Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

Tư vấn mở siêu thị mini kinh doanh và các bước setup cửa hàng

ISAAC Ngày nay kinh doanh mô hình siêu thị mini không còn đơn thuần như trước, thế hệ đối tượng kinh doanh cũng như sự dịch chuyển của thị trường bán lẻ cũng khác xa rất nhiều, đòi hỏi người kinh doanh cần phải trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng tốt hơn để mong tồn tại và phát triển cũng như kinh doanh thành công với mô hình này.

Tư vấn mở siêu thị mini cùng các bước setup siêu thị cơ bản

Để mở một mô hình siêu thị, hay siêu thị mini người kinh doanh cần có cái nhìn tổng quan về mô hình của mình, cần phải chuẩn bị những gì để có thể setup siêu thị, siêu thị minimart hoàn chỉnh. Rất nhiều người chưa có kinh nghiệm thường hay lơ tơ mơ và tự mình setup theo kiểu tự phát, điều đó cực kỳ rủi ro, và chắc chắn sẽ gặp vô vàn khó khăn trong quá trình mở cũng như kinh doanh siêu thị mini sau này.

1. Chuẩn bị gì để có thể mở siêu thị mini đi vào hoạt động kinh doanh được


a. Vốn đầu tư cho mô hình siêu thị mini

Kinh doanh thì phải cần vốn, nên vốn là yếu tố đầu tiên người kinh doanh cần phải có, và nguyên tắc xây dựng mô hình kinh doanh cần dựa trên nguồn vốn mình có, chứ không phải dựa vào các thông tin, thông số khác. 

Thông thường đối với mô hình siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa thì lượng vốn cần có dịch chuyển từ 8-10 triệu/m2 diện tích kinh doanh. 

Nên ví dụ người có kế hoạch mở siêu thị mini muốn xây dựng mô hình kinh doanh 60m2 thì cần số vốn tối thiểu từ 480-600 triệu. Đối với những người kinh doanh trên mặt bằng của mình thì có thể thấp hơn so với người phải đi thuê. 

b. Mặt bằng kinh doanh siêu thị

Mô hình kinh doanh siêu thị là mô hình kinh doanh địa điểm, nên địa điểm đóng vai trò vô cùng quan trọng, và điều bắt buộc phải có chính là mặt bằng kinh doanh, đương nhiên nếu bán hàng online với kho thì đó không phải là mô hình siêu thị minimart rồi. 

c. Bản kế hoạch kinh doanh, setup siêu thị, cửa hàng tạp hóa của mình

Cần có bản kế hoạch kinh doanh, và nó càng chi tiết, càng thực tế càng tốt, nhưng hầu hết người kinh doanh mô hình tạp hóa, siêu thị mini, thậm trí siêu thị quy mô lớn cũng không làm, hoặc không biết làm bản kế hoạch kinh doanh. 

Việc lập kế hoạch kinh doanh siêu thị, siêu thị mini không quá khó, yếu tố khó khăn nhất trong bản kế hoạch chính là tính khả thi và thực tế, yếu tố này đòi hỏi người làm phải có kiến thức, kinh nghiệm thực tế.

Qua quá trình tư vấn mở siêu thị, siêu thị mini tôi gặp quá nhiều bản kế hoạch mà đối tác, học viên, cũng người người nhờ tư vấn miễn phí có bản kế hoạch rất xa rời thực tế, thậm trí nó viển vông và không có tỉnh khả thi.
Tư vấn mở siêu thị mini, các bước setup mô hình kinh doanh

2. Các bước để setup siêu thị mini hoàn chỉnh, bài bản, chuyên nghiệp

Bước 1: Huy động, chuẩn bị nguồn vốn tốt để mở kinh doanh siêu thị

Như nói ở trên việc chủ động chuẩn bị nguồn vốn để kinh doanh là cần thiết. Dựa vào số vốn mình có để xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp với nguồn lực tài chính đó của mình.

Trong quá trình chuẩn bị vốn để kinh doanh chúng ta cần phải lưu ý tới yếu tố khỏe vốn, hay còn gọi là trường vốn. Điều này cực kỳ cần thiết, để có thể tránh việc phải thanh lý cửa hàng bởi nguyên nhân đứt gánh giữa đường, người mới kinh doanh chưa hình dung được những khó khăn mà mình sẽ phải đối mặt, đặc biệt liên quan tới tài chính, và đặc biệt đối với người phải thuê mặt bằng để kinh doanh. 

Những lưu ý khi chuẩn bị vốn kinh doanh để tránh thất bại, và tạo cơ hội tiền để để kinh doanh thành công.

* Vốn đầu tư kinh doanh phải đủ cho mô hình

* Chủ động nguồn ngân quỹ tài chính cho lần đóng tiền nhà tiếp theo.

* Chủ động tâm lý khi mở đầu tư kinh doanh siêu thị mini, dịch chuyển từ trạng thái đang làm thuê, có nguồn thu hàng tháng, nay không còn nữa.

* Chủ động một khoản lỗ trong giai đoạn đầu kinh doanh, thường là 6 tháng, cách tính đơn giản là chi phí mặt bằng hoặc nhân sự, rồi nhân lên. 

* Chủ động khoản chi phí đầu tư lỗi liên quan tới hàng hóa, cơ sở vật chất, chi phí hoạt động... do chưa có kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini, hay nói cách khác là tiền ngu, hoặc chi phí khởi nghiệp.

Không phải ai cũng sẽ mắc hết những lỗi giống hệt nhau, nhưng điểm chung là người chưa có kinh nghiệm, kiến thức thì thường có những cái sai giống nhau. 

Để tránh mất những khoản tiền, chi phí khởi nghiệp bạn có thể tham khảo khóa đào tạo kinh doanh và setup siêu thị bởi giảng viên Nguyễn Văn Thịnh

Bước 2: Tìm kiếm và hoàn thiện mặt bằng kinh doanh siêu thị mini

Đối với những người có sẵn mặt bằng kinh doanh mô hình siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa quả là điều quá tuyệt vời, nếu bạn có được điều đó thì xin chúc mừng, bạn đang có lợi thế cực lớn so với những người khác. Chỉ có điều bạn có biết cách khai thác lợi thế đó hay không mà thôi. 

Còn đối với những người phải thuê mặt bằng kinh doanh thì cần lưu ý hơn về vốn đầu tư kinh doanh siêu thị mini, và bắt buộc phải tìm kiếm mặt bằng cho mô hình của mình. 

Việc tìm kiếm mặt bằng kinh doanh cũng là vấn đề không hề đơn giản, cần phải lựa chọn địa điểm phù hợp, có sức mua tốt, chi phí thuê mặt bằng phù hợp và hạn chế những rủi ro liên quan tới mặt bằng kinh doanh. 

Tiếp theo là đầu tư sang sửa hoàn thiện mặt bằng kinh doanh, trong quá trình sang sửa mặt bằng kinh doanh thì người đầu tư kinh doanh này cần phải lưu ý, trong quá trình tư vấn mở siêu thị mini, kinh doanh siêu thị cho nhiều đối tượng khác nhau, tôi thấy nhiều người vẫn mắc những lỗi cơ bản liên quan tới việc đầu tư cho mặt bằng kinh doanh, nhất là người phải đi thuê mặt bằng. 

* Giữ nguyên tắc hạn chế đầu tư vào sang sửa mặt bằng quá nhiều. Rủi ro khi bạn đầu tư quá nhiều việc sang sửa và khi bạn chuyển đi thì những thứ đó chủ nhà được hưởng, và bạn không vác đi được đâu, nên cần lưu ý. 

* Đầu tư chi phí phù hợp với mô hình kinh doanh của mình. Chiến lược đầu tư về dịch vụ tốt thì bắt buộc phải đầu tư cơ sở vật chất, sang sửa nhiều, còn trong trường hợp tập trung khai thác lợi nhuận kinh doanh thì cực kỳ hạn chế. Nó sẽ giảm chi phí khấu hao cơ sở vật chất cho bạn sau này. 

* Chỉ đầu tư vào các hạng mục cần thiết như: Biển bảng, sơn, đường điện, ánh sáng... Còn các hạng mục khác không cần thiết thì hạn chế đầu tư. 

Bước 3: Phân bổ vốn đầu tư kinh doanh siêu thị mini

Nguồn tài chính thường được chia thành 3 hạng mục chính: 

  1. Chi phí đầu tư cho mặt bằng kinh doanh: Thuê, sang sửa
  2. Vốn đầu tư cho các hạng mục cơ sở vật chất, thiết bị bán hàng
  3. Vốn tiền hàng
Dựa vào 3 khoản phân bổ chính để chúng ta có thể phân chia lượng vốn cho từng phù hợp. Nhưng vẫn cần phải giữ nguyên tắc tập trung đầu tư vào hàng hóa là chính. 

Để tối ưu vốn đầu tư kinh doanh, setup siêu thị mini thì cần phải hạn chế 2 khoản chính kia là: Chi phí mặt bằng, đầu tư cơ sở vật chất. 

Có thể lựa chọn các mặt bằng có thời hạn đóng tiền nhà theo quý, tức là 3 tháng 1 thay vì 6 tháng 1, và đầu tư cơ sở vật chất phù hợp, hạn chế. 

Bước 4: Tìm kiếm và hoàn thiện các hạng mục cơ sở vật chất

Bước tiếp theo trong các bước setup siêu thị mini là tìm kiếm các nhà cung cấp liên quan tới các hạng mục cơ sở vật chất và thiết bị bán hàng. 

Các hạng mục cơ sở vật chất cơ bản bao gồm:

* Giá kệ siêu thị 

* Bàn thu ngân

* Biển bảng

* Thiết bị bán hàng: phần mềm, máy in phiếu bán hàng... .

Đây là các hạng mục chính, nhưng bên trong đó thì cũng cần phải có kinh nghiệm để lựa chọn đơn vị, chủng loại phù hợp với mô hình và tối ưu chi phí đầu tư. 

Bước 5: Tìm kiếm nhà cung cấp và nhập hàng hóa về kinh doanh

Bước tiếp theo là tìm kiếm list danh sách các nhà cung cấp hàng tạp hóa, hay siêu thị ( kênh GT và kênh MT) để có thể lên đơn đặt hàng và nhập hàng, trưng bày hàng hóa lên kệ chuẩn bị cho quá trình khai trương siêu thị. 

Ở bước này chính là giai đoạn khó khăn, và vất vả, và đặc biệt là rủi ro lớn đối với người kinh doanh. 

Thông thường tâm lý người kinh doanh đang rất cần tới nhà cung cấp, nên gặp được sales, hay nhà cung cấp là như vớ được vàng, và rất dễ bị rơi vào hoàn cảnh cá gặp nước, cùng với đó là rủi ro sẽ ập đến, thậm trí rất nhiều người tại bước này mà có thể dẫn đến việc phải thanh lý cửa hàng. 

Trong quá trình lên đơn đặt hàng và nhập hành kinh doanh, cực cần phải hạn chế việc nhập số lượng lớn, chúng ta cần phải hiểu được rằng, giai đoạn đầu kinh doanh, doanh số cửa hàng cực kỳ thấp, do đó tốc độ ra sản phẩm chậm, và cần phải có thời gian, quá trình doanh số cửa hàng mới có thể tốt lên được. 

Bước 6: Lên kế hoạch khai trương cửa hàng kinh doanh siêu thị, minimart

Tùy thuộc vào quy mô cũng như đầu tư chi phí cho marketing chương trình tổ chức khai trương siêu thị, mà có bản kế hoạch tổ chức cho sự kiện này. 

Nhưng người kinh doanh cần lưu ý, trước khi tổ chức khai trương bán hàng chính thức, thì chúng ta cần phải test thật kỹ các vấn đề liên quan tới:

* Hàng hóa 

* Giá thành bán lẻ, bán buôn, bán thùng... .

* Chương trình khuyến mại khai trương. 

* Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho ngày khai trương. 

Và đương nhiên không thể bỏ qua các bước lên kế hoạch, giấy mời, khách mời ... để có được buổi khai trương siêu thị minimart thành công trọn vẹn. 

Bước 7: Tổng kết lại các bước setup siêu thị minimart

Đây là bước cực kỳ quan trọng nhưng không mấy người quan tâm cũng như thực hiện, ngay với cả các mô hình chuỗi quy mô lớn cũng vậy.

Khi tư vấn mở siêu thị mini, hay chuỗi cho các mô hình đã hoạt động được 1,2 cửa hàng rồi. Tôi có hỏi lịch sử quá trình setup siêu thị mini trước đây, gần như rất ít đơn vị lưu lại quá trình setup siêu thị đó. 

Những gì đã trải qua, đó là kinh nghiệm với người kinh doanh nhỏ lẻ, nhưng đó lại là tài sản đối với mô hình chuỗi quy mô lớn. Việc đúc rút được kinh nghiệm và trau dồi kiến thức là điều cực kỳ cần thiết đối với người kinh doanh. 




SHARE THIS

Chuyên Gia:

Người đầu tiên đưa nền tảng giáo dục kinh doanh siêu thị, với những khóa học quản lý siêu thị và cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini đầu tiên tại Việt Nam với thương hiệu ISAAC. ISAAC là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ setup hệ thống chuỗi minimart, trung tâm thương mại với quy trình setup và quản lý vận hành 4.0

0 nhận xét: