hàng để hỗ trợ cho công việc bán hàng cũng như quản lý cửa hàng hiệu quả hơn. 

Các hạng mục thiết bị bán hàng tại cửa hàng bao gồm:

* Máy tính: Có thể sử dụng máy tính cây đồng bộ, hoặc máy tính laptop văn phòng. Giá từ 3 - 8 triệu

* Phần mềm bán hàng: Không nên sử dụng phần mềm bán hàng miễn phí, chi phí để mua phần mềm bán hàng có giá thành từ 3 - 30 triệu tùy thuộc vào từng quy mô cửa hàng, đối với các mô hình siêu thị quy mô lớn thì có thể chi phí đầu tư phần mềm bán hàng lên tới 100 triệu.

* Máy in phiếu bán hàng: Giá đầu tư máy in phiếu bán hàng từ 2 -4 triệu đồng. Lưu ý đối với các mô hình kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tự chọn, tiện ích thì nên sử dụng máy in phiếu bán hàng khổ k80, loại K58 dùng cho các cửa hàng kinh doanh cafe, với tên sản phẩm ngắn.  

* Đầu đọc mã vạch: Nên sử dụng đầu đọc mã vạch đa tia, giá thành mua đầu đọc mã vạch siêu thị đa tia không chênh lệch với đơn tia quá nhiều, nhưng tốc độ đọc mã vạch sản phẩm thì nhanh hơn.

* Máy in tem mã vạch: Đối với các mô hình kinh doanh nhiều các sản phẩm không có sẵn mã vạch trên sản phẩ như: Đồ chơi, văn phòng phẩm, gia dụng thì nên đầu tư máy in tem mã vạch, giá thành sản phẩm này dịch chuyển từ 3-5 triệu.

* Máy kiểm kê sản phẩm: Các cửa hàng có nhu cầu kiểm kê hàng hóa thường xuyên thì có thể đầu tư máy kiểm kê này, giá thành từ 11 - 15 triệu

5. Chi phí đầu tư cơ sở vật chất

Bản chất các hạng mục được liệt kê phía trên khá nhiều hạng mục thuộc phần đầu tư cho cơ sở vật chất, nên ở phần này chỉ liệt kê bổ sung.

* Giá kệ siêu thị: Giá kệ siêu thị cũng được tính theo tùy từng chủng loại, quy mô mà vốn đầu tư cho hạng mục giá kệ siêu thị sẽ khác nhau. 

Nhưng bình quân hạng mục giá kệ siêu thị cho mô hình kinh doanh dịch chuyển từ 400-600k/m2 kinh doanh.

* Tủ mát, kem: Có thể cửa hàng sẽ mượn, hoặc xin được từ các nhà cung cấp, nhưng không phải cửa hàng nào cũng đủ điều kiện để có thể xin được, nên rất nhiều các cửa hàng vẫn phải đầu tư. 

Lưu ý: Có thể mua tủ cũ thanh lý cũng là phương án hiệu quả, sau thời gian hoạt động thì cửa hàng sẽ mượn, xin được từ các nhà cung cấp và có thể bán lại để giảm thiểu chi phí đầu tư cho kinh doanh.

* Hệ thống làm mát cửa hàng: Điều hòa, quạt, hệ thống thông gió....

* Chi phí thiết kế, nhận diện thương hiệu cửa hàng

6. Vốn đầu tư tiền hàng

Đương nhiên vốn hàng hóa đầu tư là hạng mục chiếm nhiều vốn nhất, dịch chuyển từ 4-7 triệu/ m2 kinh doanh. 

Người kinh doanh cũng cần biết cách để hạn chế lỗi trong quá trình nhập hàng và kinh doanh để hạn chế thiệt hại liên quan tới hàng cận, hết date. 

7. Chi phí đầu tư cho marketing khai trương cửa hàng

Hạng mục này chi phí đầu tư khá rộng, thậm trí có cửa hàng còn không thực hiện trong giai đoạn đầu setup siêu thị mini, cửa hàng của mình. 

* Thuê đơn vị tổ chức sự kiện

* Chi phí in, phát tờ rơi

* Chi phí hàng hóa khai trương

* Chi phí tặng quà cho khách hàng

SHARE THIS

Chuyên Gia:

Người đầu tiên đưa nền tảng giáo dục kinh doanh siêu thị, với những khóa học quản lý siêu thị và cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini đầu tiên tại Việt Nam với thương hiệu ISAAC. ISAAC là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ setup hệ thống chuỗi minimart, trung tâm thương mại với quy trình setup và quản lý vận hành 4.0

0 nhận xét: